MYANMAR – LÀ NHƯợC TIểU NHƯNG KHÔNG LÀM CHƯ HầU!
Ai đã mở cửa để đưa Tổng thống Mỹ Barack Obama vào Myanmar trong chuyến công du lịch sử ngày 19-11-2012? Ai mở đường đưa Myanmar đến cuộc bầu cử dân chủ tự do đầu tiên sau 25 năm vào 3 năm sau, ngày 8-11-2015? Ý chí lãnh đạo là điều không thể phủ nhận nhưng điều quan trọng nhất khiến Myanmar chọn con đường dân chủ chính là ý chí thoát Trung!
Điều gì đã khiến Myanmar thay đổi tư duy đối ngoại khi can đảm quyết định tách khỏi quỹ đạo tưởng chừng bất di dịch với Trung Quốc để ngả theo trục phương Tây?
Chính là sự tái nhận thức sáng suốt về quyền lợi và chủ quyền quốc gia. Hơn nửa thế kỷ được “bảo kê” bởi Bắc Kinh, Myanmar đã ngậm đắng nuốt cay chịu nhiều thiệt thòi. Trung Quốc ngày càng gây sức ép thao túng kinh tế và vơ vét tài nguyên Myanmar, từ dầu khí, đồng, gỗ teak, đá quí đến sản vật nông nghiệp... Họ mua vô số đất đai để làm nông trại nhưng thuê mướn nhân công từ Trung Quốc. Nói cách khác, đất Myanmar dần được “chuyển quyền sở hữu” sang người Trung Quốc. Dân Trung Quốc tràn xuống cố đô Mandalay (thành phố lớn thứ hai Myanmar) nhiều đến mức cư dân địa phương có câu nói đùa rằng
“Chỉ cần dân Tàu khạc nước dãi thì cũng đủ ngập để cho người Mandalay bơi rồi!”.
Trung Quốc đổ rất nhiều tiền với vô số dự án đầu tư vào Myanmar.
Tháng 9-2010, Bắc Kinh tuyên bố cho vay 4,2 tỉ USD với lãi suất zero trong 30 năm để “giúp” Myanmar xây đập, đường xá, hỏa xa và phát triển công nghệ thông tin. Tuy nhiên, “chơi” với Bắc Kinh, Naypyidaw chỉ nhìn thấy thiệt. Họ thấy rõ thủ đoạn “thả con tép bắt con tôm” của Trung Quốc.
Tháng 3-2010, tờ Nhân Dân nhật báo (Trung Quốc) cho biết mậu dịch song phương hai nước đạt 2,9 tỉ USD vào năm 2009, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước và từ (gần bằng) zero vào cuối thập niên 1980. Tuy nhiên, cái gọi là “song phương” thực chất hầu như chỉ là một chiều: năm 2009, xuất khẩu Trung Quốc sang Myanmar đạt 2,3 tỉ USD nhưng xuất khẩu ở chiều ngược lại chỉ vỏn vẹn 646 triệu USD (Asia Times 19-10-2011)...
Nói thêm một chút về địa chính trị. Là nước lớn thứ hai Đông Nam Á với 1/3 (trong tổng chu vi 1.930 km) hình thành nên một bờ biển liên tục chạy dọc vịnh Bengal và biển Andaman, Myanmar đóng vai trò như một ngã tư chiến lược, về biển lẫn đất liền, tạo thành một điểm kết nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nắm được Myanmar là nắm được một ưu thế địa chính trị quan trọng. Trung Quốc đã nhìn thấy tầm chiến lược địa chính trị Myanmar, nơi có biên giới tiếp giáp với họ dài đến 2.000 km, từ rất lâu. Suốt thập niên 1960 rồi 1970, Trung Quốc luôn phủ bóng lên lịch sử Myanmar.
Đầu thập niên 1991, Trung Quốc thậm chí đưa cố vấn quân sự sang nước này. Từ ảnh hưởng chính trị, họ bắt đầu tạo ảnh hưởng kinh tế. Như bài viết trên Asia Times (19-10-2011) của Bertil Lintner (nguyên phóng viên Far Eastern Economic Review, tác giả một số quyển sách về Myanmar), từ thập niên 1980, Trung Quốc đã có ý định xây con đập Myitsone. Điều này đã thể hiện trong một bài viết mang tựa “Mở rộng về phía Tây Nam – ý kiến một chuyên gia”, đăng trên tờ Beijing Review số tháng 9-1985. Bài viết này đề cập khả năng tìm một lối ra cho con đường mậu dịch đối với các tỉnh Nam Trung Quốc (Vân Nam, Tứ Xuyên) vốn bị “khóa” cô lập trong đất liền bởi yếu tố địa lý, bằng cách khai thông ngả Myanmar để ra Ấn Độ Dương. Bài viết cũng nhắc đến việc xây các tuyến hỏa xa Myitkyina và Lashio ở Đông Bắc cũng như sông Irrawaddy để làm tuyến vận chuyển cho hàng xuất khẩu Trung Quốc.
Đến thập niên 1990, Myanmar đã gần như trở thành một tỉnh của Trung Quốc, khi được Bắc Kinh tập trung đầu tư với vô số dự án hạ tầng.
Mục tiêu Bắc Kinh là biến Myanmar thành một bàn đạp vệ tinh, một vùng đệm giúp hỗ trợ phát triển kinh tế cho các tỉnh Tây và Nam Trung Quốc. Nói cách khác, đầu tư hạ tầng cho Myanmar là đầu tư cho tương lai phát triển cho chính khu vực phía Nam và Tây Trung Quốc, để không chỉ có thể giúp các tỉnh này san bằng khoảng cách thu nhập với các tỉnh giàu có phía Đông của họ mà còn tạo nên ưu thế cạnh tranh kinh tế với láng giềng Ấn Độ. Đó là một phần của “chính sách hai đại dương” mà giới chính trị học thuật Trung Quốc cổ súy (phải làm chủ cả Thái Bình Dương lẫn Ấn Độ Dương).
Thế là loạt dự án hạ tầng bắt đầu hình thành, từ một xa lộ dẫn đến một hải cảng mới toanh trị giá nhiều triệu đôla, phục vụ việc xuất khẩu hàng sản xuất ở các tỉnh phía Tây và Nam Trung Quốc; đến một tuyến ống dẫn hơn 1.600 km đưa dầu Trung Đông và châu Phi đến các nhà máy lọc ở Vân Nam; đến một tuyến ống dẫn nữa đưa khí đốt Myanmar đến thắp sáng cho Côn Minh và Trùng Khánh; đến hơn 20 tỉ USD đầu tư cho một tuyến hỏa xa cao tốc giúp việc đi lại xưa kia mất hàng tháng nay có thể chỉ còn không đến một ngày; rồi đến năm 2016, sẽ có một hệ thống đường sắt đi suốt từ Yangon đến Bắc Kinh hoặc thậm chí tới Delhi rồi từ đó sang châu Âu…
Quan trọng hơn cả là việc sử dụng Myanmar làm trạm trung chuyển dầu hỏa từ Trung Đông và châu Phi vào sâu trong nội địa Trung Quốc, giúp né được “cửa ải” Malacca. Do lệ thuộc tuyệt đối nguồn dầu nước ngoài với 80% dầu nhập được đưa về ngang Malacca, một trong những eo biển nhộn nhịp nhất thế giới mà nơi hẹp nhất chỉ rộng 2,7 km, Trung Quốc rất lo sợ một khi xảy ra xung đột, Malacca có thể bị đóng cửa và nguồn cung ứng dầu bị ách tắc. Cho nên, bằng mọi cách phải thiết lập được tuyến ống dẫn ngang Myanmar.
Một cách tổng quát, trước khi xảy ra cú bắn pháo hiệu của Tổng thống Thein Sein vào tháng 9-2011 (về việc tạm ngưng xây đập Myitsone), hay nói chính xác hơn là trước khi Naypyidaw thay đổi quan điểm đối ngoại, Myanmar là sân sau của Bắc Kinh, là đất nhà của hàng chục ngàn di dân Trung Quốc, là thị trường chuyên tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc, là nơi giới doanh nghiệp Trung Quốc mặc sức tác oai tác quái. Nếu nói không quá thì sinh mạng kinh tế Myanmar gần như hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc.
Một sự nhìn nhận lại vai trò và ảnh hưởng Trung Quốc đã âm thầm diễn ra. Năm 2004, theo bài viết của Bertil Lintner trên YaleGlobal (5-11-2012), trung tá Aung Kyaw Hla – nhà nghiên cứu thuộc Học viện quốc phòng Myanmar – bắt đầu thực hiện một khảo sát chi tiết. Bản báo cáo tuyệt mật dày 346 trang này, với tựa “Một nghiên cứu về quan hệ Myanmar-Hoa Kỳ”, đã phác họa những chính sách bắt đầu được áp dụng nhằm có thể cải thiện quan hệ với Washington đồng thời giảm lệ thuộc Bắc Kinh. Nội dung báo cáo nói rằng, việc xem Trung Quốc là một đồng minh ngoại giao và nhà bảo trợ kinh tế đã tạo ra một “tình huống khẩn cấp” đe dọa sự độc lập quốc gia. Báo cáo viết rằng, chỉ bằng cách cải thiện quan hệ với Mỹ, Myanmar mới có thể tiếp cận nguồn hỗ trợ tài chính từ Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế, giúp đất nước lần hồi thoát khỏi “chủ nghĩa khu vực”, nơi họ phải lệ thuộc vào ý chí và quan hệ với những láng giềng trực tiếp trong đó có Trung Quốc, để “bước vào một kỷ nguyên mới của toàn cầu hóa”…
Có thể tóm gọn lý do khiến Myanmar từ bỏ “hũ mật Trung Quốc” để uống “chén đắng phương Tây” - nếu nhìn ở góc độ thường được xem là “an toàn chính trị” đối với một chế độ – qua một nhận định của Nay Zin Latt, cố vấn chính trị của Tổng thống Thein Sein:
“Trước đây, muốn hay không, chúng tôi phải chấp nhận tất cả những gì mà Trung Quốc đề nghị. (Bây giờ), khi lệnh cấm vận được (phương Tây) tháo dỡ, điều đó sẽ tốt hơn cho mọi người ở Myanmar”.
Nói cách khác, Myanmar hiểu rằng, chỉ với thiện chí thật sự cải tổ theo đường hướng có lợi dân tộc, họ không chỉ có thể tự cởi trói và thoát được “án” cấm vận mà nhờ đó còn hạn chế lệ thuộc Trung Quốc, về lâu dài.
Ý nghĩa lớn nhất trong câu chuyện dân chủ của Myanmar là vấn đề địa chính trị không phải là rào cản lớn nhất để lấy đó làm cái cớ biện dẫn cho sự cúi đầu làm chư hầu.
Chỉ 19 năm sau khi lập quốc từ bàn tay không với một nhúm người tha phương từ khắp nơi thế giới quần tụ lại, không có gì trừ ý chí dân tộc mãnh liệt, Israel đã kiên cường chống chỏi sự vây bủa khốc liệt và chiến thắng trước những con hổ dữ Arab trong cuộc chiến 7 ngày. Và đến nay, Israel vẫn luôn bị đe dọa và vẫn tiếp tục lớn mạnh hơn trong sự đe dọa thường trực đó, bất luận yếu tố lịch sử lẫn yếu tố địa lý vô cùng phức tạp, bởi còn xen lẫn bởi yếu tố tôn giáo.
Đừng lấy cái gọi là “lời nguyền địa lý” và “lời nguyền lịch sử” để tự gánh lên vai cái lối ngụy biện hàm hồ về việc “chúng ta không còn con đường nào khác là phải chấp nhận lệ thuộc Trung Quốc!”. Đó là cái não trạng mặc cảm khiếp nhược của những kẻ hèn hạ, bao biện cho tư duy chính trị của những kẻ bán nước hèn hạ bội lần.
Làm thế nào có thể thoát Trung khi còn có kiểu suy nghĩ tăm tối như vậy?
Làm thế nào có thể thoát Trung khi mà vẫn không chấp nhận một nền chính trị dân chủ như Myanmar hay Philippines, để người dân có thể bày tỏ ý nguyện thoát Trung và nhìn thấy được kết quả từ ý chí thoát Trung đồng nhất của dân tộc thông qua lá phiếu?
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog Archive
-
▼
2015
(1258)
-
▼
November
(113)
- Paris: Déja vu: Thấy Rồi – Vừa Thấy! Bao giờ hết h...
- Lại một màn dụ khị mới Lão Ngoan Đồng Tr...
- Đảng Việt Tân và lý lịch của Lý Thái Hùng Kí...
- Cửu Long cạn giòng miền Tây Việt Nam tắt thở B...
- TIẾNG CHUÔNG CẢNH TỈNH VỀ ÐẢNG VIỆT TÂN Phùng Ng...
- Thảm kịch nhân 150 năm nhà hát Bataclan Tuấn ...
- Cánh đồng hoa tulip Hoà LanThoạt nhìn những bức ản...
- Vườn Nhớ Orchid Thanh Le Trước mắt bà l...
- Sát thủ Ngọc Phan và Đoan Trinh Lữ Giang ...
- Chuyện khỉ Chuyện rằng, có 4 con khỉ rất thông min...
- CS Dùng Tiền Thao Túng Truyền Thông Các Nước Vi A...
- NỖI KINH HOÀNG TẠI SÀIGÒN NHỎ Mấy ngày ...
- Hãy Tạ Ơn Nhau Nguyễn Thị Thêm Bà Ch
- Khủng bố IS: Trách nhiệm về ai? Nguyễn Đình Ph...
- Vén màn 'hầm hạt giống tận thế' Lần mở cửa đầu ti...
- Đêm Halloween đáng nhớ với những anh cảnh sát tử t...
- Một bài học cho ông Putin Ngô Nhân Dụng ...
- Về Từ Cõi Kia 1. Chưởng đưa tay cầm ly cam v...
- Nữ “ thuyền nhân “ VN tháp tùng Tổng Thống OBAMA ...
- Trộm cắp từ sân bay đến thành phố Có hai nguy...
- CON BÚP-BÊ VÀ CÀNH HOA HỒNG TRẮNG TG chuyển ngữ.Tô...
- Chè Bí Đỏ Thủy Như
- Hòn đảo tình yêu TrobriandỞ hòn đảo thuộc đất nước...
- Mỹ nới lỏng quy định tìm diệt IS sau vụ thảm sát ...
- 5 lưỡi kiếm có thể chặt đứt vòi bạch tuộc IS Cá...
- Anh chàng bắt cua trên vịnh Galveston, Texa...
- Luật nhân quả không sai bao giờ! Gần đây, Bá...
- Bảng Đối Chiếu Từ Ngữ Việt Nam & Việt Cộng ...
- Cậu bé tặng 20 USD cho một người lính kèm theo lời...
- BỘ TƯ PHÁP HOA KỲ TRUY TỐ HÌNH SỰ CÔNG TY MỸ U...
- ISIS tự xưng và CS tự hào! Khuất Đẩu Khi trôn...
- Vị linh mục giúp hàng ngàn người "lật ngược" án tử...
- Lê Uyên Phương Lê Uyên Phương (sinh n...
- Đàn bà hơn nhau ở đức ông chồng So tôi và...
- Tìm Cha đẻ của Quốc NgữTrinh SonNẾU LÀ 1 NGƯỜ...
- Quyền lợi cốt lõi của Hoa Kỳ Siêu Phong B...
- Người Nhạc Sĩ Của Dân Tộc Việt Nam Nhạc sĩ Anh B...
- Mừng Lễ Tạ Ơn Lê Ngọc Anh
- Thuận theo tự nhiên là một loại hạnh phúc Có m...
- LỄ RỬA TỘI VIỆT TÂN Terror in Little Saigon là m...
- Nợ tình một miếng trứng chiên Tác giả tên thật là...
- Putin: "Tha thứ cho khủng bố là việc của Chúa, t...
- Khủng Bố IS và Sự Đối Phó Của Hoa KỳThứ Sáu 13 thá...
- Xóm liều Molenbeek - căn cứ thánh chiến ở trời Tây...
- KHỦNG BỐ Ở PHÁP: Mối nguy những chuyên gia vũ kh...
- Để tự bảo vệ : Hãy cẩn trọng. Bạn bất chợt nhận cú...
- Bác sĩ Việt bị tù vì gian lận tiền Medicare MELB...
- 6 CÁCH CỦA DƯỢC VƯƠNG GIÚP SỐNG KHỎE TRƯỜNG THỌ “...
- Quả óc chó bảo vệ bạn từ trong ra ngoài, từ đầu đế...
- 7 THUẬT NHÌN NGƯỜI CỦA GIA CÁT LƯỢNG Gia Cát L...
- Người vợ hiền Rất nhiều việc anh làm đều thất bại,...
- Một lập trường ngoan cố và bướng bỉnh Đến giờ có ...
- Tình Về Chiều Năng Khiếu
- Cô gái sống sót nhờ giả chết suốt một giờ trước k...
- Vũ khí hóa học giết người hàng loạt Sự phát tá...
- Ngày ấy - bây giờ của cặp tình nhân trong phim ' L...
- Sống tới tuổi này nay mới hiểu ra ... Sống tới t...
- Lợi ích của đu đủ 1. Giúp tim khỏe mạnh -Đ...
- Thảm sát ở Paris: Ác mộng của cơ quan chống khủng...
- Những đặc sản phải thử một lần trong đời Chocolate...
- NGỤ NGÔN 2015 Con mèo dí súng vào đầu con chuột...
- Nhạc sĩ Anh Bằng Doan Nhat Tao Anh...
- Ðừng để nhà báo chết oan LTS - Phim tài liệu “...
- Triết gia André Glucksmann Và Người Vượt Biển Việt...
- MYANMAR – LÀ NHƯợC TIểU NHƯNG KHÔNG LÀM CHƯ HầU! ...
- Tình Yêu và Cuộc đời Kim Dung, người viết Tiểu Thu...
- Một Thời Để Nhớ Trần Nhật Kim Sau ngày 30-...
- Câu hỏi lặng người của ông lão đến sửa chữa điện t...
- Đi Tìm Một Trái Ớt Ngọt Một trong những câu...
- Câu Chuyện Luân Hồi : Đòi Nợ Câu chuyện xảy ra vào...
- ĐẬP TAM HIỆP thách thức sự tồn vong của nước Tà...
- Terror In Little Saigon: Phim Tài Liệu Hay Phim Tu...
- Lý do Trước đây, có hai ông bà cụ sống rất hoà...
- LỜI TRĂN TRỐI CỦA STEVE JOBS Tôi đạt đến đỉ...
- XẾ BÓNG CUỘC ĐỜI Hồi mới qua Mỹ, lần đầu thấy ...
- MÓN QUÀ KỲ DIỆUMỖI NGÀY MỚI LÀ MỘT MÓN Q...
- Một câu chuyện buồn Hỗm rày, tôi phân vân và suy n...
- MADE IN CHINA: SỰ THẬT KINH HOÀNG !Dr. Wang BinTro...
- Người Bắc Âu sống rất tự nhiên, đơn giản, hạnh phú...
- Suýt mất mạng vì ăn bưởiCô con gái mua bưởi biếu b...
- Kẻ trộm xâu chuỗi của Phật tổ Ngô Minh Hằng Có ...
- Ôi, hoa tàn trăng khuyết kim thanh nguyễn k...
- DARWIN CỬA NGÕ Á CHÂU CỦA AUSTRALIA16 NĂM SAU TRỞ ...
- VỀ MỘT CÁI CHẾT OAN KHIÊN
- Đừng ngụy biện nữa! Hỡi "Cựu Sư Lục Bùa Năm Ông -...
- How Hanoi Buys Influence in Washington, D.C. ...
- KHI TÓC KHÔNG CÒN XANH Nguyễn Thị Thanh Dương....
- Xem phim “Nỗi Kinh Hoàng ở Little SaiGon”Mỹ DungTô...
- Những Người Tiên Phong Hoàng Nga Bà Mary nó...
- 10 thực phẩm màu đỏ ngon mắt, tốt cho máu ...
- Tôi đọc Những Mảnh Vụn "Nh...
- Cho tôi ôm trái tim Việt Nam Lâm Kim Loa...
- CHUYỆN THUỞ GIAO THỜI (Huỳnh Tâm tường thuật) Giới...
- Người Việt có tiếng tăm ở Houston bị bắt. Bản...
- PHẠM DUY HỎI CÂU GÌ TRƯỚC KHI CHẾTKhi nhạc sĩ Phạm...
- Kỹ Nghệ nuôi cá Hồi (Salmon) By: Đức H Vũ...
- Nhân vật làm sụp đổ bức tường Berlin qua đờiTú Anh...
- Những cái chết của 15 vị Tướng QLVNCH từ 1955 đế...
- Nhật Trường Trần Thiện Thanh Thanh Âm ...
- 10 món ăn ngon ở KyotoCố đô của Nhật Bản còn lưu g...
-
▼
November
(113)
No comments:
Post a Comment