Chuyện bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác ở Mỹ
Fb Tam An
Ngày xưa hồi còn ở quê nghèo bên VN, cách đây 25 năm, gia đình tôi cũng từng là nạn nhân của chiêu trò bán bảo hiểm nhân thọ. Đại khái gia đình tôi nghe lời dỗ ngon ngọt của mấy người bán bảo hiểm, nên đã mua một cái bảo hiểm nhân thọ cho con em út tôi lúc đó mới 9 tuổi.
Nghe đâu đóng tiền mấy trăm ngàn vnđ mỗi tháng, nhưng chỉ đóng vài ba năm đầu, là không phải đóng nữa ...rồi lời lãi sao đó mà năm em tôi 18 tuổi sẽ có cả chục triệu vnđ đi học đại học. Nếu có ốm đau bệnh tật gì thì được tiền viện phí và tiền thuốc. Nghe rất là hấp dẫn nên gia đình tôi bấm bụng mua cho nó vì nó bé nhất nhà. Mấy trăm ngàn ngày ấy nó to như vài triệu vnd ngày nay, to như $1000 so với thu nhập trung bình ở Mỹ chứ không ít.
Mấy năm sau, em tôi bị tai nạn khá nặng phải nằm viện. Thì hỏi ra chỗ cô bán bảo hiểm đã không còn bán nữa nên phủi tay bảo không biết. Hỏi vòng vòng người khác thì được biết em tôi không được đền bù, vì sao tôi ko rõ nguyên nhân. Lúc đó tôi còn ít tuổi, không quan tâm đến chuyện này lắm nên ko đọc rõ cái hợp đồng.
Tóm lại là mất toi đâu 5-6 năm đóng cả chục triệu đồng nhưng cuối cùng không được đền bù gì cả khi gặp tai nạn?!
Sau chuyện đó, trong đầu tôi và cả nhà tôi đều rất dị ứng với ai đi làm nghề bán : Bảo hiểm nhân thọ.
Không chỉ bảo hiểm nhân thọ, kể cả bảo hiểm sức khoẻ ở Vn thời xưa cũng rất kinh hoàng. Nhiều khi trong tay có thẻ bảo hiểm sức khoẻ nhưng tới bệnh viện phải nói là không có, để bác sĩ họ kê toa thuốc "ngoại", dù bỏ tiền túi ra mua vẫn cam tâm, để cho mau khỏi bệnh. Còn mà dơ cái thẻ bảo hiểm ra, thì bác sĩ buộc phải kê thuốc rẻ tiền, uống miết loét cả dạ dày mà không khỏi, có khi còn biến chứng!
Nói rộng thêm, cái mũ bảo hiểm hồi đó cũng ám ảnh tôi. Rất nhiều mũ bảo hiểm lởm bày bán ở lề đường. Nhưng vì luật bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm nên dân nghèo mua đại đi đội cho yên thân. Vì vậy mà nó chẳng "bảo hiểm" được cái gì cả. Lỡ có đụng xe thì mũ bảo hiểm vỡ tan cắm cả vào đầu người đội...
Vì thế ở Vn thời xưa, người ta rất sợ hai từ: bảo hiểm! Không biết thời nay thì có khá hơn không?
Khi sang Mỹ, càng tiếp xúc với người Mỹ tôi càng hiểu ra, bảo hiểm thực sự là thứ không thể thiếu trong bất kể lĩnh vực nào, từ cá nhân tới doanh nghiệp.
Bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm nhà, xe đều là thứ bắt buộc và chính sách (policy) của nó thế nào đều rất rõ ràng ngay từ đầu để mình tuỳ túi tiền và nhu cầu mà mua chứ không mập mờ đánh lận con đen rồi người mua nghĩ là lừa đảo. Nó dự phòng cho việc khi xảy hoạn nạn như tai nạn xe, cháy nhà, bão gió đổ nhà, hay bệnh tật phải vào viện chạy chữa.
Và theo kinh nghiệm của tôi, tôi thấy bảo hiểm ở Mỹ họ đền bù rất "hời". Năm ngoái, tui gặp tai nạn xe hơi, cái xe chỉ móp tí đầu ấy thế mà công ty bảo hiểm đánh giá là "total lost" và đền tôi số tiền gần bằng số tiền tôi mua xe mới 7 năm về trước. Ngoài ra họ còn trả viện phí khám sức khoẻ emergency cho mẹ tôi là người ngồi cùng xe lúc tai nạn. Họ cũng có luật sư để lo cho tôi tránh bị vòi tiền kiện tụng từ phía bên kia (phía va chạm xe với tôi). Nói chung policy đã mua với chính sách như thế nào thì họ làm đúng như thế ấy. Không hề có lươn lẹo, không có kiểu " hứa một đằng làm một nẻo."
Anh bạn tôi bị bão làm đổ nhà, được đền bù xây lại nguyên một căn mới đẹp hơn hẳn căn cũ. Tôi cũng biết rõ một ông chủ chợ, đã mánh khoé gây cháy chính cái chợ của mình để kiếm triệu usd tiền bảo hiểm. Anh ta mua một cái chợ cũ nát hơn 2 năm trước. Bằng cách nào đó, cái chợ bốc cháy mà hãng bảo hiểm chẳng thể điều tra ra nguyên nhân gì ngoài chập điện. Nhờ tiền bảo hiểm mà anh ta đủ để tân trang nâng cấp cái chợ khang trang hẳn lên.
Bảo hiểm nhân thọ là thứ rất phổ biến trong hầu hết các gia đình dù nghèo hay giàu, nhằm đối phó với tình huống không may. Khi một trong các thành viên bị bệnh nặng (ung thư, liệt...) hay qua đời đột ngột, tiền bảo hiểm sẽ là thứ giúp người còn sống trang trải nợ nần và những khó khăn tài chính. Ví dụ chồng qua đời vợ và các con được hưởng tiền bảo hiểm để đủ khả năng ổn định cuộc sống tiếp tục nuôi con đàng hoàng, không phải buôn thúng bán bưng khi người trụ cột không còn. Hay cha mẹ chết thì các con nhỏ dưới 18 tuổi được đền bảo hiểm để đủ chi phí học hành và sinh sống. Hoặc ngộ như mình đang khoẻ mà lỡ may bị phát hiện bị bệnh gì hay tai nạn chẳng chết cho, lại nằm liệt giường ra đấy, thì bảo hiểm nhân thọ ngày nay cũng có chi trả cho mình mọi chi phí bệnh viện và cả chi phí y tá chăm sóc tại nhà...
Như tôi biết thân phận mình là kẻ đơn côi, trước giờ, tôi chỉ có lo cho cha mẹ, anh em mình chứ chưa bao giờ có ai lo lại cho tôi cả. Bây giờ lại là mẹ đơn thân, lỡ có bị bệnh gì nguy hiểm không có khả năng lao động, không tự đi lại ăn uống vệ sinh được thì ai lo cho mình đây? Lỡ mình có đột ngột qua đời thì ai nuôi con mình đây? Vì thế, tôi nhịn ăn nhịn mặc, mua một lúc ba bốn cái bảo hiểm, để chắc chắn rằng, dù có chuyện gì xấu nhất xảy ra, thì tôi không đến nỗi phải để con tôi lang thang đầu đường xó chợ. Tôi phải đảm bảo tài chính con vì đã sinh nó ra, thì phải lo tròn trách nhiệm làm cha mẹ. Đồng thời không để gánh nặng cho ông bà (người đã sinh ra và nuôi mình, nay đã lớn tuổi rồi).
Sống có trách nhiệm là cần lo xa.
Không chỉ mua bảo hiểm nhân thọ, tôi và nhiều người trong giới kỹ sư , bác sỹ, báo giới bạn bè tôi, giờ ít nhiều đã có của ăn của để, họ đều có một số khoản đầu tư kết hợp bảo hiểm nhân thọ, gọi là IUL (Index Universal Life Insurance) để có một khoản tiền tương đối lớn trong tương lai, một là lo cho con học đại học, hai là phụ nó khởi nghiệp làm ông chủ, ba là để nghỉ hưu dưỡng già cho mình.
Cái này ai từng học về tài chính với công thức lãi suất kép sẽ rất thông thạo theo dõi khoản đầu tư trong tài khoản của mình. Nó dễ hơn theo dõi tài khoản chứng khoán nhiều. Nó không lời nhanh như giao dịnh cổ phiếu nhưng nó đảm bảo một mức lãi ổn định. Chơi cổ phiếu lời ít, lỗ sặc máu thì nhiều. Cho nên mọi người dù gì cũng nên có một khoản đầu tư ổn định. Dù gì, cũng hơn hẳn so với để tiền trong nhà băng ở Mỹ (hầu như không có lãi suất gì).
Và bảo hiểm ở Mỹ là một cái gì đó rất văn minh, là một thứ phổ biến ở Mỹ, không ai nghĩ là lừa đảo như người Việt mình.
Mở một cái nhà hàng hay cái chợ, hay bất kỳ business nào cũng bắt buộc phải mua bảo hiểm.
Muốn làm Realtor hay hành nghề bất kỳ cái nghề gì, kể cả nghề bán bảo hiểm , thì ngoài việc có Lisence còn phải tính tới mua bảo hiểm cho nghề nghiệp mình.
Và ngay cả khi 2-3 người cùng hùn vốn mở một cái tiệm nails hay xưởng tiện, hay bất kể công ty lớn bé gì để làm ăn lâu dài, người ta đều tính tới mua bảo hiểm dạng PartnerShip, tính tới việc lỡ 1 người trong số họ chết thì người còn lại được đền bù tiền để tiếp tục vận hành công ty đứng vững.
THẾ NHƯNG mặt trái của bảo hiểm ở Mỹ là gì?
Là ví dụ như bài báo sau: Tóm lược nhanh lẹ, là một phụ nữ ở Utah, đã bị cáo buộc ra tay sát hại chồng để hưởng bảo hiểm nhân thọ. Chuyện này ở Mỹ nhiều lắm. Tui single mom chả sợ. Mấy bạn có vợ chồng mà gặp thứ cà chớn, thì cẩn thận nha!
Một phụ nữ ở Utah, người gần đây đã xuất bản một cuốn sách dành cho trẻ em về việc mất cha mẹ thì phải hồi phục tinh thần các bé thế nào, đã bị buộc tội giết chồng, cha của ba đứa con của cô.
Kouri Richins, 33 tuổi, ở Kamas, Utah, một thị trấn bên ngoài Thành phố Salt Lake, bị cáo buộc đã đầu độc chồng mình, Eric Richins, bằng một liều fentanyl gây chết người được bỏ vào đồ uống, theo các nhà chức trách. Các nhà điều tra cho biết Eric đã có liều lượng fentanyl gây chết người cao gấp 5 lần trong cơ thể khi anh ta chết vào ngày 4 tháng 3 năm 2022.
Kouri đã bị bắt hôm thứ Hai tại nhà riêng với tội danh giết người cũng như sở hữu một chất bị kiểm soát với ý định tẩu tán nó. Cô có thể phải đối mặt với án tù chung thân hoặc tử hình nếu cuối cùng bị kết tội giết người.
Hồ sơ tòa án cho thấy Eric đã nói với bạn bè và gia đình trước khi chết rằng anh ta tin rằng vợ mình đang cố đầu độc anh ta. Vào ngày lễ tình nhân vài tuần trước khi qua đời, Eric bị ốm nặng sau khi ăn tối với Kouri, nổi mề đay và khó thở cho đến khi anh sử dụng EpiPen của con trai mình và uống Benadryl.
Anh ấy đã cảnh báo họ nếu có bất cứ điều gì xảy ra với anh ấy, cô ấy sẽ phải chịu trách nhiệm,” Eric nói với gia đình mình, theo hồ sơ được trích dẫn bởi KPCW, chi nhánh của National Public Radio.
Giấy chứng nhận mà các nhà điều tra có được về vụ án cáo buộc rằng cặp đôi đã tranh cãi về việc mua một ngôi nhà trị giá 2 triệu đô la mà Kouri muốn nhưng Eric cho rằng nó quá đắt.
Vào tháng 1 năm 2022, cô ấy đã cố gắng thay đổi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà Eric đã có với đối tác kinh doanh của anh ấy, Cody Wright, người đã giúp anh ấy điều hành một doanh nghiệp xây dựng.
Kouri đã cố gắng loại bỏ ông Wright khỏi hợp đồng bảo hiểm và đưa tên mình thành người thụ hưởng của chồng cô nhưng không thành công. Eric đã lén bỏ tên Kouri ra khỏi di chúc của mình và thay thế bằng em gái của anh ấy, mặc dù anh ấy không thông báo cho vợ mình rằng anh ấy đã làm như vậy.
No comments:
Post a Comment