Thursday, September 29, 2022

Kỷ Niệm 1 thời... La Pagode - Givral

Tôi từ 1975 rời Sài Gòn không trở lại, thấy mấy người bạn chuyển cho 1 bài của ai viết về khu vực ngày xưa thường lui tới uống cà phê nhớ lại, xin chuyển cho các bạn.

Hồi "xưa"cảm khái nhớ lại, hầu như mỗi chiều thứ 7...Tôi ghé ông giáo Long rủ ông đi "vui vẻ" ngao du đường Nguyễn huỳnh Đức gần nhà ông...Rồi ông lại bắt tôi ngồi đồng chờ ông "tẩy uế" tắm rửa sạch sẽ, diện bộ đồ số 1 rồi lại leo lên ngồi sau chiếc Lam đỏ của ông để ông cho đi "bồi dưỡng" một chầu kem Brodard...

Đấu láo chán chê đến chiều tối, ông cho đớp Phở gà Trương tấn Bửu...Rồi về nhà dược sỹ Hân xoa Mạt Chược chí chát đến sáng...."Ôi thời oanh liệt nay còn đâu" Cảm khái cách Gì !

Bây giờ hình ảnh Saigon xưa cũ đúng là chỉ còn kỷ niệm...Dù sao thì cũng gần nửa thế kỷ rồi, mọi sự bắt buộc phải thay đổi...Nhưng giá mà còn VNCH thì nước Việt ta tiến triển hơn xa bây giờ, chắc chắn hơn ông bạn Củ Sâm...Nói như vậy các cụ chắc cũng đồng ý là vì Vẹm ngu đần theo CNXH nên mới ra nông nỗi...Tuy nhiên Vẹm có ngu nhưng cũng có vài thằng chú nó khôn...Nó cũng nghe lời vài Kiến trúc Sư chế độ cũ, như Ngô Viết Nam Sơn (con trai KTS Ngô viết Thụ )...Do đó cũng phải công nhận 1 số công trình xây dựng "coi được"...Ngoài những con đường ven biển từ Long Hải ra tới tận Phú Yên khá là đẹp, lại ít xe chạy nên cảnh trí khá êm đềm thơ mộng...

Nhưng ở đây ông Giáo Long nhắc tới Brodard, Pole Nord, La Pagode, Givral...Thì bây giờ đã hoàn toàn biến mất (còn Brodard ) và Vẹm đã cho xây lại hoàn toàn khu vực trung tâm Nguyễn Huệ-Lê Lợi -Tự Do và cảnh quan đã tân tiến hơn nhiều...

Cái mà tôi đồng ý nhất là Vẹm đã chỉnh trang Tòa Đô chính rất đẹp, xứng đáng là biểu tượng Saigon năm xưa...Số là Vẹm nó giải tỏa khu nhà nối với Tòa đô Chính, trước La Pagode nằm trên đường Tự Do (nơi có nhà bán kim cương Anphana Kim Thịnh nhà vợ đại tá Lưu k Cương)...Nó xây thêm cho đối xứng với mặt phải sát đường Pasteur và như thế Tòa Đô Chính sẽ nằm trọn toàn khu Lê Thánh Tôn-Pasteur- Tự Do. Đằng sau là bộ quốc phòng(cũ) trên đường Gia long...

Đường Nguyễn Huệ thương xá Tax xây lại hoàn toàn, phá bỏ cả khu nước mía Viễn Đông-bò bía- bò khô ...Cuối đường Nguyễn Huệ bây giờ là phố đi bộ, sẽ xây 1 cây cầu kiểng nối qua sông Saigon tới Thủ Thiêm chỉ dành cho đi bộ...Và toàn bộ bến Bạch Đằng sẽ hoàn toàn tân trang lại...

Năm 2017 tôi về VN thì thương xá Eden và tòa Đô Chánh đã xây lại còn khu Thương xa Tax và bến Bạch đằng đang chuẩn bị xây...5 đến 10 năm nữa cụ nào còn khỏe về chơi Saigon thì khu trung tâm đã lột xác hoàn toàn...

Chưa nói đến khu Metro chợ Bến Thành Suối Tiên...Bùng binh Quách thị Trang bị dẹp để trở thành nhà ga Metro với khu thương xá ngầm lớn hiện đại, khu bến xe bus cũng bị dẹp để xây khách sạn lớn 6 sao...Bộ Công Chánh cũ, nơi có cái nhà tiểu công cộng , đối diện với nhà sách Khai Trí trên đường Lê lợi, cũng bị phá hoàn toàn và xây khu Saigon Center.

Cũng cần phải nhắc đến khu Ba-Son, Tân Cảng đã biến mất hoàn toàn, để xây dựng những cao ốc, điển hình là cao ốc Vin...87 tầng...cuối đường Cường Để khu câu lạc bộ Hải Quân cũ phá bỏ xây cây cầu treo qua Thủ Thiêm... Còn một điều nữa trong vòng "bí hiểm" là cảng Saigon khu bến nhà Rồng-Khánh Hội sẽ xây lại hoàn toàn do công ty VTP mua lại, sẽ ra sao? có lẽ nên hỏi ông Tài Chủ Trịnh T Phoocs hỏi gia tộc bố vợ "Xí Muội" bật mí cho biết....Cò Fantomas "phúc trình"các cụ thân hữu .../.

La Pagode
Cafe La Pagoda ngày xưa
La Pagode tọa lạc tại góc đường Lê Thánh Tôn – Tự Do
Bên trái hình là côɴԍ viên Chi Lăng, bên phải hình là tòa nhà 7 tầng ở số 216 đường Tự Do (ngay góc đường). Nhìn qua bên kia đường cнíɴн là quán La Pagode(ngay chỗ có chữ La màu đỏ ở trong hình trên). Tòa nhà bên trái hình là khách sạn Alfaca.

Những năm 1960, 1970, La Pagoda là nơi gặp gỡ thường xuyên của các nhà văи, nhà thơ, ca sĩ, nhạc sĩ. Họ cùng trò chuyện, bàn luận và trao đổi về những tác phẩm, côɴԍ việc với nhau. Không những thế, La Pagoda cũng được xem là địa điểm lý tưởng cho những ai thích yên tĩnh và có tâm нồn lãng mạn, yêu thiên nhiên.
Sau năm 1975, La Pagoda tồn tại được một thời gian sau đó trở thành điểm bán vé máy bay. Ngày nay, vị trí của La Pagoda trở thành một phần của trung tâm thương mại Union Square.

Givral
Sài Gòn Givral nằm ở trong thương xá Eden ở ngay mặt tiền góc đường Lê Lợi – Tự Do, nơi đây không chỉ là một trong những quán cafe lâu đời nhất Sài Gòn mà còn một minh chứng cho những thăиg trầm lịch sử của nơi đây. 

Được khai trương vào khoảng giữa thập niên 1950 bơi một người Pháp sống lâu năm ở Việt Nam là Alain Poitier. Ngồi trong quán cafe Givral nhìn ra đối diện có thể thấy trọn Công trường Lam Sơn ở đầu đại lộ Lê Lợi, hoặc nhìn qua phía đường Tự Do có thể thấy được Continental Palace, Opera House, và sau này còn có thêm Caravelle Hotel.
Vào khoảng năm 1900, vị trí của Givral là một quán giải khát nổi tiếng “Grand Café de la Musique”. Sau đó quán cafe nhường chỗ cho tiệm тнuốc tây đầu tiên ở Sài Gòn là Pharmacie Solirène và sau này một phần nền đất đó là quán Givral.

Năm 1950, tiệm тнuốc tây Pharmacie Solirène bị dở bỏ và nơi này được xây dựng cao ốc Eden được giữa đường Lê Lợi, hai bên là Tự Do và Nguyễn Huệ, và quán cafe Givral được hình thành từ đó.

Givral иổi tiếng với những món bánh ngọt tuyệt hảo. Tiệm tràn ngập ánh sáng bởi những khung cửa kính nhìn ra Nhà hát Lớn. Đây là nơi tụ tập của các nhà văи nghệ sĩ, nhà báo, “ông nghị” vào các buổi sáng, cánh phóng viên thường tụ tập ở nơi này vì nó ở ngay trước trụ sở Quốc Hội (sau 1967 là Hạ Nghị Viện). Họ thường ghé đây để nhâm nhi cà phê, trò chuyện về nhiều thứ bên lề trước khi tỏa đi khắp nơi cho côɴԍ việc riêng của mình.
Quán Givral chỉ tồn tại đến năm 2010 bởi tòa cao ốc Eden bị dở bỏ để xây dựng một trung tâm thương mại lớn. Đối với nhiều người, sự giải thể của Givral là mội sự tiếc nuối rất lớn, bởi đây là nơi ghi dấu bao ký ức của nhiều thế hệ người Sài Gòn xưa, chứng kiến những thăиg trầm lịch sử của Sài Gòn suốt hơn nửa thế kỷ.

Givral được khai trương trở lại vào năm 2012, tuy nhiên nó không còn là kiến trúc cổ điển kiểu Pháp như xưa nữa, mà thay vào đó là nội thất gỗ mang nét hoài cổ của Sài Gòn xưa nhưng hiện đại và sang trọng hơn.
Cafe Givral với diện mạo mới năm 2012

Đến năm 2013, Givral một lần nữa phải đóng cửa, cнíɴн thức chấm dứt gần 60 năm tồn tại, có lẽ là vì chi phí thuê mặt bằng tại đây quá cao.

Givral đóng cửa vào năm 2013

Continental Palace
Continental Palace là khách sạn có quy mô lớn đầu tiên tại Sài Gòn, được hoàn thành vào năm 1880 với không gian sang trọng và kiến trúc đậm chất Pháp. Ở tầng trệt của khách sạn là quán cafe theo phong cách Pháp, là địa điểm tập trung của giới thượng lưu, quý tộc và hầu hết là khách nước ngoài lưu trú tại khách sạn.
Tầng trệt khách sạn Continental Palace có góc cà phê nhỏ để khách có thể nhâm nhi cà phê và ngắm Sài Gòn. Đến nay, góc cà phê này vẫn giữ nguyên
Dù xưa hay nay, con đường Catinat (Đồng Khởi ngày nay) cũng luôn là tâm điểm sầm uất của Sài Gòn. Ngày nay, bên cạnh những quán cafe lâu đời thì đã xuất hiện nhiều quán cà phê, tiệm rượu, vũ trường, và chất riêng của Sài Gòn vẫn luôn trường tồn giữa phố thị nhộn nhịp.

No comments:

Blog Archive