Sự trở lại lớn của than sản xuất tại Mỹ
Tác giả : Stephen Moore
Biên dịch : Nhật Thăng Nguồn: The Epoch Times Vn
Anh Donnie Claycomb, ở Limestone, West Virginia, người đã khai thác than trong 6 năm, đứng cạnh lá cờ Mỹ trước sự kiện tranh chấp với Quản lý viên Scott Pruitt của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ tại Mỏ than Harvey ở Sycamore, Pensylvania, hôm 13/04/2017. (Ảnh: Justin Merriman/Getty Images)
Bên thắng lớn trong quyết định đúng đắn của Tối cao Pháp viện về vụ kiện giữa West Virginia và EPA được công bố vào tuần trước là… than sản được xuất tại Mỹ. Quyết định này sẽ kiềm chế chiến lược của những người không được bầu chọn đang hăng say điều hành các cơ quan quản lý năng lượng, những người muốn đóng cửa các nguồn năng lượng như khí đốt tự nhiên và than sản xuất tại Mỹ mà không có sự chấp thuận của Quốc hội.
Cánh tả ghét than, và chính phủ ông Biden đã đẩy mạnh cuộc chiến đối với than —và những nhà khai thác than. Nếu chính phủ làm theo cách của họ, than sẽ nằm ngoài vòng pháp luật và ngành công nghiệp này sẽ không hoạt động được. Lập luận của họ là than chính là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và do đó hành tinh cần ngừng đốt nó. Tôi sẽ giải thích một chút tại sao chiến lược của ông Biden hầu như không làm được gì để thay đổi mức tiêu thụ than trên toàn thế giới.
Nhưng bây giờ, chúng ta hãy nêu lên một số thông tin cơ bản về than của Mỹ.
Đầu tiên, đất nước này được xây dựng và phát triển trên than. Cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ 18 đã dẫn đến việc phát triển các dịch vụ sản xuất hàng hóa hàng loạt, từ nhà ở đến nhà máy, đến trang trại, đến đường sắt của chúng ta, tất cả đã được mở ra bởi quốc gia này nhờ sử dụng than như một nguồn năng lượng đáng tin cậy, vừa rẻ vừa dồi dào. Than là một nguồn năng lượng siêu hiệu quả đến mức nó đã giảm chi phí sản xuất hàng loạt mọi thứ và do đó đã giảm nghèo ở mọi nơi trên thế giới.
Thứ hai, chúng ta có than sạch nhất. Than mà chúng ta khai thác và đốt ngày nay sạch hơn nhiều so với khói mù mịt đen bốc ra từ các nhà máy ở Pittsburgh và Detroit 60 năm về trước. Các tiêu chuẩn môi trường của chúng ta nghiêm ngặt hơn nhiều so với các quốc gia sản xuất than khác trên thế giới.
Thứ ba, than là một phần không thể thay thế trong hỗn hợp năng lượng. Có thời điểm nó chiếm khoảng một nửa sản lượng điện của chúng ta. Ngày nay, chúng ta vẫn nhận được gần 1/4 lượng điện từ than. Ngay cả khi chúng ta tiếp tục chuyển sang “năng lượng xanh”, chúng ta sẽ luôn cần than như một máy phát điện dự phòng cho những lúc gió không thổi và mặt trời không chiếu sáng.
Thứ tư, Mỹ có trữ lượng than trị giá 500 năm —nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Chúng ta là, hoặc nên là, quốc gia Ả Rập Xê Út (có trử lượng lớn) về than.
Thứ năm, phần còn lại của thế giới đang sử dụng lượng than ở mức kỷ lục. Đức đã thừa nhận rằng họ quay trở lại sử dụng than vì năng lượng xanh quá đắt và quá gián đoạn để duy trì hoạt động của các nhà máy. Đáng buồn thay, chúng ta vẫn chưa học được bài học đó.
Còn biến đổi khí hậu thì sao? Không phải sự nóng lên của hành tinh có thể biện minh cho việc chấm dứt sản xuất than. Nói một cách ngắn gọn: không.
Ngay cả nếu như than đang gây ra sự nóng lên của hành tinh, phá hủy ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch của Mỹ — và đặt sự tin cậy và an ninh năng lượng của chúng ta vào rủi ro – thì cũng không có cách nào để giảm nhiệt. Cuộc chiến của 2 ông Obama/Biden đối với than (thông qua Cơ quan Bảo vệ Môi trường, EPA) không làm giảm tiêu thụ của thế giới hoặc lượng khí thải CO2 toàn cầu, cuộc chiến này chỉ chặn đứng việc sản xuất "than sạch" của Mỹ để đẩy mạnh việc sàn xuất "than bẩn" của Trung Quốc. Trong khoảng hơn một thập niên qua, Hoa Kỳ đã giảm sản lượng than của chúng ta xuống khoảng 1/2. Nhưng Trung Quốc đã tăng gần gấp 4 lần sản lượng than – ngay cả khi nước này hứa hẹn trong các hiệp định quốc tế về việc cắt giảm mức độ ô nhiễm.
Bắc Kinh không có EPA. Những thành viên cộng sản không quan tâm đến biến đổi khí hậu. Họ quá bận rộn với việc cố gắng chiếm lĩnh thế giới và thay thế Hoa Kỳ trở thành siêu cường của thế giới.
Tất cả những gì Tổng thống Joe Biden đang làm là thay thế than sạch từ Tây Virginia, Wyoming và Pennsylvania bằng than bẩn được sản xuất ở Trung Quốc, Ấn Độ, và Châu Phi. Trong khi đó, giá than đã tăng gần gấp 3 trong những tháng gần đây nên các đối thủ của chúng ta đang trở nên giàu có bằng chính cái giá mà chúng ta phải trả. Họ đang kiếm bộn tiền một cách dễ dàng.
Vì vậy, cuộc chiến với than của chính quyền Mỹ hiện nay không giúp ích gì cho môi trường. Cuộc chiến này cũng không có ý nghĩa gì từ góc độ kinh tế, địa chính trị, hoặc an ninh quốc gia. Những sự vô nghĩa này hẳn là giải thích được sự sai lầm khi ông Biden đang di chuyển hết tốc lực để dập tắt sự sản xuất than của Mỹ.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Stephen Moore là thành viên cao cấp tại FreedomWorks và là đồng sáng lập của Ủy ban Khai phóng Thịnh vượng. Ông từng là cố vấn kinh tế cao cấp cho ông Donald Trump.
Cuốn sách mới của ông có nhan đề: “Govzilla: How the Relentless Growth of Government Is Impoverishing America” (“Govzilla: Sự Phát Triển Không Ngừng của Chính Phủ Đang Làm Mỹ Nghèo Đi Như Thế Nào”).
Nhật Thăng biên dịch
No comments:
Post a Comment