Tuesday, July 26, 2022

Người thừa kế/ Beneficiaries

Mình và gia đình vừa đi vacation ở Cancun về, cả nhà ngồi trên máy bay khi qua turbulence cũng run, nghĩ cả nhà mà có gì thì mong những người trong gia đình được hưởng tiền mình có, mình biết trong nhà mình còn nhiều người cần tiền.

Hôm nay mình muốn nhắc lại cho mọi người về cái vụ bỏ beneficiaries vào tất cả mọi nhà băng accounts. Mặc dù theo luật, chồng chết, vợ được hưởng tất cả mọi tài sản chồng có hoặc ngược lại, nhưng nếu không có beneficiaries, thì phải chờ cho chính phủ giữ accounts để trả mọi nợ người chồng hoặc vợ có trước khi tới mình. Thì beneficiaries được lợi gì, khi account có chỉ định beneficiaries, thì người có tên trong đó chỉ cần Death Certificate đem ra nhà băng là đước quyền rút hết tiền ra, không phải chờ gì cả.

Người VN, bố, mẹ, ông, bà, có account riêng nhưng không tin ai, không bỏ tên vợ chồng con cái cháu chắt vào khi chết là gia đình chờ mỏi cổ cũng không có tiền. Mẹ mình mất, vẫn còn $140 trong băng, nó không cho lấy ra mặc dù có chứng nhận là con ruột. Bố mình mất, con em bỏ tên vào beneficiaries cho account ổng, nó đem Death Certificate ra băng rút hết tiền liền.

Cái vô duyên nhất của người VN là nhiều vợ nhiều chồng để benificiary cho bố, mẹ, anh, em thay vì cho vợ hoặc chồng để nuôi con, đã lấy nhau thì phải thương nhau và lo cho nhau.

Có người nói tất cả mọi accounts đều online và biết username và password của nhau hết nên có chuyện gì, vào account log-in và transfer hết qua account của mình, cái này là tốt nhất nhưng mình không biết về vấn đề luật pháp ra sao nếu creditors tìm tòi không biết họ có thể reverse tiền lại hay không vì nếu mình không có tên trong benificiary, tốt nhất là vừa biết login account và vừa có benificiary.

Có một điều mình không bao giờ nghĩ ra là tiền bạc mình sẽ bị frozen khi mình incapacitated, không ai được đụng đến, ngay cả con mình nằm trong account beneficiary, vì mình chưa chết, nếu còn vợ thì vợ vẫn chỉ định được, nhưng nếu cả hai vợ chồng đều nằm trong coma thì xong. Mình phải làm liền cái POA, power of attorney cho con gái và con trai mình cùng với một đứa em gái mình thật tin tưởng và hiểu mình. Thường thường hai vợ chồng đi chung, cũng có thể cả hai, mặc dù cũng hiếm, nhưng sao biết được LOL.

Cái thứ hai lập lại, tất cả mọi bank account và broker accounts phải bỏ tên beneficiary vào, bắt vợ, chồng mở account ra và cho nhìn thấy, trước vợ, chồng, và sau là con cái, và sau nữa là họ hàng vớ vẩn gì đó. Nên biết luôn account login để dễ tính. Ngay cả có biết login account, nó cũng không cho biết là có beneficiary không, phải có mặt ở nhà băng thì nó mới cho biết, chủ account và beneficiary, nó không cho làm online.

Khi mình chết việc đầu tiên là state sẽ cho người freeze hết tất cả những gì mình có để trang trải nợ nần và coi phần còn lại cho những ai nếu mình không có di chúc “living will” hoặc “living trust”, cái này gọi là probate. Probate có thể kéo rất lâu tùy người chính phủ đưa cho làm, và họ có thể xài tiền rất bậy và tốn kém, nhiều khi tới lúc còn lại thì không còn bao nhiêu để cho người nhà nhận được.

Nếu mình không có di chúc, tất cả mọi nhà băng, 401k, ira, investment accounts phải bỏ người thừa kế vào gọi là beneficiaries. Khi có death certificate, người thừa kế có thể vào nhà băng rút hết tiền ra. Ở CA thì người vợ hoặc chồng được hưởng hết tất cả gia tài. Nếu cả hai vợ chồng đều chết thì con cái được thừa hưởng, nhưng thế nào cũng có sự bất đồng ý kiến.

Bây giờ nếu có di chúc, di chúc sẽ có người chỉ định làm executor để chia gia tài tùy theo di chúc mặc dù chính phủ vẫn phải xen vào, cái di chúc được dùng để người của state coi xem người executor có làm đúng theo lời chỉ dẫn của di chúc không. Trong di chúc mình có thể chỉ định bao nhiêu phần tiền cho con cái trước khi người vợ hoặc chồng được hưởng hết, cái này để tránh chuyện mẹ ghẻ hoặc dượng lấy hết tài sản của con mình. Nên hai người phải đồng lòng làm hai cái di chúc riêng cho nhau.

Trong trường hợp cả vợ chồng đều mất, thì phải có người executor thứ hai làm chuyện chia gia tài, nếu con còn nhỏ dưới 18 tuổi thì phải có người thân tin cậy bằng lòng nuôi tụi nhỏ cho tới 18 tuổi và cho người này gia tài để nuôi con. Nếu con lớn hơn 18 tuổi thì cho tụi nó làm executor cũng được. Sự phân chia tài sản cần liệt ra một cách rõ ràng, theo thời gian, tuổi tác nếu cần.

Bây giờ nếu không muốn chính phủ dính vào chuyện nhà mình, tốn kém, lộn xộn thì mình làm một cái entity gọi là “living trust”, cái này phải đem tới tòa cho họ biết nên phải làm cho đúng vì vậy luật sư cần hơn, không như di chúc để ở nhà, tòa không cần biết. Khi mình làm cái “living trust”, mình chuyển hết tài sản của mình vào cái trust này, mình không còn làm chủ nữa mà cái trust này là chủ, nhưng cái trust này cần người trông coi gọi là “trustee”, mình làm ra thì gọi là “grantor” và “grantor” có thể vẫn làm “trustee” khi mình còn sống. Vì nó là “living trust” nên mình có chết, nó vẫn sống thì không bao giờ có chính phủ xen vào như Probate. Thì trong “living trust” mình phải bỏ tên của những người “trustee” thừa kế theo thứ tự, mình trước, spouse của mình kế, con lớn trên 18 tuổi hoặc anh chị nào mình tin tưởng có kinh nghiệm để trông coi cái trust này và lo tiền bạc cho con nhỏ hoặc không muốn nó xài bậy hoặc lấy vợ chồng vớ vẩn chia gia tài.

Trong cái “living trust” mình phải nghĩ tới đủ mọi trường hợp, mẹ ghẻ, dượng, con lấy chồng, lấy vợ, những đứa con chia sao cho đúng và tốt, đưa tiền liền một lúc nó sẽ xài bậy, nhà cửa có cần bán để tụi nó chia nhau hay dùng cho tụi nó ở. Nếu công nhiều tiền thì cho tụi nó hàng tháng tới một tuổi nào nó có thể lấy hết. Tụi nhỏ lấy chồng, vợ như thế nào mới được thừa hưởng.

Khi mình incapacitated, coma, liệt, thì trustee được power of attorney cho mình chết thay vì giữ mình sống tốn tiền, CA không cho bác sĩ giúp cho mình chết nhưng những state khác có thể như Oregon, chở mình qua đó cho mình đi. Cái living trust tốt vì nó sẽ sống hoài ngay cả lúc mình chết, mọi thứ trong đó sẽ nằm đó, làm một lần là xong, mọi tài sản. Trustee thì dễ, chồng chết, vợ làm trustee, vợ chết, con lớn làm trustee hoặc cả hai đưá tùy theo mình đặt ra. Mình muốn làm “living trust” khi hai đứa trên 18, và khi đi làm phải hỏi tụi nó coi nó muốn dàn xếp làm sao. Thường thường hai chị em thương nhau không có vấn đề nhưng khi tụi nó lập gia đình, có người ngoài vào bắt đầu lộn xộn. Khi làm di chúc hoặc “living trust” phải nghĩ tới “mẹ ghẻ” như cô bé lọ lem và “dượng nó”, vợ chồng con mình trong tương lai nữa, phải protect con cái mình khi có người ngoài vớ vẩn chui vào.

Bây giờ nói các loại “living trust”, revocable và irrevocable. Đa số mọi người xài cái revocable để thay đổi mọi thứ trong trust một cách dễ dàng, con lộn xộn, không cho nó là trustee, lấy tên nó ra khỏi beneficiary luôn. Bán nhà, bỏ tiền vào băng dễ dàng hơn. Irrevocable là mình không còn làm chủ một cái gì, bỏ vào là trust là xong luôn, không đổi được beneficiaries luôn, muốn đổi cái gì cần sự đồng ý của beneficiaries, không như revocable, muốn làm gì thì làm vì mình là trustee. Chỉ có một cái tốt của irrevocable là khi mình bị người ta sue, mình không làm chủ tài sản, nên người ta không lấy tiền trong trust của mình được. Những người có việc như Bác Sĩ, Luật Sư, hay dùng irrevocable trust vì sợ bị sue mất tài sản.

Còn vấn đề thuế thì living trust vẫn bị đóng thuế nhưng irrevocable thì đóng thuế it hơn. Inheritance thì không bị đóng thuế, chừ nhà cửa trên 11M thì phải, mình chưa phải lo chuyện này.

Tóm lại, không có living trust thì chỉ bị ông Probate xen vào khi mình chết dù mình có di chúc. Mình chết vợ còn thì bả thừa hưởng hết, phải bỏ vào di chúc hoặc living trust không cho dượng nó hưởng. Cả hai chết thì phải có người tin tưởng làm executor cho di chúc và trustee cho living trust. Không giầu quá và không sợ ai sue thì không cần irrevocable trust, revocable thì dễ hơn.

Mình có cái “living trust” form, nếu muốn biết ra sao thì download nó xuống mà coi thử. Mình chắc phải tốn tiền ra làm living trust vì nhiều thứ quá LOL.

Trong khi chờ làm “living trust” thì có 3 thứ phải làm liền, đi ra nhà băng add beneficiaries vào mọi account, làm ngay một cái power of attorney, living will, chỉ cần hai chữ ký có noterized hoặc ra nhà băng nào có hoặc real estate office trả tiền và làm liền. Khi có ba cái này, tương đối mọi tài sản được an toàn hơn một chút nào. Nhớ gửi mỗi copy cho người executor kế để họ mở khi cả nhà không còn, nên có hai ba người trong nhà.

Cái sai lầm là mọi người nghĩ là mình không có nhiều tiền nên không cần làm, thử nghĩ vài trăm, vài ngàn, chục ngàn, nhà mình cũng vẫn được hưởng một chút gì đó.

Download links






No comments:

Blog Archive