Wednesday, January 31, 2024

CHỐNG AI ĐÂY? CHỐNG TNHH HAY CHỐNG CỜ VÀNG ?

Nguồn: DĐ Tiếng Quê Hương 

Gần đây có một cô người quen cho chúng tôi biết là trong ngày diễn hành giáng sinh thứ 50th của thanh phố Pinellas Park, ông chủ tiệm phở 'Tasty Phở' tên Quân đã nói với cô là ông ta và bà Nguyễn thanh Mỹ phó chủ tịch cộng đồng Tampa Bay đã vào thành phố Pinellas Park gặp bà Thị Trưởng để cho biết ở đây chỉ có độc nhất một Cộng Đồng Tampa Bay là cộng đồng chính thức, còn cộng đồng Người Việt Quốc Gia Vùng St-Pete- Clearwater-Largo-Pinellas Park của chúng tôi là cộng đồng không chính thức và yêu cầu bà Thị Trưởng không nên sinh hoạt với cộng đồng của chúng tôi.

Không biết bà Thị Trưởng trả lời làm sao mà ông Quân cùng bà Thanh Mỹ tiu ngiủ ra về., và cái gọi là độc nhất vô nhị của Cộng Đồng Tampa Bay chắc cũng không được chính quyền chấp nhận. Sau đó ông Quân nói lời đe doạ với chúng tôi là ông ta chưa muốn làm, chứ ông ta mà ra tay là cá nhân tôi sẽ không còn nơi để hoạt động.

Thứ nhất Về mặt pháp lý : Đây là câu nói có tính cách hăm doạ từ vật chất đến tinh thần của cá nhân chúng tôi.

Nếu ông Quân chủ tiệm Tasty Phở không có buông lời hăm doạ tôi, hay người quen của chúng tôi bịa chuyện, thì yêu cầu ông hãy trả lời trong vòng 24 tiếng đồng hồ bắt đầu bài viết này được phổ biến ra trên các diễn đàn.

Chúng tôi không có email của ông Quân, vậy yêu cầu bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ chuyễn đến cho đồng sự của bà trước khi chúng tôi nhờ pháp luật bảo vệ.

Thứ hai về mặt chính trị: Nghe nói Bà Nguyễn Thanh Mỹ và ông Quân đã đến gặp bà Thị Trưởng với mục đích chận đứng buổi vinh danh cờ vàng trong đêm diễn hành Giáng Sinh 2023 của thành phố Pinellas Park. Nhưng đã không thành công vì Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Vùng St-Pete- Clearwater- Largo- Pinellas Park đã tham dự buổi diễn hành và Cờ Vàng đã sáng ngời trong đêm làm cho những tên VC nằm vùng ở đây căm tức.

Chúng tôi được biết, trong quá khứ ông Quân là chủ tịch Hội Thiện Nguyện của bà Thanh Mỹ và không bao giờ treo cờ Vàng trong các buổi lễ sinh hoat của ông, Còn bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ khi ra ứng cử Cộng Đồng Tampa Bay, bà đã tuyên bố là tâm nguyện của bà là chỉ muốn giúp du sinh và sư quốc doanh.

Chính 300 lá phiếu bầu cho bà trong năm 2016 đó là của du sinh và sư quốc doanh cùng phe nhóm của bà, từ đó cho đến nay bà đã khống chế cộng đồng Tampa Bay, bà đã tuyên bố cộng đồng Tampa Bay không phải là một tổ chức chính trị, đã không đem lại tính cách độc nhất của cái gọi là Cộng Đồng Tampa Bay khi bà và ông Quân đến gặp thị trưởng để complain.

Hành động này của bà Nguyễn Thanh Mỹ và ông Quân tôi không cho là có tính cách tư thù cá nhân tôi, mà dưới con mắt của đồng hương tỵ nạn ở đây, họ cho rằng cả bà Thanh Mỹ và ông Quân đang ra tay để chận đứng đêm Vinh Danh Cờ Vàng của Tập Thể Người Việt Tỵ nạn cộng sản tại đây. Nhưng tiếc thay bà chưa đủ tư cách và rất non nớt trong việc chạy đến chính quyền để complain một tổ chức khác.

Hành động này của bà chứng tỏ bà là kẽ háo danh khát khao danh vọng nhưng chỉ giới hạn trong vùng đất ao hồ nhỏ bé của bà mà thôi.

Chúng tôi chờ nghe ông Quân lên tiếng về lời hăm doạ. Còn trong 24 tiếng đồng hồ mà không nghe sự lên tiếng của ông thì chúng tôi thực thi quyền được bảo vệ bởi luật pháp.

Tôn Nữ Hoàng Hoa
7:30 sáng ngày 29 tháng 1 năm 2024

This Former Trump Aid Is Going to Jail. You Could Be Next



Tuesday, January 30, 2024

Chuyện của TÌNH 

By AF Echo April 30, 2023 

Đây không phải là một câu chuyện yêu đương tình ái hoa lá cành, lại càng không phải là câu chuyện liêu trai mơ hồ huyền ảo vô thực hay chuyện tình ái kiểu „ngàn lẻ một đêm“. Không ! Đây là câu chuyện của một sĩ quan đảng viên trong quân đội miền Bắc được gởi vào Nam sau khi miền Nam VN bị CS miền Bắc cưỡng chiếm vào tháng 4 năm 1975.

Tháng 3 năm 1975 tôi bị VC bắt làm tù binh tại phi trường Đà Nẵng và được phóng thích vào cuối năm 1978. Không nghề không nghiệp, chẳng biết tương lai ra sao. Đi đâu cũng nghe bàn tán chuyện vượt biên bằng thuyền. Bạn bè cho biết ngoài Vũng Tàu có nhiều công ty xây dựng đang tuyển công nhân. Như cá gặp nước, tôi vội chạy ra đó xin việc và được nhận ngay với chức…“culi“, được làm chủ chiếc xe một bánh với hai tay cầm mà người ta thường gọi là "xe rùa“ hay "xe cút kít“ dùng để chuyên chở các vật liệu xây dựng như vôi, vữa, xà bần, gạch, đá…

Công ty do anh TQK làm giám đốc, dân Mỹ Tho, sảng khoái, chịu chơi, thích nhậu nhẹt với đám "cu li“, các sĩ quan QL/VNCH nào ở tù mới về là anh nhận vào làm "cu li“ hết, không cần biết tông ti lý lịch. Công việc tuy cực nhọc nhưng tinh thần thì thoải mái vì chung quanh đều là đồng đội khi xưa từ nhiều binh chủng khác nhau mà hầu hết ra đây đều là đi tìm đường vượt biên, nhưng chẳng ai dám nói cho nhau nghe. Chính nơi này tôi gặp lại ông bạn "cu li“ lớn tuổi Huỳnh.T, Thiếu úy trong Tổng Cục Tiếp Vận VNCH, "cu li“ Trung úy Lê Văn H., đại đội phó Thủy Quân Lục Chiến và "cu li“ Thiếu úy Trần Bá H., trung đội trưởng Nhảy Dù. Cả ba hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ

Vũng Tàu vào cuối thập niên 70 qua đầu thập niên 80 thật nhộn nhịp với rất đông công nhân làm việc như một phong trào thi đua xây dựng lại thành phố, nhà ở, để chuẩn bị đón tiếp đám chuyên gia dầu khí Liên Xô và các nước CS Đông Âu sang VN khai thác dầu hỏa. Đây chính là quốc sách ưu tiên hàng đầu vào thời đó. Chính đích thân Đỗ Mười, lúc đó là phó thủ tướng kiêm phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng sau khi thị sát Vũng Tàu đã quyết định cấp toàn bộ khu khách sạn Lam Sơn cho xí ngiệp liên doanh Việt-Liên Xô mang tên Vietsovpetro thuộc Tổng Cục Du Lich VN toàn quyền xử dụng, Thêm vào đó, một số khách sạn và biệt thự tại Vũng Tàu từ trước năm 1975 bị CS tịch thu đều do công ty này tiếp nhận để sửa chữa. Khách sạn Thắng Lợi đường Lê Lai (bãi trước) là đại bản doanh của công ty Vietsovpetro và cũng là nơi cư ngụ của các kỹ sư Liên Xô và Đông Âu, cùng với gần 100 cán bộ xây dựng và an ninh từ miền Bắc, nhưng tất cả đều không có một chút kinh nghiệm gì trong lãnh vực đối ngoại, du lịch và xây dựng. Do đó chúng phải cần đến các công ty xây dựng của miền Nam từ trước năm 1975 giúp đỡ. 

Công ty của anh TQK (nơi tôi làm cu li) là một trong nhiều công ty từ Sài Gòn và Biên Hòa. Tất cả để đều nằm dưới sự chỉ đạo và kiểm soát an ninh bởi bọn cán bộ CS miền Bắc. Gần khách sạn Thắng Lợi có một khu đất trống được dành riêng cho đám công nhân "cu li“ buôn bán, ăn uống từ sáng đến tối. Đông nhất là mỗi buổi sáng có hàng trăm "cu li“ ngồi uống cà phê ăn sáng trước khi đi làm. Bọn cán bộ CS cũng thường xuyên gia nhập đông đảo thưởng thức cà phê "cái nồi ngồi trên cái cốc“ hay ly trà đá mát rượi. Chúng lân la gợi chuyện với đám "cu li“, ra vẻ hòa đồng thân thiện nhưng để kiểm soát rình rập theo dõi.

Ngày nọ, một thanh niên quần áo chỉnh tề, đầu đội nón cối, chân đi dép râu, vai đeo lủng lẳng cái cặp da bộ đội đã bạc màu dành riêng cho các sĩ quan bộ đội miền Bắc, ngồi xà xuống bàn còn ghế trống mà chúng tôi đang ngồi uống cà phê. Anh ta hỏi thăm đủ chuyện trên trời dưới đất, rất tự nhiên và cởi mở, khoe mới vào Nam được mấy tháng và hiện là quản đốc toàn bộ công trường thi công Vũng Tàu. Vừa lúc đó, anh TQK (ông chủ của tôi) đi ngang qua, thấy ông cán bộ liền vội cười toe toét „chào sếp“, tay kéo ghế, miệng kêu ly cà phê rồi ngồi chung bàn. Anh chỉ bọn tôi giới thiệu là nhân công của anh và dành bao hết cả bàn. Trước khi chia tay anh nói nhỏ với chúng tôi rằng: "Tên này là cán bộ thứ dữ đó, coi chừng mồm miệng nghe mấy cha nội“

Mấy ngày sau tôi đang phờ râu khệ nệ đẩy "xe cút kít“ đi đổ xà bần thì gặp lại anh chàng "cán bộ thứ dữ“ đang lững thững đi trên đường. Vẫn là vài câu xã giao cho xong chuyện. Vẫn ngày ngày không hẹn mà gặp, lại chuyện "xe cán chó, chó cán xe“ bên ly cà phê với tô cháo hột vịt hay ổ bánh mì trong khu chợ công nhân. Ngày tháng cứ thế trôi qua, việc ai người nấy làm, hồn ai người nấy giữ trong khoảng đất trống nhỏ nhưng đông người. Từ đó, tình cảm con người bỗng trở nên thân thiết và cởi mở hơn lúc ban đầu. 

Chàng "cán bộ thứ dữ“ thỉnh thoảng dúi vào tay tôi vài ba bao thuốc lá Thăng Long, loại thuốc lá chỉ dành riêng cho các quan chức, cán bộ cao cấp trong cái gọi là "thời bao cấp“ lúc bấy giờ: "Tớ tặng cậu đấy, đừng để người ta thấy nhé“. Tôi hơi chới với, không phải vì mấy bao thuốc lá, mà vì hai chữ "cậu cậu tớ tớ“ giữa hai thằng đàn ông nghe lạ tai quá, nhão nhoẹt như tô đậu hũ thiu và có vẻ…đàn bà, mặc dù chính tôi cũng là thằng Bắc kỳ lớn lên trong Nam. Thôi kệ ! cứ "cậu cậu tớ tớ“ để khỏi phải rít ống thuốc lào Lạng Sơn. Thằng Bắc kỳ 54 "cậu cậu tớ tớ“ với thằng Bắc kỳ 75 thì có chết thằng Tây nào đâu, miễn sao đạt được mục đích của mình, biết đâu đây là "cái dù che thân“ lợi dụng được chăng? Thời gian này tìm được "cái dù“ để “dựa hơi mà sống“ chẳng phải dễ, ai mà chẳng ham! Vượt biên là trên hết!

Tớ tên Nguyễn Văn Tình, gốc Hải Phòng, có vợ được 1 con đang sinh sống ngoài Hà Nội. Còn cậu trước khi vào Nam ở đâu, làm gì?

Quê tớ cũng Hải Phòng. Năm 54 theo bố mẹ chui vào tàu há mồm vào Nam, sống tại Sài Gòn, đi lính Không Quân/VNCH đóng tại phi trường Đà Nẵng, bị bắt làm tù binh, mới được thả về.

Ấy ấy! bọn tớ tiếp thu phi trường Đà Nẵng đấy, đầy đủ tiện nghi, to đùng như cái mặt trăng.

Thật không ? Cậu cũng là lính Không Quân miền Bắc hả?

Ừ! Lúc đó tớ là trung úy của lữ đoàn Công binh 28 thuộc quân chủng phòng không không quân vào tiếp thu phi trường Đà Nẵng do lính sư đoàn 2, quân khu 5 mới chiếm được. Vào đây mới thấy lính tàu bay trong Nam của các cậu làm việc trong phi trường sướng quá, nhiều văn phòng còn có cả máy lạnh mát rợi…

Vậy sao các cậu cứ lải nhải bảo là "phồn vinh giả tạo“, giờ sáng mắt rồi hả?

Thú thật, lúc này tim tôi như bị thắt lại, nuốt hận thù vào bụng, nhìn thẳng vào mắt thằng Bắc kỳ 75 ngồi đối diện, thấy nó vẫn bình thản tỉnh bơ, không xúc động, không lộ vẻ kiêu căng của "bên thắng cuộc“. Tôi hỏi tiếp:

Cậu bên quân đội sao bây giờ lại làm trong công ty du lịch dầu khí này?

Sau khi thống nhất đất nước tớ được "phục viên“ và thuyên chuyển vào đây cùng với các cán bộ kỹ thuật để khai thác dầu khí và các dịch vụ khách sạn, cửa hàng, nhà ở cho các chuyên viên Liên Xô và Đông Âu. Hôm nào tiện, tớ dẫn cậu về nhà tớ "tham quan“. Thật tình lúc đó tôi chẳng hiểu "tham quan“ nghĩa là gì? Nghe sao lơ lớ như tiếng Tàu pha tiếng Miên. Tình giải thích "tham“ là tham gia, tham dự, "quan“ là quan sát, là nhìn, là xem… À ra thế, tiếng Bắc của miền Bắc ta "sáng tạo tuyệt vời, đỉnh cao trí tuệ“. Tôi chả lả :
Mới vào Nam mấy tháng mà cậu đã mua nhà ở đây rồi hả?

Làm gì có tiền mà mua, nếu có tiền mà mua cũng chẳng ai cho mua đâu. Nhà nước cấp cho đấy, nhà to đùng như cái "Vi La của Tây“ ấy, nghe họ bảo đây là nhà của ông tá ông tướng nào đó đã chay ra nước ngoài.

Cái "Vi La“ của Tình "bự bành ki“ thật, đầy đủ tiện nghi bàn ghế tủ giường, cây lá xum xuê vây quanh, có hồ bơi phủ là rong rêu, mấy cái máy lạnh bắt đầu sét rỉ vì từ lâu không xử dụng. Tôi hỏi Tình sao không mang vợ con vào đây cho sướng thân, Tình bảo:

Mang thấy quái nào được, chịu vậy thôi. Nghĩ mà thương cho vợ con tớ phải sống chui rúc trong "nhà tập thể Kim Liên“ ngoài Hà Nội, mỗi hộ khoảng 30m2, cứ 4 hộ thì dùng chung 1 bếp và 1 cầu tiêu. Hộ bên cạnh nhà tớ của ông công an còn nuôi cả heo nữa đấy, mùi cứt heo quanh năm… Thời bao cấp mà!

Trời ! nghe sao ghê quá vậy ! Cậu là "cán bộ thứ dữ“ mà?

Thì cán bộ mới được hưởng như thế đó, dân thường còn bi đát hơn nhiều. Cái ý tưởng xây các khu nhà tập thể này là do ông Hồ khi qua thăm nước Triều Tiên thấy bên đó có các khu tập thể như vậy, nên đề nghị Triều Tiên qua hỗ trợ xây dựng đấy.

Tớ cứ tưởng ngoài Bắc đâu đến nỗi tệ như thế?

"Thời bao cấp“ mà cậu. Cái ở còn như thế, cái ăn, cái mặc càng tệ hơn nhiều. Lương thực, thjt thà, cá mắm muối gạo, vải vóc, tiện nghi…đều do nhà nước quản lý và cung cấp theo chế độ tem phiếu. Tớ là cán bộ mỗi tháng được mua 13 ký gạo, thịt lợn 3 lạng, dầu hỏa 4 lít. Mà gạo là gạo "bảy nổi ba chìm“ chứ ngon lành gì? Còn vải thì 5 mét một năm, mà chỉ toàn một màu xam xám.

Tớ không hiểu cậu nói gạo "bảy nổi ba chìm“ là gạo gì?

Này nhé, khi vo gạo thì 7 phần là gạo mọt, gạo mối nên nó nổi lều bều, còn lại chỉ có 3 phần là gạo nấu cơm được thôi. Ấy là gạo còn độn khoai độn sắn nữa đấy. Nói chung là cái gì cũng hiếm, cái gì cũng thiếu suốt.

À ra thế. Miền Bắc các cậu đói nghèo như thế nên lôi cả thơ "cái bánh trôi nước“ của bà Hồ Xuân Hương ra mà ngâm cho đỡ đói…

Tình đứng lên vừa với tập sách cũ kỹ trên tủ, vừa cười vừa nói :Tớ đọc cho cậu nghe một bài thơ châm biếm ngoài Bắc người ta thường truyền tai nhau như thế này nhé : Một yêu anh có may ô (áo lót) / Hai yêu anh có cá khô để dành / Ba yêu rửa mặt bằng khăn / Bốn yêu bàn chải đánh răng hàng ngày / Năm yêu anh có đôi giầy / Sáu yêu anh có khăn quàng vắt vai / Bảy yêu có sẵn gạc nai (sừng con nai để nấu thành cao bồi bổ sức khỏe) / Tám yêu nước mắm cả chai ăn dần / Chín yêu anh rất chuyên cần / Mười yêu anh chỉ để phần cho em.

Hay quá, chắc cậu đọc bài thơ này khoe cậu có "cái gạc nai“ nên mới lấy được bà vợ bây giờ hả?

Tình cởi mở thật thà như thế và tôi dần dần cảm nhận trong Tình có cái gì khác lạ, có cái gì đong đưa so sánh pha lẫn chút uẩn ức chán chường mà không dám nói ra. Tuy thế tôi vẫn phải "đề cao cảnh giác“ vì đen trắng vẫn còn lẫn lộn. 

Tôi rủ Tình về Sài Gòn chơi, tiện thể ghé nhà thăm bố mẹ. Tình hớn hở nhận lời ngay. Tôi định mua vé xe đò thì Tình bảo "tớ có một con Honda“ do cơ quan cấp. Tôi hỏi sao không phải xe hơi. Tình bảo có chứ, nhưng đi Sài Gòn bằng "xe con“ lúc về phải làm "bản tường trình“ cho cơ quan, ấy là chưa kể "đồng chí lái xe con“ lại "ba hoa chích chòe“ thì phiền phức bỏ mẹ. Tôi giới thiệu ông "cán bộ thứ dữ“ họ Nguyễn tên Tình cho bố tôi. Bố tôi tiếp Tình bằng tách nước chè (trà) với đĩa kẹo lạc (kẹo đậu phụng) nhâm nhi gợi chuyện. 

Tôi khoe với bố, Tình là quản đốc cả công trường xây dựng Vũng Tàu, quyền hành bao la. Không biết có thật hay không mà bố tôi nói với Tình rằng tên công an phường nhà tôi cũng quê Hải Phòng, rồi viện cớ cùng quê, cùng làng, gởi gấm tôi cho Tình mong giúp đỡ. Tình nói coi bố tôi như bố mình, rồi biếu bố tôi một bao thuốc hàng ngoại 555 mới tinh và gói chè Tân Cương/Thái Nguyên trong gói giấy nhăn nheo vàng úa, khoe rằng chè Tân Cương quý nhất miền Bắc, trị bách bệnh, ổn định huyết áp, kéo dài tuổi thọ. Bố tôi vừa cười vừa nói "Cậu rủa tôi chết sớm hay sao vậy hả?“. Ông lên gác bê xuống một thùng đồ bà cô tôi từ Mỹ mới gởi về, lôi ra tặng Tình 1 bánh xà phòng Dove thơm phức và 1 xấp vải nhung đen may áo dài. Tình lắc đầu không dám nhận. Bố tôi quát: Cái này tôi cho vợ cậu chứ tôi thèm hối lộ cậu làm quái gì, đem về cho vợ đi.

Đang lúc Tình loay hoay dắt xe Honda nổ máy ra về, bố tôi kéo ngay tôi vào nhà bếp phía sau rồi nghiêm nghị bảoi: "Nếu khi nào thời thế đổi thay thì con nhớ phải tóm cổ thằng này đầu tiên nghe chưa!“. Tôi vâng vâng dạ dạ rồi leo ngay lên xe của Tình ra lại Vũng Tàu.

Trong thời gian này tôi âm thầm liên lạc được một mối vượt biên từ Bến Đá/Bà Rịa, nơi có làng chài Công Giáo Bắc Kỳ 54 rất lớn nằm cách không xa Chùa Thiếu Lâm với Thích Ca Phật Đài. Chủ ghe và cũng là người tổ chức lại là bố của người bạn học cũ từ những năm trung học, cũng là sĩ quan công binh ở tù mới về. Vì là bạn của con, bác thương tình cho tôi đi không lấy tiền, hẹn địa điểm, ngày giờ ra bến. Tôi báo tin vui cho bố mẹ và dĩ nhiên không cho Tình biết. Nào ngờ, ghe đang phom phom chưa ra đến cửa biển thì bị ghe của bọn công an biên phòng chiếu đèn pha chóa mắt, đụng rầm rầm ngang hông. Nước tràn vào ghe làm chao đảo như muốn chìm cùng với tiếng quát tháo la hét om trời trong đêm tối. Thế là già trẻ lớn bé trên dưới gần 100 mạng tay xách nách mang chui vào nhà tù Bà Rịa. Tôi nghĩ số mình đã tận, vừa thoát tù chưa lâu, bây giờ lại vào tù tiếp. Rõ chán! Thôi thì phó mặc theo ý Trời.

Chưa đầy một tuần thì thằng công an cai tù tên Long gọi tôi lên làm…“giấy ra trại“. Tôi nghĩ mình nghe lầm nên cứ đứng tần ngần suy nghĩ. Thằng công an cai tù tên Long cầm một tờ giấy và cây bút quát tháo hối thúc tôi ký tên. Tôi chẳng thèm đọc, cúi xuống nguệch ngoạc ký vào, rồi bước vội ra cổng như sợ chúng đổi ý. Nhìn xa xa thấy có người đang khoác tay gọi. Lại gần chợt hết hồn vì thấy ông "„cán bộ thứ dữ“ Nguyễn Văn Tình đứng chần dần ở đó. Tình chở tôi ra quán cà phê bên đường, mặt hầm hầm nói:Cậu liều lĩnh quá, sao dám vượt biên trốn ra nước ngoài hả.

Sao cậu biết tớ vượt biên đang ở tù?

Mấy hôm không thấy cậu đi làm, hỏi thăm loanh quanh có người nói chắc cậu đi vượt biên rồi, nhưng tớ đâu có tin. Tớ ra đồn công an Bà Rịa dò la thì họ cho biết cách đây mấy ngày bắt được một ghe vượt biên đang nhốt trong tù. Đọc trong danh sách thì thấy tên cậu nên tớ làm giấy bảo lãnh cậu ra, viện cớ là anh em họ, bị chúng nó dụ dỗ đi theo. Lần sau có đi thì báo cho tớ biết trước để tớ lo liệu nghe chưa?

Tôi cám ơn Tình rối rít. Dù sao đây cũng là "cái ơn cứu nguy“ thoát nạn tù đầy. Hôm sau mọi việc vẫn như cũ, vẫn lái xe "cút kít“ đổ xà bần. Bạn bè hỏi thăm, tôi nói bị sốt rét chắc vì hậu quả hơn 3 năm đi tù trong rừng rậm miền Trung gần biên giới Lào. Chỉ thương ông sếp hãng thầu của tôi là anh TQK cứ tưởng thật, nên dúi vào tay tôi 10 viên thuốc "ký ninh“ bảo là thuốc trị sốt rét của bộ đội. Tôi mang về cho đứa em út bán chợ trời. Còn chuyện "„Lần sau có đi thì báo cho tớ biết để tớ lo liệu“ như Tình nói thì "tùy cơ ứng biến“ … tính sau.

Từ lúc này tôi thật sự có cảm tình với ông "cán bộ thứ dữ“ tên Tình này và nẩy ra ý định tìm cách "đổi đời“ cho Tình. Cậu lê lết cái đôi dép râu như thằng cán ngố trong rừng ra thành phố. Bụi bậm dán vào đầu ngón chân thấy mà khiếp, gái Sài Gòn chúng cười cho thối mũi. Cho cậu cái đôi "Bata“ vừa sạch vừa êm chân. Cho cậu cái "„quần bò“ với cái áo T-Shirt hiệu "con cá sấu há mồm“ của Ba Tàu, thêm cả cặp "kính dâm“ vừa oai vừa lái xe Honda che bụi.

Tình soi gương ngắm nghía khen đẹp, nhưng lại cất hết vào tủ khóa lại nói: "Chỉ khi nào đi Sài Gòn thì tớ mới dám diện, còn đi làm thì vẫn phải ăn mặc bình thường“.

Một hôm rủ nhau ra biển dạo mát, nhìn Tình mặc cái "quần xà lỏn“ rộng thùng thình dài đến gần đầu gối, thấy có cái gì lắc lư như cái chuông, thật buồn cười. Về nhà Tình vẫn mặc tiếp, vẫn "lòng thòng toòng teng“ đi khắp nhà. Mấy hôm sau tôi đưa cho Tình ba cái quần "xì líp“ hiệu "Jocky“ của Mỹ mua ở đường Ta Thu Thâu gần chợ Bến Thành, nơi mua và bán toàn đồ từ ngoại quốc gởi về. Tình bảo "quần gì mà lạ thế, tớ chưa thấy bao giờ“. Ép lắm thì Tình mới mặc thử cho tôi xem rồi lẩm bẩm: Mặc vào nó sao sao ấy, ngượng quá, cân cấn cái gì như bị ai bóp, lại còn ngứa ngáy khó chịu hai bên háng nữa…

Một hôm Tình lộ vẻ đăm chiêu lo lắng nói với tôi:Công ty tớ sắp đón một phái đoàn dầu khí từ LIên Xô và các nước Đông Âu, có cả Đức và Bỉ. Tớ được giao công tác tổ chức chiêu đãi, tiệc tùng…có cả nhảy đầm nữa. Tớ suy nghĩ mãi không biết phải làm sao?

Thì cậu cứ nói thẳng ra đi, tớ giúp ý kiến gì được thì giúp cậu ngay

Mọi việc tớ thu xếp được, riêng cái …“khâu nhảy đầm“ thì tớ chẳng biết phải "chiêu đãi“ như thế nào đây?

Có phải ý cậu là muốn tìm…vũ nữ nhảy với mấy thằng Tây phải không?

Đúng vậy, cậu có biết ai, ở đâu không?

Tôi mừng hết lớn, còn hơn con cá gặp nước. Đúng là có mối lớn đây rồi. Chuyện gì chứ chuyện này dễ như trở bàn tay. Ngày xưa các em vũ nữ phơi phới sang trọng lắm, nhưng kể từ khi "nón cối tai bèo, miệng vẩu, môi chì, răng bừa cào“ tiến vào Sài Gòn làm các em sợ phát thét, bỏ nghề đi lang thang kiếm sống như ong vỡ tổ, đứa thì ôm xe thuốc lá bán từng điếu bên đường, đứa thì gác chân bên nồi trà đá trong sân ga xe lửa Lê Lai, đứa may mắn hơn thì lăng xăng mua bán đồ mỹ phẩm…

Tôi bảo Tình : Tớ giúp cậu chuyện này, nhưng trong bao lâu?

Chỉ 2 ngày cuối tuần tới thôi, mỗi tối chỉ nhảy với khách vài ba tiếng, không được ngủ lại đêm, giao tiếp văn hóa đứng đắn, có xe đưa đón đàng hoàng.

Chưa đến một ngày tôi đã tìm được em Nga đang ngồi bán bánh cuốn ở đầu ngõ hẻm chợ Ông Tạ. Kể lại cho nó biết chuyện. Vừa nghe cái tên "công ty du lịch dầu khí Vũng Tàu“ nó la lớn mừng quýnh như nhặt được vàng. Mừng là phải, thời đó 99% nhân viên trong Công ty Du Lịch Dầu Khí đều là cán bộ hay con cháu từ Bắc vào, dân miền Nam chỉ được mướn làm nhân công bình thường. Ai đời thời gian này lại được mời đi nhảy với nhót, mà lại nhảy với khách Tây trên lầu 5 khách sạn, tha hồ…“mánh mum“, tha hồ "dở ngón nghề“ lâu nay không xử dụng. Em Nga rủ thêm được gần chục đứa nữa. Mai, Lan, Cúc,Trúc…đủ tên các loài hoa, trừ …Hướng Dương và Loa Kèn. Tất cả hàng ngũ chỉnh tề theo lời tôi dặn dò đến một điểm hẹn ngay trung tâm Sài Gòn. Tình khôn như rắn, cũng không đi đón, phái một ông tài xế già lái xe 12 chỗ ngồi đến đón "các tiên cô“ trực chỉ Vũng Tàu. Các em vỗ tay đồng ca….“hò kéo pháo“.

Mấy ngày sau, "các tiên cô“ xúm lại quanh tôi ăn mừng "đại thành công, vạn vạn đại thành công“. Bọn LIên Xô, Tiệp Khắc, Hung, Bun gì gì đó…ngu như con bò, ngơ ngơ ngáo ngáo như con nai tơ, tụi em nói cái gì là cứ răm rắp như nghe lệnh bà, dễ thương thiệt anh Hai à. 

"Các tiên cô“ kể rằng, mỗi lần ra vào đều bị "bọn cán bộ cái“ rà soát bóp nắn từng đứa như lùng khủng bố. Thậm chí có mấy đứa còn khoe đã móc nối được mấy thằng Tiệp, thằng Hung nào đó, hứa tìm cách giúp trốn theo tàu buôn đi nước ngoài. Có thành công hay không đến giờ tôi cũng chẳng biết. Có điều lạ là mỗi đứa đều…“đền ơn“ tôi một món "chiến lợi phẩm“. Đứa thì 1 bao thuốc lá 555, đứa cái hộp quẹt gaz, thậm chí có đứa 1 tờ 5 đô la Mỹ. Tôi ngạc nhiên hỏi sao có thể qua lọt được "bọn cán bộ cái“, tất cả chỉ cười xòa nói ..“nghề của nàng“ mà anh Hai“. 

Còn ông "cán bộ thứ dữ“ họ Nguyễn tên Tình của tôi cũng tìm đến tôi cám ơn rối rít, khoe "chiêu đãi thành công, chan chứa tình hữu nghị“. Tôi tỉnh bơ, hỏi bao giờ tổ chức tiếp. Tình lắc đầu không biết, chờ lệnh trên.Tối đó cậu có vớ được em nào nhảy không?

Không được đâu, cấp trên tuyệt đối cấm chuyện này. Tớ chỉ đứng quan sát thôi. Mà từ nhỏ đến lớn bây giờ tớ mới nhìn người ta nhẩy đầm như thế nào.

Thích không ? Tớ dậy cậu nhảy nhá.

Thôi đi thôi đi, kỳ chết đi được ấy.

Cái "ngu“ lớn nhất và đứng đầu trong "4 cái ngu ở đời“ là "làm mai“ có lẽ không đúng với tôi trong lúc này. Thừa thắng xông lên, tôi rủ Tình về Sài Gòn giới thiệu con "Nga bánh cuốn“ làm "giáo viên nhảy“ cho cậu học trò Tình. Lần đầu gặp mặt, Tình ngồi bẽn lẽn cứng đơ như khúc gỗ, lắp bắp nói không nên lời. Con Nga láu cá quá, nó vừa cười vừa chọc Tình: "anh tên Tình, em tên Tang nè, tình tang đẹp đôi vừa lứa hén“. Tôi cười chảy nước mắt nhìn Tình tập nhảy điệu "xì lô“, hai chân chàng hảng ngọ ngọe như hai cái càng cua… 

Cũng từ đó Tình về Sài Gòn nhiều hơn, nhưng không bao giờ dám đưa con Nga ra Vũng Tàu. Có lần con Nga kể được Tinh dẫn vào Bến Nhà Rồng trong cảng Sài Gòn tham dự “Đêm liên hoan chiêu đãi các công ty tàu biển nước ngoài“. Chẳng hiểu ra sao mà nó làm quen được với một thằng thuyền trưởng tàu Ba Lan. Nó năn nỉ ỉ ôi thế nào mà thằng thuyền trưởng hứa sẽ tìm cách giúp nó trốn khỏi VIêt Nam. Vài ngày sau nó…“biệt tích kinh kỳ“. 

Mãi đến gần 10 năm sau con Nga từ bên Hòa Lan liên lạc được với tôi kể lể vắn tắt như sau:Thằng thuyền trưởng tên là "Bạc Tô Mi“ dấu em trong phòng của nó chở đến "Xing Ga Po“ nhưng bị đuổi. Nó liên lạc sao đó đưa em qua một tàu của Hòa Lan. Tàu Hòa Lan lại đưa em vào đảo Palawan của Phi Luật Tân, sau đó được định cư tại Hòa Lan. Má em hay tin vui quá…không bán bánh cuốn nữa.

Tôi cũng vui lây. Tháng 6 năm 1911 có một ông tên là Nguyễn Tất Thành xuống tàu tại Bến Nhà Rồng làm "culi“, đi tìm đường làm "cách mạng vô sản“. Gần 70 năm sau cũng tháng 6, có con nhỏ tên "Nga bánh cuốn“ cũng xuống tàu tại Bến Nhà Rồng làm "thuyền nhân“, chạy trốn "cách mạng vô sản“ đi tìm đường đến bến bờ Tự Do…. Ngộ quá !

Tôi lại có mối vượt biên, lần này rủ Tình cùng đi, bảo sẽ không đi từ Vũng Tàu mà từ bến phà Tân Thanh, Cần Giuộc. Sau nhiều đắn đo suy nghĩ Tình bảo: Tớ muốn đi lắm chứ nhưng không dám đâu, vợ con tớ vẫn còn ngoài Hà Nội

Thì cứ đi đi, sau này qua đó bảo lãnh vợ con sang

Không được đâu cậu ơi. Cậu qua bên đó chắc sẽ được trọng dụng, còn tớ qua đó họ trả thù giết tớ chết mất.

Ba láp nào, làm gì có chuyện đó mà lo

Tớ mà đi, vợ con tớ còn ở lại chúng nó hành hạ chết mất thôi. Thôi chúc cậu đi bình yên may mắn nhé. Qua được bên đó thì báo cho tớ biết

Ngày chia tay, Tình dúi cho tôi 1 ký đường thẻ màu vàng, 1 nhúm thuốc say sóng và 1 tờ giấy ghi địa chỉ của Tình tại Hà Nội, Tôi được hạm đội Mỹ vớt rồi được định cư tại Tampa, Florida và thường xuyên gởi quà về "nhà tập thể Kim Liên“ cho vợ chồng Tình. Hơn một năm sau thì hoàn toàn mất liên lạc với Tình. Thời gian cứ thế trôi qua, tôi vật lộn với "tiệm Neo“ làm kế sinh nhai nơi xứ người và hình ảnh lẫn dĩ vãng cùng với ông "cán bộ thứ dữ“ hoàn toàn biến mất trong tâm trí.

Một hôm đang ngồi ăn phở trong quán "Phở Quyền“ ngoài phố, nghe bàn bên cạnh có mấy ông Bắc Kỳ 75 đang huyên thuyên trò truyện có nhắc đến "nhà tập thể Kim Liên“, Tôi chợt nhớ đến Tình, nên tò mò xà lại làm quen hỏi thăm. Một ông kể hồi trước gia đình cũng từng ở "nhà tập thể …Kim Niên…Hà Lội“. Tôi đánh bạo hỏi có quen ai tên là Nguyễn Văn Tình? Tình nào? Có vợ tên là Mai?

Không biết tên vợ (có bao giờ tôi hỏi Tình tên của vợ nó đâu). Thì ông Tình trước là trung úy bộ đội, sau vào Sài Gòn làm việc.

A ! Có phải là "Tình du lịch dầu khí Vũng Tàu“ không? Căn hộ của tôi sát căn hộ của nó đấy.

Tôi giật nẩy mình, nhớ lại lời Tình kể "căn hộ bên cạnh của thằng công an nuôi heo“. Tôi phịa chuyện tìm cách dò la thêm Tôi với Tình là bà con bên nội. Nó bảo căn hộ cạnh hộ nó là của bác công an.

Giời ơi, đúng thế đấy! Tôi đây. Gớm, sao mà "hữu duyên“ thế đi mất.

Anh qua đây lâu chưa?

Thì thằng con đi vượt biên bảo lãnh tôi qua hơn một năm rồi. Ối giời ơi truân chuyên lắm đấy. Nó lần mò qua tận đến "Hồng Kông“ rồi mới qua được Mỹ.

Anh biết Tình đang ở đâu không, bây giờ ra sao?

Nó chết cả mấy năm nay rồi. Vợ nó dọn đi chỗ khác không ai biết ở đâu.

Tôi sững sờ lặng cả người, rồi cố gắng lắp bắp hỏi tiếp: Sao nó chết, sao, sao vậy?

Khi nó về lại thì một thời gian sau công an Hà Nội xông vào nhà bắt nó vì tội "Suy thoái tư tưởng, chính trị và đạo đức cách mạng“, lại còn "thiếu thành khẩn, không tự giác nhận tội“. Nghe nói sau khi được thả, nó đi đạp xe xích lô chở bia cho "Công ty bia Hà Nội“, còn vợ nó thì đi bán khoai lang ngoài chợ, chẳng ai biết vợ chồng nó ở đâu. Chắc nó chết vì bệnh lao phổi…

Ông bên cạnh tự nhiên xía vào: Bây giờ thời thế thay đổi rồi bác ơi. Úy hay Tá Tướng gì cũng vứt đi thôi, tiền là trên hết, muốn gì được nấy, nên người ta cứ thế kéo nhau vào Nam hết rồi, bác nghe câu thơ này nhé:

ầu đường Đại Tá bơm xe / Cuối đường Trung Tá bán chè đỗ đen / Giữa làng Thiếu Tá bán kem / Trong làng Đại Úy thổi kèn đám ma / Thượng Úy chăn lợn đuổi gà / Trung Úy ở nhà vo gạo rửa rau / Hỏi thằng Thiếu Úy đó đâu / Ba lô lộn ngược xuôi tàu Bắc Nam“

Cả bọn xúm nhau cười hì hì…..

Thế là tôi thật sự mất Tình, thằng "cán bộ thứ dữ“ nhưng hiền hòa dễ thương và thẳng thắn trung thực. Cuộc đời cũng nhiều cái oái oăm trắc trở như mối tơ vò. Có tình bạn nào cao cả và quý báu bằng tình bạn của hai kẻ không cùng chiến tuyến năm nào bỗng trở thành tình bằng hữu, như anh em, mặc dù trước đây tôi quen Tình chỉ vì hai chữ…“lợi dụng“, làm "cái dù che thân“. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy có chút gì không phải và thương Tình xót xa, Tôi mong tìm được đứa con của Tình để trả ơn trả nghĩa cho những ngày tháng đó, nhưng vô phương. Chỉ biết chắc một điều là Tình không còn phải chui rúc trong cái "nhà tập thể Kim Liên“ khốn nạn ngoài Hà Nội nữa. 

Bỗng nhiên tôi thấy Tình đang vi vu phóng xe Honda trên đường Tự Do năm nào trong chiếc áo T-Shirt có "con cá sấu há mồm“, thêm cái quần bò đã bạc màu, nhìn đời qua đôi mắt "kính dâm“ và không còn ngứa ngáy khó chịu hai bên háng vì cái quần lót hình tam giác nữa. Tình bỗng dừng xe, đứng nhìn thẳng vào "dinh Độc Lập“ năm xưa, bàn tay đưa lên như muốn bấu víu một cái gì mà Tình chưa từng có được. Đó là sự TỰ DO, sự BÌNH ĐẲNG của một con người……

Nguyễn Hữu Huấn
30 tháng 4 năm 2023
BỐN ĐIỀU CẦN GHI NHỚ ĐỂ VƯỢT QUA NHỮNG SÓNG GIÓ TRONG CUỘC ĐỜI

Trên những đoạn khúc khuỷu của đường đời, chúng ta thường dễ trượt ngã và oán trách số phận: “Sao đời lại bất công như thế?”. Nhưng người Ấn Độ khác hẳn lại luôn dùng kim chỉ nam là 4 quy tắc tâm linh đầy sâu sắc dưới đây để đi qua những cơn sóng của niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống.

1. Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp.

Không ai ngẫu nhiên bước vào cuộc đời bạn mà không mang một ý nghĩa nào đó. Tất cả những người chúng ta gặp trên đường đời đều là những người “thầy” vô giá. Dù họ yêu thương bạn, bỏ rơi bạn, giúp đỡ bạn hay tranh đấu với bạn, tất cả chỉ để dạy bạn cách sống, cách yêu thương, cách bao dung và nhẫn nhường. Số phận luôn sắp đặt đúng người vào đúng thời điểm để tôi luyện ý chí và phẩm cách con người bạn, để bạn nhận ra đâu là giá trị cuộc sống và giá trị của bản thân mình. Vậy nếu bạn chỉ biết ơn những người trao cho bạn cơ hội mới, những người tặng bạn những khoảnh khắc ngọt ngào, và thù ghét những người để lại vết thương lòng trong bạn thì bạn mới chỉ hiểu một nửa thông điệp của tạo hóa.

2. Bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc đời bạn đều là những điều nên xảy ra.

Không có điều gì chúng ta từng trải qua trong cuộc đời mình đáng ra không nên xảy ra cả, kể cả những điều nhỏ nhặt nhất. Trước mỗi một sai lầm hay vấp ngã, chúng ta đều than thở "Giá như mình không làm thế thì mọi chuyện đã khác". Nhưng không, chẳng có cái giá nào hết bởi vì những gì nên xảy ra thì đều đã xảy ra.

Qua đó, chúng ta rút ra được bài học để hoàn thiện, phát triển bản thân hơn. Thay vì ngồi đó bực tức, bất lực, trách mình vì đã đánh đổ nước cam lên chiếc laptop ban sáng, bạn hãy bình tĩnh chấp nhận, lau chùi nó rồi đem chiếc máy tính đi sửa và rút kinh nghiệm lần sau không bao giờ để nước vào túi đựng laptop nữa, có phải là tốt đẹp hơn không? Khi bị kẹt cứng trên một tuyến đường đông đúc trong lúc đưa con đi học, bạn cũng sẽ không nghĩ rằng nếu đi nhanh hơn thì một chiếc xe tải lao như bay trên đường có thể cướp đi sinh mạng của mình và con mình?

Bởi vậy mới nói, đừng ngồi mà ước "giá như" bởi chẳng có gì xảy ra trong cuộc đời là không có nguyên do. Nhẹ nhàng chấp nhận mới có thể ung dung, tự tại. Không có gì chúng ta trải qua lại có thể khác đi và đừng tốn thời gian để hối tiếc về những chuyện đã qua.

3. Chuyện gì đến, ắt sẽ đến.

Tất cả mọi chuyện trên đời đều xẩy đến vào đúng thời điểm nó xẩy ra, không sớm hơn hay muộn hơn. Chúng ta không thể đoán trước điều gì sắp xảy ra, cũng không thể ngăn chặn nó vì nó đã ở đó và sẽ xảy ra vào một thời điểm mình không ngờ tới.

Việc lo sợ vào một ngày nào đó một chuyện tồi tệ ập đến sẽ khiến bạn quên đi những giây phút đáng quý của hiện tại. Dù là niềm vui hay nỗi buồn, hãy học cách can đảm đón nhận nó. Bạn không thể kiểm soát thế giới xung quanh bạn. Chuyện gì phải đến cũng sẽ đến và phải học cách bình thản đối diện với những chuyện có thể bất ngờ xảy ra. Đôi khi, chúng ta phải chờ đợi rất lâu và trải qua rất nhiều những “chuyện sẽ đến” để hiểu hết ý nghĩa của thời điểm. Thời điểm luôn là món quà mà Thượng Đế trao cho những ai biết nhẫn nại, kiên trì và quyết tâm.

4. Chuyện gì đã qua, hãy để cho nó qua

Quy tắc này rất đơn giản. Khi một điều gì đó đã kết thúc, thì có nghĩa là nó đã hoàn thành trách nhiệm giúp ta phát triển. Duyên phận của chúng ta với điều đó đã chấm dứt để nhường chỗ cho mối nhân duyên khác hội tụ.

Đôi khi chia tay một người hay rời bỏ một công việc chưa chắc đã là điều không tốt, bởi vì biết đâu đó lại là cơ hội để mình tìm được một công việc mới tốt hơn hay một người khác tử tế hơn.

Đó là lý do chúng ta phải biết buông bỏ, để lại sau lưng những muộn phiền và quá khứ để dành sức tiếp tục cuộc hành trình của đời mình. Để có thể an nhiên, mỗi người nên biết tùy duyên và thuận theo tự nhiên mà sống.

Không phải ngẫu nhiên mà bạn đọc được bài viết này bởi vậy nếu cảm thấy đúng, đừng giữ cho riêng mình mà hãy chia sẻ! Hãy yêu thương bản thân, sống an nhiên và luôn hạnh phúc nhé

Bà ... Nội ư?

Nằm trên giường tôi vươn vai duỗi chân thật thoải mái làm sao ấy, nhìn lên đồng hồ trên bàn đã 9 giờ sáng, bên ngoài trời Montreal tuyết nhè nhẹ bay trắng xóa thật đẹp. Hôm nay thứ hai đầu tuần, mọi người hàng xóm xung quanh đi làm hết, cả khu nhà yên ắng đến lạ thường, tôi mỉm cười thỏa mãn “mình về hưu rồi mà, phải tự sướng chứ!”

Từ từ bước xuống giường, sau khi làm vệ sinh cá nhân xong, tôi đi vòng quanh nhà xem xét tất cả mọi ngõ ngách từng chi tiết nhỏ như người khách lạ mới dọn đến ở trọ vài đêm vậy. Từ xưa đến nay tôi lo đi làm, dậy sớm, đầu tắp mặt tối, chợ búa cơm nước, nuôi dậy con cái, đến cuối tuần là lao ra chợ mua bán cho cả tuần với hai xe chợ đầy ắp tải về, đến nỗi bà cashier phải lên tiếng:
– Chị mua để bán dépanneur hả?

Tôi quay qua quay lại xem chị quầy hàng hỏi mình hay ai, thấy chị gật gật đầu, tôi đáp :
– Nhà tôi tuy chỉ có 2 thằng cu nhỏ và một thằng cu già thôi nhưng chúng ăn như hổ ạ!

– Vậy mà em tưởng chị mua để bán depanneur thì em cho giá rẻ hơn.

Đi chợ về rồi phải sắp thức ăn ra, cái thì bỏ vào freezer để giữ cho tươi, dùng cho vài ngày sắp tới, cái thì bỏ vào tủ lạnh thường để ăn dần trong nay mai…

Tôi đã bận rộn để không có đủ thì giờ nhìn ngắm căn nhà mình còn mới hay cũ, cái gì cần sửa chữa, mà chỉ nhìn sơ xài thế thôi, tính tôi lại rất kỹ, thấy điều gì không hợp mắt ví dụ như bức tường bị tróc sơn vì lâu ngày hay bên ngoài nhà có vết nứt nhỏ là gọi thợ sửa ngay; bây giờ tôi đã về hưu non sau 32 năm cống hiến tất cả công sức, trí óc cho xã hội của quê hương thứ hai này, tôi sẽ có rất nhiều thì giờ để chọn thợ sửa lại căn nhà nếu cần phải sửa.

Chắc hẳn mọi người sẽ hỏi tại sao chồng tôi không giúp vợ trong những vụ sửa chữa nhà cửa phải không ạ? Chàng biết tính tôi chỉ muốn làm điều gì tôi thích, nên chàng chỉ đưa tiền cho tôi, ủng hộ tôi, chứ chẳng bao giờ cho thêm ý kiến làm gì để mất công hai vợ chồng lại cấu xé lẫn nhau.

Trong lòng phơi phới, nhìn góc nào cũng thấy thật hoàn hảo, đẹp mắt đến không cần phải sửa đổi gì nữa cả. Những cánh hoa mai vàng « ngàn năm y nguyên » của tôi vẫn khoe sắc trong chiếc lọ cao thằng đứng trong góc phòng khách làm nổi bật bộ ghế salon da đỏ sẫm màu. Bên cạnh là bức tượng Phật Quan Thế Âm mùi trầm hương thơm ngát trên chiếc kệ gỗ nâu sậm kê sát tường. Tôi chắp tay lạy Phật đã cho gia đình tôi nhiều sức khỏe và phò hộ cho những ngày tháng thật bình an.

Tôi tiến vào phòng ngủ của hai con trai, tất cả giường tủ còn đây, y hệt như trước khi chúng nó bỏ lại đến nơi ở mới riêng; anh Tutu (tên ở nhà) thứ nhất đi làm xa ở North Bay nha sĩ trong quân đội Canada, sáu tháng mới về thăm nhà một lần, và rất ít phone nói chuyện với mẹ tuy rằng cậu bé này rất tình cảm và thường hay quấn quít mẹ khi còn ở nhà. Cậu này chắc tính cũng giống tôi lắm, mê công tiếc việc, làm gì là đắm đuối đến quên ăn!

Cậu nhỏ thứ hai tên Bê ở nhà, vừa đám cưới tháng năm xong, mua luôn căn nhà mới ở khá xa bố mẹ cho tiện đi làm. Tôi ngồi thừ trước những tấm hình của các con từ nhỏ đến lớn, ở mỗi độ tuổi của chúng, anh Tutu bế em Bê từ lúc mới lọt lòng trong vòng tay, rồi đến những tấm hình của hai anh em đẩy xe trượt tuyết cho nhau trên một núi tuyết thật cao sau nhà, đôi má phính căng hồng tròn như những trái đào, đầu đội mũ len có hai cái tai thỏ thật dễ thương, chúng nó lăn vòng vòng từ trên cao xuống, rơi lọt thỏm vào hố tuyết, bị tuyết trên cao rơi lấp miệng hố, một hai phút yên lặng trôi qua, bàn tay bé xíu với đôi găng đỏ nhô lên từ hố tuyết, nó đưa khuôn mặt đỏ au vì lạnh ra khỏi hố tuyết trắng. Những ngày mùa đông tôi tranh thủ về sớm để cho hai cu ra tuyết chơi, cả hai đều mê mùa đông, không biết lạnh là gì, nặn những ông già tuyết cao đến quá đầu người bằng cách khiêng cái thang ba chân để leo lên cao gắn cái đầu của ông già tuyết, với chiếc mũi dài bằng củ carotte.

Bao nhiêu kỷ niệm buồn vui lẫn lộn trôi qua dưới mái nhà mà chúng tôi đã trải qua cùng nhau từ thuở ấu thơ của hai cậu bé đến khi khôn lớn, hôm nay tôi mới có thì giờ ngồi đây hồi tưởng lại.

Tôi đã từng xem những vị khách hàng ở nhà bank của tôi làm việc là thượng khách, tôi đã đặt để họ lên trên tất cả, là ưu tiên số một, hơn cả sức khỏe vì khi bệnh tôi cũng cố lết vào để giải quyết hồ sơ và gặp gỡ họ; suốt 32 năm làm việc trong niềm đam mê say sưa đến cả những ngày nghỉ tôi cũng không lấy cũng chỉ vì quá yêu công việc!

Thế mà sau khi cháu Bê lập gia đình, tôi bỗng đưa ra quyết định nghỉ hưu ngay lập tức vì cảm thấy đủ rồi, làm ai cũng không khỏi ngạc nhiên.

Tôi muốn có thì giờ làm những điều tôi yêu thích mà từ trước đến giờ tôi chưa thể làm được vì không có thì giờ. Tôi nhớ lời thằng Bê nói trước khi lập gia đình:
– Mẹ mà không về hưu đi chơi bây giờ thì đến khi mẹ muốn đi sẽ không đi được nữa đấy!

– Tại sao chứ? Mẹ chưa đến tuổi về hưu cơ mà, còn phải đến 6 năm nữa.

– Chúng con lấy nhau xong sẽ có con ngay đấy!

– Bộ muốn có con là có dễ như mình muốn sao chứ?

– Con đã plan rồi, sau đám cưới là vợ con sẽ có bầu ngay!

Tôi cười mà quay phắt đi :
– Nói cứ như thật!

Nhưng ngẫm nghĩ lại thì nó nói phải, tôi phải ngưng làm để nghĩ đến bản thân mình và gia đình khi tôi còn sức khỏe tốt, chứ đợi già rồi mới về hưu, lúc đó quá mệt mỏi còn sức đâu mà lội bộ ở những nước Châu Âu nữa chứ!

Đang miên man suy nghĩ về cuộc đời, tôi nghe tiếng phone reng cắt đứt dòng suy nghĩ của ngày đầu tiên về hưu non, tôi vội vàng nhìn thử ai gọi, tên « thằng Bê » hiện lên màn hình :
– Allo con yêu…

– Mẹ ơi, thứ bẩy này mình họp hai gia đình tại nhà con nhé.

– Chuyện gì vậy con? … để mẹ xem thứ bẩy này mẹ có bận đi karaoke không cái đã nhe.

– Rất quan trọng mẹ phải bỏ karaoke đó!

– Thế à, chuyện gì quan trọng vậy? … ừ để mẹ phone bạn nhe.

– Nếu đến mẹ nhớ đem cho con một món ăn ạ.

– Ok mẹ sẽ đem món bánh cuốn hấp nồi nước cho con.

– Dạ được đó, chứ con không thích ăn bánh cuốn chảo đâu.

– Ừ được mà không lo!

Từ nhà tôi đến nhà cháu Bê cũng mất 45 phút, phải qua cái cầu Champlain vì nhà cháu bên Longueuil, quẹo lòng vòng mới đến nơi. Nhà xa nên tuyết đầy đường, xe ủi tuyết chưa xúc, chúng tôi phải đi vòng quanh núi tuyết trước cửa nhà thằng Bê mới vô được trước thềm nhà. Bên trong đã đông đảo ba mẹ gia đình anh chị em bên con dâu Vân.

Chúng tôi cùng nhau sắp xếp đồ ăn, bày biện bát đũa trên bàn và chuẩn bị nhập tiệc. Thằng Bê đặt máy quay hình ở đầu bàn trông thật long trọng, khi chúng tôi an vị hết, nó bắt đầu dõng dạc :
– Con mời mọi người đến hôm nay để tuyên bố là….

– Con sắp làm papa?

– Vâng đúng rồi ạ, các mẹ sắp làm bà nội và bà ngoại, các bố lên chức ông nội, ông ngoại rồi ạ!

– Oh thật vui quá! Thế con trai hay gái con biết chưa?

– Dạ… lúc đầu con không muốn biết, định làm surprise khi sanh mới biết, nhưng vì ai cũng muốn mua đồ baby để sửa soạn cho dễ nên bây giờ tụi con mới quyết định là sẽ biết là trai hay gái!

– Vậy hai con cũng chưa biết là mình có con trai hay gái luôn phải không?

– Vâng! Tụi con cũng chưa biết là sexe nào cả. Hôm vợ chồng con đi nghe tim baby thì bà y tá có giấu một cái card cho biết trai hay gái vào một bao thư đưa cho người bạn con, khi nào con muốn biết thì sẽ xem cái card đó, nhưng cô bạn đưa ý kiến là làm party với hai bên gia đình như vậy để họp mặt và sẽ nói cho biết trai hay gái khi mọi người nhìn cái bánh mà các cô bạn sẽ đem tới trong vài phút nữa thôi.

– Bây giờ mình chơi « cá độ» đi!

– Ok! Mỗi vé cá độ trai hay gái thì sẽ phải đóng 5$, một người có thể cá cả hai sexes luôn.

Cả bàn ăn nháo nhào lên, quên cả ăn vẫn thấy no, mọi người hào hứng viết xuống tờ giấy nhỏ cá độ trai hay gái.

Tôi mới về hưu chưa đi du lịch gì cả, chả lẽ lại đi nuôi cháu, thay tã, cho bú hay sao chứ, tôi thầm nghĩ nên ngồi thộn mặt, nhìn mọi người vui cười nói chuyện rôm rả. Bà sui lớn hơn tôi cả chục tuổi, bà mong có cháu lắm. Bà quay qua tôi lên tiếng :
– Mình mong nó có con để bây giờ mình còn sức thì trông đỡ cho nó, chứ sau này mình lớn tuổi quá thì sao giúp nó được.

Tôi vội vàng bán cái liền:
– Vâng! Con gái khi sanh mà có mẹ còn khỏe trông nom thì thật quý lắm! Chị ở đây cùng với các cháu hay sao?

– Đúng rồi, con Vân nó đã ordered mình ít nhất là ba tháng đấy! nó cũng dọn cho mình căn phòng cạnh phòng baby rồi.

– Vậy thật đỡ lo ạ!

Thằng Bê ôm cổ tôi nhõng nhẽo hỏi:
– Mẹ thích trai hay gái? Mẹ lên chức bà nội rồi đấy!

– Bà … Nội ư?... Con cũng sắp lên chức papa, đừng như con nít nữa nhe, trai hay gái mẹ đều yêu cả, miễn sao nó nhiều sức khỏe là được. Mà mẹ nghĩ nó là con trai đó!

Ông bà sui nói to cho cả bàn nghe:
– Tôi cá nó là con gái…

Bỗng tiếng chuông cửa reo vang, cả nhà ùa ra reo lên :
– Cake đã tới rồi! tránh ra để đem cake vào nào.

Một chiếc bánh cao 40cm, đường kính 25cm được đặt ngay giữa gian bếp, tất cả mọi người đều hồi hộp, chiếc bánh này sẽ quyết định cuộc cá độ ăn thua của chúng tôi! Thằng Bê hào hứng :
– Mọi người đã sửa soạn máy quay film chưa?

Tôi nhìn xung quanh gian phòng bếp đầy ắp người bao quanh với cell phone như hôm cưới cách đây tám tháng, không có chỗ cho người chụp hình và quay phim di chuyển nữa.

Thằng Bê lúc nào cũng lắm bạn nhiều bè, tính nó vui cười cả ngày nên được các bạn yêu quý lắm; ngẫm nghĩ không biết nó có chững chạc được để làm papa người ta không nữa.

Tôi cũng sửa soạn máy video chỉ muốn quay xem sự phản ứng của thằng Bê và con dâu Vân như thế nào khi biết con tương lai của mình là trai hay gái mà thôi.

Khi cả hai đứa cùng cầm con dao đặt vào chiếc bánh, cùng đếm :
– 1… 2… 3…

Con dao răng cưa phập xuống chiếc bánh cao ấy, tất cả mọi người nhón gót bu vào chiếc bánh để nhìn vào bên trong, một lớp màu nâu của chocolate chảy ra, chính giữa bánh là lớp màu xanh nước biển hiện ra, màu xanh tượng trưng cho phái mạnh!

Thằng Bê bỏ dao xuống hét lên vui mừng :
– Con trai!

Cả hai họ cùng hò reo :
– Ah! Con trai! Con trai! A baby boy! My congrats! Mes félicitations!

– Mẹ thằng Bê thắng lớn rồi!

Tiếp theo sau đó là tiếng nổ bốp bốp của những chai champagne chúc mừng thằng Bê sẽ làm cha, người làm cha đầu tiên trong đám bạn học cùng lớp của nó…

Tôi sẽ là …Bà Nội người ta ư? Bà Nội đó! Cái cảm giác này đến thật bất ngờ, thú vị và đằm thắm, len lỏi vào trong tim và từng tế bào nhỏ trong óc, chưa bao giờ tôi có thể nghĩ đến cái chức không thi mà được nhận lãnh này! Chức này còn lớn và quan trọng hơn cả chức giám đốc ngân hàng của tôi hồi xưa nữa kia! chức này là cả đời chứ không phải chỉ vài năm phù du khi còn trong độ tuổi lao động đâu đấy!

Tôi sẽ là người đầu tiên trong dòng họ có cháu, kiêu hãnh gì đâu ấy! tôi sẽ loan tin này cho tất cả cô chú, chị em trong nay mai thôi.

Hít một hơi thật sâu, tưởng tượng một thằng bé con kháu khỉnh tròn vo như con gấu giống thằng Bê chạy chung quanh nhà, nghịch ngợm và láu lỉnh, nửa vui vì có thằng cháu đích tôn, nửa buồn là từ đây tôi sẽ phải bận bịu với nó, khó có thể tự tung tự tác sung sướng đi chơi như hiện nay.

Tôi cảm động, đứng yên trong góc bếp, chụp từng người một trong máy của tôi, tôi muốn làm một album nhỏ sửa soạn cho sự ra đời của thằng cu Junior, nó sẽ là cháu đích tôn của cả hai thông gia chúng tôi, là sợi dây kết nối tình gia đình nội ngoại.

Chồng tôi giữ yên lặng từ nãy giờ mới lên tiếng nhỏ bên tai tôi :
– Ở Việt Nam làm ông bà nội phải chững chạc lắm rồi, bên đây sao lên chức ông bà nội mà mặt còn ham vui quá!

Thằng Bê biết mẹ đang suy nghĩ mông lung cho tương lai, nó nhè nhẹ cười cười đến đứng bên tôi thầm thì :
– Nhiều Bà Nội cũng còn… múa, ca hát và làm văn nghệ mà, mẹ cứ làm những gì mình thích nhé, đừng nghiêm túc quá sẽ mất vui!

Thằng Bê và con dâu Vân đưa mời tôi một ly rượu champagne nhỏ, chúng tôi cụng ly, cùng nhìn sâu trong ánh mắt của nhau, hiểu rằng tre già măng mọc, xã hội có tốt hay không cũng chính do sự xây dựng từ trong gia đình nhỏ của mình; những người trẻ của ngày hôm nay là sự trưởng thành của thế hệ tương lai.

-- Sỏi Ngọc
Montreal, Jan’24 

Monday, January 29, 2024

Tặng Quà Tết Kiểu Này Thà Khỏi Tặng | Quà Cho Công Nhân



Ca sĩ Lệ Thu

Lệ Thu (tên khai sinh: Bùi Thị Oanh, tên thánh: Cecilia, 16 tháng 7 năm 1943 − 15 tháng 1 năm 2021), là một nữ ca sĩ Việt Nam, một trong những giọng ca nổi tiếng của nền tân nhạc Việt Nam. Tiếng hát của Lệ Thu tuy không gắn với một nhạc sĩ nào, nhưng bà là người trình bày rất thành công nhiều ca khúc của Phạm Duy, Cung Tiến, Đoàn Chuẩn, Trịnh Công Sơn, Phạm Đình Chương, Trường Sa... cũng như nhiều nhạc phẩm tiền chiến và tình khúc 1954–1975 khác. Trước 1975, giọng hát Lệ Thu còn được gọi là "Giọng hát vàng mười" hoặc "Giọng ca vàng ròng".

Lệ Thu nguyên danh là Bùi Thị Oanh, thánh danh Cecilia, sinh ngày 16 tháng 7 năm 1943 tại Hải Phòng, sau này bà và mẹ bà di cư từ Hải Phòng lên Hà Đông sinh sống, còn bố bà vẫn ở lại Hải Phòng. Bố bà là người Hải Phòng, vốn là một chức việc nhỏ của làng Đông Xá (nay là xã Đoàn Xá), huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Mẹ bà cũng là người Hải Phòng và là vợ lẽ. Bố bà là quan nhỏ trước Cách mạng tháng tám. Bố mẹ Lệ Thu sinh được tám người con nhưng bảy người con đầu đều qua đời vào năm lên ba tuổi, vì thế Lệ Thu là người con duy nhất còn lại trong gia đình. Mẹ bà là người vợ thứ hai; vì những khó khăn do người vợ cả gây cho nên năm 1953 Lệ Thu cùng mẹ vào Nam Kỳ sinh sống.

Năm 1959, trong khi đang theo học bậc trung học Pháp tại trường Les Lauriers (Tân Định, Quận 1), trong một lần đến phòng trà Bồng Lai nghe nhạc, do sự khuyến khích của bạn bè, Lệ Thu bước lên sân khấu trình bày nhạc phẩm Dang dở. Ngay sau đó, ông chủ phòng trà đã mời Lệ Thu ký giao kèo biểu diễn. Cũng từ đó bà lấy nghệ danh Lệ Thu. 

Trong một cuộc phỏng vấn, bà cho biết: "Tôi lấy tên Lệ Thu vì tôi giấu gia đình. Thật ra tên đó nó không có trong tiềm thức của tôi nhưng tự nhiên nó bật ra, tôi không hiểu từ đâu". 

Sau khi nhận lời cộng tác với phòng trà Bồng Lai, Lệ Thu vẫn tiếp tục đi học nhưng một thời gian sau bà quyết định nghỉ học để theo đuổi con đường ca hát.

Theo sau Bồng Lai, Lệ Thu cộng tác với Trúc Lâm Trà Thất của nhạc sĩ Mạnh Phát và kế đó là vũ trường Tự Do vào năm 1962. Thời kỳ đó Lệ Thu thường trình bày những nhạc phẩm lời tiếng Pháp và tiếng Anh, nổi bật nhất là các bản như La Vie en rose, La mer, A Certain Smile, Love Is a Many-Splendored Thing... Cũng thời gian đó Lệ Thu thành hôn với một người tên Sơn vốn đi học ở Pháp về.

"Lệ Thu dần nổi tiếng và trở thành một ca sĩ quan trọng của các vũ trường lớn ở Sài Gòn. Trong những năm 1968 đến 1971, tiếng hát Lệ Thu là một trong những yếu tố đưa khách đến với các vũ trường Queen Bee, Tự Do và Ritz. Năm 1968, Lệ Thu về cộng tác với chương trình Jo Marcel tại vũ trường Queen Bee. Ngoài việc đi hát hàng đêm bà còn ký giao kèo thu thanh băng nhạc cho Jo Marcel, khởi đầu cho một thời kỳ vàng son nhất trong cuộc đời đi hát. Đến giữa năm 1969, Lệ Thu cùng với chương trình Jo Marcel dời về vũ trường Ritz trên đường Trần Hưng Đạo. Năm 1970, Lệ Thu trở lại với vũ trường Tự Do cho đến khi vũ trường này bị đánh bom hơn một năm sau.

Lệ Thu tham gia các chương trình ca nhạc trên các đài phát thanh Sài Gòn, Quân đội và Mẹ Việt Nam, đồng thời thu âm cho nhiều băng nhạc. Cùng với Khánh Ly, Thanh Thúy (ca sĩ sinh 1943), Thái Thanh, Lệ Thu là một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất của Sài Gòn cho tới trước sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. 

Sau cuộc hôn nhân đầu đổ vỡ, Lệ Thu kết hôn với ký giả Hồng Dương nhưng hai người chia tay sau khi có một con gái tên Thu Uyển."

Trong sự kiện tháng 4 năm 1975, Lệ Thu quyết định ở lại Việt Nam vì còn mẹ, dù ngày 28 tháng 4 bà đã tới phi trường, bước chân đến máy bay nhưng rồi quay về. Lệ Thu gia nhập đoàn kịch Kim Cương để đi trình diễn. Thời gian đó Lệ Thu hát những ca khúc nhạc mới và cũng có những thành công như bài Hà Nội niềm tin và hy vọng của Phan Nhân. Khoảng năm 1978, Lệ Thu có mở một hàng cà phê mang tên con gái út là Thu Uyển trên đường Phan Tôn, Tân Định với sự cộng tác của Thanh Lan và nhạc sĩ Lê Văn Thiện.

Tháng 11 năm 1979, Lệ Thu cùng con gái út vượt biển đến Pulau Bidong, Malaysia, sau đó sang Hoa Kỳ vào giữa năm 1980. Hai năm sau hai người con gái lớn của Lệ Thu cũng vượt biên và đoàn tụ với Lệ Thu tại miền Nam California.

Tại Hoa Kỳ, Lệ Thu tiếp tục đi hát, tái ngộ với khán giả trong một buổi trình diễn đặc biệt do nhạc sĩ Nam Lộc tổ chức tại Beverly Hills. Sau đó bà cộng tác cùng các vũ trường như Tự Do, Làng Văn và Maxim's. Năm 1981, Lệ Thu thực hiện băng nhạc đầu tiên của mình ở hải ngoại mang tên Hát trên đường tử sinh. Tiếp theo là những băng Thu hát cho người gồm nhiều ca khúc đã gắn liền với tên tuổi của bà.

Sau khi con cái trưởng thành và lập gia đình, Lệ Thu sống một mình ở thành phố Fountain Valley, California. Ngày 22 tháng 6 năm 2007, Lệ Thu tham gia chương trình đêm nhạc Trịnh Rơi lệ ru người theo ý tưởng của cháu gái Trịnh Công Sơn là Tib Hoàng, cùng với các ca sĩ Việt Nam như Hồng Nhung, Mỹ Linh, Quang Dũng, Cẩm Vân, Thu Minh, Nguyên Thảo và đạo diễn Phạm Hoàng Nam. 

Ngày 26 tháng 6 năm 2009, Lệ Thu trở lại thăm Houston sau 3 năm và cùng giọng ngâm Bạch Hạc tổ chức đêm nhạc thính phòng theo yêu cầu của khán thính giả ái mộ tại địa phương. Tại Việt Nam, Hãng phim Phương Nam có phát hành một số CD tiếng hát Lệ Thu.

Ngày 30 tháng 12 năm 2020, Lệ Thu nhập viện cấp cứu vì COVID-19. Đến 19h ngày 15 tháng 1 năm 2021 (giờ California, Hoa Kỳ), bà qua đời.




THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH LÀ AI...?

Thiền Sư Nhất Hạnh tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926 tại làng Minh Hương, quận Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Bên nội của Thiền Sư gốc Thanh Hóa, phía ngoại gốc quận Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

Năm 1942, Nguyễn Xuân Bảo đi tu ở chùa Bảo Quốc, Huế. Sau khi học xong phần Phật giáo cơ bản, được chuyển qua chùa Từ Đàm rồi sang chùa Từ Hiếu để hoàn tất chương trình Phật học hầu trở thành Đại Đức do Hòa Thượng Thích Nhất Định chủ trì. Sau đó ông theo học bậc trung học tại Huế.

Năm 1956, Thiền Sư vào Sài gòn học tại đại học văn khoa và tốt nghiệp cử nhân năm 1959. Năm 1961, Ông được chính phủ Ngô Đình Diệm cho xuất ngoại du học tại Princeton University của tiểu bang New Jersey Hoa Kỳ.

Sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào ngày 1-11-1963 thì chuyện tranh chấp nội bộ Phật giáo xảy ra giữa khối Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự do Thượng Tọa Thích Tâm Châu lảnh đạo. Để tạo uy thế cho chính mình, năm 1964, TT Thích Trí Quang đã mời Đại Đức Thích Nhất Hạnh về nước để giúp ông thống nhất Phật giáo và tìm hướng đi cho tương lai.

Khi về nước, ông giảng dạy tại đại học Vạn Hạnh. Tại đây, đại đức đã không dạy cho đàng hoàng nhưng lại vừa giảng bài, vừa đảo mắt liếc tình, phải lòng sinh viên Cao Ngọc Phượng, người tỉnh Bến Tre. Cô sinh viên nầy bèn tâm đầu ý hợp, vào chùa tu với thầy. Vì chỉ mới xảy ra lần đầu trong đời, tim đập loạn xạ bởi quá hồi hộp, cô đã để quên đôi dép Nhật bên ngoài, phải đi vào Chân Không.

Năm 1965, Chân Không tiếp tục thọ giới tiếp hiện với Đại Đức tạo nên một đứa con trai. Không dám nhìn nhận con trai mà giao cho anh trai bà Phượng là ông Cao Thái nuôi dưỡng.

Từ đó, ông tự gọi mình là Thiền Sư mà không còn là Đại Đức, Thượng Tọa nữa; nhưng mới đây khi về Việt Nam vào năm 2008, tự phong mình là Hòa Thượng, có lộng trướng đưa rước đàng hoàng!

Năm 1968, Cao Ngọc Phượng đi Chân Không sang Pháp thọ giới vĩnh viễn với Thiền Sư tại làng Mai, tọa lạc ở Meyrac Loubes Bernac, 47120 Duras phía nam nước Pháp. Ngoài ra, họ còn có ba thiền viện khác là chùa Pháp Vân, chùa Từ Nghiêm và chùa Cam lộ. Qua Pháp ông ta và bà Phượng thọ giới tu hành thiền đêm nên sanh thêm hai cô con gái tiếp.

Thiền Sư được mọi người biết đến từ năm 1964 khi xuất bản cuốn Phật Giáo Ngày Nay. Tên tuổi của Thầy được giới văn học Miền Nam xếp chung trong nhóm Thiền Vi của các nhân vật trong phong trào Phật Giáo đương thời; nhưng hào quang nầy đã sớm vụt tắt khi ông đã hiện nguyên hình một sư không bình thường trong những bài viết và bài giảng thuyết sau nầy.

Vào đầu năm 1966, Đại Đức Nhất Hạnh được Thượng Tọa Trí Quang phái ra ngoại quốc kêu gọi chấm dứt chiến tranh, lập chính phủ hòa giải hòa hợp mà môi trường hoạt động đầu tiên là nước Pháp. Xin nghe ông nói :

"Tôi rời đất nước năm 1966, vào tháng 5. Lúc đó chiến tranh Việt Nam đã đi tới mức khủng khiếp. Tôi nghĩ rằng mình phải ra đi để cất lên tiếng kêu gọi hòa bình. Tôi chỉ muốn đi vài tháng thôi rồi về. 

Lúc đó trường đại học Cornell ở Ithaca mời tôi qua để giảng một loạt bài về tình hình ở Đông Nam Á. Người đứng ra mời là giáo sư George Kahin, giáo sư chính trị học ở tại trường Cornell. 

Tôi đi ra để nói rõ là dân VN không muốn đánh nhau nữa, chỉ muốn ngồi xuống thương thuyết với nhau để đi tới một giải pháp hòa bình và các cường quốc trên thế giới đừng dùng VN làm một chỗ để tranh giành ảnh hưởng nữa, đừng sử dụng ý thức hệ cũng như bom đạn trên đất nước nhỏ bé đó...

Trong quá trình vận động hòa bình nầy, tôi được báo tin rằng chính quyền Việt Nam không muốn cho tôi về nữa. Vì vậy tôi đã bị lưu đày từ tháng 5 năm 1966 đến bây giờ...

Tôi bị lưu đày vì đã dám cất lên tiếng kêu gọi hòa bình..."

Qua đoạn văn trên, rõ ràng Nhất Hạnh vờ giả dạng kẻ ngây thơ bởi với kiến thức như Thiền Sư, ông đã rõ cuộc chiến nầy phát xuất từ Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế mà Hồ Chí Minh là người thừa hành để xâm lăng miền Nam. Vậy muốn chấm dứt chiến tranh, kêu gọi hòa bình phải yêu cầu kẻ gây chiến là Cộng Sản Hà nội dừng tay lại. Đằng nầy ông làm ngược lại, kêu gọi người BỊ xâm lăng NGƯNG chống đỡ kẻ XÂM LĂNG!

Lúc bấy giờ, năm 1966, Pháp là thiên đường của nhóm Tướng Tá lưu vong chính trị của Miền Nam được Tướng Charles de Gaulle gom lại để đánh phá VNCH và trợ giúp Hà nội để trả thù Hoa Kỳ và chính phủ Ngô Đình Diệm đã đuổi Pháp ra khỏi Miền Nam.

Cuối tháng 5 năm 1966 khi ông đang thuyết trình ở Pháp thì tổ chức Fellowship for Reconciliation và Cornell University ở New York, một tổ chức phản chiến Mỹ, mời qua Hoa Kỳ.

Ngày 1-6-1966, ông tuyên bố một bản tuyên cáo nói lên lập trường 5 điểm của Giáo hội Phật Giáo Ấn Quang gồm:

- Yêu cầu chính phủ Nguyễn Cao Kỳ từ chức,
- Quân đội Mỹ rút khỏi Miền Nam VN,
- Ngưng oanh tạc Bắc Việt
- và ngưng các cuộc hành quân ở Miền Nam.
- Mỹ phải giúp lập chính phủ dân chủ và tái thiết Miền Nam

Rập khuôn đòi hỏi 5 điểm của Cộng sản Bắc Việt qua cái gọi là Mặt trận giải phóng Miền Nam (MTGPMN).

Ngày 2-6-1966 ông được đưa vào trình bày trước Thượng Viện Hoa Kỳ với nội dung tố cáo Mỹ và VNCH đã gây ra thảm họa tại VN, bị nhân dân bản xứ chống đối một cách mạnh mẽ?! Đúng là Thiền Sư nầy vừa ăn cướp vừa la làng !

Đến đây mới thấy bài viết "Sleeping with the enemy" của đương kim Thượng nghị sĩ James Webb của tiểu bang Virginia quá chính xác. Ông viết: 

"cũng không hiểu được tại sao lại có những kẻ với trình độ học vấn cao, đa số sinh ra từ gia đình thượng lưu lại có thể gieo rắc những tư tưởng phá hoại làm nhiễm độc bầu không khí của thập niên 1960 và những năm đầu của thập niên 1970. Ngay cả Quốc Hội cũng bị nhiễm con vi khuẩn nầy".

Để trả lời câu hỏi: "....không hiểu được tại sao", thì xin thưa với TNS tiểu bang Virginia rằng vì ông là tăng phản Phật, phản Đạo, phản Dân Tộc nầy.

Năm 1967 ông cho xuất bản cuốn Viet Nam, lotus in a sea of fire, a Buddhist proposal for Peace - Việt Nam, hoa sen trong biển lửa, một đề nghị hòa bình của Phật Giáo. Sách nầy đề cập đến cuộc đấu tranh của Phật giáo từ 1963 đến 1966 cũng như những chết chóc, tang thương do quân đội Hoa Kỳ và Miền Nam gây ra?

Ông lên án chính phủ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo và Nguyễn Cao Kỳ độc tài, quân phiệt. Ông cho MTGPMN là do những người Quốc gia lập ra để chống ông Diệm, không phải do từ Hà nội, nhưng vì Mỹ đổ quân vào Miền Nam nên họ nghiêng về phía Cộng sản!. Ở phần cuối để lộ sự mâu thuẫn, lắt léo khi ông trích dẫn lời Lê Duẩn tuyên bố trong đại hội đảng kỳ 3 năm 1960: "Đảng ta lãnh đạo mặt trận!"

Điểm đặc biệt nhất trong cuốn sách nầy ở trang 52 dòng 20, 21 và 22 ông viết: "In the minds of the Vietnamese people in general, Ho Chi Minh was a national hero who had led their struggle against the French - Trong đầu óc của người dân Việt Nam nói chung, Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo cuộc tranh đấu chống Pháp". 

Qua câu nầy, nhận thấy ông không dám trực tiếp nói HCM là vị anh hùng mà chỉ mượn từ ngữ "người dân" để nói thay cho mình, nhưng ở đầu trang nầy lại chạy một tít lớn đánh máy bằng chữ hoa: HO CHI MINH, A NATIONAL HERO. Đây là TIỂU XẢO rất thường thấy của NHẤT HẠNH trong các tác phẩm của ông !

Ông có biết đấu tranh dành độc lập theo kiểu cộng sản chỉ có xảy ra ở Việt Nam đã đưa dân tộc nầy đến ngày hôm nay đi về đâu? Tất cả những chết chóc, tang thương, đau khổ tinh thần lẫn vật chất về mọi phương diện, ông phải chịu trách nhiệm trước lịch sử.

Để hợp thức hóa tình trạng phá giới của mình, ông đã đưa ra một phương thức tu tập mới để thanh minh hành động của mình bằng cách ra cuốn Phật Giáo Hiện Đại Hóa xuất bản tại Sài gòn vào tháng 5-1965.

Ngày 11 tháng 9 năm 2001 là ngày mà Hoa Kỳ và cả Thế giới sửng sốt và đau thương vì khủng bố đã dùng phương tiện của chính người Mỹ đánh sập tòa tháp đôi tại New York khiến trên 3000 người bị chết thảm, đáng lẽ Nhất Hạnh phải là người cầu kinh để chia sẻ niềm đau thương nầy, trái lại, vào ngày thứ ba, 25-9-2001 lúc 7 giờ chiều, ông đến Riverside Church ở thành phố New York kêu gọi hòa giải với những tên khủng bố, lại còn quảng cáo rùm beng trên tờ New York Times nguyên 2 trang A5 và A22 tốn hết 45,000 USD; trong đó có đăng câu trả lời của ông do ký giả Anne A Simpkinson hỏi, ông nói: 

"trong vụ Mậu Thân 1968, chỉ có vài tên du kích bắn vu vơ, lập tức Mỹ đem bom tới dội, tàn phá thành phố Bến Tre làm hư hại 300,000 căn nhà"

Đây là đoạn văn được đưa lên tờ New York Times số ra ngày 25-9-2001, có cả hình ông ngồi chắp tay như đang cầu nguyện !

Sự thật thì trong vụ Mậu Thân 68, VC đã tấn công Thị xã Trúc Giang của tỉnh Bến Tre vào lúc 3 giờ sáng rạng ngày mồng 3 Tết âm lịch. Chúng đã pháo vào tòa Hành Chánh tỉnh và Bản Doanh trung đoàn 10 của sư đoàn 7 bộ binh rất ác liệt nhưng không chiếm được. Đến 10 giờ sáng, hai tiểu đoàn 3 và 4 của trung đoàn 10 BB chiến đấu dũng cảm trong thị xã và đã đẩy lui được VC ở khu vực Tòa Hành Chánh, Bản Doanh Trung đoàn và bệnh viện thị xã. Các khu vực thương mãi, VC vẫn chiếm giữ các cao ốc, trừ đài phát thanh.

Đến chiều, hai tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 2 bộ binh Hoa Kỳ tăng viện. Vào ngày mồng 4 tết, VC bỏ chạy để lại trận địa 300 xác và hơn 100 vũ khí đủ loại. Phía thường dân có 90 người chết và 50% nhà cửa bị hư hại. Chợ Thị xã Trúc Giang bị hủy hoại hoàn toàn. Tham dự trận đánh nầy, VC đã huy động 2000 lính chiến đấu gồm hai tiểu đoàn tân lập 3 và 4, hai đại đội địa phương, nhiều trung đội du kích và dân quân. 

Thế nhưng Nhất Hạnh đã ăn gian, nói dối với báo chí quốc tế với dụng ý bôi nhọ quân đội Mỹ và quân lực VNCH. Trong khi đó, tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế là sinh quán và nơi tu học Phật Pháp của ông, trong vụ Mậu Thân đồng bào của ông đã bị VC chôn sống, bị chém giết dã man, ông không lên án hành động bất nhân nầy cũng như chẳng có một lời phân ưu, chia buồn đến đồng hương của mình!

Trước năm 1975, Nhất Hạnh đã tuyên truyền rầm rộ khích động phản chiến, ngụy hòa Mỹ giúp Hà nội thành công. Ngày nay ông kêu gọi hòa hợp để đưa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào giáo hội quốc doanh Phật Giáo Việt Nam.

Năm 1981, sau khi thanh toán xong tổ chức Phật giáo Ấn Quang, Hà nội một mặt huấn luyện khoảng 5000 công an được phân phối để kiểm soát hầu hết các chùa và các tổ chức Phật giáo trong nước, mặt khác cho phát triển phong trào Phật học và tập thiền. Đã có bốn học viện lớn được dùng để huấn luyện Sư quốc doanh và thiền. Đó là học viện Phật giáo Việt Nam và thiền viện Vạn hạnh ở quận Phú nhuận, thiền viện Trúc Lâm ở thành phố Đà lạt, thiền viện Phật giáo Huế và thiện viện Phật giáo Việt Nam ở chùa Sứ quán tại Hà nội.

Trong khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không ngừng lên án Hà nội đàn áp Phật giáo và đòi trả tự do cho Đức Tăng Thống Huyền Quang và Hòa Thượng Quảng Độ, thì vào năm 2002, Hồng Quang, người lãnh đạo nhóm Giao Điểm ở hải ngoại được mời về Việt Nam tham dự đại hội Phật giáo quốc doanh toàn quốc lần thứ V được tổ chức tại Hà nội vào ngày 4 và 5-12-2002. 

Trong bài tham luận, ông tuyên bố: "Không có nhân quyền nào bằng quyền tự chủ để độc lập, tự cường để tồn tại. Không có tự do nào bằng tự do vượt ra khỏi sức ép của ngoại nhân". Với lập luận nầy, ông gián tiếp cho phong trào đấu tranh tự do tôn giáo của Phật Giáo Ấn Quang và các tổ chức khác ở hải ngoại là sai lầm, chỉ có giáo hội quốc doanh là đi đúng hướng.

Độc lập và tự cường của Hồng Quang là loại độc lập và tự cường của 2 triệu đảng viên Cộng Sản đối kháng lại ý niệm độc lập và tự cường của dân tộc Việt Nam vốn có trên bốn ngàn năm lịch sử; trong đó, có một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, tám mươi năm giặc Pháp cai trị, vẫn chưa đến nổi quá thê thảm như dưới chế độ Cộng sản ngày hôm nay. Các chế độ đó chưa đấu tố chết 178.000 người Việt Nam ở Miền Bắc, chưa chôn sống hàng trăm người như vụ Mậu Thân tại Huế, phẩm giá phụ nữ Việt Nam chưa quá tồi tệ nhục nhã như bây giờ, chưa lấy quốc nạn tham nhũng làm lẽ sống cho đảng mình hưởng sự phè phỡn trên thảm trạng nghèo đói của dân tộc và chưa có hàng triệu người Việt Nam bỏ nước ra đi trên những chiếc ghe thuyền mỏng manh, vượt đại dương tìm cái sống trong cái chết!

Mọi người từ lâu đã thừa hiểu nhóm Giao Điểm là cộng sản trá hình, pha lẫn với những Phật tử quá khích, thiển cận ở hải ngoại mà công tác chính là đánh phá Vatican (vốn luôn đề cao quyền làm người của mọi dân tộc trên Thế giới và bênh vực kẻ bị áp bức trong bất cứ chế độ chính trị nào), đánh phá Công giáo Việt Nam, gây đố kỵ, chia rẽ giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo, lôi kéo khối Ấn Quang sáp nhập vào Phật giáo quốc doanh. Mục đích tối hậu của họ là tạo thành trì bảo vệ chế độ.

Năm 2004 Hà nội mời TS Nhất Hạnh về nước để tiếp nối việc làm của Hồng Quang hầu chứng minh cho thế giới biết VN có tự do tôn giáo, vừa gây chia rẽ nội bộ Phật giáo ở trong nước và hải ngoại. Nhận lời mời, ngày 12-01-2005, vừa bước xuống phi trường Nội Bài cùng với 100 đệ tử thiền sinh, Hà nội cử một đội ngũ đông đảo tiếp đón sư ông, sư bà, có rắc hoa thơm trên lối đi, có phóng viên đến phỏng vấn và đưa lên mạng liền. 

Dịp nầy ông được đi giảng thuyết nhiều nơi và tiếp xúc với nhiều người. Tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài gòn, Sư bà Chân Không được cử đến trước để thăm dò, nhưng Hòa Thượng Quảng Độ từ chối. Tại chùa Già Lam, được Trí Quang tiếp trong 40 phút, nội dung chuyện trò được giữ kín.

Ông đã lưu lại VN trong 3 tháng để thuyết pháp và tổ chức trai đàn (cầu nguyện cho những vong linh đã nằm xuống trong cuộc chiến) nhưng bên trong ông đã nhận sứ mệnh vận động nhóm Phật giáo Ấn quang gia nhập vào Phật giáo quốc doanh của Hà nội.

Dịp nầy, Ông cũng đã hướng dẫn 100 thiền sinh lên Lâm Đồng được Thầy Đức Nghi - Phật giáo quốc doanh - đón tiếp long trọng.

Thầy cao hứng tuyên bố: Rất tâm đắc với những tác phẩm của TS Nhất Hạnh. Thầy muốn khôi phục lại trường thanh niên phụng sự xã hội do TS thành lập vào năm 1964 trước đây. Pháp môn làng Mai thích hợp với đồng bào Việt Nam và Thiền sư là người yêu nước, có lòng tôn vinh đạo pháp và dân tộc! Vì thế, thầy cúng dường tu viện Bát Nhã cho Thiền Sư! Quá đã!!!

Tháng 1 năm 2006 tại làng Mai ở Pháp, thầy Đức Nghi được Thiền Sư truyền đăng đắc pháp, trở thành thọ giáo làng Mai và là đệ tử ruột của Sư Ông Nhất Hạnh. Đầu tháng 5-2007, Thiền Sư được Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp tại phủ Chủ tịch ở Hà nội.

Ngày 7-7-2007, Ban Tôn Giáo chính phủ cho phép các tu sinh tu viện Bát Nhã được tu học theo pháp môn làng Mai. Tại đây có 250 tăng ni và 100 tập sinh xuất gia tu học và sinh hoạt thường xuyên gồm có các lớp tu học hàng tháng, hàng năm.

Ngày 18-6-2008, Thiền Sư lại lên tu viện Bát Nhã nói chuyện với các đệ tử với đề tài: "Thầy căn dặn". Sau đó thầy Đức Nghi cắt đầu, cắt đuôi chỉ còn lại trong 5 phút và cho là Thiền Sư đã coi thường nhà cầm quyền và giáo hội Phật Giáo địa phương, vi phạm quy chế giáo hội Phật giáo Việt Nam (quốc doanh).

Ngày 29-10-2008, ông Nguyễn Thế Doanh, trưởng ban tôn giáo chính phủ đã tố cáo: Ba lần về VN, tăng thân làng Mai từ Pháp đã tấn phong giáo phẩm mà không thông qua GHPGVN, đề cập sai lệch vấn đề chính trị trong nước, đưa lên mạng một số tin tức sai sự thật tại VN, vi phạm luật pháp VN. 

Ngày 13-11-2008, công an Lâm Đồng cưỡng bách trục xuất 400 đệ tử xuất gia tu học theo môn pháp làng Mai ra khỏi tu viện Bát Nhã bao gồm cả tu sĩ ngoại kiều và 40 ni cô tại Huế.

Sợ dư luận trong và ngoài nước lên án, ngày 19-11-2008, một hội nghị Phật giáo quốc doanh bất thường được tổ chức tại Sài gòn có sự hiện diện của ông Bùi Hữu Dược, vụ trưởng vụ PG từ Hà nội vào, một đại diện PG trung ương và một đại diện PG Lâm Đồng, đã đưa ra quyết định như sau: Mọi người có thể tiếp tục tu học. Tăng thân làng Mai ai chưa có đầy đủ giấy tờ, cần bổ túc. Ai quậy phá sẽ xử lý. Về tài sản hai bên làng Mai và Bát Nhã tự giải quyết hay nhờ pháp luật can thiệp... 

Ngày 27, 28 và 29 tháng 6 năm 2009, độ 200 thanh niên thuộc xã hội đen kéo đến thiền viện Bát Nhã đập phá nhà bếp và vất nồi, niêu, xoong, chảo, gối ngồi thiền, mền chiếu, sách kinh ra bên ngoài. Điện, nước và điện thoại đều bị cúp.

Thiền Sư Nhất Hạnh, một con người dùng tâm địa và miệng lưỡi của mình để tuyên truyền cho cộng sản ở hải ngoại hầu giựt sập chế độ VNCH, gây tang thương, đau khổ cho dân tộc VN đến ngày hôm nay. Sau năm 1975, ông chưa dừng tay lại, vẫn còn tìm cách triệt hạ GHPGVNTN bằng cách vận động cho giáo hội nầy sáp nhập vào giáo hội Phật Giáo quốc doanh.

Với một con người mặc áo cà sa nhưng đã phạm quá nhiều tội lỗi với dân tộc VN, với Đức Phật, với Đạo Pháp. Tội phản Phật, phản Đạo, phản Đời, phản Dân tộc rất khó rửa sạch. Một Jane Fonda phản chiến sang Hà nội kết tình đồng chí và hỗ trợ tuyên truyền cho cộng sản Bắc việt trong chiến tranh Việt Nam, cô không ăn chay, không tụng kinh ngày nào, nhưng nay đã tỏ ra hối hận vì hành động khờ dại trước đây của mình. Còn Thiền Sư chưa thấy có chuyển biến rõ rệt.

Để chuộc lại lỗi lầm tày trời trước đây trong lúc gần đất xa trời, thiết tưởng Thiền Sư cần phải đi vận động các tổ chức nhân quyền, các nhà lập pháp, các tổ chức phi chính phủ trên thế giới đòi hỏi cộng sản Hà nội hãy trả quyền tự quyết dân tộc lại cho nhân dân Việt Nam và phải làm ngay tức khắc bây giờ kẻo đã quá muộn! Đó là luật công bằng phải trả và phải thực hiện.

Nếu coi thường luật nhân quả và thuyết luân hồi của triết lý Nhà Phật thì sợ rằng kiếp sau sẽ không còn được ở dưới mái nhà, dù chỉ là túp lều mái tranh, vách đất đơn sơ nơi thôn dã; chừng đó, coi kỳ lắm, thưa Thiền Sư!

Giống như Thiền Sư, hai ông Phan Khắc Từ và Nguyễn Ngọc Lan đã quậy nát Sài gòn trước năm 1975.

Ông Lan ra tờ Đối Diện đả kích chính quyền. Mỗi lần xuống đường biểu tình, ông mặc áo dòng đen có băng vải trắng, choàng qua vai, xuống ngực đề dòng chữ: Cấm bịt miệng dân. Đi bên cạnh ông là một nữ phóng viên trẻ, môi đầy son phấn; khi thấy Cảnh Sát đến, cô nầy dẫn ông vào đường hẻm, mất dạng.

Ông Phan Khắc Từ ở tại họ đạo Vườn Xoài. Ông tình nguyện làm phu hốt rác của Sở Vệ Sinh Đô Thành để có môi trường quậy. Ông thường tham gia chống đối chính quyền, đòi dân sinh, dân chủ!

Sau năm 1975, hai ông đều ra ứng cử dân biểu quốc hội khoá I và đắc cử. Cả hai cũng đều phá giới, nhưng ông Lan có xin phép Cha Giám Tỉnh Dòng (dòng Chúa Cứu Thế), còn ông Từ âm thầm xé rào! Sau nầy ông Lan biết hối hận, ủng hộ phong trào đấu tranh trong nước. Vào dịp đám tang ông Nguyễn Văn Trấn (một cán bộ CS giác ngộ), ông đã chở Linh Mục Chân Tín đến nơi tang lễ, nhưng đã bị hai người đi xe đạp đạp vào xe Honda khiến ông bị té, đầu đập xuống lòng đường. Từ đó, ông sống âm thầm cho đến khi mãn phần, cách đây vài năm.

Riêng ông Phan Khắc Từ, Vi Xi tặng ông một khách sạn. Hiện nay ông có nhiều quyền lực trong công giáo quốc doanh mà người ta thường gọi đùa tại Sài gòn hiện nay có hai Tòa Tổng Giám Mục, tòa kia là tòa tổng giám mục Vườn Xoài! Trước mặt Thiên Chúa Toàn Năng, ông là một giáo gian bán Chúa, phản Đạo, phản Đời.

***
Theo tin tức vừa được loan báo: Thích Nhất Hạnh vừa chết. Lịch sử ghi lại trung thực dù người đó còn sống hay đã chết.

Thích Nhất Hạnh là phát ngôn của phái đoàn Phật giáo Việt Nam đi dự đại hội phật giáo thế giới năm 1968 tại Nhật Bản, trong một cuộc họp báo, Thích nhất Hạnh yêu cầu quân đội Hoa Kỳ phải rút khỏi Miền Nam VN, khi các ký giả ngoại quốc nêu câu hỏi sao Thích Nhất Hạnh không kêu gọi quân đội CS Bắc Việt rút khỏi Miền Nam VN, Thích Nhất Hạnh Không trả lời được.

Thích Nhất Hạnh tố cáo máy bay Mỹ đã thả bom làm chết 300.000 người ở thị xã Bến Tre thuộc tỉnh Kiến Hòa. Đây là điều vu khống trắng trợn vì thị xã Bến Tre không thể có tới 300.000 người.

Thích Nhất Hạnh gian díu với Cao Ngọc Phượng, pháp danh Chân Không. Tóm lại Thích Nhất Hạnh đã can tội: Tà dâm, nói láo. Có thể nói Thích Nhất Hạnh làm lợi cho CSVN, nhưng cuối đời CSVN cũng không còn tin dùng Thích Nhất Hạnh....

Trường hợp của Thích Nhất Hạnh cũng như số phận của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và những kẻ làm tay sai cho CSVN như Thích Trí Quang v.v… đều chung một số phận...!

Sàigòn Echo sưu tầm
FB Nguyễn Hélène My Hanh


Blog Archive