Saturday, October 27, 2018

Dưới đây là 5 điều các đàn ông s nhất khi vể già 


Nỗi sợ số 1: Liệt dương (impotence)

Theo giáo sư tâm thần Ken Robbins thuộc Đai học Wisconsin thì “đương nhiên là đàn ông lo lắng hơn phụ nữ vể vấn đề ” khả năng chăn gối”. 

Khi mà lòng ham muốn tình dục bắt đầu suy giảm hoặc việc làm tình không được suông sẻ như trước, thì điều xẩy ra rất thông thường là người đàn ông sợ sẽ bị ngượng hay cảm thấy nhục. Mối lo này không có
gì ngạc nhiên, vì theo một nghiên cứu tại Anh vào năm 2008, đàn ông nghĩ tới quan hệ tình dục (sex) 12 lần trong một ngày, trong khi đó người phụ nữ chỉ có 5 lần/ngày 

Viễn ảnh bị liệt dượng đáng sơ hơn cả ung thư và sự chết, theo như kết quả thăm dò ý kiến vào năm 2001 với các độc giả một tạp chí dành cho đàn ông. Có lẽ có một lý do y học chính đáng vể điều này: những người khoẻ mạnh vế phượng diện khác mà có rối loạn vể cương (erectile problems) thường ra có mô vành bất bình thường, huyết áp hay mỡ trong máu cao, và những triệu chứng khác của bệnh tim.

Giải tỏa nỗi sơ: Bạn nên đi kiểm tra cholesterol. Ba phần tư người bị rối loạn cương (erectile dysfunction- ED) có mức cholesterol bất bình thường. Chuyên gia niệu học John Mulhall, giám đốc đặc trách Chượng trình Y học Giới tính của Trường Y khoa Weill thuộc Đại học Cornell
cho biết “ Hai phần ba đàn ông bị nhồi máu cơ tim đều có rối loạn cương (ED) ít nhất ba năm trước khi cơn đau thắt ngực (angina) xẩy ra. 

Nỗi sợ số 2: Suy yếu bạc nhược (weakness) 

Đối với đàn ông sức mạnh thể lực là quan trọng. Theo bác sĩ Robbins” Đàn ông coi trọng sức mạnh và nghị lực – khi mà những thứ này bắt đầu suy yếu thì họ khó mà chịu đựng nổi.” Đối với họ mất sức mạnh thể lực là mất tất cả . 

Một cuộc thăm dò vào năm ngoái cũa Tố chức American Geriatrics SocietyFoundation (AGSF) cho biết “Trong số 10 người được thăm dò thì 9 người cho rẳng cảm thấy suy yếu bạc nhược là một trong những điều đáng sợ nhất khi vể già.” 

Giải tỏa nỗi sợ: Bạn hãy bắt đầu ( hoặc tiếp tục) rèn luyện sức đề kháng (resistance) và theo một chế độ ăn uống lành mạnh. Theo nghiên cứu của tồ chức ASSF thì chỉ có 25 phần trăm trong số 1000 thành niên (adults) được phỏng vấn là chịu khó rèn luyện sức manh (strength training) mỗi ngày, mặc dầu điều cơ bản này có thể bảo vệ các cơ bắp của họ . 

Nỗi sợ số 3: Nghỉ hưu/ sự không thích hợp- Retirement/irrelevance 

Viễn ảnh nghỉ hưu đem lại rất nhiều lo âu cho đàn ông bởi vì “ phải chấm dứt sự nghiệp thì cái tôi của họ đâu có còn”. Chuyên gia về lão hóa Laurie Jacobs, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tuổi già thuộc Đại học Y khoa Albert Einstein nói :” “Đàn ông sợ nghỉ hưu vì họ đã xác định chính mình là như thế và họ lấp đầy thời gian cũa họ bằng công việc”. Theo bà Jacobs thì tại Hoa kỳ khi bạn đã tới tuổi nghỉ hưu thì sẽ chẵng còn ai tới hỏi bạn ý kiến và bạn trở thành “vô hình” đối với mọi người. Kết quà là lỏng tự ái của bạn bị tổn thượng. Nhà tâm thần học Ken Robbins góp ý thêm là các phụ nữ khi dời bỏ việc làm có thễ lấp thời gian nhàn rỗi của họ nhanh chóng hơn đàn ông nhờ vào bạn bè con cái . 

Giải tỏa nỗi sợ: Bạn tránh đừng để bị gạt ra ngoài lề xã hội--bằng cách tiếp tục tham gia các hoạt động, dù là có phải tìm kiếm những đường lối khác. Bạn hãy cố gắng theo dõi các kỹ thuật mới, quan tâm đển lớp người trẻ, tự tái tạo bẳng cách tìm kiếm một ý nghĩa và mục đích mới cho đời sống khi nghỉ hưu. Hoặc nếu không bạn hãy tiếp tục làm việc. Trên hết tất cả, bạn phải vưon mình ra đễ giữ cho các mạng lưới xã hội được vững chắc

Nỗi sơ thứ 4: Không còn lái xe (và mất sự độc lập)- Losing wheels (and independence) 

Tai Hoa kỳ, chiếc xe hơi là biểu tượng cho bản sắc (identity) của người chủ xe, và cũng còn tượng trưng cho sự tự do, cuộc sống độc lập, và những khả năng vô tận của con đường mở rộng 

Viễn ảnh phải từ bỏ tất cả các thứ trên đây quả thật đáng sợ--điều mà nhiều đàn ông đã bắt đầu nghĩ tới khi thấy chính người cha của mình phải từ bỏ chùm chìa khóa xe vì lý do an toàn 

Lái xe cũng còn tượng trưng cho một nỗi sơ khác: đó là phải lệ thuộc vào người khác về những nhu cầu căn bản. Biết bao nhiêu người có vi trí cao trong xã hội và trước kia cũng đã có bẳng lái xe, bây giờ cũng đành phải sống già tại các trung tâm hổ trợ sinh hoat. 

Giải tỏa nỗi sợ: Bạn hãy nhìn vào sự thật. Có biết bao nhiêu người ở tuổi 70-80 vẫn còn tiếp tục lái xe an toàn trên đường phố. Nếu cần, bạn hãy theo học một lớp bồi dưỡng về lái xe. Ngoài ra bạn có thể tìm cách gạt nỗi sợ qua một bên và nghĩ rẳng tới một lúc nào đó ai cũng phải ngưng lái xe vì sự an toàn của những người khác

Nổi sơ thứ 5: Bạn (hay vợ của bạn ) bị mất trí nhớ – Losing your mind (or your wife losing hers) 

Có lẽ tin tức mới đây làm nhiều người hơn lo sợ về bệnh lú lẫn Alzheimer. Theo nghiên cứu của Viện Mayo Clinic đăng trên tạp chí Neurology vào năm 2010 thì đàn ông bị mắc bệnh suy giảm nhận thức nhẹ (mild cognitive impairment -MCI) --- hay còn gọi là bệnh “tiền-lú lẫn” (pre-Alzheimer) -- dễ dàng hơn so với phụ nữ và họ có thễ mắc bệnh này sớm. Theo kết quả nghiên cứu thì cứ trong năm nguời tuổi từ 70 đến 85 thì có khoảng một người mắc bệnh bệnh trên đây, từ tật hay quên bình thuờng (normal forgetfulness) tới sa sút trí tuệ ở giai đoạn đầu (early dementia) 

Mặt khác thực ra có nhiều phụ nữ hơn bị mắc bệnh lú lẫn Alzheimer. 
Điều này cũng là một viển ảnh đáng sợ cho người chồng, khi họ đột ngột phải đảm trách việc chăm nom vợ mà chưa có được chuẩn bị gì nhiều, nhất là khi người vợ không còn nhận ra chồng mình nữa . 

Giải tỏa nổi sợ. Bạn nên biết là mỗi năm chỉ có khoảng 15 phần trăm các ca suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) trở thành sa sút trí tuệ (nếu bạn đã lập ra đình thì đỡ lo bởi vì phần lớn MCI chỉ xẫy ra cho những đàn ông chưa có gia đình bao giờ). 

Hiên nay không có cách nào ngăn ngừa chắc chắn đựơc bệnh lú lẫn, nhưng rũi ro có thễ giảm nếu bạn có một nếp sống lành mạnh cho tim. Còn vể việc chăm nom người bị sa sút trí tuệ thì bạn nên biết là hiện nay càng ngày càng có nhiểu đàn ông giữ vai trò chăm nom người bệnh, và khác với thế hệ trước bây giờ có nhiểu nguồn hỗ trợ (resources) cho những người chăm nom thiếu kinh nghiệm. 

(Theo “5 Things Men Fear Most About Aging)

No comments:

Blog Archive