Wednesday, October 31, 2018

Đặc khu Tàu ở Pháp


THƯ MỜI

Kính thưa Quý Vị,

Trong khi Cộng Đồng chúng ta dồn hết tâm sức vào công tác chống Luật Đặc Khu bán nước tại Việt nam thì tại ngoại ô Paris, Tàu cộng đang sắp xây một Đặc Khu rộng 350 000 m2 và dự định trong thời gian tới sẽ mở rộng đến 850 000 m2 và có thể hơn nữa... !

Nhưng nếu Tàu cộng làm được việc đó, với sự đồng ý của Pháp thì đã đành. Không ! Tàu cộng xây dựng Đặc Khu này nhân danh hơn 3 triệu người Việt ty nạn Cộng sản tại hải ngoại mà họ gọi là « Tộc Kinh ». Một âm mưu khủng khiếp đang được Tàu Cộng kết hợp với người Pháp và người Việt (ty nạn cs) tại Pháp thực hiện tại Bussy Saint Georges (BSG). Để biết :

- Ai đang âm mưu nhượng đất tại Bussy st Georges cho Tàu Công ?

- Ai đang bán căn cước ty nạn Cộng sản VN cho Tàu Công- « Tộc Kinh » là ai ?

- Đề án được coi là biến BSG thành một đặc khu của Tàu Cộng đã tiến hành đến đâu ?

- Người Việt (ty nạn cs) nào đã tiếp tay với Tàu Cộng ?- Thế lực Tàu Cộng nào đứng sau vụ này ?

- Tác động gì cho Cộng Đồng Người Việt Ty Nạn cs tại Hải ngoại nói chung, tại Paris và Pháp Quốc nói riêng ?

Xin mời quý vị đến xem phim tường thuật buổi lễ nhượng đất BSG cho Tàu Cộng và xóa sổ người Việt ty nạn CS sẽ được tổ chức vào :

Ngày Chủ Nhật, 28/10/2018 từ 14h00 đến 17h00, tại Nhà Thờ Saint Hippolyte - Phòng « Roulotte »,  27 Avenue de Choisy, Paris 13 - Métro Porte de Choisy.

Chúng tôi xin kính mời quý vị đến tham dự buổi chiếu phim và sau đó cùng thảo luận về vấn đề hệ trọng này.

Chúng ta cần lên tiếng phản ứng trước khi quá muộn:Trân trọng kính mời và xin giúp phổ biến rộng rãi

VPLL và Hội Thân Hữu Pháp Á.
Ngôi làng đặc biệt được làm từ 100.000 quả bí ngô ở Mỹ


Bà Jenny Wegley - giám đốc vườn thực vật Dallas cho biết, công tác chuẩn bị cho triển lãm "Ngôi làng bí ngô" hàng năm đòi hỏi một lượng lớn nhân công tham gia. (Ảnh: Dallas Arboretum)

Năm nay, vườn thực vật Dallas (Mỹ) tiếp tục được trang trí như một ngôi làng mang phong cách truyện cổ tích Peter Pan với 100.000 quả bí ngô để chào thu.
Triển lãm “Ngôi làng bí ngô” – phần chính trong lễ hội chào thu tại vườn thực vật Dallas, bang Texas (Mỹ) thu hút rất đông du khách ghé thăm vào tháng 10-11 hàng năm. (Ảnh: Dallas Arboretum)
Ngoài bí ngô, rất nhiều loài thực vật đặc trưng của mùa thu cũng được trưng bày tại lễ hội.(Ảnh: Dallas Arboretum)
Người dân địa phương vô cùng háo hức được trở lại vườn thực vật vào mỗi dịp lễ hội để xem triển lãm. (Ảnh: Dallas Arboretum)
Mỗi năm, những quả bí ngô lại được trưng bày theo phong cách, chủ đề khác nhau. Chủ đề năm nay là Cuộc phiêu lưu tại Neverland – vùng đất xuất hiện trong truyện cổ tích Peter Pan.(Ảnh: Dallas Arboretum)Sử dụng 100.000 quả bí với đủ các hình dạng, màu sắc và kích cỡ, các nghệ nhân đã dựng lại những khung cảnh trong câu chuyện. (Ảnh: Dallas Arboretum)Hàng trăm quả bí được xếp dọc những lối đi, tạo ra khung cảnh tuyệt đẹp và gây ấn tượng mạnh với du khách. (Ảnh: Dallas Arboretum)
Nhiều gia đình tới đây để chụp ảnh. (Ảnh: Dallas Arboretum)
Nhóm thiết kế chọn chủ đề, vẽ phác thảo và mất rất nhiều thời gian để bổ sung các chi tiết. Quá trình chuẩn bị có thể bắt đầu trước triển lãm cả năm. (Ảnh: Dallas Arboretum)
Các nghệ nhân bắt đầu trang trí, sắp xếp bí ngô theo hình mẫu khoảng 4 tuần trước khi khai mạc triển lãm. Họ phải dùng tới những chiếc xe tải để vận chuyển số lượng lớn bí ngô. (Ảnh: Dallas Arboretum)
Trong thời gian triển lãm, nhân viên phải thường xuyên kiểm tra để loại bỏ những quả bí bị hư hỏng. (Ảnh: Dallas Arboretum)
Triển lãm kéo dài từ tháng 10-11 hàng năm, với rất nhiều sự kiện thú vị và các buổi biểu diễn âm nhạc vào cuối tuần. (Ảnh: Dallas Arboretum)Sau khi triển lãm kết thúc, nhân viên mất 2 tuần để thu dọn các quả bí ngô. Phần lớn trong số chúng sẽ được gửi tới các sở thú để làm thức ăn cho động vật hoặc được dùng để làm phân bón hữu cơ. (Ảnh: Dallas Arboretum)
Triển lãm cũng thu hút sự chú ý của nhiều du khách. Họ chia sẻ nhiều bức ảnh chụp tại lễ hội trên mạng xã hội. (Ảnh: Dallas Arboretum)
Năm 2017, chủ đề của triển lãm là Xứ sở Oz, chủ đề năm 2015 là Texas xưa cũ, năm 2012 là Nghệ thuật Bí ngô. (Ảnh: Dallas Arboretum)

Hoàng Anh (Tổng hợp)
Image may contain: 2 people, people smiling, meme and text
8 thành phố đáng sống nhất nước Pháp

Giống như mọi quốc gia trên thế giới, nước Pháp có những thành phố đáng sống, nơi ở trong mơ với tất cả mọi người.

Cuộc sống ở những thành phố đáng sống này không chỉ được đảm bảo về mặt vật chất, mà còn đạt đến đỉnh cao về giáo dục, văn hoá. Con người sống tại những thành phố này được đánh giá cao về học vấn, thái độ, cách cư xử, đi đến đâu cũng được yêu mến. Hãy cùng tìm hiểu về những thành phố đáng sống nhất nước Pháp nhé.

Toulouse
Vẻ đẹp của Toulouse

Thành phố này nằm trong vùng khí hậu Địa trung hải, với sự ảnh hưởng mạnh của tiếng Tây Ban Nha. Nơi đây sở hữu những trường học hàng đầu, ngành công nghiệp máy bay phát triển. Toulouse là nơi không chỉ có nền kinh tế phát triển, mà còn đáng tự hào về mặt lịch sử và văn hoá.

Thành phố Toulouse xinh đẹp nằm ở phía Nam nước Pháp, nơi có khí hậu tốt cho trẻ em và người già, với mùa đông không quá lạnh và mùa hè không quá nóng. Là thành phố lớn thứ 4 nước Pháp, Toulouse được coi là thành phố “đa quốc gia” với sự giao thoa văn hoá mạnh mẽ.

Còn được gọi là “thành phố hồng”, nên ở Toulouse có vô số ngôi nhà được sơn màu hồng bắt mắt, gây ấn tượng thích thú cho khách du lịch Pháp.

Eymet
Ở vùng phía Tây Nam nước Pháp, có sự tồn tại của một thị trấn nhỏ bình yên mang tên Eymet. Với tỉ lệ tội phạm gần như bằng 0, người dân sống tại Eymet luôn luôn thảnh thơi tận hưởng cuộc sống của họ, mà không hề lo lắng về tình trạng trộm cắp hay bạo lực.

Ngành công nghiệp chính ở đây là công nghiệp gió và du lịch. Phần lớn người dân sống ở đây hầu hết đều là người gốc Anh, nên họ không nói tiếng Pháp. Tuy nhiên, điều đó chẳng hề ảnh hưởng đến tính cách thân thiện và ôn hoà của họ

Giá cả nhà đất ở Eymet rẻ hơn nhiều so với các thị trấn khác ở Pháp. Ở đây, người dân thường thu mua lương thực, trái cây ngay tại vườn với giá cực rẻ.

Saint Gaudens
Cả Saint Gaudens và Toulouse đều nằm ở miền Nam nước Pháp. Nhưng sự nổi tiếng của Toulouse có phần lấn át Saint Gaudens. Dù vậy, Saint Gaudens vẫn là một trong những thành phố đáng sống nhất nước Pháp.

Saint Gaudens xinh đẹp, với diện tích vừa phải. Đây là nơi cư trú tuyệt vời cho những ai yêu thể thao, với những dãy núi trùng điệp đang mời gọi khám phá, và biển Địa Trung Hải không ở quá xa.

Trẻ em ở vùng này rất thích thú khi được dạy câu cá, đạp xe, cưỡi ngựa. Do gần với Tây Ban Nha, nên tiếng Tây Ban Nha ảnh hưởng một phần không nhỏ đến thị trấn này.

Pau
Pau là một thành phố nhỏ nằm ở biên giới phía Bắc. Ngành công nghiệp chủ đạo ở đây là dầu khí, máy bay, du lịch và nông nghiệp. Do có nền kinh tế phát triển, nên mức sống và giá cả vùng này khá cao.

Pau nổi tiếng là thành phố xanh, thu hút các tầng lớp thượng lưu châu Âu đến đây sinh sống. Thành phố này còn được gọi là “thành phố Đại học” với lượng sinh viên đông đảo từ khắp nơi trên thế giới.

La Roche-sur-Yon
Phẩm chất cuộc sống cao, không đồng nghĩa với việc túi tiền của bạn lúc nào cũng cạn kiệt. Đó là những gì người ta mô tả về La Roche-sur-Yon. Điều này có nghĩa là, mọi thứ ở thị trấn này rẻ vô cùng.

Đây là nơi đáng sống với bất kỳ gia đình nào có trẻ em. Bởi lũ trẻ sẽ được sống trong một môi trường thân thiện và đáng mến. Khí hậu vùng này là sự kết hợp giữa khô và ấm, giống với phần lớn các thành phố phía Nam. Kinh tế vùng chủ yếu phụ thuộc vào du lịch.

Rennes
Được xem là một trong những nơi có phẩm chất sống hàng đầu ở Pháp, Rennes nổi tiếng với ngành công nghiệp sản xuất ô tô, điện tử. Thành phố này chỉ xếp sau thủ đô Paris về các công ty công nghệ, đứng thứ 3 nước Pháp về ngành công nghiệp thực phẩm.

Rennes cũng sở hữu 2 trường Đại học lớn nhất vùng. Trường đào tạo nhiều nhóm ngành như khoa học, kỹ thuật, y học, vật lý, luật, quản trị và kinh tế; nghệ thuật, văn học, ngôn ngữ…thu hút một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học tại đây.

MontpellierThành phố của tương lai chính là Montpellier

Là một trong những thành phố năng động nhất nước Pháp, Montpellier có diện tích lớn thứ 8 tại Pháp. Nhưng đáng kể hơn, nơi đây có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Pháp trong vòng 25 năm qua.

Kinh tế phát triển chỉ là một nhân tố khiến Montpellier trở thành một trong những thành phố đáng sống nhất nước Pháp. Không chỉ dừng lại ở đây, thành phố này được hứa hẹn sẽ là “thành phố của tương lai” về tốc độ phát triển kinh tế.

Montpellier được ưu tiên nhiều chính sách để phát triển, tạo ra nhiều việc làm, thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp. Thành phố này hiện có khoảng 60.000 sinh viên, và được gọi là “thành phố đại học”. Nổi tiếng nhất trong số đó là trường Đại học Montpellier, được thành lập năm 1160, là một trong những trường Đại học lâu đời nhất trên thế giới.

Điểm nhấn đặc biệt nhất của thành phố Montpellier là hệ thống giao thông công cộng cực kỳ phát triển. Phần lớn người dân ở đây đều không sử dụng phương tiện cá nhân. Theo ước tính, có đến 1/3 số dân không sở hữu xe hơi cá nhân. Do đó, tại Montpellier rất ít xảy ra tình trạng kẹt xe.

BordeauxVẻ đẹp ngọc ngà của Bordeaux

Nổi tiếng với rượu, các món ăn ngon, các ngôi làng đẹp như tranh và lịch sử lâu đời, Bordeaux còn được ưu ái mang tên “Viên ngọc của vùng Aquitaine” hay “Vẻ đẹp ngủ yên”.

Bordeaux là một trong những thành phố đáng sống nhất nước Pháp với khí hậu biển ôn hoà, thiên nhiên tươi đẹp, cuộc sống bình yên, cư dân thân thiện.
Điều Ước

Trần Ngọc Ánh


Cuối cùng thì tôi cũng mua được căn nhà sau gần một năm trời đeo đuổi giấc mộng California  câu chuyện bắt đầu từ lần ghé thăm cô bạn đồng hương vào mùa hè năm 2009 ở trên Victorville,  một thành phố núi với bốn bề sa mạc mênh mông mà mới nghe qua cũng đủ tưởng tượng ra hình ảnh mấy cây xương rồng trơ gan cùng tuế nguyệt trong phim cao bồi xưa có anh chàng cởi ngựa và bắn súng ì xèo.

Trong khi nền kinh tế Mỹ lúc đó đang tuột dốc vì khủng hoảng,  kéo theo hàng loạt những vấn đề khó khăn khác như thất nghiệp, bớt lương,  giảm giờ, lạm phát.. Thị trường địa ốc cũng rớt giá thê thảm theo biến động chung. Sự tình cờ khi cả bọn đang ăn cơm và tán chuyện thời sự râm ran như những chuyên gia kinh tế thứ thiệt thì chợt cô bạn chỉ sang căn nhà hàng xóm phán “nhà cửa bây giờ rẻ lắm,  hồi trước trị giá mấy trăm,  bây giờ nhà bank kéo,  rao bán chừng hơn trăm ngàn ..”  một chút tò mò làm tôi buột miệng “hỏi thử coi bi nhiêu?”  Anh chồng của nàng sốt sắng bốc phone gọi mở cửa xem cho biết. Nhà mới cất chừng vài năm,  mọi thứ trong ngoài đều còn mới mà giá cả thì rẻ bất ngờ,  anh xã tôi khoái quá liều mạng trả giá mặc dầu trong túi không có đến 2000 đồng…

Dĩ nhiên cái nhà đó vuột khỏi tầm tay vì nhiều lý do chính đáng, nhưng lại khơi dậy nỗi mơ ước của đôi vợ chồng già khoái túp lều vàng trên thành phố thơ mộng yên bình này. Nói ra thì có vẻ đua đòi,  nhưng cái lý do đơn giản mà hai đứa tôi đều thích ở Cali bởi vì có nhiều bạn bè, bạn chồng bạn vợ đủ để kết bè kết đảng vui thú điền viên.

Già rồi mà phải sống cu ky ở trong hóc bò tó cảng biển mấy chục năm,  ra vô không có ai bầu bạn thì cũng oải thiệt,  nên khi nói ra ý tưởng muốn “move” qua Cali là hầu hết bạn bè thân quen đều ok xúi dục,  dù  biết “ở xa mỏi chân,  ở gần mỏi miệng”. Và các quân sư hiến kế đưa ra lý do thực tế lúc này  là thời điểm thuận lợi nhất để mua được nhà giá rẻ,  lãi suất thấp,  Sau khi tham khảo ý kiến nhiều “quân sư” trên net, vợ chồng tôi bèn quyết định gom góp chút vốn liếng còm hy vọng đủ down một căn nhà ngoại ô nho nhỏ ở Victorville.

Địa thế nước Mỹ giống như anh chàng hào phóng và thẳng thừng nên mọi việc xây dựng đều được sắp xếp theo nguyên lý trật tự đâu đó rạch ròi,  bởi vậy việc xẻ núi -vạt rừng- bình địa sa mạc để úm ba la ra thành phố sầm uất là chuyện dễ dàng đối với dân Mẽo.

Victorville là một thí dụ, tôi thật sự bị mê hoặc với nhà cửa được kiến trúc nhiều kiểu dáng sang trọng trên đồi cát,  những con đường thênh thang uốn lượn lên dốc xuống đèo, cũng thông xanh, đào trắng, bông hồng đỏ thắm bên thềm nhà ai.. Cũng buổi sáng buổi chiều se lạnh và nắng vàng như mật ong trên thảm cỏ xanh mướt ngoài sân Golf.

Con đường lớn nối liền các thành phố lân cận tạo nên bộ mặt nhộn nhịp của vùng núi cao hơn 4000 feet này,  dĩ nhiên nó không ồn ào tốc độ như Los hay quạnh hiu như Port Arthur mà tôi đang sống.

Victorville là thành phố trẻ nên hồn nhiên dễ chịu trong cảm nhận ban đầu của tôi khi mới đến đây, có thể tôi hăng tiết vịt khi quảng cáo cho khu đô thị mới này, nhưng cái thật tế nhất là nhà đẹp mà rẻ, dĩ nhiên cũng có bạn bàn ra,  phán một câu xanh lè “..Ừ,  ham rẻ,  sa mạc nóng mắc dịch,  trên trăm độ F lại vùng núi hay bị động đất,  lúc đó ngồi khóc tiếng Miên luôn..”.

Nói gì thì nói,  năm nào ở Texas cũng chạy bão toé khói,  thiên tai thì phải chịu thôi, né đâu cũng dính.

Tôi tiếp tục những chuyến đi về Cali để xem hàng chục căn nhà,  để ký giấy tờ ngã giá kỳ kèo hơn thua cùng bọn “đầu cơ tích trử” tiền rừng bạc bể mua bằng tiền mặt,  thấp hơn mình chút đỉnh nhưng nhà bank dễ chấp nhận hơn. Hàng tháng trời tôi tốn nhiều thời gian ngồi trên mạng để tìm nhà bán trong mấy trang web mà bạn tôi chịu khó lục lọi cung cấp thông tin, tôi xem giá cả, diện tích, xem bề ngang bề dọc, xem thiên văn địa lý, phong thổ…Bên cạnh cuộc chạy đua không cân sức này tôi có thêm 2 tên bạn nhiệt tình tiếp ứng là KCT và LTT,  tụi nó chạy tới chạy lui đi coi nhà dùm vào mỗi cuối tuần, chụp hình tả cảnh từng căn, để việc mua nhà của tôi thêm phần bề bộn. Nói chung là qua thời gian ngâm cứu chuyện sale sold,  tôi bỗng trở thành chuyên gia địa ốc không biết lúc nào, rành 6 câu mấy cái vụ interior, exterior..trong listing, hay interest rate trong từng thời điểm.

Nhưng với số tiền khiêm tốn trong tay,  dĩ nhiên là lần nào cũng bị giờ thứ hăm lăm thua hoài, tôi thất chí hát nghêu ngao  “từng căn nhà bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ..”

Sau nhiều lần mua nhà hụt,  tôi nghiệm ra chân lý là chuyện nhà cửa cũng giống như chuyện duyên số vợ chồng, phải có duyên ..tiền định mới gặp quới nhơn hiền tài, mới ăn đời ở kiếp được, gặp cái nhà tốt, vô ở êm ấm hòa bình thì mừng, gặp cái nhà ma ám, vợ chồng uýnh lộn hoài thì cũng dẹp tiệm sớm. Thôi thì mình chưa tới số mua nhà, phải đành chịu vậy, có đứa mách nước  “ dzái ông Địa cúng heo quay đi,  thế nào cũng được mà”. Ừ,  dzái thì dzái,  tôi đâu ngán.

Lần qua CA hồi trước Tết 2010 sau khi hụt mất một căn nhà ưng ý mà tôi tốn công mơ cả tháng trời,  buồn quá đi lang thang lên Roseville nhà nhỏ TH chơi, sự háo hức về túp lều lý tưởng  bây giờ đã xẹp như quả bóng xì lổ mọt, định ngủ nhà bạn một đêm tâm tình cho đã rồi mua vé bay về TX và thề rằng “thôi thì thôi nhé,  cũng ngần ấy thôi.”

Đang ăn cơm (lại ăn cơm) thì phone reo, bà realtor báo phải về gấp, có căn nhà muốn bán, cần ký giấy mua ngay kẻo hụt mất. Có vẻ như ánh sáng le lói cuối đường hầm, mặc dù tôi không còn hào hứng lắm về cuộc chạy sô này, hồ sơ phải gửi liền qua mail trong ngày, cần phải có máy in,  máy fax hay máy scan để ký và gửi ngay cho họ. Nhà nhỏ TH chỉ có máy scan, nhà H có máy in,  mà hai nơi này cách nhau ba giờ lái xe... tính tới tính lui không xong nên hai đứa lật đật về lại nhà Kh. may ra còn kịp thời gian hẹn,  trên đường về TH réo um sùm “Xời ơi, mình chậm tiêu quá,  bạn đi tới đâu rồi, quay lại đi,  tụi này sẽ mua cho bạn cái máy in” Thiệt tình tôi cảm động hết sức với cái sáng kiến tuyệt chiêu này của con nhỏ bạn hiếu khách, nhưng xe gần tới San Jose rồi,  đành hẹn nó năm sau ghé lại chơi.

Thủ tục ký kết cù cưa cũng mất hai tháng trời trong sự hồi hộp của một trò chơi đi tìm ẩn số không biết rủi may thế nào,  “cái nhà là nhà của ai?.”

Cuối cùng thì duyên may cũng lù lù đến sau một thời gian dài rả giò mòn mỏi,  căn nhà thứ 101 mới về tay tôi,  không cần chọn lựa phong thủy mà vẫn chánh hướng Đông Tây đàng hoàng, số nhà cộng lại chín nút hên hết biết, chỉ cách cô hàng xóm thân thiết mấy phút đi bộ.. Tóm lại mọi thứ đều trở nên hoàn hảo vào phút thứ 89. Hôm đi nhận chìa khoá mà ông xã tôi vẫn còn thấp thỏm lo huốt lần nữa,  tuổi già vốn hoài nghi mà.

Về lại Texas rao bán nhà, hành trang hổng có gì ngoài mấy thùng sách nặng chình chịch và số đồ dùng cá nhân, còn bàn ghế tủ giường củ kỹ,  máy giặt máy sấy bỏ lại hết. Có người mách nước, qua bển mua Garage Sale rẻ hơn. Dựng tấm bảng “House for sale” chưa quá một ngày,  đồ đạc chất lên xe sẳn sàng lăn bánh thì anh hàng xóm đi ngang hỏi “Chú bán bao nhiêu?” ông xã thiệt thà rao giá “ 42.000”. Trời ạ, nhà đất rộng mênh mông hơn cái sân banh vậy mà bán rẻ mạt,  anh Việt Nam quen thói kỳ kèo “chú bán 40 đi, mai ra làm giấy con giao tiền liền”. Anh ngần ngừ chút xíu “bớt hai ngàn còn hơn mai mốt mua vé bay qua bay lại cũng mất công”  và ông ok. Tôi không hình dung nổi sự mua bán nhà diễn ra chưa đầy 5’,  dễ dàng hơn mua hộp dầu cù là.

Đúng hẹn sáng mai hai bên ra Notary's office ký giấy,  anh nhận xấp tiền nhét vô túi và lên xe trực chỉ  miền nắng ấm California. Bỏ lại sau lưng cảng biển với vụ tràn dầu đang làm lao đao những ngư dân còn bám trụ,  bỏ lại mùa giông bão sắp đổ về....

Tôi cũng cẩn thận coi ngày lành tháng tốt để dọn vô nhà mới, nấu chút cơm canh làm lễ ra mắt “thần hoàng bổn cảnh”,  cũng bày đặt “nhất bái thiên địa,  nhị bái tông đường..phu thê tam bái…” có anh bạn hóm hỉnh chọc “coi chừng động đất cấp 4 đêm nay…” Xời ơi,  sao biết hết chơn dzậy! Động đất chưa thấy, chỉ thấy lạ nhà khó ngủ nhưng tôi thật sự  thoải mái với không khí trong lành buổi sáng, ngồi ở phòng ăn nhìn qua cửa sổ thấy xa xa ngọn núi phủ tuyết trắng xoá như ..Phú Sĩ Sơn ( Xạo chút xíu cho vui,  chứ có đi Nhật đâu mà biết) nhà xây ở trên đồi,  láng giềng lịch sự,  khu nhà khang trang, khung cảnh hữu tình nhìn xuống cái hồ xanh biếc bên dưới thung lũng.. Trong lòng chợt thấy khoái và muốn khoe tùm lum cho bạn bè biết,  dù trong đám bạn bè có nhiều đứa nhà đẹp gấp mấy lần căn nhà ngoại ô của tôi,  nhưng tôi đọc được ở đâu đó câu này “ nỗi buồn nói ra chỉ vơi đi một nửa,  còn niềm vui nói ra thì được nhân lên gấp bội”. thôi thì kể với mọi người về niềm vui có căn nhà mới của mình như một lời cám ơn về câu chúc lành hôm Tết “ chúc vạn sự như ý”, chỉ cần một sự như ý là thấy đời hả dạ,  sướng rên mé đìu hiu rồi phải không các bạn? Cám ơn sự tiếp sức động viên của mọi người đã dành cho tôi trong chặng đường còn lại .Ừa,  sống mà hổng có bạn bè thì cô đơn biết bao nhiêu,  phải không quí vị? Ơn trời,  tôi có đầy đủ cả bạn lẫn bè.

Nhà mới lại nhân sinh nhật của anh xã,  ông bạn chí cốt ôm cái bánh sinh nhật lại để chúc mừng U80 làm chàng thấy mình như được tăng lực,  thêm KCT lại xông đất nên mọi việc sẽ Công Thành..Hè này Trường tôi họp mặt,  tôi sẽ rất welcome nếu bạn bè phương xa về dự,  hay bất cứ ai muốn dừng chân ở Nam CA này, sẳn dịp ghé nhà tôi, mình sẽ bày trận nhậu một bửa oắc cần câu,  không say không về mà.

Bà con xa không bằng láng giềng gần,  tôi thấm cái đạo lý của người Việt mình nên nhân ngày July 4, cuốn chả giò nóng hổi, đem qua gõ cửa từng nhà tặng họ làm thân,  hai bên nhà là người Mỹ, hai nhà đối diện thì Mễ và Indo,  trông họ rất dễ mến và tin cậy,  biết đâu cũng có lúc nhờ vả khi  tối lữa tắt đèn.

Vùng sa mạc này trồng cái gì cũng khó ăn,  mùa Xuân Hạ ấm áp cây chưa kịp lớn thì Đông về nó héo rũ thấy mà thương,  chỉ có cây Thông và hoa hồng là chịu được thời tiết khắc nghiệt ở đây. Tôi nghĩ ra cái hồ có thác nước chảy róc rách,  có mấy con cá vàng lội nhởn nhơ,  có bông súng bông sen “ lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng” coi thơ ra phết..Và tôi xắn tay áo lên ...thuê anh chàng Mễ đào cái hồ cạn sợt, lót nilon ở dưới,  đổ nước vô cho khỏi thấm,  anh bạn cho mấy chậu sen,  súng, lục bình,  ra chợ mua vài chục con cá nhỏ cở ngón tay út thả xuống,  làm chơi chơi vậy mà vài tháng sau sum suê hết biết, gặp mùa hè sen nở,  cứ muốn rủ bạn đến uống trà ngắm hoa nở,  chờ trăng lên ...

Như buổi sáng nay ngồi ở hàng hiên sân sau nhìn ra mấy chú cá vàng đớp bóng dưới tán lá sen xanh mát. Giữa cái nắng hè gay gắt trên sa mạc này, thiệt cũng hả lòng với công trình của mình suốt mấy tháng trời chăm chút,  nói cái hồ cho oai chứ nó nhỏ cở vũng trâu nằm,  tôi hì hục để mong biến giấc mơ mỗi sáng mỗi chiều hai vợ chồng ra đàng sau huê viên bẻ hoa bắt bướm,  ngồi nhâm nhi tách trà ngó cây cối xanh xao cho đở nhớ quê mình. Chợt tôi ngẩn người khi thấy cái màu tím non nhô lên từ vũng trâu nằm “Ôi,  hoa lục bình”,  tôi reo lên khi nhìn thấy nó, cái màu tím mà lâu lắm rồi tôi mới gặp kể từ khi rời quê lên chốn thị thành, nó càng đáng giá hơn nữa khi nó nở ra ở đây, trên sa mạc xứ người,  cách quê hương hàng mấy chục ngàn cây số,  cái màu tím đơn sơ, mộc mạc trong buổi sáng hôm nay bỗng làm tôi xúc động như gặp lại người bạn cũ thiếu thời,  bao nhiêu kỷ niệm hiện về nhắc tôi một khoảng đời bình yên tuổi nhỏ.

Ngày xưa còn bé cùng lũ bạn ra sông vớt lục bình chơi bán hàng, cuống lá tròn xốp giống như ổ bánh mì mà đứa nào cũng dành lấy để xẻ ra nhét vào đó vài cọng lá giả bộ thịt xá xíu (!) bán cho mấy thằng hàng xóm khoái chơi nhà chòi chung với con gái, để rồi trả tiền bằng lá mít, lá khoai..

Lớn lên một chút thì màu tím lục bình, màu hoa phượng đỏ, hoa pensée  lại trở thành mấy bài thơ bài văn nắn nót bằng mực tím học trò, tả cảnh tả tình, than mây khóc gió, lãng mạn cải lương..mà tôi và bạn bè thích chuyền tay nhau đọc rồi cười khúc khích. Có bài thơ tiền chiến nói về màu tím mà cả bọn thuộc lòng “những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt..” “Tim tím ban chiều tim tím núi,  đời sao nhiều tím thế em ơi”,  màu tím như một huyền thoại của tuổi mới lớn mộng mơ,  áo tím,  mắt tím ,  chiều tím,  khung trời tím…sắc màu đầy quyến rũ là vậy,  có đứa còn lấy luôn bút hiệu “Hoa tím lục bình” “Mắt buồn Pensée”để dành quyền tác giả trong mấy cuốn đặc san cuối năm,  chẳng là ta đây.. “chỉ muốn làm người em gái thôi,  người em sầu mộng đến muôn đời..”Thế đấy,  cái tuổi hồng mà khoái tím thì ..chỉ khổ hát hoài câu “nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt..” như tôi chẳng hạn!

Qua Mỹ có dịp lại thăm nhà những người Việt Nam, điều thú vị nhất mà tôi tìm thấy là vạt rau sau vườn với đủ thứ mồng tơi, bầu bí, húng lủi,  húng quế, ngò gai, hành ớt, xả nghệ y như ở quê mình, nếu ở Apartment thì chí ít cũng có vài bụi càng cua trong chậu kiểng hay mấy trái cà chua treo tòn teng kiểu Mỹ ngoài lan can. Tôi có ông bạn, sáng nào cũng ra săm soi mấy trái khổ qua nhỏ xíu bằng đầu đũa,  hay quày chuối sứ mới trổ bông.. nằm đong đưa võng mà ngó ra giàn mướp thòng trái xanh mướt, lâu lâu nghe gió thổi lùa mấy tàu chuối xào xạc sau nhà,  tưởng như mình còn lim dim giấc trưa hè bên bển, thấy nguôi ngoai hơn nỗi buồn xa xứ.”

Anh bộc bạch tấm lòng nghe mà thương cảm!

Bên này khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tươi, cũng có chợ VN bán không thiếu món gì,  bảo đảm an toàn thực phẩm,  không lo phun thuốc trừ sâu độc hại,  không lo thịt cá ướp phân urê,  không lo giá cả nói thách trên trời..Vậy mà vẫn khoái chăm chút vườn rau,  tẩn mẩn từng trái chanh trái ớt như mân mê cái nỗi nhớ nhà. Trồng cho có việc mà đi ra đi vô,  cho vui mắt chứ ăn uống bao nhiêu,  nhiều khi cây trái phủ phê,  ai tới chơi cũng đem khoe và biếu khách chút quà cây nhà lá vườn cho thêm thắm tình đồng hương đồng khói.

Khi có dịp về VN,  nhiều người cũng cố nhớ mang qua những hạt giống “độc chiêu” chỉ có ở quê mình, tôi có dịp thấy cây trâm,  cây lý ở một ngôi chùa nhỏ ở gần Los/CA , từng chùm trái màu đen bóng mà hồi nhỏ leo hái ăn tím cả miệng, rồi nghêu ngao “trời mưa lâm râm,   cây trâm có trái,  con gái có chồng..”,  trái lý giống trái mận nhưng mỏng vỏ mà thơm ….
Khi dân miền Tây hái cây bồn bồn mọc hoang ngoài ruộng về làm dưa chua,  để chấm nước cá kho trong bữa cơm quê đạm bạc mà “bén mồi”,  thì món ăn dân dã lạ miệng này bổng chốc được khai thác tá lã,  người ta trồng và bán nó ra chợ quê rồi lên chợ tỉnh,  nó được làm gỏi trong nhà hàng như một món ăn “đặc sản”. Bạn bè tôi về VN cũng khoái món “bồn bồn” trong bàn nhậu.

Một hôm anh bạn nhân chuyến du lịch sang Mỹ, đi dạo trong khu rừng gần nhà thấy bụi cỏ ven đường giống quá, bèn cúi xuống ngắt một cọng lên bẻ lấy lỏi bên trong và buông một câu chắc nịch “bồn bồn!”, khiến cô bạn khoái quá hứa sẽ nhổ lên làm một bữa gỏi bồn bồn đãi bạn gần xa.

Trong không khí tĩnh lặng của một đêm trăng, có khi nào bạn chợt nghe tiếng dế khẽ khàng bên hàng rào bông bụp,  thử nghĩ xem bạn sẽ làm gì với cảm giác thú vị lúc đó,  bạn sẽ reo lên như đứa trẻ được quà. Tôi tin chắc như thế nếu bạn đang sống ở một nơi cách quê hương hàng chục ngàn dặm và lâu lắm rồi bạn chưa có dịp về thăm.

Quê hương là vậy đó, dù là chùm khế ngọt hay khế chua thì nó vẫn luôn là cây khế kỷ niệm của một thời quá khứ êm đềm,  để ai cũng thấy lưu luyến nhớ hoài.Tôi đọc 2 câu thơ của ông Kiên Giang mà thấm

“Dù xa cách mấy trùng dương, 
Đi đâu cũng có quê hương trong lòng”

Chắc vậy, nên cái màu tím lục bình sáng nay đã ngát hồn tôi một nỗi nhớ nhà!

Trần Ngọc Ánh

Tuesday, October 30, 2018

ĐẢNG DÂN CHỦ ĐÃ THAY ĐỔI LÝ TƯỞNG
Kiêm Ái
Hoa Kỳ hiện có 2 đảng chính trị: một là Cọng Hòa, hai là Dân Chủ. Từ trước tới nay, khi đảng Dân Chủ cầm quyền; nói nôm na là vị tổng thống đương nhiệm là người của đảng Dân Chủ, lúc đó đảng Cọng Hòa là đảng đối lập, và ngược lại, khi Tổng Thống là Cọng Hòa thì Dân Chủ là đối lập. Tất cả những chương trình, kế hoạch và hành động cụ thể của vị tổng thống của đảng Dân Chủ lúc đó đều được đảng đối lập là đảng Cọng Hòa theo dõi, xem ông ta (nay mai có lẽ sẽ có “bà ta”) có làm điều gì thiệt hại cho đất nước, có hại cho dân chúng trong lúc này và mai sau hay không. Nếu có, lập tức đảng đối lập phản đối, nêu rõ những nhận định rồi phổ biến cho dân chúng biết, cho quốc hội biết, để quốc hội khi dùng lá phiếu quyết định chủ trương đó của chính phủ có đáng ủng hộ hay không. Đồng thời đưa ra những quan điểm, kế hoạch của đảng mình để trong cuộc bầu cử sắp tới; giành được sự tín nhiệm của cử tri; chẳng những của đảng mình mà cử tri của đảng đối lập để mình thắng lợi và lên cầm quyền. Tắt một điều, dù ở phương vị cầm quyền hay đối lập cả hai đảng đều có một mục đích chung là phục vụ đất nước. Nói khác đi là đảng đối lập một khi đã thất cử thì hãy chuẩn bị cho kỳ bầu cử tới làm sao đảng mình được dân chúng cử tri sẽ ủng hộ và lên nắm quyền để thực thi những chủ trương ích quốc lợi dân để làm cho quốc gia Hoa Kỳ AN NINH và THỊNH VƯỢNG hơn, chẳng những giúp cho quốc gia Hoa Kỳ mà còn đem lại lợi ích cho thế giới, để Hoa Kỳ xứng đáng là quốc gia dẫn đầu thế giới.
Tuy nhiên, hiện nay đảng Dân Chủ đã không làm như vậy. Đó là điều đáng tiếc và đáng lên án. Các đảng viên đảng Dân Chủ nên xét lại, nên theo dõi hành động, hoạt động của đảng mình có đúng không.
Ngay khi Tổng Thống Donald Trump vừa đắc cử mấy tiếng đồng hồ, đảng Dân Chủ đã phản đối quyết liệt bằng truyền thông, bằng biểu tình hàng triệu người với khẩu hiệu chối bỏ chức vị Tổng Thống của Donald Trump: “Donald Trump không phải là Tổng Thống của tôi”, ai tổ chức? Ai thuê mướn những người này? Tại sao vậy? 
Ông Trump cũng như bà Hillary đã vận động hết mình, đã trình bày chương trình hành động với cử tri, đã dùng phương tiện của mình để vận động; mà so sánh phương tiện thì bà Hillary hơn gấp mấy lần ứng cử viên Donald Trump. Giới bình dân thường nói, có sức chơi, có sức chịu. Ông Trump đã trình bày với cử tri toàn quốc lập trường của ông ta trước toàn thể đồng bào, nay ông ta đắc cử thì hẳn để xem ông ta có thực hiện những gì đã hứa hay không, nếu không thì hẳn chống đối, vì những lời hứa của ông Trump quả nhiên rất khó thực hiện, dù vậy cũng phải cho ông ta một năm, nếu quá “mót” (quá sức muốn) chống đối thì cũng một tháng, đằng này “lập tức chống đối” khiến mọi người ngơ ngác và hỏi “Họ là ai? Có phải là người Mỹ hay không, có ý thức dân chủ hay không?" hay là “người nước ngoài, phụng sự cho lý tưởng chống đất nước Hoa Kỳ?”. 
Các phương tiện truyền thông dòng chính (TTDC) coi như đây là một thắng lợi. Nói thật, chỉ có Nga Sô nhứt là Trung Cọng mới coi đây là thắng lợi, vì nó hứa hẹn ông Trump sẽ “vướng chân vướng cẳng” khó thực hiện những gì ông đã hứa làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, tức là làm cho Hoa Kỳ mạnh hơn, thịnh vượng hơn, và cũng có nghĩa là 2 nước thù nghịch với Hoa Kỳ này sẽ gặp khốn khó. Tại sao TTDC và những kẻ thuê mướn người biểu tình lại coi như thắng lợi? Có phải Dân Chủ đã thay đổi lý tưởng, thay vì phục vụ cho Mỹ lại giúp cho ngoại bang, cho Chủ Nghĩa Xã Hội mà Obama đang thực hiện dang dở nửa chừng?
Một tục lệ bất thành văn là mỗi khi một tổng thống đắc cử, có được một thời kỳ “trăng mật” với truyền thông; hình như là 100 ngày hay một năm tôi không nhớ rõ, nhưng đối với Donald Trump thì cái gọi là “trăng mật” đó không có, không có một ngày chứ đừng nói một tháng, một tuần. Các phương tiện truyền thông của đảng Dân Chủ - ít ra là đã ủng hộ bà Hillary trong khi ứng cử, đã nhất tề phản đối tân tổng thống dù ông ta chưa tuyên thệ nhậm chức. Đó là hành động của “lực lượng thứ 5” ngoài 4 quyền lợi căn bản trong hiến pháp hay sao? Đó là truyền thống của quốc gia Hoa Kỳ hay sao? Hành động này chẳng những phản dân chủ, mà còn phản bội cử tri cả 2 đảng hay là toàn quốc Hoa Kỳ, vì nếu chỉ có đảng Cọng Hòa bầu ông Donald Trump thì làm sao thắng được bà Hillary? Hành động phản dân chủ này làm sao mà cử tri sẽ ủng hộ đảng Dân Chủ trong ký bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 6 tháng 11 năm nay và năm 2020 ?
Người ta tổng kết thành tích “Make America great again” và “America first” của Tổng Thống Donald Trump đã có 298 thành tích đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ. Và nếu như người ta cũng làm thống kê những chống đối của đảng Dân Chủ thể hiện qua TTDC đối với ông Trump thì phải có hàng triệu triệu vụ chống đối. Tiếc thay, những chống đối này chỉ vì bà Hillary không được làm Tổng Thống mà thôi, không vì đất nước Hoa Kỳ.
Vừa nhận chức Tổng Thống thứ 44 của Hoa Kỳ chưa được bao lâu, chưa có hành động gì đáng kể (vì chưa có thời gian), cựu Tổng Thống Obama đã được giải Nobel Hòa Bình? Thế là thế nào? Phải chẳng đây là “tiền đặt cọc” để TT Oabama phải thực hiện những gì mà một thế lực nào đó đã yêu cầu ông Tổng Thống này? Cử tri Dân Chủ nên đặt câu hỏi và tự trả lời.
Thử xét lại, thử nghĩ lại một cách bình tỉnh và khách quan, Tổng Thống Donald Trump đã làm gì thiệt hại cho Hoa Kỳ? Tựu trung Tổng Thống Donald Trump đã làm nhiều việc có thể tóm tắt:
1- Rút chân ra khỏi các hiệp ước, hiệp định bất lợi cho Hoa Kỳ. Ví dụ
- Hiệp Ước TTP có 12 hội viên, Hoa Kỳ là một, không có Trung Cọng, nhưng nếu thi hành thì Trung Cọng tuồn sản phẫm của họ cho các nước “đang phát triển” đưa sang bán cho Hoa Kỳ miễn thuế”.
- Hiệp Ước Paris, quả địa cầu nóng thì nóng cả thế giới, nhưng hầu hết quốc gia hội viên chỉ đóng nước miếng, Hoa Kỳ è cổ ra đóng 70, 80%. Trung Cọng đất rộng bậc nhứt, dân nhiều nhứt, nhả khói nhiều nhứt, tự xưng là cường quốc số 2, sắp lên số một nhưng tự xưng “chúng tôi là quốc gia đang phát triển” không đóng, Nga sô không vào hiệp ước, không đóng. Cứ tiếp tục thi hành hiệp ước này, Hoa Kỳ dại hay khôn?
- NATO là hiệp ước Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương giữ an ninh cho Âu Châu, mà hầu hết các nước trong hiệp ước ở Âu Châu không đóng, hoặc đóng rất ít. Trước khi TT Trump sang dự hội nghị này, TTDC đã cho rằng ông ta sẽ thất bại, sẽ mất hết đồng minh …nhưng trái lại, TT Trump đã làm các nước trong NATO tâm phục khẩu phục, thực hiện việc đóng góp. Không nhìn nhận thắng lợi của vị tổng thống của mình, họ đem hình ảnh dân chúng Luân Đôn biểu tình diễu cợt Donald Trump như búp bê, xem đó là thắng lợi của TTDC, nhưng ông Trump vẫn binh tỉnh vì thắng lợi đó do ông đô trưởng Luân Đôn người Hồi Giáo điều động.
- Hiệp ước Nga Mỹ hạn chế sản xuất hỏa tiển dưới 5 ngàn km, chỉ có Hoa Kỳ tuân giữ, Nga Sô theo truyền thống Cọng Sản chỉ tuân cái mồm, Trung Cọng đứng ngoài tha hồ chế tạo.
- Hiệp Ước với Iran tha tất cả những trừng phạt cho Iran chỉ mong Iran không chế tạo vũ khí nguyên tử, nhưng Iran vẫn tiếp tục làm giàu nguyên liệu chế tạo, giúp Iran có kinh tế tài chánh tài trợ cho khủng bố. Hiệp ước vừa ký xong, Obama đã vội thả 13 gián điệp của Iran cho xe chỡ mấy trăm triệu đô trả cho Iran. Quá tốt. Bỏ hiệp ước với Iran cũng làm cho nguồn cung cấp dầu thô cho Trung Cọng phải khựng lại.
2- Đòi hỏi các quốc gia lợi dụng Hoa Kỳ phải “buôn bán” trong công bằng, không để cho Hoa Kỳ phải thiệt hại. Đó là Canada, Mehicô và Trung Cọng. Hiệp ước NAFTA phải viết lại để cho Trung Cọng khỏi buôn bán với Mễ, không được tuồn nhôm và thép để Mễ đưa bán cho Hoa Kỳ miễn thuế. Hiệp ước mới vừa công bình vừa có lợi cho cả 3 quốc gia, mỗi năm Hoa Kỳ được hơn 83 tỉ mỹ kim, nhưng Trung Cọng thì phải “ăn bơ” hay thối lui.
Trung Cọng sản xuất hơn 350 tỉ qua Hoa Kỳ với xuất thuế 2,50% còn chỉ nhập cảng của Hoa Kỳ 130 tỉ, mà Hoa Kỳ phải đóng 25% thuế. Cuộc chiến thương mại với Trung Cọng đang tiếp diễn phần thắng kinh tế ngày càng nghiêng hẳn về Hoa Kỳ, dân Trung Cọng thất nghiệp ngày càng cao rất dễ đưa tới biểu tình, rối loạn và xáo trộn. Chẳng những Trung Cọng do Tập Cận Bình làm vua ngày càng rối loạn, Quyền lực Tập Cận Bình ngày càng bị đe dọa, nay mai họ Tập có thể sẽ “hy sinh làm đại liệt sĩ”.
3- Củng cố lực lượng Quân sự của Hoa Kỳ để trở thành một lưc lượng mạnh nhứt thế giới tự do. Công khai lên án chủ nghĩa Cọng Sản hay còn gọi trá hình là Xã Hội Chủ Nghĩa. Chủ nghĩa này đã được cựu Tổng Thống Obama bắt đầu thực hiện. Phải chăng vì vậy mà Đảng Dân Chủ phản đối? Donald Trump chẳng những đủ sức mạnh quân sự chiến thắng Trung Cọng mà còn qui tụ được hầu hết quốc gia trên thế giới - trừ Nga sô, tạo thành một liên minh mạnh nhứt, bao vây Trung Cọng.
4- Đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ, kinh tế lên cao chưa từng có, tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất lịch sử Hoa Kỳ. Rút được những công ty Hoa Kỳ đang hoạt động ở ngoại quốc trở về Hoa Kỳ đem tiền thuế về cho Hoa Kỳ, đem công ăn việc làm cho dân Hoa Kỳ. Chứng khoán lên cao chưa từng có v.v…
5- Thực hiện những thành tích mà mấy đời Tổng Thống tiền nhiệm cả Cọng Hoà và Dân Chủ đều bó tay. Đó là hồ sơ Triều Tiên. Các đời tổng thống trước đã tốn biết bao công sức, tiền bạc mà Triều Tiên ngày càng ngoan cố, càng kiêu hãnh và càng có lợi cho Triều Tiên. Đến tay Donald Trump thì lãnh tụ Triều Tiên phải xin gặp Tổng Thống Hoa Kỳ, kết quả là ngưng thử nguyên tử, hợp tác, trả hài cốt tử sĩ, tha bỗng tù binh và sẽ có những hợp tác giữa 2 nước Nam Bắc Hàn.
Và còn nữa.
Ai cũng chê Donald Trump không làm theo truyền thống “trí thức chính trị” như Dân Chủ cũng như Cọng Hòa. Cả thế giới than trời: "không thể đoán được Donald Trump sẽ làm gì” và chê bai hết lời, nhưng lý thuyết gia nổi tiếng trong lịch sử thế giới là Tôn Tẩn cho như vậy là “trăm trận trăm thắng”. Biết người, biết ta mà không cho người ta biết mình là trăm trận trăm thắng.
Đã đến lúc đảng viên Dân Chủ nghĩ lại. Phản đối một Tổng Thống chỉ khi nào ông ta làm thiệt hại cho đất nước, cho dân tộc, chứ không phải tại vì một ứng cử viên của đảng mình thất cử. Chống đối một tổng thống khi ông ta đang đối đầu với Trung Cọng, một quốc gia đang thực hiện một mục đích là phá hoại Hoa Kỳ, làm cho Hoa Kỳ suy yếu để nó lên làm bá chủ thế giới, nó ăn cắp sản phẫm trí tuệ của Hoa Kỳ, nó làm hàng giả, hàng nhái để vừa bán được nhiều hàng vì giá rẻ đồng thời giết chết hàng Hoa Kỳ, nó lợi dụng sự miễn thuế của Hoa Kỳ v.v… chống lại những gian tà đó, chống lại kẻ phá hoại Hoa Kỳ một cách thâm độc như vậy thế mà TTDC và chóp bu đảng Dân Chủ lại nỗ lực đánh phá TT Trump trong giai đoạn này, có phải đảng Dân Chủ đã thay đổi lý tưởng phục vụ hay không ?
Đảng viên Dân Chủ hãy nhìn lại đảng Dân Chủ dưới thời Obama đã làm gì cho Hoa Kỳ hay là giúp Trung Cọng, lạy lục Trung Đông, khiếp nhược cho đến nỗi bỏ mặc một Đại Sứ cho bọn khủng bố tấn công tòa đại sứ, giết chết đại sứ dù ông ta đã kêu cứu với bà Hillary đượng kim ngoại trưởng mấy trăm lần bằng điện thoại bị bả “tắt máy” rồi phản đối một cách lấy lệ. Tàu của hải quân Hoa Kỳ đang ở vị thế quốc tế, Iran tấn công, bắt lính Hoa Kỳ và làm nhục họ rồi mới thả ra. Thế mà Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry “cám ơn Iran đã trả tự do cho lính Hoa Kỳ”. Obama đã tiêu tiền Hoa Kỳ một cách hoang phí nhứt, nợ nần tăng cao. Trên thực tế không phải Obama, Hillary Clinton, … không biết họ đang làm gì, họ biết rất rõ những gì họ làm, đó là vì họ đang muốn thế giới phải thực hiện chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, Chủ nghĩa này na ná như Cọng Sản mà Hoa Kỳ dưới thời Obama là nước tiên phong tự áp dụng cho mình.
Dân chúng Hoa Kỳ phần thì thấy lờ mờ hành động này của Hillary Cliton, phần thì thấy chương trình của Donald Trump vừa mới mẻ vừa thực tế là giúp dân chúng có đời sống cao hơn, Hoa Kỳ sẽ “great” trở lại nên đã bầu cho Donald Trump. TT thứ 45 Hoa Kỳ chẳng những đã thực hiện lời hứa khi tranh cử mà còn đập tan ý đồ Xã Hội Chủ Nghĩa của Obama và Hillary Clinton. Vì vậy mà TTDC và đảng Dân Chủ đã chống đối Donald Trump quyết liệt chưa bao giờ thấy trong lịch sử Hoa Kỳ, chưa bao giờ dùng những chiêu thức bẩn thỉu, nhơ nhớp mà tôi gọi là “chiêu thức đánh dưới lổ rốn”. Trong một cuộc họp mật với Tổng Thống, Phó Tổng Thống và một ít nhân vật rất hạn chế, Donald Trump nói một cách bình thường: tôi rất hoan nghinh người Na uy và người Á châu nhập cư Hoa Kỳ. Một vị tham dự lén báo cho TTDC . Họ cắt cái nửa sau chỉ còn lại Na Uy rồi la làng rằng Donald Trump kỳ thị, chỉ cho người da trắng nhập cư.
Nỗ lực của Obama và đồng bọn làm cho Hoa Kỳ suy yếu và Trung Cọng mạnh lên. Mục đích là để Xã Hội Chủ Nghĩa sẽ được thực hiện. đảng DÂN CHỦ ĐÃ THAY ĐỔI LÝ TƯỞNG.
Kiêm Ái 
30 Oct 2018

Vùng Trời Quê Bạn




image008
Đám cưới Amy và Jack, Tôn làm phù rể, đứng giữa.

image009
Từ trái: Jack, Tôn và Amy.

image010
Tôn, Đ/U TQLC, trên một chiến hạm HQ, trong một cuộc hành quân đổ bộ.

image012
Và Tôn, bên địa chỉ của  Jack trên Bức Tường Đá Đen.

***
Năm 1998, khi trở lại Washington DC., tôi có dịp gặp lại một số đồng đội cũ, trong đó có Nguyễn Văn Phán, bạn cùng khóa và cùng đơn vị, và Lê Văn Khánh, vừa cùng khóa Thủ Đức, vừa cùng khóa Căn Bản Thủy Quân Lục Chiến tại Quantico, Virginia 1963. Gặp lại nhau, biết bao xúc động.

Cũng trong chuyến đi này, tôi còn tìm được địa chỉ chính thức, rõ ràng và thật sự ‘gặp lại’ một người bạn cũ mà đã hơn 30 năm nay hình ảnh của người bạn này đã chập chờn, ám ảnh và làm tôi ray rứt khôn nguôi.

Địa chỉ của anh là:

JOHN A. HOUSE II 
Panel 22 E Line 87
‘Bức Tường Đá Đen, Washington, D.C.

(Bức tường đen DC 1998 với địa chỉ của Jack)

*
Năm 1963, Khóa chúng tôi gồm 5 người, tất cả đều là Thiếu Úy: Lê Văn Khánh, Lê Văn Cận, Vũ Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Huấn và Phan Công Tôn (Trưởng toán).

Năm đó chúng tôi còn được may mắn với cái thú đi bằng đường hỏa xa, cuộc hành trình xuyên lục địa khởi đầu từ nhà ga San Francisco, California. Sau 3 ngày đêm, chúng tôi đến nhà ga thành phố Quantico, Virginia vào một buổi chiều nắng đẹp vào tháng 4 năm 1963. Thành phố Quantico nằm về phía Nam của D.C. vào khoảng 35 dặm, nơi đây có một số trường huấn luyện, đào tạo các sĩ quan TQLC Hoa Kỳ và các quốc gia Đồng minh về các Khóa Căn bản TQLC, các khóa Tham mưu và các khóa chuyên môn khác. Chúng tôi thuộc Khóa Căn bản Sĩ quan TQLC Hoa Kỳ.

Theo sự sắp xếp của Trường, có một số đông khóa sinh ra nhà ga đón chúng tôi trong đó có Jack, tức là John A. House, người bạn cùng phòng của tôi. Theo qui định của Trường, Jack có nhiệm vụ giới thiệu, hướng dẫn và giúp đỡ tôi về tất cả các sinh họat trong trường, kể cả việc học hành và các vấn đề liên quan ngoài xã hội, nhất là bước đầu bỡ ngỡ mới tiếp xúc với môi trường xa lạ.

Qua tiếp xúc và sinh hoạt mỗi ngày, nhất là cùng chung phòng, cùng sàng sàng tuổi nhau nên chúng tôi trở nên đôi bạn thân. Jack hiền lành, dễ dãi, tế nhị, chừng mực và chân thật. Tôi rất ngạc nhiên với cái tình cảm rất đôn hậu và rất gần gũi với Á đông của Jack; về sau tôi rất thích thú khi biết được Jack có một cô bạn gái tên là Amy, người Hạ Uy Di nhưng có gốc Nhật Bản và Amy là một cô giáo Tiểu học ở Oregon.

Jack bàn với tôi về kế hoạch của mình: sau khi mãn khóa, anh sẽ cùng tôi thay phiên lái xe về San Francisco. Chia tay nhau ở đó. Tôi trở về Việt Nam và Jack sẽ lên Oregon thăm Amy. Với kế hoạch này, bắt đầu tháng thứ 2 của khóa học, Jack xúc tiến biến cải cái xe truck đỏ của mình. Tôi góp ý với Jack về cái sơ đồ biến cái xe truck không mui của anh trở thành cái ‘mobile home’, nhất là làm sao phải có một cái giường thật thoải mái để thay nhau nằm nghỉ sau những giờ lái mỏi mệt trên chặng đường xuyên lục địa trở về miền Tây. Thế là Jack hì hục lao vào công việc, mỗi cuối tuần thay vì nghỉ ngơi hoặc đi chơi, Jack lái xe ra một cái shop ngoài Mainside để thực hiện công trình.

Công việc đang trôi chảy trong vòng hơn 1 tháng thì một hôm Jack rạng rỡ kéo tôi lên cafeteria của Trường để báo một tin vui: toàn bộ công trình cải tiến xe truck sẽ hủy bỏ, Jack sẽ tiếp tục theo học một khóa lái máy bay sau khi mãn khóa ở Quantico để trở thành một hoa tiêu trực thăng của Lực Lượng TQLC/HK và một tin rất ly kỳ và rất hấp dẫn là Amy sẽ rời Oregon để chuyển về Quantico dạy học và hai người sẽ làm đám cưới trong vòng hai tháng.

Đám cưới của Jack và Amy được tổ chức theo đúng chương trình đã dự trù tại thành phố Baltimore, Maryland trong vòng gia tộc và bạn bè thân thiết. Trong Trường, tôi là người bạn thân duy nhất được mời và đây là lần đầu tiên trong đời, tôi được đóng vai chú rể phụ. Đám cưới được tổ chức rất ư là ‘ráp nối phi thuyền’ và rất ư là… Mỹ!

Tối thứ Sáu chúng tôi lên Baltimore tại một khách sạn đã dành sẵn cho tất cả mọi người của hai họ. Những người bà con sống ở các tiểu bang hoặc các thành phố lân cận sẽ lái xe về dự vào sáng hôm sau. Ngay cả cô dâu Amy cũng đến từ Oregon tối hôm thứ Sáu!

Đám cưới được tổ chức tại một nhà thờ vào buổi trưa Thứ Bảy, ngày 17 tháng 8 năm 1963 và tiệc cưới tổ chức tại phòng khánh tiết của khách sạn chúng tôi đang ở vào buổi chiều.

Đặc biệt là chú rể và chú rể phụ đều trong bộ lễ phục trắng TQLC.

Sáng Chủ Nhật mọi người chia tay nhau ngay tại khách sạn với những ‘ôm hôn thắm thiết’ và những lời chúc an lành cho nhau. Mọi người xúm lại, phụ nhau khuân những món quà tặng chất đầy lên xe truck của Jack, những món quà đã được Jack lập danh sách liệt kê từ trước và cha mẹ, anh em, họ hàng và bè bạn đã tặng đúng theo nhu cầu của đôi vợ chồng mới.

Tôi lái xe truck của Jack, Amy và Jack ngồi bên cạnh, chúng tôi trở về Quantico. Khi đến Trường, tôi trở về khu Sĩ quan độc thân và sau đó Jack và Amy trở về nhà thuê cách Trường khoảng 5 dặm.

Theo qui định của Trường, sĩ quan nào lập gia đình phải thuê nhà riêng để ở, do đó Jack không còn là người bạn cùng phòng của tôi nữa.Tôi rất buồn vì điều này mặc dù tôi có một anh bạn cùng phòng mới, dĩ nhiên là không thân bằng Jack.

Khi còn ở chung với Jack, tôi đã tập cho Jack cái ‘French way’ của tôi, nghĩa là khi tôi rủ bạn đi ăn, tôi trả tiền cho bạn; và lúc nào có thể, bạn rủ tôi đi ăn, bạn trả tiền cho tôi. Tôi không thích cái kiểu đi ăn chung mà mạnh ai nấy trả tiền, cái kiểu ‘American way’, coi không có tình chút nào cả. Jack chịu nghe lời tôi và vui vẻ áp dụng cái ‘Ton's French way’, Jack thường chọc tôi như vậy!

Đến khi có vợ, ở riêng, cả Jack và Amy sợ tôi buồn nên cứ nài nỉ mời tôi ra nhà chơi, tôi tế nhị không muốn làm rộn cặp vợ chồng mới nhưng họ không chịu, do đó lâu lâu phải đi chơi chung. Chúng tôi làm một bộ ba thật là vui vẻ, đi ăn uống, xem phim, coi show, đi câu, đi picnic và có rất nhiều kỷ niệm trong mùa săn nai ở Virginia.

Vì thường đi chơi bộ ba nên Jack đề nghị một phương thức mới cho ‘Ton's French way’, Jack lý luận rằng, nếu luân phiên nhau đãi thì tôi bị thiệt thòi vì tôi phải đãi cho hai người, trong khi đó hai vợ chồng chỉ đãi một mình tôi; do đó Jack đề nghị cả ba người luân phiên đãi nhau cho công bằng. Cuối cùng tôi đành phải chấp thuận giải pháp ‘vui vẻ cả làng’ đó! Chúng tôi càng ngày càng thân nhau hơn: vui vẻ, hồn nhiên và thật sự thoải mái trong tình bạn.

Nhưng rồi ‘ngày vui qua mau’, khóa học kết thúc, tôi phải chia tay các bạn cùng khóa, tôi phải giã từ Jack và Amy để trở về Việt Nam và tiếp tục lao vào vùng lửa đạn. Ngày chia tay thật là cảm động, chia tay bây giờ nhưng không ai dám hứa lời gặp lại. Jack khóc, Amy khóc và tôi cũng khóc.

Và từ đó, chúng tôi xa nhau!

Từ năm 1964 khi trở về nước, mặc dù chiến cuộc gia tăng và đơn vị triền miên tham gia hành quân khắp 4 vùng chiến thuật, tôi vẫn cố gắng duy trì liên lạc với Jack và Amy, dĩ nhiên với phương tiện duy nhất là thư tín.

Ngoài thư từ, hình ảnh gởi qua, lại cho nhau; chúng tôi cũng gởi và nhận của nhau những món quà tuy đơn sơ nhưng chất chứa trọn tình thương mến.

Thời gian Tiểu đoàn 1/TQLC đóng tại trại Yết Kiêu, Thủ Đức, tôi tắm tại hồ bơi trong trại, đánh rơi mất chiếc nhẫn TQLC tôi mua ở Quantico năm 1963. Khi biết được chuyện này, Jack và Amy nhờ một người bà con sang phục vụ tại Việt Nam chuyển cho tôi một gói quà trong đó có kèm một chiếc nhẫn TQLC. Anh này đơn vị đóng ở Nha Trang, không biết làm sao chuyển đến cho tôi nên cứ giữ ở đó.

Một năm sau phải đổi đi đơn vị khác, anh ta mới gởi gói quà này lại cho một ông Thiếu Úy Cảnh Sát Việt Nam ở Nha Trang và nhờ ông này tìm cách liên lạc với tôi. Vị Thiếu Úy này viết thư cho tôi biết sự tình. Tôi nhờ một người em ở Đà Lạt xuống Nha Trang nhận gói quà đó và gởi đến đơn vị cho tôi. Cuối cùng tôi nhận được gói quà này sau hơn một năm trời lưu lạc.

Và cứ đến mỗi mùa săn, Jack và Amy thường gởi cho tôi mấy miếng khô nai và 1 cái đuôi của con nai họ săn được trong mùa. Còn tôi, lâu lâu tôi gởi cho Jack và Amy những món quà của địa phương mà tôi ghé qua trong các cuộc hành quân; như có lần tôi gởi cho họ các bảng tên khắc trên đá, đặc sản của vùng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng; hay những món quà làm bằng gỗ thông đặc sản của quê hương Đà Lạt khi tôi có phép về thăm nhà.

Có một lần tôi gởi cho Amy một bộ đồ gồm áo dài và một quần của phụ nữ Việt Nam. Đây cũng là một câu chuyện vui khó quên qua món quà đặc biệt này. Tôi đến nhà may Thiết Lập ở Sài Gòn nhờ mấy cô thợ may vẽ giúp ra giấy cách thức đo ni tấc như thế nào để có thể may cho Amy một bộ đồ VN, gởi bản vẽ đó qua cho Amy, Amy đo các kích thước cần thiết theo sự hướng dẫn, gởi trả lại tôi rồi tôi đem đến tiệm may thực hiện. Khi bộ đồ hoàn tất, tôi gởi sang cho Amy với lời dặn, bận vào rồi chụp ảnh gởi sang cho tôi để tôi xem có giống con gái VN không?

Ít lâu sau, nhận được thư Jack, cứ tưởng sẽ có ảnh, nhưng không phải. Amy thắc mắc hỏi: “Tôn ơi! Sao tôi bận bộ đồ này vào cảm thấy nó lỏng le và lạnh quá, lại nữa, tôi và Jack cứ bàn mãi, không biết phải bận với loại đồ lót nào cho thích hợp?” Tôi phải bỏ công đi hỏi vài nơi để có câu trả lời thích ứng và ít lâu sau, khi nhận được xấp ảnh của Amy, trước khi bóc bì thư, tôi hình dung sẽ được ngắm một thiếu nữ  Sài Gòn. Nhưng khi mở ra, tôi phì cười vì vừa  bắt gặp một kiều nữ Hạ Uy Di trong bộ đồ VN, vì đo ni tấc theo lối hàm thụ, không chuẩn, không đúng kỹ thuật và không sắc sảo nên coi Amy rất ư  là ‘miệt vườn’ và cộng thêm một chút ‘cải lương’!  

Qua thư từ và hình ảnh, tôi được biết Jack đã hoàn tất các khóa huấn luyện để trở thành một phi công của TQLC Hoa Kỳ, và cuối cùng Jack quyết định không lái khu trục mà muốn trở thành một hoa tiêu trực thăng như hằng mơ ước.

Năm 1966, tôi nhận được hai tin vui: Amy đang có bầu và Jack cũng vừa được thăng lên Đại Úy!

Đầu năm 1967, Jack thông báo cho tôi biết một tin quan trọng, tin này làm tôi mất ngủ mấy đêm liền vì vừa vui mừng vừa sợ hãi: Jack tình nguyện sang phục vụ tại VN vài tháng trước lịch trình ấn định! “Vì mong gặp bạn, nên tôi muốn sang VN sớm hơn”, Jack viết cho tôi như vậy.

Vào đầu tháng 2 năm 1967 Jack đến VN, Không Đoàn của Jack đồn trú ở vùng phi trường Phú Bài, khoảng 15 cây số phía Đông Nam thành phố Huế. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc và vẫn chỉ qua thư tín. Chưa lần gặp mặt.

Jack kể cho tôi nghe về những phi vụ hành quân ở vùng Quảng Trị, Huế, Tây Nam Phú Bài hoặc Đà Nẵng.

Jack viết:

“Tôn ơi! Mỗi lần bay qua các địa danh mà bạn thường nhắc đến, tôi nhớ bạn thật nhiều. Tôi nói với Amy là tôi rất mong gặp bạn. Rất mong đến ngày chúng ta cùng có phép để được về Sài Gòn chơi hoặc được lên thăm gia đình bạn và quê hương Đà Lạt của bạn cho thỏa lòng mong ước. Amy vẫn thường nhắc lời bạn ví von quê hương Đà Lạt của bạn, với những đồi thông bạt ngàn giống như vùng núi đồi xanh biếc của Oregon, nơi Amy có thời đã sống! Tôi tả cho Amy nghe những vùng bãi biển thật đẹp mà tôi đã bay qua và thầm ước mơ: giải đất xinh đẹp dưới kia, kể cả vùng trời quê bạn sớm tới ngày có lại thanh bình!”

Thời gian này Tiểu Đoàn 1/TQLC trở lại Bình Định đợt 2, và một buổi chiều đơn vị dừng quân trên một đồi rừng dừa dưới chân đèo Phù Cũ, tôi nhận được thư của Amy từ Hạ Uy Di gởi sang. Một lá thư ngắn hơn thường lệ. Lá thư làm tôi sảng sốt và gần như điên loạn: Amy báo tin Jack đã bị phòng không Việt Cộng bắn hạ trong một phi vụ hành quân khoảng 3 tuần trước đó. Amy được một người bạn cùng đơn vị Jack gọi về báo hung tin.

Amy rất đau khổ và bấn loạn trong nỗi sợ hãi kinh hoàng và chỉ còn biết cầu nguyện xin Thượng Đế che chở cho Jack, cầu mong Jack bị bắt sống làm tù binh để may ra được trao trả sau này! Amy nhờ tôi, nếu có thể, đến vùng Jack bị hạ để may ra tìm thêm được dấu vết hay tin tức gì về Jack.

Dù có muốn đi, tôi cũng không thể, vì đơn vị đang hành quân vùng Bình Định làm sao đến được vùng Phú Bài (Huế) như Amy gợi ý. Tôi vội vàng viết ngay một lá thư gởi cho vị Đơn vị trưởng của Jack, đây là cách khả thi duy nhất mà tôi có thể làm để biết thêm một số chi tiết liên quan đến số phận của Jack.

Hơn một tuần sau, tôi nhận được một phong thư thật lớn do vị Đại Tá Không Đoàn Trưởng của Jack gởi đến cho tôi, ngoài thư chia buồn còn gồm tất cả những tài liệu liên quan đến cuộc hành quân của Jack như: phó bản của Lệnh hành quân, bản đồ và phóng đồ hành quân, những không ảnh chụp khi chiếc trực thăng bị rơi trong ngày hôm đó và một, hai ngày sau v.v…

Qua lá thư của vị Đại Tá Không Đoàn Trưởng và các tài liệu đính kèm, tôi được biết thêm: vào ngày 30 tháng 6 năm 1967, Jack có nhiệm vụ thả một tiểu đội Trinh sát vào vùng hành quân, khoảng 20 cây số phía Nam phi trường Phú Bài.Khi trực thăng Jack sắp đến bãi đáp qui định thì bị hỏa lực phòng không của Việt Cộng bắn hạ.

Jack và 4 Chiến sĩ Trinh Sát thuộc Lực Lượng Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ được ghi nhận là tử trận. Có 7 người sống sót, trong đó có một Phi công phụ và 6 Chiến sĩ Trinh sát. Số người sống sót này đã được một trực thăng cấp cứu đến đón vài giờ sau đó tại cánh rừng cách nơi trực thăng bị bốc cháy và rơi xuống đất chừng khoảng hơn 3 cây số.

Vị Đại Tá Không Đoàn Trưởng còn cho biết là đơn vị cũng có gởi một hồ sơ y như vậy về cho Amy và theo báo cáo của đơn vị thì Jack được ghi nhận là mất tích!

Khi được thư và tài liệu này, niềm hy vọng của tôi về việc Jack được cứu sống coi như lụi tàn. Mọi việc hầu như đã được kiểm chứng và xác nhận. Cái bách phân hy vọng Jack bị bắt sống vô hình chung bị rơi vào một con số thấp nhất. Tuy nhiên trong thư gởi cho Amy, tôi vẫn an ủi và mớm cho Amy một hy vọng nào đó dù rất mơ hồ!

Mấy tháng sau, trong khi đang hành quân ở Vĩnh Long, tôi nhận được thư của Amy. Amy cho biết có vài thay đổi trong cuộc sống của gia đình mình như sau: Tháng Giêng năm 1967 Jack đã đưa Amy về sống với mẹ mình ở Hawaii và tháng sau, Jack rời Hoa Kỳ để qua tham chiến tại Việt Nam.Jack ra đi nhưng trong lòng được yên tâm hơn vì trong thời gian bầu bì, đặc biệt là khi sanh đẻ, Amy sẽ được chính mẹ mình chăm lo và săn sóc. Tôi tự nhủ, ừ thôi cũng được, “tấn về Nội, thối về Ngoại” dù sao Amy cũng là người gốc Á đông và đã hành sử như một người phụ nữ Á đông!

Trong thư, Amy cũng báo cho tôi biết tin vui: đã sanh cháu trai Eric vào ngày mồng 2 tháng 6 năm 1967. Tuy nhiên Amy vẫn đang buồn và lo lắng về số phận của Jack kể từ khi nhận được thư và tài liệu của Đại Tá Không Đoàn Trưởng của Jack gởi về.

Đọc thư Amy, tôi thấy bớt lo lắng trong lòng vì Amy và cháu Eric được mẹ lo toan chu đáo!

Và đây là lá thư cuối cùng của Amy. Và cũng là lá thư từ biệt.

Rồi năm sau, Mậu Thân, chúng tôi phải đối mặt với những cơn lốc chiến trường. Việt Cộng vi phạm lệnh hưu chiến, đã tấn công và chiếm giữ khu Thành Nội Huế hai ngày trước Tết Nguyên Đán. Tiểu Đoàn 1/TQLC đã tấn công và chiếm lại Thành Nội sau khi bị Việt Cộng chiếm trong 28 ngày đêm.

Trong thời gian tham chiến tôi bị thương trận tất cả là 4 lần, riêng trong năm 1968, bị thương 3 lần. Lần thứ 4 là lần nặng nhất, làm cho tôi có những thay đổi, xoay chiều; tôi tức tửi bị giã từ mặt trận và trở thành Sĩ quan Tham mưu thuộc Phòng 3/Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC kể từ năm 1969.

Rồi 30-4-75 đến. Ở lại. Bắt đầu một cuộc hành trình mới với những năm tháng miệt mài qua các trại tù từ Nam ra Bắc. Những khi quá buồn khổ, những khi tinh thần chùng xuống, chùng đến đáy địa ngục của cuộc đời; tôi đã miên man nghĩ về các chiến hữu cùng đơn vị đã hy sinh. Họ đã thật sự rửa sạch nợ trần. Không còn vương mang chia ly, sầu muộn. Không còn phải chịu cơ cực, đọa đày của kiếp người trầm luân. Những lúc đó tôi mới cảm nhận được cái ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Tôi như đang hóa thân vào vùng tan loãng, bềnh bồng của giải thoát và cứu rỗi.

Những lúc đó tôi nhớ đến Nguyễn Văn Dàng (cùng trường, cùng quê Đà Lạt, cùng đơn vị TD1/TQLC, đã tử trận trong năm Mậu thân 1968, vài tháng sau khi tôi bị thương).

Những lúc đó tôi nhớ đến Jack. Đặc biệt là Jack. Jack đã đến trên quê hương tôi một phần vì nghĩa vụ, phần khác cụ thể và thực tế hơn đã làm cho Jack náo nức, trông chờ: đó là mong có dịp gặp lại người bạn cũ. Nhưng cuộc hẹn gặp đầy nghiệt ngã, đầy đau thương, đầy nước mắt và chỉ được kết thúc bằng chia ly và vĩnh biệt! 

*
Jack ơi! Mãi đến hôm nay, tôi mới có dịp trở về thành phố này. Thành phố thủ đô mà 35 năm về trước tụi mình từng có dịp rong chơi. Sao những kỷ niệm cũ dường như cuồn cuộn hiện về nơi đây, trong công viên buồn này, quyện với ‘bức tường đen’ như câm nín, như chơ vơ, lạnh lẽo!

Phản chiếu qua bức tường đen, tôi thấy bạn đang đứng bên những chiếc trực thăng và khu trục như những tấm ảnh bạn tặng tôi lúc còn huấn luyện ở Trường Phi Hành, nhưng sao mặt bạn buồn quá vậy? Trong đời binh nghiệp của tôi, qua nhiều đơn vị chiến đấu, tôi đã từng đến Đà Nẵng, Phú Bài và Huế nhiều lần, đặc biệt là trong các năm 1966 và 1968.

Hôm nay, tôi tưởng tượng như đang đứng trên Trạm Kiểm Soát Không Lưu tại phi trường Phú Bài, mắt tôi đang theo dõi chuyến trực thăng của bạn chở “Toán Trinh Sát bất hạnh” trên đường đến “Bãi Đáp Định Mệnh”. Rồi lưới đạn phòng không bay lên, trực thăng bạn trúng đạn, quay mòng và rơi xuống.Lửa và lửa.Rồi phát nổ.Tôi đang đứng trên Trạm Kiểm Soát Không Lưu, nhìn thấy bạn đó, nhưng tôi làm được gì để cứu bạn?

Jack ơi! Xác thân bạn đã trở thành tro bụi để rừng Phú Bài thêm xanh, và trên cao kia, vùng trời quê tôi vẫn còn đó và chắc bạn vẫn còn ước mơ như có lần đã viết cho tôi”Giải đất xinh đẹp dưới kia, kể cả vùng trời quê bạn sớm tới ngày có lại thanh bình!”

Jack, ông bạn yêu dấu của tôi ơi! Cứ bay đi. Cứ tiếp tục bay như vậy trong vùng tim tôi đang toả sáng!

Tôi đứng đây nói chuyện với bạn qua lời độc thoại và tôi đang khóc! Những giọt nước mắt thương tiếc, nhớ nhung và ân hận.Tôi khóc như tôi đã khóc trong rừng dừa dưới chân đèo Phù Cũ năm nào. Tôi khóc như tôi đã khóc những năm còn vất vưởng trong tù mỗi khi nhớ bạn! Tôi khóc và tôi khóc, không để ý tới những tiếng động, những bước chân và những tiếng lao xao chung quanh của du khách. 

Biết bao kỷ niệm hiện về, từ ngày đầu tiên bạn ra đón tại sân ga Quantico, những giờ học trong trường, ngoài bãi, khu huấn luyện đoạn đường chiến binh, huấn luyện chiến thuật, xạ trường, hành quân đêm, ‘ba ngày chiến trận’, huấn luyện hành quân lưỡng thế và đổ bộ ở Norfolk, đám cưới của bạn và Amy, những dịp bộ ba đi chơi chung, và mùa săn nai rộn rã năm nào.

Tôi đứng đây với ngập tràn hồi tưởng.

Tôi muốn cám ơn Jack và Amy với tất cả những gì mình đã có và cho nhau trong tình bạn thời tuổi trẻ.

Tôi muốn xin lỗi Jack vì cái chết bi thương của bạn.

Tôi muốn xin lỗi Amy vì Amy đã trở thành một góa phụ khi còn quá trẻ.

Tôi muốn xin lỗi Eric vì cháu đã trở thành một đứa trẻ mồ côi cha.

Tôi muốn cám ơn và xin lỗi đến tất cả 58 ngàn chiến sĩ Hoa Kỳ có tên trên ‘bức tường đá đen’ này. Quý vị đã đến giúp chúng tôi và đã hy sinh trên quê hương tôi.

Tôi cũng muốn cám ơn và xin lỗi đến tất cả các cựu chiến binh Hoa Kỳ đã đến phục vụ và sát cánh chiến đấu với chúng tôi. Quý vị may mắn còn sống trở về nhưng rất nhiều người trong quý vị đã bị thương tật hoặc vẫn còn mang bệnh ‘hội chứng sau Việt Nam’.

Tôi muốn cám ơn và xin lỗi tất cả từ tận đáy lòng của một Cựu Chiến Binh thuộc Binh Chủng Thuỷ Quân Lục Chiến Việt Nam.

Hôm nay, dưới bầu trời D.C. trong nắng hạ, tôi đứng đây trước ‘bức tường đen’, tìm được ‘địa chỉ’ của bạn trong công viên buồn này.

Tất cả đều đã được xác định.

Những mơ hồ, khắc khoải đã theo sát và ám ảnh tôi trong suốt 31 năm qua có thể sẽ không còn lởn vởn, bềnh bồng. Nhưng những dày vò, những mất mát, những thương tiếc vẫn còn đó và vẫn còn đậm nét.Vết hằn đó vẫn còn và sẽ còn trong tôi cho đến trọn đời, Jack biết không?

Jack ơi! Chúng ta đã từng là chiến sĩ, cùng chung một chiến tuyến, cùng chung một ước mơ; nhưng ước mơ của chúng ta đã không thành.

Vì lẽ, sau hơn 23 năm ngưng tiếng súng trên quê hương tôi, giải đất và vùng trời kia vẫn còn đó.

Nhưng tiếc thay!

Vẫn chưa thật sự có lại thanh bình.

*
Vài tin đặc biệt liên quan, trích thư tác giả gửi Việt Báo về phần kết của câu chuyện:

 - Sau khi Jack chết bên VN vào năm 1967. Tôi và Amy (vợ Jack) không liên lạc với nhau từ khoảng cuối năm 1967 cho tới tháng 1/2018.

Tôi dịch bài "VTQB" sang Anh ngữ: "Fatal Skies", qua hơn mấy chục người bạn Mỹ đã đọc bài Fatal Skies, họ khen là hay và cảm động nhưng không giúp tìm ra Amy. Cho tới ngày 31 tháng 12/2017, một người Mỹ có vợ VN ở New Mexico, lái xe lên Utah ghé thăm người hàng xóm của cô vợ (lúc ở VN), tôi có đến nhà người bạn (hàng xóm của cô vợ) và nói chuyện với ông Mỹ này. Khi hai vợ chồng về lại New Mexico, tôi có gởi qua email  hai bài: "Vùng Trời Quê Bạn" và "Fatal Skies". 

Gần một tháng, ông bạn Mỹ này tìm ra và email cho tôi về tin tức của Amy, kể cả địa chỉ nhà và điện thoại. Suốt hơn 8 tháng nay, tôi gom lại mọi tin tức chính xác về Jack. Jack bị VC bắn rơi trực thăng tại phía Tây Nam Phú Bài (Huế) ngày 30 tháng 6/1967. Xương cốt của Jack và 4 đồng đội cùng tử trận được nông dân VN tìm thấy trong năm 2012.

Năm hài cốt này được đem về Hawaii năm 2015 để giảo nghiệm. Vợ chồng tôi, gia đình Jack (gồm có Amy và Eric, con trai duy nhất của Jack & Amy, vợ của Eric và một số thân nhân ở Hawaii; hai em trai của Jack -ở Mỹ- cùng vợ con và một số thân nhân và bạn bè của gia đình Jack) đã đi dự tang lễ của Jack ở Arlington National Cemetery hôm 27 tháng 9/2018, mới 5 ngày trước đây.

Tang lễ do TQLC Hoa Kỳ tổ chức thật là trang nghiêm và cảm động, tôi có nhờ anh bạn làm việc cho SBTN ở D.C. có đến quay phim và chụp hình tang lễ này. Tôi sẽ viết một bài mang tên là: "55 năm rồi mới gặp"; gồm có phần 1: tóm lược bài "VTQB" và phần 2: từ khi liên lạc được với Amy, con trai Eric và các em + gia đình của Jack, v.v... Và tang lễ của Jack mang đầy kịch tính ... Khi nào viết xong bài: "55 năm rồi mới gặp", tôi sẽ liên lạc với Việt Báo.

Phan Công Tôn

Blog Archive