Tuesday, September 17, 2024

CÂY MUỐN LẶNG MÀ GIÓ CHẲNG CHỊU NGỪNG

Người cộng sản, dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi giáo điều và chủ thuyết quái đảng của chủ nghĩa Marx - Lenin, nhưng không phải ai cũng là xấu hết. Có người này và có người kia, trừ nhà cầm quyền. Trong số ấy, tôi rất kính trọng 1 người: nhà văn Võ Văn Trực. Ông, tuy sống dưới chế độ cộng sản, nhưng ngòi bút ông viết, cực kỳ nhân văn và tràn đầy tình người.

Tôi thích 2 tác phẩm ông viết: Chuyện Làng Ngày Ấy và Cọng Rêu Dưới Đáy Ao.

Trong đó, tác phẩm thứ 2 là ví dụ điển hình nhất của những nạn nhân phải sống và cam chịu một chế độ bạo tàn của cộng sản. Nhân vật của cuốn tiểu thuyết, không ai khác là anh ông, tên Toàn.

Ông Toàn theo cách mạng, được đặt tên mới như đa số người cộng sản khác không bao giờ có tên thật: Anh Hiền.

Ông Hiền tham gia cuộc chiến chống lại sự độ hộ của thực dân Pháp suốt 9 năm cho đến khi thắng lợi dù ông thừa hưởng bởi nền giáo dục này. Và nói tiếng Pháp trôi chảy.

Sau 1 xích mích với những người thực thi một cách máy móc cải cách ruộng đất, ông phục viên rời quân đội vì thấy những điều ghê sợ cộng sản làm với nhân dân với 1 mong muốn: Nợ máu xương với đời đã trả xong thì về nhà vui thú điền viên. Không được làm cây đại thụ chống chọi cùng phong ba thì xin làm cọng rêu dưới đáy ao để được yên thân (trích nhật ký)

Nhưng rồi người ta cũng không để ông yên. Ông dạy tiếng Pháp, người ta mai mỉa anh sao dạy tiếng của thực dân, để làm bồi làm thông ngôn cho đế quốc sao? Anh chuyển qua dạy chữ nho thì người ta nói ông sao lại quay về với phong kiến. Không treo hình ông Giáp, ông Tôn Đức Thắng ... mà lại treo hình ông Khổng Tử dưới hình ông Hồ? Và họ không cho trẻ em đi học.

Rồi khi ông làm thợ rèn bất cứ nghề nào để kiếm sống, khi có khách thì họ phá để ông không thể làm gì được.

Rốt cuộc, từ 1 dũng sĩ với mộng ước đeo gươm phi ngựa giúp đời như Phạm Thái trong Tiêu Sơn Tráng Sĩ, ông thành 1 con người khác. Quẩn chí và bị tâm thần. Chỉ im hàng giờ và nhìn xa xa. Không ai dám lại gần dù mẹ ông, tức bà mẹ ông tác giả Trực cũng làm cán bộ xã, cũng không dám. Cuối cùng, ông chết trong nghèo đói và phẫn uất.

Hình ảnh ông Toàn là tiêu biểu là hàng hàng, hàng ngàn những người có học thức dưới thời Pháp không được đảng coi trọng và vứt bỏ bởi họ có ý kiến khác với đảng, không theo ý đảng. Trong cải cách ruộng đất, hàng ngàn trí thức như thế đã bị khai trừ ra khỏi quân đội vì có nguồn gốc là địa chủ. Mỉa mai thay, đa số họ cha mẹ có khi chỉ có 1 mẫu đất đủ để kiếm ăn chứ chẳng làm gì sai trái và thậm chí nhiều người trong số họ đã tin đảng, theo đảng và hy sinh cho đảng. Nếu mà cộng sản chiếm miền nam sớm, chắc những địa chủ có thửa ruộng thẳng cánh cò bay đã bị giết không còn 1 ai rồi.

Ông nhà thơ Hữu Loan Đồi Tím Hoa Sim, cha vợ cũng bị giết, con gái bị vứt ra đường. Sau ông Loan thấy tội, lấy về làm vợ. Ông căm thù cộng sản đến khi chết. Ông nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, 1 người cộng sản chân chính bạn ông Trường Chinh, cũng có bố vợ là quan lại. Đi ngang nhà cũng không dám vào thăm.

Nhà thơ Trần Dần thống kê sơ lượt đợt 4 thôi, riêng 76 xã Bái Bắc có:

Con giết bố: 26 vụ
Vợ giết chồng: 7 vụ
Anh em giết nhau: 14 vụ
Chú giết cháu: 4 vụ
Bố giết con: 1 vụ
Đốt nhà: 86 vụ.

Trong phim chúng tôi muốn sống của ông Bùi Diễm có cảnh người ta lấy bừa cho chạy qua đầu địa chủ cho chết. Nhà văn Võ Văn Trực nói ông chưa thấy. Nhưng ông biết có nhiều trường hợp người ta treo kẻ phạm tội lên rồi đung đưa qua lại với tấm áo mỏng manh hay trần truồng cho đến chết. Không cho ăn, không cho uống. Ai bị bắt lén đưa cơm thì tội ngang người đang bị treo. Anh em, cha me, họ hàng, bạn bè, bà con chú bác ... tố cáo lẫn nhau để được sống. Người ta xem nhau như kẻ thù dù trước đó họ có là gì với nhau cũng vậy.

Trong 1 cuộc đấu tố ở xã, chỉ cần 1 người lên tiếng, hô lên tên ai là mọi người phải đồng lòng hô theo nếu không sẽ bị xem là phản động, là hùa nhau chống lại đảng và nhân dân. Và số phận người ấy, sẽ không bao giờ thoát cái kết thê thảm. Ngày nay, chúng cũng hành xử y chang như thế với bất kỳ ai. Không khác xưa là mấy.

Ngay từ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, người ta cũng thế. Cán bộ về từng thôn xã để rao giảng những chủ thuyết và thúc đẩy phong trào cách mạng. Cán bộ nói thao thao bất tuyệt. Dân ngơ ngác dõi theo mà không hiểu một điều gì. Rồi họ được dạy vỗ tay vang dội. Hồi ấy, người ta chưa biết vỗ tay. Họ chỉ đưa tay lên trời mà thôi. Nhưng cách mạng bày họ vỗ tay như con đười ươi khi ăn xong, khi thấy trái cây đưa tới, hay thậm chí khi vui sướng lúc xong làm tình. Và từ ấy người ta biết vỗ tay. Đó là 1 truyền thống từ các nước cộng sản. Chứ như các quốc gia như Rome, họ gõ vào khiên. Hay 1 tay cầm khiên, 1 tay cầm gươm giơ lên. Hay như Đức quốc xã thì đưa bàn tay ra rồi xoè lên. Ở các bộ lạc thì họ hú, hay nhảy.... Nhiều lắm. Nhưng vỗ tay thì không bao giờ.

Hồi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo 2 lên làm giáo hoàng, để thưởng công cho các giáo sĩ ở các nước cộng sản kiên cường với toà thánh, trung thành với giáo hội, ngài vinh thăng Hng Y rất nhiều. Các ngài sống lâu ở các nước cộng sản, theo thói mà vỗ tay, thành ra bây giờ toà thánh cũng vỗ tay. Bây giờ thì ở đâu cũng vỗ tay, không những ở nhà thờ mà cả ở nhà chùa. Tôi chưa bao giờ vỗ tay, dù bất kỳ đâu là vì thế. Còn chuyện các Hng Y, đọc danh sách các Hng Y trong giáo triều dưới thời đức Gioan Phaolo 2 có phải có nhiều vị từ các nước cộng sản, xem tôi có nói láo không?

Sống ở chế độ cộng sản, chúng không bao giờ cho bất cứ ai yên nếu không theo chúng. Nếu chúng không nhồi sọ và tẩy não đưọc bạn, chúng sẽ làm cho bạn sống không bằng chết. Không những thế, bạn sẽ bị cô lập và không ai dám đến gần, dù có là gia đình bạn cũng thế. Chỉ cần chúng hô tên ai, mọi người phải theo và dương dao, chỉa ngọn kích đâm tới tấp cho đến khi nạn nhân gục ngã hay quẩn trí. Không có chỗ cho bạn được giải thích hay thanh minh. Không có cửa cho bạn được sửa sai. Một là trung thành với đảng cho đến chết, hay là chết như 1 ... con chó.

Danh sách những nạn nhân như ông Hiền, tôi sẽ viết rải dài, từng người 1. Để chúng ta không bao giờ được quên cái thù cộng sản từ cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, phục thù người miền nam sau cuộc chiến bắc nam và cho đến thời hiện nay.

Bên công giáo, đến như đức cha Chi Đà Nẵng, từ 1 người tài năng có bằng tiến sĩ Triết học, Cử nhân Thần học và Cử nhân Giáo luật mà khi chết khi gần 80, ngài gần như bị lú lẫn không nhận ra ai. Đức cha Điền Huế bị đầu độc chết. Đức cha Bình Sài Gòn quét nhà cũng có thằng bộ đội đứng canh. Khi ngài mất, ngài gần như không còn nhớ gì... Và hàng ngàn những tu sĩ như thế. Bên Phật giáo thì càng khủng khiếp hơn. Có dịp tôi sẽ viết rất nhiều về từng nhân vật một.

Cỡ như ông Trần Đức Thảo, tài năng kiệt xuất của Việt Nam dám tranh luận với triết gia Françoise Sagan, một bậc thầy về thuyết hiện sinh của thế kỷ 20, mà khi cộng sản trả thù ông, thì ông không khác chi 1 người ăn mày. Khi ông mất, bà hàng xén cạnh khu tập thể ông sống cũng ngạc nhiên thốt ra: Cái ông ăn mày hàng ngày vác cái xe trên vai ngang qua tôi vì xe lúc nào cũng tuột xích mà là người đậu bằng thạc sĩ triết học hả?

Bà ta trả lời thế khi được các phóng viên hỏi khi tin ông Thảo chết bên Pháp.

Chúng ta, những người ở hải ngoại và những ai có lòng lo nghĩ cho vận mệnh nước nhà, chỉ muốn đất nước được tiến lên. Không ai muốn "phụt" quốc hay mong muốn gây một sự xáo trộn để thế giới họ nhìn vào mà đánh giá con người Việt Nam. Nhưng đảng luôn đánh phá chúng tôi bằng mọi giá và luôn gây thù oán giữa 2 miền nam bắc như cách mà họ đã từng làm trong quá khứ và hiện nay vẫn thế. Những ngôn từ mất dạy và vô giáo dục của đám hồng vệ bình không bao giờ, và chưa bao giờ làm nhụt chí chúng tôi. Câu nói của Nguyễn Trung Trực luôn được chúng tôi khắc ghi, và cải sửa lại:

Khi nào nhổ hết cỏ nước nam thì mới hết người chống cộng sản.

Mà cộng sản thì CHƯA BAO GIỜ, KHÔNG BAO GIỜ là đất nước hay tổ quốc.

Họ chỉ là 1 chính thể cầm quyền như các đảng phái ở các nước mà thôi.

PHẢI NHỚ RÕ ĐIỀU ẤY CHỚ LẪN LỘN


No comments:

Blog Archive