Tuesday, May 30, 2023

Đảng Cộng Hòa Còn Có Cơ Hội Thắng Cuộc Bầu Cử Tổng Thống Năm 2024?

Tác giả : Kim Nguyễn Nguồn: Nhận Định Thời Cuộc 
Đời sống của người dân Hoa Kỳ hiện nay đang bị đe dọa vì lạm phát, thất nghiệp, tội ác gia tăng, trẻ em bị nhồi sọ theo chiều hướng của phe cấp tiến cực tả. Chính phủ thì phải đối mặt với những vấn đề an ninh quốc gia và biên giới. Tất cả những vấn nạn này xảy ra là do chính sách của Đảng Dân Chủ. Hơn bao giờ hết, người dân mong đợi có sự thay đổi lãnh đạo trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2024 sắp tới.

Trước đây, Barack Obama, một người có nhiều hoạt động trong đảng “Democratic Socialists of America” đã đắc cử Tổng Thống, không phải một nhiệm kỳ mà cả hai nhiệm kỳ vào năm 2008 và năm 2012. Khi thấy Obama đưa Hoa Kỳ đi vào con đường chủ nghĩa xã hội, cử tri đã thức tỉnh và họ đã bầu cho Donald Trump, ứng cử viên Tổng Thống của đảng Cộng Hòa. 

Sau 4 năm nhậm chức, cựu TT Trump đã đem lại an ninh, thịnh vượng cho người dân Hoa Kỳ. Cựu TT Trump không những đã giữ lời hứa với cử tri mà ông còn kêu gọi các quốc gia trên thế giới chống lại chủ nghĩa xã hội. Trong một bài phát biểu tại đại hội Liên Hiệp Quốc năm 2019, cựu TT Trump đã công khai kêu gọi: “Chúng ta cần chống lại chủ nghĩa xã hội vì nơi nào có chủ nghĩa xã hội và cộng sản thì nơi đó có tham nhũng, nghèo đói và đau khổ cùng cực.”

Đảng Cộng Hòa và đa số người dân đã tin rằng cựu TT Trump sẽ tái đắc cử năm 2020 nhưng kết quả bầu cử đã gây kinh ngạc cho nhiều người. Ứng cử viên đảng Dân Chủ Joe Biden luôn trốn ở nhà không đi vận động tranh cử nhưng đã thắng đương kim Tổng Thống. Cuộc bầu cử năm 2020 này bị nghi là đã có gian lận. Tới nay, kết quả của nhiều cuộc điều tra, kiện tụng cho thấy gian lận đã xảy ra. Nhưng thực tế còn tệ hơn nữa, một điều mà không ai có thể ngờ tới là chính FBI, một cơ quan điều tra trong guồng máy công quyền đã thông đồng với đảng Dân Chủ trong hai cuộc bầu cử Tổng Thống để chống lại ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng Hòa.

FBI đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2016 và năm 2020

Sau 4 năm thực hiện cuộc điều tra về sự liên hệ giữa ủy ban vận động tranh cử của cựu TT Trump với Nga, mới đây kết quả điều tra của Công Tố Viên Đặc Biệt John Durham đã được công bố vào ngày 15/5/2023. Tài liệu điều tra dài hơn 300 trang này đã chứng minh sự nghi ngờ về tin đồn có sự thông đồng của Nga với Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2016 thực chất chỉ là âm mưu của đảng Dân Chủ. Báo cáo của John Durham xác nhận FBI đã tấn công ứng cử viên Tổng Thống Donald Trump để giành ưu thế cho Hillary Clinton của đảng Dân Chủ.

Đầu năm 2015, Ngoại Trưởng Hillary Clinton bị FBI điều tra vì đã xử dụng hệ thống computer riêng để trao đổi email. Tới tháng 7 năm 2016, FBI kết luận bà Clinton đã không vi phạm luật nhưng sau đó FBI lại điều tra, và gần tới ngày bầu cử bà ta lại không bị buộc tội gì. Nhằm mục đích bảo vệ Hillary Clinton, đảng Dân Chủ đã tung tin Nga giúp Donald Trump đắc cử, và FBI đã nhập cuộc điều tra. Đồng thời nhiều người trong gia đình, cộng sự viên và thân hữu của cựu TT Trump cũng bị liên hệ tới cuộc điều tra này.

Một nhiệm kỳ Tổng Thống có 4 năm nhưng TT Trump đã phải đương đầu với những cuộc điều tra của FBI và phe Dân Chủ trong Quốc Hội trong suốt 3 năm liên tục. Từ đầu năm 2017, Công Tố Viên Robert Mueller đã điều tra, và đã không tìm thấy bằng chứng nào có thể kết tội cựu TT Trump hoặc bất kỳ ai trong ủy ban vận động tranh cử của ông đã có sự thông đồng với Nga trước đó. Mặc dù đã có kết quả nhưng Robert Mueller vẫn không phổ biến cho tới tháng Tư năm 2019, nhằm giúp cho đảng Dân Chủ giành được đa số tại Hạ Viện trong cuộc bầu cử năm 2018. Vì có cuộc bầu cử Tổng Thống vào năm 2020 nên đảng Dân Chủ vẫn tiếp tục chiến dịch đánh phá TT Trump qua những cuộc điều tra, luận tội và truất phế nhưng họ đã bị thất bại, cựu TT Trump cuối cùng đã được Thượng Viện bỏ phiếu không kết tội.

Trong phần kết luận của bản báo cáo, Công Tố Viên John Durham khẳng định “FBI đã mở cuộc điều tra về vụ Nga thông đồng với cựu TT Trump là một sai lầm nghiêm trọng vì không hề có một bằng chứng cụ thể nào. Trên nguyên tắc FBI không nên mở những cuộc điều tra không có bằng chứng xác thực. FBI và Bộ Tư Pháp đã không tôn trọng và không thi hành luật pháp một cách đúng đắn.” Báo cáo của John Durham còn xác nhận cuộc điều tra của FBI đã dựa trên hồ sơ giả được ủy ban vận động tranh cử của Hillary Clinton tạo ra và trả tiền cho cựu điệp viên người Anh Christopher Steele. FBI đã không tìm hiểu xem hồ sơ là tin giả hay tin xác thực và họ cũng không quan tâm tới việc tài liệu là do đối thủ chính trị của Donald Trump cung cấp.

Một điều quan trọng là Công Tố Viên John Durham cáo buộc FBI đã can thiệp vào cuộc bầu cử, ông ta nhấn mạnh “Bộ Tư Pháp và FBI không có bất kỳ bằng chứng thực tế nào về sự thông đồng giữa chiến dịch tranh cử của đảng Cộng Hòa và Nga nhưng họ đã mở cuộc điều tra vì có liên quan đến cuộc bầu cử Tổng Thống. Họ đã trực tiếp can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng Thống. Họ đã quyết định kết quả bầu cử thay vì để cử tri quyết định trong cuộc bỏ phiếu.”

FBI không những can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2016 mà họ còn can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2020 nữa. Vào tháng 10 năm 2020, trước thời gian bầu cử, New York Post đã loan một tin chấn động về những chuyện làm ăn bê bối, tham nhũng của cha con Biden được tìm thấy trong laptop của Hunter Biden đã bị bỏ quên tại một tiệm sửa computer. Ngay lập tức FBI khuyến cáo Twitter và Facebook: “Đây là tin không đúng sự thật do Nga tung ra nhằm gây tổn thương cho Joe Biden.” Twitter và Facebook đã mau chóng hợp tác với FBI, họ đã ngăn chặn hoặc dán nhãn cho vụ laptop này là “fake news.” Mạng xã hội Twitter, sau khi Elon Musk sở hữu, đã được nhà báo Matt Taibbi cho phổ biến hàng loạt những chuyện bê bối, tham nhũng, đàn áp tiếng nói bảo thủ trên Twitter trước đây. Khoảng giữa tháng 12 năm 2022 vừa qua, hồ sơ Twitter Tập 6 được phổ biến, trong đó cho thấy đã có hơn 150 email trao đổi giữa một giám đốc Twitter với một cấp lãnh đạo của FBI trong việc ngăn chặn những tin tức bất lợi cho Joe Biden.

Một bằng chứng khác là tháng Tám năm vừa qua trong một cuộc điều trần tại Thượng Viện, Mark Zuckerberg thừa nhận Facebook đã thực hiện lời cảnh báo của FBI để ngăn chặn tin sai lệch do Nga tung ra. Trong cuối năm vừa qua, văn phòng TNS Chuck Grassley (Cộng Hòa-Iowa) đã nhận được nhiều thư tố cáo về việc FBI đưa ra kế hoạch dán nhãn cho vụ laptop là “thông tin sai lệch” nhằm đánh lạc hướng dư luận để bảo vệ ứng cử viên Tổng Thống Joe Biden. 

Một người tố cáo khác cho biết rằng lãnh đạo của FBI đã cố tình làm chậm cuộc điều tra Hunter Biden vì họ không muốn có ảnh hưởng xấu cho Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng Thống. Thêm vào đó còn có 51 viên chức và cựu nhân viên tình báo FBI và CIA đã ký tên trong một lá thư khẳng định vụ laptop của Hunter Biden là tin giả do Nga tung ra.

Bằng chứng FBI can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng Thống trong thời gian mấy năm qua đã quá rõ ràng, không thể phủ nhận được.

Đảng Cộng Hòa còn có cơ hội thắng cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2024?

Nền dân chủ của chúng ta đã bị đe dọa, FBI đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng Thống. FBI không còn là một cơ quan đáng tin cậy, một số nhà lập pháp đang kêu gọi truy tố những nhân viên FBI đã vi phạm luật pháp.

Hoa Kỳ sẽ có cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2024. Cuộc bầu cử Tổng Thống này rất quan trọng vì đây là cơ hội để cứu vãn đất nước. Tuy nhiên đa số cử tri lo ngại rằng cuộc bầu cử sắp tới có thể lại bị FBI can thiệp. Điều này rất có thể xảy ra vì cuối tháng Tám trước ngày bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua, FBI đã đột kích vào tư dinh Mar-a-Lago của cựu TT Trump với mục đích tìm kiếm những tài liệu mật. Trong khi đó, Biden đã giữ hồ sơ mật tại nhiều địa điểm khác nhau và FBI phải xin phép trước khi được tiến hành cuộc khám xét. Trước đây nhiều Tổng Thống đã mang theo tài liệu mật khi rời nhiệm sở nhưng chưa một ai bị khám xét nhà hoặc bị điều tra. Cựu TT Trump đã bị đối xử khác biệt.

Một vài vụ kiện đã xảy ra gần 20 năm trước đây, trên nguyên tắc đã hết thời hạn khởi tố nhưng tiểu bang New York đã đổi luật để họ có thể đem ra xử lại những vụ kiện cựu TT Trump trong quá khứ. Rõ ràng là phe Dân Chủ đã lên kế hoạch ngăn chặn ứng cử viên Tổng Thống hàng đầu của đảng Cộng Hòa.

Trong một cuộc họp báo mới đây, Chủ Tịch Ủy Ban Giám Sát Hạ Viện James Comer (Cộng Hòa-Kentucky) đã gọi Giám Đốc FBI Christopher Wray là “người cản trở công lý” vì giám đốc này đã nhiều lần từ chối cung cấp tài liệu cho Ủy Ban Giám Sát Hạ Viện liên quan tới việc điều tra Hunter và gia đình Biden. Dân Biểu James Comer đã gởi trát đòi Giám Đốc FBI Christopher Wray phải trao tài liệu cho Ủy Ban Giám Sát Hạ Viện và Thứ Ba hôm nay là hạn chót. Christopher Wray hứa sẽ gặp Dân Biểu James Comer vào chiều nay hoặc một ngày khác trong tuần này.

Cuộc điều tra của Hạ Viện đã xác định Joe Biden và 9 thành viên trong gia đình Biden đã nhận được hàng triệu USD từ một công ty của Trung Cộng. Hunter Biden đã thành lập nhiều công ty ma để nhận tiền từ những doanh nghiệp của Trung Cộng và Romania. Một đối tác kinh doanh trước đây của Hunter là Tony Bobulinski đã cung cấp tin tức cho Ủy Ban Giám Sát Hạ Viện, và đã tố cáo Joe Biden chính là “Ông lớn” có 10% cổ phần trong công ty của Hunter làm ăn với Trung Cộng. Sở Thuế Vụ cũng có một cuộc điều tra về Hunter nhưng cuộc điều tra này đã bị Bộ Tư Pháp hủy bỏ vào đúng ngày Công Tố Viên Đặc Biệt John Durham phổ biến kết quả điều tra với bằng chứng FBI đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng Thống.

Rõ ràng Bộ Tư Pháp sẽ tiếp tục can thiệp vào cuộc bầu cử sắp tới để giành thắng lợi cho Tổng Thống Dân Chủ Biden. Trong hoàn cảnh thực tế này, bằng cách nào đảng Cộng Hòa có thể giành được chiến thắng?

Kim Nguyễn
May 30, 2023

This is EXACTLY how they WILL control all of us, Ukraine found out the hard way

We told you that the Diia super app that the U.S. was testing on Ukraine was coming to other countries next, and it's here. The app was created by Google and Visa and overseen by USAID, and it is a government's dream. Not only does it track everything you do it also lets you snitch on your neighbors to government authorities. What more could a nefarious government agency want??

We speak to Grayzone reporter Max Blumenthal about it. He was at a government conference recently where world leaders were excited about it but answered no critical questions.

Rời khỏi California

Tác giả Jack Bradley

“Mọi người đang rời [California] để đến những nơi từng được gọi là ‘Texas nóng như hỏa ngục’ hay ‘Nevada sa mạc’ mà nay trở thành những thiên đường trong tâm trí họ — và chúng ta đã chiếm lấy và biến thiên đường thành địa ngục,” một nhà nghiên cứu nói trong bộ phim tài liệu mới của EpochTV “Rời khỏi California:

Chuyện chưa kể,” được công chiếu hôm 21/04.

Theo dữ liệu của Cục điều tra Dân số Hoa Kỳ, từ tháng 04/2020 đến tháng 07/2022, hơn 700,000 người đã rời khỏi California.
Những đám mây bão bao phủ đường chân trời Los Angeles khi nhìn từ Khu Giải trí Tiểu bang Kenneth Hahn sau một cơn mưa bão ở Los Angeles, hôm 17/01/2023.

Thực tế là hàng trăm ngàn người đã rời đi,“trong khi California là một nơi tuyệt vời như vậy là … không thể tin được!”một nhà nghiên cứu khác nói trong bộ phim.

Nhận xét của ông Victor Davis Hanson, một sử gia tại Viện Hoover,và ông Jim Doti, chủ tịch danh dự và là giáo sư kinh tế tại Đại học Chapman, gói gọn nghi vấn lớn nhất, chưa từng có mà người dân California phải đối mặt:

Tại sao mọi người đang rời bỏ thiên đường này?
Trong bộ phim dài 70 phút này, anh Siyamak Khorrami — người chủ trì của chương trình Người trong cuộc tại California (California Insider) của EpochTV và là biên tập viên của ấn bản Nam California của The Epoch Times — đưa khán giả vào một hành trình trực tiếp để khám phá những lý do đằng sau cuộc di dời của mọi người khỏi tiểu bang Golden State, nơi từng là một điểm đến thu hút hấp dẫn bậc nhất đối với những người nhập cư và khách du lịch từ trong nội địa Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.

Được gọi là“bộ phim tài liệu quan trọng nhất về California,”bộ phim này đào sâu vào những thách thức mà những người gọi — hoặc đã gọi — California là quê nhà phải đối mặt, và trải nghiệm của họ khi chật vật với nhiều vấn đề cấp bách về tình trạng tội phạm, giáo dục, nhà ở, chi phí sinh hoạt, nạn cháy rừng, và tình trạng vô gia cư.

Tình trạng tội phạm
Tội phạm tài sản là một trong nhiều lý do khiến một số người chuyển đi.

Ông Derek Drake là một trong số 700,000 người rời khỏi California đó. Tiệm giặt nhỏ do gia đình ông sở hữu ở Oakland đã từng là mục tiêu của nhiều vụ đột nhập đập cửa sổ trong những năm gần đây. Ông cho biết một lần nọ, bọn trộm đã lấy 600 USD từ máy ATM nhưng gây thiệt hại tới 32,000 USD.

Ông Drake quy trách nhiệm cho làn sóng tội phạm trắng trợn này là do các chính sách của tiểu bang đã giảm bớt hình phạt đối với một số tội phạm trong những năm gần đây.

“Họ biết là họ sẽ không gặp phải rắc rối. Các hình phạt ở đây chẳng là gì cả. Tất cả đều là ‘tội phạm phi bạo lực.’ Nhiều người thậm chí sẽ không báo cáo tội phạm nữa,” ông Drake cho biết.

Chi phí sinh hoạt cao
Anh Kevin Schmidt, một diễn viên, nói trong bộ phim tài liệu này: “Một bữa ăn trưa bây giờ là 30 USD.”

Người từng là cư dân California này cho biết gần như mọi thứ ở Los Angeles trở nên đắt đỏ hơn, từ giá xăng lên tới 7 USD một gallon cho đến hơn 2,700 USD cho một căn nhà một phòng ngủ.

Theo ông Hanson, sử gia của Viện Hoover, thì chi phí sinh hoạt cao cũng liên quan nhiều đến các chính sách của chính phủ.

“Những người đã lập ra chính sách — cho dù đó là giá điện hay giá nhiên liệu — họ không bao giờ phải chịu hậu quả của ý thức hệ của chính họ,” vì các nhà hoạch định chính sách này có khả năng chi trả cho mức giá đó, ông Hanson cho biết.

Nhiều nhà tuyển dụng lớn — chẳng hạn như Uber và Tesla — đã chuyển trụ sở chính của họ đến các tiểu bang có mức thuế thấp hơn và luật lao động ít nghiêm ngặt hơn trong khi các doanh nghiệp nhỏ bị chèn ép do những vi phạm nhỏ có thể dẫn đến các khoản điều đình bồi thường nặng nề.

Bà Diana Bonnett, một chủ doanh nghiệp cũng đã rời California, cho biết do nhầm lẫn bà đã trả thiếu cho một nhân viên khoảng 34 USD. Bà nói rằng do không được thông báo trước về khoản lương bị thiếu này, nên nhân viên đó đã khởi kiện. Vụ kiện này được điều đình với số tiền 30,000 USD.

Với việc các chủ doanh nghiệp rời khỏi California, nơi mà thuế suất thuế thu nhập có thể lên tới 13.3%, mọi người đang tìm kiếm những cơ hội tốt hơn ở Florida, Washington, và Texas, nơi không có thuế thu nhập.

Giáo dục
Nhiều người cũng đang rời đi vì việc học hành của con em của họ.

Theo Viện Chính sách Công California, năm 2022, chỉ một phần ba học sinh lớp bốn ở California thông thạo toán.

Trong bộ phim tài liệu này, bà Gloria Romero, cựu lãnh đạo đa số Đảng Dân Chủ tại thượng viện tiểu bang California, cho thấy một mối tương quan giữa kết quả học tập kém và tình trạng bị bắt giam — nói rằng gần 70% tù nhân trong tiểu bang này không có bằng tốt nghiệp trung học.

Bà nói: “Nếu chúng ta không thay đổi các trường học đang thất bại, nơi mà trẻ em người Mỹ gốc Phi, gốc Latinh bị bế tắc trong tỷ lệ nghèo đói cao một cách không cân đối, … thì quý vị sẽ tìm thấy hoạt động bất hợp pháp, buôn bán ma túy, [và] tội phạm.”

Những quy định về môi trường
Theo nhà phát triển và cựu Thị trưởng của Costa Mesa Jim Righeimer, mặc dù Đạo luật Chất lượng Môi trường California — hay còn được gọi là CEQA — chủ định là để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và động vật hoang dã, nhưng đạo luật này đã trở thành một quy định chung để ai cũng có thể khởi kiện một đề xướng phát triển vì những bất đồng ý kiến thất thường, vốn có thể làm kéo dài quá trình phê chuẩn trong nhiều năm, khiến cho một dự án trở nên tốn kém và không còn khả thi.

“Ở các tiểu bang khác, nếu muốn khởi kiện, quý vị [cần] một số quyền khởi kiện nào đó,” ông nói trong bộ phim tài liệu này. “Ở đây, bất kỳ ai cũng có thể kiện để ngăn chặn một sự phát triển để không thể diễn ra.

Như vậy, nhiều luật với chủ ý tử tế lại khiến các nhà phát triển phải ngừng hoạt động hoặc rời khỏi California, nơi mà các chính trị gia đang kêu gọi xây dựng nhiều nhà ở giá rẻ hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng vô gia cư ở đó.

Tình trạng vô gia cư
Thời tiết dễ chịu là điều an lành và cũng là tai họa lớn nhất cho California vì điều kiện như vậy đã tạo thuận lợi cho một nền văn hóa sôi động về cuộc sống ngoài trời và — mà gắn liền với các vấn đề khác — đó là tình trạng vô gia cư trên đường phố.

Theo số liệu tính đếm năm 2022 của Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ (pdf), khoảng 30% người vô gia cư của quốc gia này — hơn 170,000 người và đang gia tăng — cư trú tại California.

Cựu Cảnh sát trưởng Quận Los Angeles Alex Villanueva cho biết vấn đề này đã trở thành một ngành kinh doanh, với việc tiểu bang này đang đổ hàng tỷ dollar vào đó mà không thấy bất kỳ sự thay đổi nào.

Có những người xây dựng sự nghiệp của họ bằng cách cấp dưỡng cho những người vô gia cư,” ông nói trong bộ phim tài liệu. “Quý vị hãy nhìn vào các tổ chức bất vụ lợi … Các giám đốc điều hành [của họ] đang kiếm được 800,000 USD một năm. Các nhà quản lý và giám đốc đang kiếm được hơn 200,000 USD.”

Ông Villanueva cho biết các chính trị gia đang cho rằng cuộc khủng hoảng vô gia cư này là do thiếu nhà ở giá rẻ, trong khi đó thực sự lại là vấn đề về ma túy và sức khỏe tâm thần.

“Nếu quý vị đang hút meth 24/7, thì tiền thuê nhà có thể là một đồng năm xu một tháng mà quý vị cũng không đủ khả năng chi trả.”

Có còn một tương lai nào không?
Trong bối cảnh cuộc di dời hàng loạt này, anh Khorrami nhìn thấy hy vọng trong những nỗ lực cơ sở của những người như ông Zach Southall — người sáng lập tổ chức tiếp cận người vô gia cư Charity on Wheels, đã giúp đỡ những người vô gia cư trong cộng đồng của ông trở lại cuộc sống bình thường của họ.

“Đa phần những người mà tôi làm việc cùng — những người vô gia cư — họ đang phải đối mặt với một loại chấn thương tâm lý, nỗi đau xé lòng nào đó,” ông Southall nói. “Đó là một vấn đề về lương tri.”

Nhóm của ông tập trung vào việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ của tình trạng vô gia cư bằng cách lắng nghe câu chuyện của từng người và xây dựng lòng tin, thông qua việc tiếp cận bền bỉ tại hiện trường — vốn “rất khó khăn” và “đòi hỏi những sự đầu tư vào con người mà chính phủ không sẵn sàng thực hiện,” ông cho biết.

“Chúng tôi sẽ có những cuộc trò chuyện thiết thực sẽ dẫn đến phát triển các mối quan hệ thực sự, và mọi người sẽ thực sự nói cho quý vị biết những gì đang xảy ra [trong cuộc đời của họ] … Và tuần tới, họ sẽ gặp lại quý vị … lần nữa … và lần nữa. Cuối cùng … khi họ sẵn sàng cho một sự thay đổi, thì hãy đoán xem họ sẽ gọi cho ai? … Quý vị đấy!” ông nói.

Qua hành trình điều tra cuộc di dời này, anh Khorrami nhận ra rằng thời điểm sụp đổ này có thể là một bước ngoặt đối với California.

“Có rất nhiều người khác đang làm điều tương tự [như ông Southall], nhưng câu chuyện của họ không được kể ra,” anh nói. “… Tương lai của California nằm trong tay những người này. Nếu tôi có thể giúp chia sẻ câu chuyện của họ, thì câu chuyện này có thể sẽ truyền cảm hứng cho nhiều người dân California hơn làm điều tương tự.”
NGƯỜI VIỆT: CHẾT TRƯỚC KHI GIÀU

Đa số người Việt ở Mỹ mỗi năm có dịp về thăm Việt Nam đều tỏ ra ngưỡng mộ trước việc phát triển cơ sở hạ tầng,đường sá, sân bay, trước mức độ ăn chơi tiêu tiền,em út gái gú hay trước mức độ khoe giàu của giới có chức quyền, trọc phú mới nỗi, nghệ sĩ hay các nông dân trúng đất... Họ tấm tắc "Việt Nam bây giờ phát triển không như ngày xưa. Dân Việt bây giờ cho Việt Kiều ngửi khói",lại thêm vừa rồi dân Việt bị ảnh hưởng chết vì đại dịch Covid-19 ít hơn các nước dân chủ như Mỹ, châu Âu hay Brazil, Ấn Độ nên họ càng củng cố tư tưởng rằng : người Việt thích hợp với các chế độ độc tài hơn nền dân chủ.

Trước hết tại sao chúng ta phải thấy các nước châu Á như Nhật, Hàn, Singapore không mở cửa cho tư bản nước ngoài tràn vào tàn phá như Việt Nam? Nền kinh tế của họ đi lên từ nội lực bằng các khẩu hiệu như " Người Hàn dùng hàng hóa Hàn, người Nhật dùng hàng Nhật". Tại sao họ lại tìm đến Việt Nam để đặt Samsung, để mở nhà máy chứ không phát triển ở nước họ ?

Và người Việt nghĩ rằng với hạ tầng cơ sở mà giới doanh nhân Việt cấu kết với chính quyền mở ra để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp tư bản nước ngoài là một sự phát triển của đất nước.

Thực ra họ đã lầm.

Các nguồn vốn doanh nghiệp nước ngoài rót vào Việt Nam đều qua một cửa ải là tham nhũng của thể chế độc đảng. Do đó các dự án đều không làm đúng như tiêu chuẩn trong đồ án. Ví dụ kinh phí làm một cây cầu 100 đồng thì nó đã mất 50 đồng cho tham nhũng , bôi trơn, thực tế nó chỉ làm có 50 đồng. Và cũng giống như Ba Lan, sau khi chế độ độc tài sụp đổ các công trình hạ tầng ở các nước này đều phải bị đập ra làm lại hết. Chưa kể chúng đều được làm theo yêu cầu của nhà đầu tư bất kể quy hoạch về sinh thái, môi trường, khí hậu.

Chẳng hạn thành phố Sài Gòn các kỷ sư thời VNCH đã đưa ra khuyến cáo là không thể bê tông hóa về phía Nam vì sẽ ngăn dòng chảy của hệ thống sông ngòi. Nhưng do yêu cầu của tiền, của quy hoạch tùy tiện nên dòng chảy của kênh rạch ,sông ngòi đều bị ngăn lại dẫn đến việc chỉ cần một trận mưa to là cả thành phố ngập sâu trong nước. Tương lai thành phố này sẽ chìm sâu dưới mực nước biển.

Tất nhiên Việt Kiều về nước mà thấy cảnh quan đô thị của Đà Nẵng với những cây cầu mang hình rồng lượn, những bãi biển với những resort đón khách nước ngoài đẳng cấp 5 sao, những khu du lịch như của Vinpearl Luxury ở Nha Trang, Phú Quốc là mắt tròn mắt dẹt, thấy các khu đô thị của Nhật, Hàn, Singapore ở Thành phố mới Bình Dương hay vào tham quan Lạc Cảnh Đại Nam là sẽ thấy Mỹ giờ xưa rồi, Việt Nam hiện đại hơn nhiều.

Nhưng nếu họ chỉ cần nhìn sang thành phố Sihanouk của Campuchia thì sẽ khóc ròng. Chính phủ Campuchia đã cấp phép một cách bất thường cho các khoản đầu tư từ Trung Quốc. 30 sòng bạc đã được xây dựng tại đây và 70 công trình khác được tiến hành. Số lượng du khách Trung Quốc đến Sihanoukville, thành phố 90.000 dân, đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2016-2017 lên 120.000 người. Các nhà hàng, ngân hàng, siêu thị và khách sạn ở vùng này đều có gắn biển hiệu chữ Trung Quốc.

Trước sự xâm nhập ồ ạt đó của Trung Quốc, ngoại trừ những người Campuchia làm việc trong các khách sạn và sòng bạc, phần lớn người dân (có thu nhập trung bình là 1.100 đô la một năm) ít được hưởng lợi từ những khoản đầu tư này. Và sự oán giận đang ngày một gia tăng.

Thành phố nhỏ bé này không thể đáp ứng nhu cầu về điện nước, hệ thống thoát nước và thu gom chất thải. Một cơn mưa lớn mới đây đã nhấn chìm Sihanoukville trong biển nước. Tình trạng xây dựng trái phép và mất an toàn diễn ra tràn lan. Vụ sập tòa nhà 7 tầng đang xây dựng làm thiệt mạng 28 lao động Campuchia hồi tháng 6-2019 đã dẫn đến cuộc điều tra sâu rộng khắp thành phố và phát hiện ra rằng có 22 công trình xây dựng không phép, tức khoảng 10% dự án tại đây mà phần lớn thuộc quyền sở hữu của người Trung Quốc.

Như vậy đừng thấy việc bán đất nước cho doanh nghiệp nước ngoài tràn vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng quỹ đất ồ ạt tạo ra ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và không khí là một sự phát triển.

Có thể bề ngoài thì rất hào nhoáng nhưng hãy đến các trung tâm ung bướu thì sẽ thấy sự thật. Sông ngòi bị ô nhiễm bởi hóa chất từ 180 khu đô thị và hàng ngàn nhà máy thải ra, hệ thống mạch nước ngầm trong lòng đất bị nhiễm độc, không khí ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp bị ô nhiễm nặng nề. Và dân nghèo là tầng lớp gánh chịu hậu quả của nó nhiều nhất. Tất nhiên nhưng người càng có tiền càng có cơ hội để thoát khỏi sự ô nhiễm đó. Nhưng không phải ai cũng giàu.

Và để giàu để ngoi lên trong một xã hội không có luật pháp người Việt sẽ làm những điều sau đây :

- rải đinh trên đường cao tốc,
- bán đủ các loại rau quả vừa phun thuốc trừ sâu,
- đá bóng vào lưới nhà để thực hiện hợp đồng bán độ,
- chặt phá rừng vô tội vạ,
- mua bán bằng cấp và chức sắc,
- kê đơn cho bệnh nhân toàn những thuốc đắt tiền để ăn hoa hồng,
- đưa ma tuý vào trường học rủ rê con nhà lành vào con đường nghiện ngập cốt bán được ít hàng quốc cấm...

Tất nhiên những người chỉ nhìn thấy một lát cắt của cuộc sống sẽ vô cùng thán phục các chế độ độc tài rất giỏi trong việc "ăn xổi ở thì", làm hàng mã, hàng nhái. Nhưng hàng mã những công trình xi măng cốt tre ấy tồn tại được bao lâu? Nền kinh tế Việt Nam khi khối FDI rút về nước họ hết thì còn lại những gì? Những cánh rừng bị chặt phá khai thác, những mỏ dầu được Tổng công ty dầu khí bán trộm, những quỹ đất bị biến thành khu công nghiệp, những thành phố ngập nước sau cơn mưa, những sòng bạc, khu vui chơi mọc lên như nấm sẽ tốn tại được trong bao nhiêu thập niên? Không lẻ người Việt cứ phải làm thuê cho doanh nghiệp nước ngoài từ thế hệ này sang thế hệ khác?

Không. Chỉ bọn có chức có quyền sau khi bán rẻ đất nước mới giàu thôi còn nhân dân ,những người chủ thực sự của đất nước sẽ chết trước khi giàu.phiem

Tv Diane Nguyen

Monday, May 29, 2023

VU LAN: MẸ ANH, MẸ EM

Kim Châu phụ mẹ chuẩn bị bày những món ăn ra bàn. Hai mẹ con bận rộn cả tuần qua đến giờ, từ bàn bạc các món ăn thức uống, đến đi chợ và cả buổi sáng hôm nay nấu nướng.

Những món ăn ngon của Huế đô, những món ăn mà bà Phú mẹ của Kim Châu đã từng xuất sắc chế biến từ thời con gái còn ở nhà với cha mẹ, đến khi lấy chồng làm dâu và bôn ba sang xứ người tay nghề của bà càng thêm điêu luyện.

Như ngày xưa mẹ bà Phú đã dạy bà nấu nướng, bà Phú cũng đã dạy Kim Châu nấu nướng từ khi nàng mới lớn, từ các món dễ đến món khó, từ món dân dã đến món nổi tiếng cao sang như trong cung đình hoàng tộc.

Giòng họ nhà bà Phú cũng như nhà chồng đều là danh gia vọng tộc. Ông Phú là giáo sư dạy trường y khoa Huế, còn bà Phú là giáo sư dạy môn Toán ở trường đại học Huế. Hai ông bà là sự kết hợp hài hòa, xứng đôi vừa lứa của xứ xở thần kinh.

Kim Châu bưng dĩa thịt heo luộc và rau sống ra bàn, nói với mẹ:

- Món tôm chua mẹ làm ngon quá, bánh tráng cuốn tôm chua, thịt ba rọi luộc và rau thơm con chắc là mẹ anh Thái sẽ ngạc nhiên và vừa lòng.

Bà Phú khiêm nhường:
- Mẹ hy vọng thế, để làm vừa lòng người khác khó đã đành mà làm vừa miệng cũng khó khăn không kém. Nhất là mẹ nghe con kể mẹ anh Thái là một người mẹ thật đặc biệt.

Kim Châu hào hứng:
- Vâng, anh Thái đã vài lần tự hào nói với con như thế với tất cả lòng yêu quý mẹ. Con hình dung ra mẹ anh là người phụ nữ thế nào rồi…

Kim Châu dấu mẹ nụ cười hạnh phúc vừa thoáng qua trên môi và tiếp:
- Anh Thái cao ráo đẹp trai thì mẹ anh chắc đẹp người lắm và tài ba lắm nên anh mới khen mẹ anh là người mẹ đặc biệt chứ. Cũng như con đã không tiếc lời khen mẹ khi nói chuyện với anh ấy. Nghĩa là mẹ anh, mẹ em đều trình độ và đẹp đẽ như nhau, chẳng ai kém ai cả.

Bà Phú hãnh diện mắng yêu con gái:
- Con gái khen mẹ chẳng khác nào mèo khen mèo dài đuôi. Mẹ cũng đang chờ mong được diện kiến người phụ nữ ấy đây, còn hơn là chờ mong gặp anh Thái người yêu của con để xem xét anh ta là người thế nào nữa, vì mẹ tin con đã chọn đúng người. Thôi nào, con sắp xếp xong thức ăn thì mẹ con mình đi tắm rửa thay quần áo sắp tới giờ khách đến rồi.

Lúc này ông Phú từ phòng khách vọng ra:
- Hai mẹ con bà ríu rít cũng làm tôi sốt cả ruột… Hôm nay nhà ta vui quá.

Bà Phú giục giã chồng:
- Ông cũng thay quần áo đi là vừa…Lịch lãm ra sao thì ông biết rồi đấy, đừng để bà khách quý thất vọng về gia đình mình dù một điều nhỏ nhoi như hạt bụi bên thềm.

Ông Phú hóm hỉnh nói đùa với vợ:
- Vâng thưa phu nhân, tôi biết cốt cách của tôi rồi ạ. Cám ơn phu nhân đã nhắc nhở.

Vợ chồng bà Phú tuy sang Mỹ sống từ 1975 đến giờ nhưng họ vẫn giữ phong cách gia đình trung lưu lịch sự của xứ Huế, bước ra khỏi nhà dù chỉ đi chợ cách nhà 10 phút lái xe ông bà vẫn thay quần áo, đi giày vớ, khăn, mũ chỉnh chu. Nề nếp Huế, nề nếp gia tộc đã ăn sâu vào xương máu của họ.

Kim Châu vào phòng tắm của nàng trong phòng ngủ, hôm nay là ngày đầu tiên nàng được gặp mặt mẹ Thái nên cũng muốn ăn diện thật đặc biệt cho xứng với người khách mà cả nhà nàng đang mong đợi và tôn quý.

Kim Châu và Thái đều là bác sĩ đã ra trường vài năm và đang hành nghề, họ quen nhau trong vài dịp hội họp của các bạn y khoa khác. Cả hai đã quý mến nhau, quyến luyến nhau và đang yêu nhau.

Khi nói về những người thân yêu của mình thì Thái kể cha anh qua đời từ lâu, anh chỉ còn mẹ và mẹ anh là tất cả niềm yêu mến của cuộc đời anh.

Kim Châu cũng nói về mẹ nàng với lòng kiêu hãnh như thế, nàng khoe mẹ nàng là con nhà giàu, mẹ đẹp, mẹ giỏi và nấu ăn rất khéo. Cuối cùng nàng đã thông minh và khéo léo kết hợp cả hai bà mẹ khi nói với Thái:

- Mẹ anh, mẹ em, cả hai mẹ đều tuyệt vời anh nhé.

Với nàng hai bà mẹ đều trí thức, xinh đẹp, thành công tài ba trên đường đời và khéo léo cả việc nhà với chồng con, với bếp núc.

Kim Châu kể cho mẹ nàng nghe về mối tình cảm giữa nàng và Thái. Bà Phú đã đề nghị:
- Con chuyển đến anh Thái lời cha mẹ mời mẹ con anh đến nhà mình, trước là dùng một bữa cơm gia đình thân mật, sau là để hai bên gia đình biết nhau để con và anh Thái có sự cho phép của hai bên cha mẹ đi lại tìm hiểu nhau thêm. Tuy các con ở xứ Mỹ chứ không phải Huế ngày xưa nhưng phép tắc gia phong nếu giữ được thì càng tốt.

Ông Phú thì cởi mở hơn:
- Chỉ nghe con kể về mẹ con anh Thái là bố cũng cảm tình với họ rồi. Bố rất hân hạnh được gặp mẹ con họ.

Thế nên mới có buổi gặp gỡ ngày hôm nay.

Bà Phú diện áo dài màu tím Huế, cổ quàng khăn cũng màu tím trông thật nền nã quý phái, dù đôi mắt kính cận trông bà có nét nghiêm khắc của một bà giáo. Ông Phú diện bộ vest màu xám tro bằng hàng Ý sang trọng mà chính tay bà Phú đã chọn mua cho ông.

Kim Châu thì mặc chiếc váy màu hoa đỏ nhỏ li ti và quàng quanh cổ chiếc khăn mỏng màu mật ong mà Thái đã mua tặng nàng, màu khăn và màu áo tiệp nhau thật hài hòa nhuần nhuyễn. Nàng trẻ trung xinh đẹp vì áo quần và vì niềm vui tràn ngập trong lòng, trong căn nhà này.

Bàn ăn đã bày ra với những món cơm cua lá sen, nem lụi, miến xào hến, bánh tráng cuốn tôm chua, bánh bột lọc. Món nào cũng được trình bày vừa đẹp mắt vừa ngon lành.

Bà Phú ngắm nhìn bàn ăn một lần nữa và mỉm cười hài lòng. Ông Phú đọc thấy tâm trạng của vợ:
- Bà thật sốt sắng với khách… Chỉ một bữa ăn mà bà như muốn khoe ẩm thực của xứ Huế.

- Không sốt sắng sao được ông? người ta cũng là mẹ một bác sĩ như nhà mình, lại được chính người con ca ngợi là một bà mẹ đặc biệt mới làm tôi tò mò và nể phục, chỉ sợ mình sơ xuất mà thất lễ với khách thôi.

Bà Phú dặn dò chồng:
- Này ông, để ý lúc tôi chuyện trò với bà khách quý có vấp váp gì thì ông đỡ lời giùm nhé…

- Bà một tay ăn nói lưu loát, từng đứng trên bục giảng trước bao học trò bậc đại học mà còn ngại ngùng gì…

- Thì tôi cứ dặn phòng xa thế, biết đâu gặp bà khách quý phái và tài ba hơn tôi thì sao !

Bà Phú chợt nhớ ra với vẻ mặt quan trọng:
- Kim Châu ơi, tí nữa thì mẹ quên mất một điều cần thiết cho bữa ăn đãi khách chiều nay. Hai cha con ông biết thiếu điều gì không?

Kim Châu từ trong nói vọng ra:
- Con thấy hoàn chỉnh cả rồi…

Ông Phú cũng tiếp lời con gái:
- Có chăng là thiếu… Khách chưa đặt chân vào nhà mình mà thôi.

- Hai cha con ông thật là vô ý, một bàn ăn thân tình và công phu thế này với chủ nhà và hai người khách lịch sự thế kia trong một buổi chiều đẹp êm ái thì không thể thiếu âm nhạc được, tôi muốn có những bản nhạc giao hưởng thanh thoát, du dương cất lên, đi vào tâm hồn chúng ta, làm những món ăn ngon hơn khi đi vào bao tử. Khách sẽ mê mệt cả người…

Kim Châu ngoan ngoãn đáp:
- Thưa mẹ rất đúng, con sẽ mở nhạc đây, trước hết chúng ta nghe nhạc giao hưởng của Beethoven nhé, rồi lần lượt đến Schubert, đến Mozart…

Bà Phú hài lòng, lại ra soi gương ngắm nghía từng nếp khăn nếp áo, vừa hào hứng vừa nóng lòng, thì cũng là lúc tiếng chuông cửa reo lên. Bà Phú mừng vui bảo chồng:
- Khách đến đấy, tôi và ông cùng ra cửa đón khách. Con ơi….

Kim Châu cũng đã sẵn sàng, nàng đến bên cha mẹ và dịu dàng:
- Thưa mẹ con đây, mẹ để con mở cửa

Ông Phú cũng sửa lại cổ áo và bước theo vợ. Cánh cửa mở ra….

Thái quả đúng là một chàng cao ráo đẹp trai, vóc dáng thanh nhã phong lưu. Còn mẹ anh, người mẹ đặc biệt của anh lại là một phụ nữ thấp người, gầy gò bé nhỏ, bà mặc bộ áo dài màu cánh dán rộng thùng thình trông bà kham khổ và không thoải mái chút nào, làm như cả đời bà mới bất đắc dĩ mặc một lần. Đôi bàn tay bà vừa nhăn nhúm vừa thô, đôi bàn tay như cất tiếng than rằng chưa từng được thảnh thơi...

Bà Phú kín đáo liếc xuống chân bà khách, là hai bàn chân thô lỗ thò ra ngoài quai giày, đôi giày thì mới nhưng hai bàn chân kia phản lại với vẻ mới mẻ của đôi giày đến sượng sùng tội nghiệp...

Bà Phú thất vọng não nề, nhưng cố tìm lý do để bám víu, để hy vọng biết đâu bề ngoài “nghiệt ngã” thế mà ngược lại bên trong là một tâm hồn phong phú sâu xa ? Như cái giếng sâu chẳng sợi dây nào chạm tới đáy, như quả mít sù sì mà múi mít ngọt thơm, như quả sầu riêng gai góc mà múi sầu riêng mùi vị quyến rũ lạ lùng không thể nhầm lẫn với bất cứ mùi vị trái cây nào khác được.

Thái giới thiệu ngay:
- Kính chào hai bác đây là mẹ cháu, người ta vẫn gọi theo tên của chồng là bà Công…

Kim Châu thất vọng không kém gì mẹ nàng, nhưng nàng cũng lịch sự đáp lễ:
- Cháu xin kính chào bác, giới thiệu với bác đây là cha mẹ cháu.

Bà Phú chưa kịp phản ứng vì vẫn còn sững sờ, thì ông Phú vội đưa tay mời và rất nhã nhặn lên tiếng:
- Gia đình chúng tôi chào chị Công và cháu Thái. Hân hạnh mời chị và cháu vào nhà.

Bà Công rổn rảng đáp:
- Vâng, tôi được gặp gỡ anh chị thật quý hóa quá…

Mọi người ngồi vào bàn ăn thì bà Phú mới lấy lại tinh thần và bình tĩnh cố tạo ra một nụ cười với bà khách:
- Thưa chị, bữa cơm này do chính tay tôi và con gái Kim Châu làm. Mời chị dùng thử với chúng tôi… Đây là món nem lụi…

Kim Châu cũng nói với Thái:
- Em mời anh…

Bà Phú vừa nhẹ nhàng đặt một cây nem lụi vào đĩa cho bà Công và vào đĩa cho chồng, thì bà Công nói ngay:
- Là món thịt băm nướng của người miền Bắc chúng tôi đây mà.

Bà Phú được dịp khoe:
- Có khác chứ chị, thịt heo quết nhuyễn trộn với mỡ thái hột lựu, với bì heo và thính cùng với các gia vị và xiên khúc mía hay cọng xả đem nướng nên có mùi thơm đặc biệt. Ăn món này với bánh tráng rau sống, khế chua chuối chát, nước chấm làm từ đậu phộng trộn với gan heo băm nhuyễn vừa bùi vừa ngon…

Bà Công oang oang:
- Món này cầu kỳ quá, vừa tốn tiền lại tốn công. Nhà tôi thì món gì cũng chém to kho mặn cho nhanh và ăn lâu hết.

Bà Phú ngồi lặng người, bà bỗng cảm thấy như mình bị xúc phạm khi bà đã bỏ bao công sức và tâm hồn làm món nem lụi để bây giờ bị trả lời vô tư như thế...

Thái đỡ đần cho mẹ và làm cho không khí nhẹ nhàng đi:
- Thưa bác, mẹ cháu hơi bị nghễnh ngãng, lúc nghe được lúc không nên cứ nói to giọng vì tưởng ai cũng điếc như mình.

Bà Phú gượng cười:
- Không sao…

Bà Phú nhìn những món ngon khác la liệt trên bàn mà chán nản, công bà như công dã tràng xe cát biển Đông. Món tráng miệng còn để trong tủ lạnh là chè nhãn bọc hột sen kia, hai mẹ con bà đã kỳ công bọc từng quả long nhãn tươi vào từng hột sen đã hấp chín. Mùa này chợ Việt Nam có bán nhãn tươi từ Florida ngon ngọt, mà bà Phú vẫn tiếc là không có hột sen của hồ Tịnh Tâm, không có nhãn của Đại Nội xưa để nấu chè đãi khách cho đúng món xứ Huế…

Bà Phú tiếc công mình, tiếc cả tâm tình mình...

Bà Công vừa ăn vừa thân mật tự nhiên hỏi thăm:
- Thế ngày xưa Việt Nam anh chị ở đâu?

- Trước chúng tôi ở Huế, sau vì lý do riêng chúng tôi không dạy học nữa và di chuyển vào Sài Gòn làm thương mại, mở cửa hàng bán quần áo, hàng len, hàng thêu ở đường Lê Thánh Tôn.

Bà Công ngơ ngác và lại to giọng:
- Chị nói đường gì? đường gì? Mà tôi chưa nghe ra…

Bà Phú vốn ăn nói nhẹ nhàng từ tốn cũng phải to giọng theo:
- Đường Lê Thánh Tôn, đường Lê Thánh Tôn… Chị nghe rõ chưa ạ?

- Tôi nghe rồi, mà đường Lê Thánh Tôn ở mãi đâu nhỉ, tôi đi khắp nơi mà chưa đến con đường này? Bà Công lẩm bẩm thì Thái giải thích:

- Đường Lê Thánh Tôn ngay trung tâm Sài Gòn mẹ ạ, khu này là những con đường của những cửa hàng sang trọng...

Bà Công cười xòa vì đã hiểu ra:
- Thì ra thế, chị ạ, chả là ngày xưa tôi chuyên gánh hàng rong bán món tương Bắc trong khu lao động đông đúc dân cư vùng Khánh Hội thì có bao giờ bén mảng đến Sài Gòn, mà các nhà sang cả ngay mặt tiền đường phố ấy thì chả ai thèm mua nước tương gánh rong bao giờ.

Bà Phú vẫn xã giao:
- Chúng tôi cũng thích món tương Bắc lắm, chấm với rau muống luộc rất ngon...

Bà Công reo lên và được dịp kể lê thê về món nghề gia truyền nhà bà:
- Ối giời ôi, thế thì chị đúng ý tôi quá, nhà tôi quanh năm ăn rau muống luộc, nước rau dầm quả cà chua với vài tép tỏi, rau muống thì chấm tương Bắc. Thoạt đầu tôi gánh hàng rong bán cá khô, tôm khô cơ, món này có ế cũng để dành được hay nhà ăn dần, nhưng không được đắt hàng và ít lời. Tôi biết làm tương Bắc do học nghề của cha mẹ, thế là tôi liền quay ra làm tương Bắc và gánh đi bán, chẳng ngờ gánh tương Bắc lại nuôi được cả nhà suốt bao nhiêu năm. Tôi đi mòn chân cả mấy khu lao động vùng Khánh Hội nên không ai là không biết món tương Bắc của bà Công.

Bà Phú dấu tiếng thở dài, và chia sẻ với chồng ánh mắt thất vọng của bà. Đôi bàn chân thô kệch xấu xí kia không còn làm bà Phú ngạc nhiên nữa, đôi bàn chân đã đi bộ biết bao nhiêu cây số trong suốt cuộc đời bà ta rồi...

Bà Phú khen lấy lệ:
- Chị thật là tháo vát…

Bà Công than thở:
- Bao năm qua tôi gánh hàng rong quen rồi, sang Mỹ phải ngồi cả ngày trong nhà thấy cuồng cả chân và mụ cả người, gía mà không vì con thì tôi chẳng ở đây, thà cứ đi gánh hàng rong thế mà khỏe hơn.

Bản nhạc giao hưởng nào đó vẫn đang du dương trầm bổng làm cõi lòng bà Phú thêm ê chề. Nhạc này mà bà khách nghe chẳng khác nào đàn gảy tai trâu, bà khách vừa điếc vừa không đủ trình độ thưởng thức.

Trời xui đất khiến sao bà Công bỗng lên tiếng với bà Phú:
- Nãy giờ nhà chị mở nhạc gì mà chẳng có lời, chẳng có tiếng hát, tôi không hiểu gì cả.

Thái lại đỡ đần cho mẹ:
- Đây là nhạc giao hưởng không lời, con rất thích nghe.

Dù sao bữa cơm cũng trôi qua trong xã giao dù bà Phú vui là vui gượng, nhưng có thêm câu chuyện giữa ông Phú với Thái và Kim Châu nên có lúc cũng là niềm vui có thật...

*****************

Khách ra về khỏi nhà là bà Phú được thoải mái tuôn ra:
- Tôi thật không thể ngờ mẹ anh Thái lại bình dân đến thế. Này ông Phú, ông chào đón khách bằng hai từ “hân hạnh” hơi phí đấy. Cả tôi nữa, cũng đã phí công mở những bản nhạc giao hưởng…

Kim Châu vội nói:
- Dù mẹ anh Thái không thích thì còn cả nhà mình và anh Thái cùng thích nghe nhạc mà mẹ…

Ông Phú chép miệng:
- Thì tôi cũng không ngờ, nhưng dù bà ấy quý tộc hay bình dân cũng là khách nhà mình thì chúng ta hân hạnh đón tiếp theo phép lịch sự mà.

Bà Phú quay qua con gái:
- Con nghĩ thế nào?

Kim Châu hơi lúng túng:
- Nhưng… nhưng…

Bà Phú ngắt lời con:
- Chẳng “nhưng” gì cả, mẹ không muốn làm suôi gia với bà này chút nào…

- Nhưng con và anh Thái yêu nhau…

- Khổ quá, bà mẹ anh ta không ngang vai phải lứa với nhà mình, đi tới đâu bà ấy cũng kể gánh hàng rong món tương Bắc ra thì còn thể thống gì?

Ông Phú xoa dịu vợ và làm vừa lòng con:
- Chuyện ấy không ảnh hưởng gì đến nhà mình và ngay cả tình yêu của con Kim Châu và anh Thái. Bà ơi, chúng ta đang sống ở Mỹ, không phải xứ Huế quanh quẩn chỉ có cầu Tràng Tiền và sông Hương núi Ngự.

Bà Phú vẫn cay như gừng già:
- Sao lại không? Theo tôi con Kim Châu nên dãn anh Thái ra, thiếu gì nơi, thiếu gì người tương xứng cho nó lựa chọn làm cha mẹ hãnh diện chứ.

- Anh Thái là người ăn học, tôi thấy Thái có tư cách đàng hoàng lắm, chẳng lẽ vì bà không hợp với mẹ anh Thái mà con Kim Châu phải tìm tình yêu khác à?

- Thì con gái mình cũng đẹp, cũng là bác sĩ thua kém gì Thái. Ừ thì hai đứa nó ngang cân ngang tài nhau rồi, nhưng hai bên gia đình cha mẹ thì chênh lệch quá, bà ta không xứng với tôi và ông. Con Kim Châu không có bác sĩ Thái thì cũng có bác sĩ khác.

Kim Châu giải bày:
- Không phải con cần chọn người yêu qua mảnh bằng cao thấp với mình, vấn đề là con đã yêu anh Thái, cho dù hôm nay con mới biết rõ về mẹ anh ấy, một phụ nữ bình dân lao động làm con đôi chút thất vọng, nhưng không vì thế mà con bớt yêu anh ấy.

- Con Kim Châu nếu lấy chồng là lấy anh Thái, bà mẹ chồng chỉ là nhân vật phụ thôi, bà không nên quan trọng hóa vấn đề….

Ông Phú nói thêm như phán quyết:
- Chuyện suôi gia giàu nghèo, quý phái hay bình dân không ảnh hưởng gì đến nhau cả. Bố ủng hộ con, con và Thái yêu nhau thì cứ tìm hiểu để đi đến hôn nhân.

***

Thái và Kim Châu hẹn gặp nhau như họ thỉnh thoảng vẫn hẹn nhau ra đây sau một ngày làm việc. Lần này họ có nhiều điều tâm sự với nhau hơn. Thái đưa nàng đến khu hồ trong thành phố, cách nơi làm việc của họ không xa.

Như thói quen Kim Châu thích ra đứng chỗ làn can hồ để vừa nhìn xuống dòng nước đang xuôi chảy vừa đón gío từ hồ nước thổi lồng lộng vềcho tâm hồn thoải mái.

Thái đứng bên cạnh nàng, anh cũng thích tìm sự thong dong thoải mái như nàng:

- Lần đầu gặp em, mẹ anh rất hài lòng khen em xinh đẹp và ăn nói duyên dáng.

- Mẹ em cũng khen anh vậy đó. Không hẹn mà hai bà mẹ của chúng ta cùng khen chúng ta anh nhỉ…

Kim Châu một chút tự hào:
- Còn anh nhận xét thế nào về cha mẹ em?

- Cha mẹ em thật hoàn hảo, lịch sự và hiểu biết, nhất là mẹ em đúng là người mẹ tuyệt vời như em đã ca ngợi và những món ăn của mẹ em làm đều ngon.

Thái cũng một chút tự hào:
- Vậy anh cũng hỏi em câu tương tự như em vừa hỏi anh…

Kim Châu thoáng ngần ngừ:
- Thật tình thì em… hơi ngạc nhiên…

- Em ngạc nhiên và thất vọng phải không?

Và Thái thẳng thắn:
- Anh biết là cha mẹ em và cả em đã có sự thất vọng nào đó về mẹ anh. Anh muốn mẹ anh thế nào bà sẽ hiện ra thế ấy trước mặt gia đình em... Chân dung và nội tâm một người không lời lẽ nào diễn tả bằng sự hiện diện của chính họ. Đó vẫn là người phụ nữ, người mẹ đặc biệt của đời anh.

Được Thái mở đầu nên Kim Châu cảm thấy dễ dàng hơn:
- Vâng, mẹ em và em cứ tưởng…

- Tưởng mẹ anh cao sang mệnh phụ như mẹ em? Anh đã đọc thấy ngay vẻ thất vọng của mẹ em trong giây phút đầu tiên khi mẹ con anh bước vào nhà. Chiều nay anh sẽ kể thật nhiều cho em nghe về mẹ anh.

- Anh kể đi, em rất muốn nghe.

Thái nhìn xuống giòng nước như nhìn xuống một giòng quá khứ đang lững lờ trôi:
- Cha mẹ anh yêu nhau từ thời chung trường đại học Sư Phạm và ra trường thì lấy nhau như mộng ước. Cả hai lại xin được việc dạy chung trường…

Kim Châu ngạc nhiên ngắt lời Thái:
- Thì ra mẹ anh cũng đã tốt nghiệp đại học và là cô giáo?

- Em cứ để yên nghe anh kể tiếp. Chuyện đời không êm đềm xuôi chảy mãi, cuộc sống hạnh phúc của cha mẹ anh rất ngắn ngủi, trong một lần cha mẹ anh theo nhà trường đi du ngoạn Đà Lạt. Chiếc xe chở giáo viên đã gây ra tai nạn thảm khốc làm nhiều người chết và bị thương. Mẹ anh tử nạn ngay tại chỗ, cha anh bị thương nặng và bị cưa mất một chân…

Kim Châu bàng hoàng kêu lên:
- Trời ơi… Thế còn anh ?

- Lúc đó anh mới được 1 tuổi. Cha mẹ anh đã gởi anh cho người thân quen trông nom giùm để hai vợ chồng có dịp đi chuyến du ngoạn ấy nên anh thoát nạn. Không ngờ chuyến du ngoạn thành thảm cảnh và gia đình anh cũng lâm vào thảm cảnh…

Thái ngậm ngùi vài giây rồi tiếp tục kể:
- Cha anh thành người tàn tật với đứa con thơ dại, cha không dạy học được nữa. Ban đầu họ hàng xa gần và hàng xóm hết lòng giúp đỡ, sau dần dần cha anh phải vất vả biết bao nhiêu để vừa đi làm đủ thứ nghề lao động kiếm tiền vừa nuôi con. Thì người phụ nữ này xuất hiện, là mẹ anh bây giờ.

Kim Châu tò mò:
- Em hiểu phần nào rồi… Sao nữa hả anh?

- Mẹ là hàng xóm, là một cô gái con nhà nghèo ít học, tuổi lỡ thì chưa lập gia đình bao giờ, đã yêu cha anh, đã cảm thương hoàn cảnh mà tự nguyện đến với cha anh mặc cho gia đình mình ngăn cản. Thế là mẹ gánh vác hết mọi chuyện nhà kể cả chuyện kiếm tiền độ nhật cho gia đình 3 người vì càng ngày cha anh càng yếu sức do những di chứng từ vụ tai nạn kia. Thậm chí sau vài năm ăn ở với nhau mẹ anh vẫn không mang thai vì lỗi từ cha anh, nhưng mẹ vẫn an vui sống bên cha và yêu thương anh chẳng khác gì con do chính mẹ mang nặng đẻ đau. Mẹ biết nghề làm tương Bắc, cha anh đã phụ mẹ nấu nếp, ủ nếp, nhặt đậu nành và ngâm đậu nành, rồi canh chừng ủ đậu… làm thành món tương Bắc thơm ngon để mẹ gánh rong ruỗi khắp các nẻo đường trong các khu xóm lao động, gánh tương Bắc của mẹ rất đắt hàng đã nuôi được cả nhà…

Kim Châu thầm thì:
- Mẹ anh có một tấm lòng…

- Nhưng số mẹ cũng chẳng hưởng hạnh phúc dài lâu, nếu cho rằng đó là cuộc sống hạnh phúc của mẹ. Năm anh 12 tuổi thì cha anh qua đời vì sức khỏe đã kiệt quệ. Dạo ấy mẹ vẫn còn trẻ, nhưng mẹ ở vậy để tần tảo nuôi anh ăn học. Thương mẹ nghe lời mẹ khuyên anh luôn chăm chỉ học hành, tốt nghiệp trung học loại giỏi anh được học bổng sang Mỹ học đại học, tốt nghiệp bác sĩ anh được việc làm ở lại Mỹ và bảo lãnh mẹ sang đây với anh để anh báo hiếu mẹ đã hy sinh cả thời thanh xuân cho cha con anh.

Kim Châu thán phục:
- Ôi, mẹ anh thật bao la cao cả hơn tất cả những bà mẹ tuyệt vời khác trên cõi đời này.

- Anh còn nhớ năm anh 9-10 tuổi học bậc tiểu học, bị tụi học cùng lớp chế nhạo là “con bà bán tương” anh xấu hổ và giận mẹ lắm, về nhà anh cứ bắt mẹ bỏ nghề bán tương. Nhưng càng lớn anh càng hiểu và tự hào với gánh tương rong của mẹ anh.

- Em cũng tự hào với anh đây.

Kim Châu đầy chân thành và cảm xúc:
- Em xin lỗi anh vì ban đầu gặp gỡ em cũng có nỗi thất vọng về mẹ anh. Có lẽ tại em sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý phái và trí thức nên em tưởng mẹ anh cũng thế khi nghe anh ca ngợi người mẹ đặc biệt của anh như em đã ca ngợi mẹ em.

Thái tiếp:
- Anh chỉ biết người mẹ ruột của anh qua hình ảnh và xa lạ như trong truyện cổ tích, nhưng người mẹ không hề sinh ra anh lại vô cùng gần gũi và thân thiết, bà đã yêu thương và nuôi nấng anh từ lúc hơn 1 tuổi cho đến khi anh trưởng thành. Mẹ bồng bế anh, mẹ thao thức khi anh nóng sốt khóc đêm, và mẹ cũng là người dắt tay anh ngày đầu tiên đưa anh cắp sách tới trường.

Thái kết luận ngọt ngào:
- Mẹ anh thế đấy.

Nàng xoay người ra đối diện Thái và đặt tay lên vai Thái:
- ”Mẹ anh thế đấy”, anh nói thật đơn giản mà cả một ân tình anh dành cho mẹ, em cũng yêu mẹ anh biết chừng nào, và em sung sướng khi biết người mình yêu là một đứa con hiếu thảo, có tình có nghĩa.

Thái kéo tay nàng lại gần và ôm vai nàng:
- Cám ơn em đã yêu anh và yêu cả mẹ anh.

Kim Châu tựa đầu bên vai Thái, lòng nàng cũng êm đềm như làn gío mát buổi chiều từ hồ nước kia. Kim Châu nghĩ và tin là khi nàng kể câu truyện này cho mẹ nàng thì mẹ sẽ hiểu ra, mẹ nàng cũng sẽ nể phục và ngưỡng mộ mẹ Thái.

Bà mẹ của Thái vẫn luôn là người khách quý, người khách đặc biệt với gia đình nàng..

Nghĩ đến đây nàng thốt lên vui tươi và hạnh phúc:
- Anh Thái ơi, hôm nào em sẽ đến thăm mẹ anh nhé… Người mẹ đặc biệt của anh và của em…


Nguyễn Thị Thanh Dương
(July, 2013)

Saturday, May 27, 2023

Đôi lời về Việt Nam

Viện trưởng Đại học Dennis Prager

Dennis Prager hiện có một chương trình truyền thanh thính giả đàm thoại (Talk Show) hàng ngày trên đài KRLA tần số 870AM bao gồm vùng Los Angeles và Orange County. KRLA liên hợp với 140 đài khác trên toàn quốc Hoa Kỳ. Ông viết xã luận hàng tuần, là tác giả của bốn cuốn sách và là sáng lập viên của Đại Học Prager.

o O o

Thật khó mà kềm nổi các cảm xúc của tôi — nhất là không tránh được phải nổi giận — trong chuyến viếng thăm Viêt Nam của tôi hồi tuần trước. Tôi càng ngưỡng mộ người dân Việt bao nhiêu — thông minh, yêu đời, tự trọng, và chăm chỉ — thì tôi lại càng tức giận chính phủ cộng sản đã gây đau khổ quá nhiều cho người dân nước này (và dĩ nhiên cả người Mỹ chúng ta) trong nửa thế kỷ sau của thế kỷ 20.

Điều không may là chính phủ cộng sản vẫn cai trị nước này. Mà Việt Nam ngày nay đã đón nhận cách duy nhất, chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do, để thoát khỏi cảnh nghèo đói, chứ khoan nói đến chuyện thịnh vượng. Vậy thì 2 triệu người Việt phải bỏ mạng trong Chiến Tranh Việt Nam để làm gì? Tôi muốn hỏi một trong những người lãnh đạo Cộng Sản đang cai trị Việt Nam câu hỏi đó. Tôi muốn hỏi: “Này đồng chí, đồng chí đã bỏ hết tất cả những gì mà đảng Cộng Sản của đồng chí đã tranh đấu cho kỳ được: nào là cộng sản, nông nghiệp tập thể, hoạch định trung ương, và quân phiệt, ngoài những lý tưởng khác nữa. Vậy thì hãy nhìn lại xem Hồ Chí Minh yêu kính của đồng chí và đảng của đồng chí đã hy sinh hàng triệu đồng bào người Việt của đồng chí thì đúng ra là để được cái gì?”

Không có câu trả lời nào là câu trả lời hay. Chỉ có một lời nói dối và một lời nói thật, và lời nói thật thì thật thê lương.

Lời nói dối chính là câu trả lời của Cộng Sản Việt Nam, cũng như hầu hết mọi lời nói dối của Cộng Sản, và đã được khối cánh Tả phi Cộng Sản trên thế giới lặp lại. Lời nói dối này đã (và vẫn tiếp tục đang) được dạy tại hầu hết các viện đại học ở phương Tây, và đã (và vẫn tiếp tục đang) được hầu hết mọi phương tiện truyền thông trên địa cầu truyền tải: 

Lời nói dối đó là Cộng Sản Việt Nam (tức Bắc Việt), và Việt Cộng chỉ tranh đấu giành độc lập cho nước họ khỏi tay ngoại bang. Trước hết là tranh đấu chống Pháp, sau đó là Nhật, rồi đến Mỹ. Những người Mỹ sinh vào thời hậu chiến (sau thế chiến 2) sẽ nhớ là họ cứ được nhắc nhở mãi Hồ Chí Minh là George Washington của Việt Nam, và ông ta yêu mến Hiến Pháp Hoa Kỳ và đã dùng bản hiến pháp này làm nền tảng mô phỏng hiến pháp của ông ta, và chỉ muốn giành độc lập cho Việt Nam.

Sau đây mới là sự thật.

Tất cả những kẻ độc tài Cộng Sản trên thế giới đều là những kẻ côn đồ ngông cuồng, thần thánh hóa cá nhân, tham quyền, khát máu. Hồ Chí Minh cũng thế. Hắn thủ tiêu các đối thủ, tra tấn biết bao nhiêu người Việt vô tội mà chỉ có trời mới biết chính xác được bao nhiêu người, và đe dọa hàng triệu người để họ phải cầm súng ra trận cho hắn — phải, cho hắn và cho đảng Cộng Sản Việt Nam đẫm máu, và được một tên sát nhân “vĩ đại” nhất mọi thời đại khác yểm trợ: Mao Trạch Đông. Nhưng những kẻ ngu ngốc về đạo lý tại Hoa Kỳ lại cứ hô to “Ho, Ho, Ho Chi Minh” trong các cuộc biểu tình chống chiến tranh và gọi Hoa Kỳ là những kẻ giết người — “Hey, Hey, LBJ, hôm nay ngươi giết được bao nhiêu trẻ con?”

Đảng Cộng Sản Việt Nam không đánh Mỹ để giành độc lập cho Việt Nam. Mỹ không bao giờ muốn kiểm soát người dân Việt, và có một trường hợp tương tự để chứng minh điều đó: Chiến Tranh Triều Tiên. Mỹ có đánh Cộng Sản Triều Tiên để kiểm soát Triều Tiên hay không? Hay là 37,000 người Mỹ bỏ mạng tại Triều Tiên để người dân Triều Tiên được hưởng tự do? Ai đã (và vẫn là) người có tự do hơn — một người Triều Tiên sống dưới chế độ Cộng Sản Triều Tiên ở Bắc Triều Tiên hay một người Triều Tiên sống tại nơi mà Hoa Kỳ đã đánh bại Cộng Sản Triều Tiên?

Và ai đã là người có tự do hơn ở Việt Nam — những người sống ở miền Nam Việt Nam không Cộng Sản (dù là với tất cả các khuyết điểm của chế độ đó) hay những người sống dưới chế độ Cộng Sản của Ho, Ho, Hồ Chí Minh ở Bắc Việt Nam?

Hoa Kỳ tranh đấu để giải phóng các nước, không phải để cai trị họ. Sự thật là, chính đảng Cộng Sản Việt Nam chứ không phải Hoa Kỳ, mới là những kẻ muốn kiểm soát người dân Việt. Nhưng lời dối trá lại được tuyên truyền lan rộng khắp nơi và hiệu nghiệm đến mức đa số mọi người trên thế giới — trừ những người Mỹ hậu thuẫn cho cuộc chiến đó và thuyền nhân người Việt và những người Việt khác khao khát tự do — cứ tin rằng Hoa Kỳ nhập trận là để lấy kẽm, tungsten, và để thành lập cả một “đế quốc Mỹ” giả tưởng trong khi Cộng Sản Việt Nam thì tranh đấu cho tự do của người Việt.

Tôi ghé đến “Bảo Tàng Viện Chứng Tích Chiến Tranh Việt Nam” — tòa nhà triển lãm các hình ảnh chống Mỹ cao ba tầng của đảng Cộng Sản. Chẳng có gì để tôi phải ngạc nhiên — tôi chẳng ngạc nhiên vì không có đến một chữ chỉ trích Cộng Sản Bắc Việt hoặc Việt Cộng, không có đến một chữ về việc đe dọa mạng sống của mọi người khắp nơi nếu họ không chiến đấu cho Cộng Sản, không có đến một chữ về những người liều mạng để vượt thoát bằng thuyền, thà chịu nguy hiểm bỏ mạng ngoài biển cả, vào bụng cá mập, hoặc bị hải tặc tra tấn hoặc hãm hiếp tập thể, còn hơn sống dưới chế độ Cộng Sản đã “giải phóng” Nam Việt Nam.

Điều cũng không có gì đáng ngạc nhiên là không thấy có khác biệt gì mấy giữa lịch sử Chiến Tranh Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam kể lại với lịch sử cuộc chiến đó mà hầu như sinh viên nào cũng sẽ được nghe kể lại từ hầu như bất cứ giáo sư nào tại bất cứ trường đại học nào ở Mỹ Châu, Âu Châu, Á Châu, hoặc Châu Mỹ La Tinh.

Tôi sẽ kết thúc bằng đề tài tôi đã bắt đầu — người Việt. Đã đến thăm Việt Nam thì không thể không mang ấn tượng tốt đẹp về người dân nước này. Tôi hy vọng tôi còn sống để thấy ngày người dân Việt Nam, được giải phóng khỏi những lời dối trá của Cộng Sản hiện vẫn lan tràn trong đời sống hàng ngày của họ, hiểu rằng mỗi mạng người Việt hy sinh trong cuộc chiến chống Mỹ đều bị phí phạm vô nghĩa, là thêm một mạng người nữa trong số 140 triệu sinh mạng bị đem ra hy sinh trước bệ thờ tên giả thần khát máu nhất trong lịch sử: Chủ Nghĩa Cộng Sản.

--------------------------------------------------------

Trip to Vietnam Revives Hatred of Communism

It was difficult to control my emotions — specifically, my anger — during my visit to Vietnam last week. The more I came to admire the Vietnamese people — their intelligence, love of life, dignity and hard work — the more rage I felt for the communists who brought them (and, of course, us Americans) so much suffering in the second half of the 20th century.

Unfortunately, communists still rule the country. Yet, Vietnam today has embraced the only way that exists to escape poverty, let alone to produce prosperity: capitalism and the free market. So what exactly did the 2 million Vietnamese who died in the Vietnam War die for? I would like to ask one of the communist bosses who run Vietnam that question. “Comrade, you have disowned everything your Communist party stood for: communal property, collectivized agriculture, central planning and militarism, among other things. Looking back, then, for what precisely did your beloved Ho Chi Minh and your party sacrifice millions of your fellow Vietnamese?”

There is no good answer. There are only a lie and a truth, and the truth is not good.

The lie is the response offered by the Vietnamese communists and which was repeated, like virtually all communist lies, by the world’s non-communist left. It was (and continues to be) taught in virtually every Western university and was and continues to be spread by virtually every news medium on the planet: The Vietnam communists, i.e., the North Vietnamese and the Viet Cong, were merely fighting for national independence against foreign control of their country.

First, they fought the French, then the Japanese and then the Americans. American baby boomers will remember being told over and over that Ho Chi Minh was Vietnam’s George Washington, that he loved the American Constitution, after which he modeled his own, and wanted nothing more than Vietnamese independence.

Here is the truth: Every communist dictator in the world has been a megalomaniacal, cult of personality, power hungry, bloodthirsty thug. Ho Chi Minh was no different. He murdered his opponents, tortured only God knows how many innocent Vietnamese, threatened millions into fighting for him — yes, for him and his blood soaked Vietnamese Communist Party, backed by the greatest murderer of all time, Mao Zedong. But the moral idiots in America chanted “Ho, ho, Ho Chi Minh” at antiwar rallies, and they depicted America as the real murderers of Vietnamese — “Hey, hey, LBJ, how many kids did you kill today?”

The Vietnamese communists were not fighting America for Vietnamese independence. America was never interested in controlling the Vietnamese people, and there is a perfect parallel to prove this: the Korean War. Did America fight the Korean communists in order to control Korea? Or did 37,000 Americans die in Korea so that Koreans could be free? Who was (and remains) a freer human being — a Korean living under Korean communist rule in North Korea or a Korean living in that part of Korea where America defeated the Korean communists?

And who was a freer human being in Vietnam — those who lived in non-communist South Vietnam (with all its flaws) or those who lived under Ho, ho, Ho Chi Minh’s communists in North Vietnam?

America fights to liberate countries, not to rule over them. It was the Vietnamese Communist Party, not America, that was interested in controlling the Vietnamese people. But the lie was spread so widely and so effectively that most of the world — except American supporters of the war and the Vietnamese boat people and other Vietnamese who yearned for liberty — believed that America was fighting for tin, tungsten and the wholly fictitious “American empire” while the Vietnamese communists were fighting for Vietnamese freedom.

I went to the “Vietnam War Remnants Museum” — the Communist Party’s three-floor exhibit of anti-American photos. Nothing surprised me — not the absence of a single word critical of the communist North Vietnamese or of the Viet Cong; not a word about the widespread threats on the lives of anyone who did not fight for the communists; not a word about those who risked their lives to escape by boat, preferring to risk dying by drowning, being eaten by sharks or being tortured or gang-raped by pirates, rather than to live under the communists who “liberated” South Vietnam.

Equally unsurprising is that there is little difference between the history of the Vietnam War as told by the Communist Party of Vietnam and what just about any college student will be told in just about any college by just about any professor in America, Europe, Asia or Latin America.

I will end with the subject with which I began — the Vietnamese. It is impossible to visit Vietnam and not be impressed by the people. I hope I live to see the day when the people of Vietnam, freed from the communist lies that still permeate their daily lives, understand that every Vietnamese death in the war against America was a wasted life, one more of the 140 million human sacrifices on the altar of the most bloodthirsty false god in history: communism.

FB chị Huynh Mai

Blog Archive