Sunday, January 21, 2018

TÁO ĐI RỒI TÁO LẠI VỀ


Tôn Nữ Hoàng Hoa


Hằng năm, cứ vào dịp gần Tết thì các ông Táo lom khom về chầu Ngọc Hoàng vào ngày 23 tháng chạp. Con dân thờ Táo phải lo sửa soạn đưa group Táo về Trời. Nhưng thủ lãnh của cộng đồng Táo chỉ đi vacation khoàng 1 tuần rồi về lại
Nhưng Táo APPLE mà tôi nói tới không phải Táo quân mà là Công Ty Táo Apple sắp sửa trở về sau bao nhiêu năm trời lang thang xứ người làm lợi cho thiên hạ.
Trước khi nói đến chuyện ông Táo trở về, chúng tôi cũng cần nhắn nhủ những người viết bình luận hôm nay về tình hình nước Mỹ nên nghe ngóng tin tức hằng ngày hay tìm hiểu ngọn ngành về những sự kiện đang xảy ra trên đất Mỹ, bằng trí óc của mình hơn là dùng trí óc của bọn Thiên Tả đang đánh phá đất nước tạm dung này
Trong bài viết NƯỚC MỸ CHAO ĐẢO SAU MỘT NĂM DONALD TRUMP của tác giả Phạm Trần đã cho thấy ông ta không viết về những sự kiện thật đang xảy ra ở đây mà chỉ dùng trí óc và suy nghĩ của bọn truyền thông thiên tả ở Hoa Kỳ để bình luận nhằm đánh phá TT chống Cộng sản Donald J. Trump
Sở dĩ chúng tôi phải lên tiếng bảo vệ đât nước tự do này vì con cháu của chúng ta sẽ lớn lên và sinh sống trên quê hương thứ hai này. Nếu chúng ta không bị mua chuộc, không a dua theo bọn thiên tả thì con cháu chúng ta sau này còn có cơ may sinh sống trong tự do, dân chủ và nhân quyền. Con đường quá khứ đã qua, chúng ta đang ân hận ngậm ngùi cho thân phận bất hạnh của đồng bào ta đang sinh sống dưới gông cùm của bọn Việt Công. Nỗi ăn năn đó đã gậm nhấm từng đêm trên dòng thao thức của những người tỵ nạn cs.
Bài viết của tác giả Pham Trần “Nước Mỹ Chao Đảo Sau Một Năm Donald Trump", trong đó có đoạn ông đề cập tới vấn đề tín nhiệm như sau: (Trích):
Về chủ trương “đặt quyền lợi Mỹ lên trên hết” trong mọi hành động, và chỉ “hợp tác kinh tế song phương cùng có lợi” với từng quốc gia, ông Trump đã cô lập Hoa Thịnh Đốn với các nước chủ trương “hợp tác mậu dịch đa phương´ và “hội nhập toàn cầu”, trong đó có đối tác quan trọng Trung Hoa.
Vì vậy, trong cuộc thăm dò ý kiến sau 1 năm cầm quyền của ông Trump do đài Truyền hình CBS thực hiện, có đa số 2 chống 1 người Mỹ đồng ý tình hình kinh tế tuy khá hơn, nhưng có tới 3 trong số 4 người Mỹ cho rằng nước Mỹ chia rẽ hơn và 6 trong số 10 người không tin tưởng vào hệ thống chính trị của nước Mỹ, và 6 trong số 10 người Hoa Kỳ cho rằng tình trạng phân hoá chủng tộc đã gia tăng… Nhìn chung thì số người Mỹ cho rằng có Donald Trump ở cương vị Tổng thống đã khiến họ thiếu lạc quan, tăng cao hơn 1 năm trước đây. (hết trích)
Theo tác giả thì ông đã trích ý kiến này từ đài truyền hình CBS là một trong những cơ quan truyền thông THIÊN TẢ như CNN, ABC, NBC, MNBC, NEWYORK TIME và WASHINGTON POST đang đẫy mạnh nỗ lực tung tin thất thiệt để hạ bệ uy tín của TT Trump
Sự việc có đúng như tác giả Phạm Trần dùng loa phổ biến trong làng xóm người tỵ nạn cs hay không? chúng tôi xin kể lại một vài sự kiện đã xẩy ra trên đất nước này từ nhiệm kỳ TT Obama cho đến bây giờ nhiệm kỳ TT Donald Trump qua chuyện của anh TÁO (APPLE).
Vào tháng 2 năm 2011, cách đây 7 năm ông Barack Obama đã xuống thăm Thung lũng Silicon để ăn tối cùng với một số nhà vận động và các nhà sản xuất điện tử. Mỗi du khách được yêu cầu có một câu hỏi chuẩn bị cho Tổng thống. Tuy nhiên, câu hỏi được chú ý nhất chính là bản thân ông Obama đã trình bày cho ông Steve Jobs, giám đốc điều hành của công ty Táo Apple là."What would it take to make iPhones in the United States? Why can't that work come home?" (tạm dịch : cái gì có thể làm để Iphones có thể sản xuất trong Hoa Kỳ? tại sao công việc đó lại không trở về nhà"
Steve Jobs đã trả lời cụt ngủn với TT Obama:"Those jobs aren't coming back (những công việc đó không trở lại)
Như vậy cho thấy Steve Jobs đã không tín nhiệm sự sinh hoạt ở nơi quê nhà mà phải lặn lội đường xa để kiếm lợi nhuận bảo tồn công việc của Táo.
Cũng cần biết thêm rằng ngay từ thế kỷ 17, cuối thế kỷ 19 Hoa Kỳ trở thành nước dẫn đầu thế giới về công nghiệp và sản xuất. Hoa Kỳ đã mặc vương miện đó trong hơn một thế kỷ. Nhưng giờ đây, sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác, đặc biệt là Trung Cộng, đang làm Hoa Kỳ mất đi vị trí dẫn đầu.
Một điều dễ hiểu là các cổ đồng viên trong các công ty to lớn như Táo Apple đã uỷ thác lợi nhuận cho cơ quan điều hành và những người này phải có trách nhiệm tìm ra các giải pháp có lợi nhất cho các vấn đề kinh doanh phức tạp. Sản xuất một sản phẩm như iPad hay iPhone là một chuyện phức tạp. Một iPhone duy nhất sẽ chứa các bộ phận từ hầu hết các lục địa trên toàn cầu. Các thành phần được sản xuất trên khắp thế giới, và cuối cùng được lắp ráp tại các nhà máy ở Trung Cộng hay Vietnam vì nhân công rẽ so với nhân công Mỹ. Sau khi lắp ráp xong sản phẩm này được bán trên toàn cầu.
Vì thế, thành công của Apple như là một công ty có thể được đo bằng lợi nhuận trên mỗi nhân viên thu nhập. Apple đã kiếm được hơn 400.000 USD lợi nhuận trên mỗi nhân viên trong một năm . Điều này vượt quá lợi nhuận thu được của các công ty khác như Google, Exxon Mobil, hoặc thậm chí Goldman Sachs. Bởi vì thành công này, ngày càng có nhiều công ty đang tìm cách bắt chước mô hình kinh doanh của Apple.
Trước đây, hầu hết những sản xuất của Apple đều có trụ sở tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, có hai vấn đề. Thứ nhất, công nhân Mỹ đòi hỏi mức lương cao cùng quyền lợi và những quy định khác của chính phủ thời Obama đã là tại sao sản xuất của nước Mỹ lại bỏ ra nước ngoài rất nhiều.
Trong khi đó, ở Trung Cộng toàn bộ các thành phố được xây dựng xung quanh trung tâm sản xuất. Nhiều nhà máy, mỗi nhà máy bổ sung cho nhau, do chính phủ xây dựng và các cụm công nghiệp lớn này đã trở thành thành phố của chính họ. Người lao động không có nhà cửa mà chỉ ở trong ký túc xá. Mọi nhu cầu cho công nhân có thể có được đáp ứng bởi nhà máy. Thực phẩm, nơi trú ẩn, chăm sóc y tế, mọi thứ đều được cung cấp v..v..
Hơn nữa một chi tiết khác cho thấy là sự cố gắng trong công việc đáp ứng những nhu cầu hiện đại tại đây đã bị những trở lực nguyên tắc cùng với bản chất thiếu năng động của người Mỹ, theo bản chất sinh tồn "kỳ thị", đã là nguyên nhân của sự việc Táo Apple ra đi.
Như là năm 2007, ông Steve Jobs đã lấy một chiếc iPhone nguyên mẫu ra khỏi túi để cho ban giám đốc điều hành nghiên cứu những vết trầy xước trên màn hình. Ông yêu cầu một màn hình thủy tinh thay vì bằng nhựa, một cái mà không bị xước. Khi các giám đốc điều hành rời khỏi cuộc họp, họ đã đặt một chuyến bay tới Trung Cộng và tìm một nhà máy có thể cung cấp.
Các giám đốc điều hành của Apple biết rằng việc sản xuất màn hình kính cho iPhone ở Hoa Kỳ sẽ là một quá trình mất thời gian và tốn kém. Toàn bộ nhà máy phải được trang bị cho mục đích, sau đó kính sẽ được thiết kế và cắt theo các chi tiết kỹ thuật chính xác, và công ty sẽ cần gần một năm để thuê các kỹ sư và đào tạo công nhân để thực hiện công việc. Một khi điều đó đã xong, sẽ tốn hàng triệu USD để vận hành nhà máy và sản xuất màn hình mới.
Nhưng ở Trung Cộng, các kỹ sư có thể tìm thấy trong vòng 15 ngày. Nhà máy đã được xây dựng với các thiết bị cần thiết để tạo ra các màn hình, theo thời gian dự định của Apple.
Trong bửa ăn tối tại Thung Lũng Silicon ông Steve Jobs đã nói thẳng với ông Obama rằng:"Tôi không lo lắng về tương lai lâu dài của đất nước này, đất nước này thật là tuyệt vời, điều mà tôi lo lắng là chúng ta đã không tìm ra được một giãi pháp thích ứng để giải quyết vấn đề này." (Mr. Jobs told Obama, "I'm not worried about the country's long-term future. This country is insanely great. What I'm worried about is that we don't talk enough about solutions.")
Câu nói của ông Steve Jobs đã cho thấy ông không tin tưởng và tín nhiệm vào chính quyền của TT Obama và ông trả lời dứt khoát: "Apple không trở về nhà"( Those jobs aren't coming back.)
Quan điễm nước có giàu thì dân mới mạnh là cẩm nang cho những nhà an bang tế thế. Ông Donald J. Trump cũng vậy. Từ khi ra tranh cử ông tự bản thân là một nhà doanh nghiệp đã biết rằng muốn tạo công ăn việc làm cho dân chúng Mỹ thì người Mỹ cần phải có Job.
Vì thế, trong thời gian tranh cử ông đã phản đối rõ ràng về chiến lược sản xuất ở nước ngoài của Apple. Sau đó, TT Trump cho biết ông đã nhận được điện thoại của ông Tim Cook Giám đốc điều hành của Apple . Trong cuộc mạn đàm TT Trump đã thúc đẩy ông Tim Cook về việc đưa công việc sản xuất trở lại Hoa Kỳ.
Ngày 17 tháng 1 năm 2018 Apple đã ra thông báo cho biết Công ty Apple dự định thanh toán thuế hồi hương khoảng 38 tỷ đô la US theo yêu cầu thay đổi gần đây đối với luật thuế.
Như vậy đã cho thấy những giải pháp mà ông Steve Jobs đòi hỏi trước đây đã không được giải quyết dưới thời TT Obama. Nhưng sau khi TT Trump nhậm chức và đúng một năm Công ty Apple đã trở về nhà và đang dự định xây dựng công ty lại Las Vegas cùng với một chương trình thuê mướn trên 20,000 nhân viên.
Một nước giàu có đi từ một nền kinh tế thịnh vượng. Nước Mỹ giàu có vì có tự do cùng với sự nổ lực của các doanh nghiệp và quan trọng hơn là chính quyền cũng cần phải có những chương trình giúp đở cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triễn.
Chỉ trong một năm dưới nhiệm kỳ của TT Trump mà nền kinh tế đang rộn nở. Tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp. Thị trường chứng khoán lên cao. Như vậy thì nó "chô đổ" (chao đảo) ở chỗ nào thưa ông Phạm Trần?

Tôn Nữ Hoàng Hoa
19/1/2018
---------
BÌNH LUẬN GIA PHẠM TRẦN QUÁ GIÀ RỒI CHĂNG?
Hoàng Xuân An Viết ngày 18 tháng Giêng, 2018
Vì người VN quan tâm nhất là TPP và về Nhân Quyền nên ông Phạm Trần đã bất mãn mắng ông Trump là kẻ chỉ vì tiền nên xin viết vài câu để chứng minh là ông Phạm Trần không đúng. Xin mời đọc.
Mặc dù ông Phạm Trần là một nhà báo kỳ cựu, một bình luận gia được nhiều VN nể trọng nhưng ông có lẽ chưa sống với CSVN sau năm 75 ngày nào nên ông chỉ mường tượng hoặc nghe kể chứ thật sự ông không chứng kiến hoặc có kinh nghiệm, hiểu rõ CSVN gian trá, độc ác, lưu manh thật sự ra sao, ngang ngược cở nào, lươn lẹo đổi trắng ra đen hoặc ngược lại, coi thường dư luận nhất là dư luận quốc tế. Phải sống trong chăn mới biết trong chăn có rận.
Ông phê bình về TPP là TT Trump rút khỏi TPP như sau “Về những vấn đề quốc tế khác, chỉ 3 ngày sau nhận chức, ngày 23/01/2017, ông Trump đã ký lệnh rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP (Trans Pacific Partnership), Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương. TPP coi như đã chết vì mất nền kinh tế hàng đầu trong nhóm 12 nước ký Hiệp định này.” . Và ông thêm “Khi Mỹ rút khỏi TPP thì không những ông Trump đã mở ra một sinh lộ bành trướng kinh tế mới cho Trung Quốc mà còn lấy đi gánh nặng bị ràng buộc vào dân chủ và nhân quyền của TPP cho cả nhà nước CSVN.” . Chắc ông quên là bà Clinton cũng chống TPP. Và ông cũng quên là TPP vẫn tiếp tục vì TPP gồm 11 nước nếu không có Mỹ.
Ông Phạm Trần cứ tưởng là TPP sẽ bao vây Trung Cộng, nhưng thật sự sẽ giúp hàng hoá Trung Cộng ‘Made In VN’ để VN đang bị Trung Cộng kềm chế rất nặng nề về chính trị thì càng ngày càng lún sâu vào sự khuynh đảo của Trung Cộng về kinh tế. Và như thế sẽ mau biến VN thành một tỉnh của Trung Cộng nhờ TPP chứ chẳng cần hội nghị Thành Đô hay hội nghị nào khác mà Hà Nội ký kết dâng VN cho Trung Cộng. Chuyện dán nhãn ‘Made In VN’ vào hàng hóa của Trung Cộng chuyển vào VN là điều quá dễ dàng. Năm 2015 được tin TT Obama chấp thuận VN vào TPP thì Trung Cộng đầu tư thêm rất nhiều vào VN lập thêm nhiều hãng xưởng cũng như mua nhiều cổ phần của công ty VN. Thật sự hàng hóa của VN là của Tàu nhất là hàng về quần áo, giày dép là phó sản của Trung Cộng vì VN mua hầu hết vải vóc, tơ lụa, da... của Trung Cộng để sản xuất những mặt hàng này.
Những người ủng hộ TPP như ông Phạm Trần cho rằng sau khi VN gia nhập TPP thì phải chấp thuận cho công nhân thành lập Công Đoàn Độc Lập như Ba Lan ngày xưa thì VN sẽ sớm có tự do, dân chủ, nhưng họ tự MÀ MẮT MÌNH vì CSVN chơi trò gian lận ‘úm ba la’ thì Công Đoàn Độc Lập chỉ là cái vỏ bên ngoài mà trong ruột là Công Đoàn Nhà Nước. Dù quốc tế có biết có lên tiếng cũng chẳng thay đổi được gì vì chúng chẳng coi quốc tế là cái đinh gì và những tổ chức quốc tế chỉ là những tổ chức bù nhìn. Hà Nội không bao giờ tôn trọng bất cứ một hiệp định, hòa ước nào họ ký, hoặc tổ chức thế giới nào mà họ gia nhập điển hình là hiệp định Paris, tổ chức thương mại thế giới WTO, Ủy Ban Nhân Quyền LHQ. Về hiệp định Paris thì ai cũng biết là Hà Hội đem quân chiếm miền Nam nhưng cả thế giới làm ngơ, chẳng có nước nào lên tiếng phản đối hoặc LHQ can thiệp dù VNCH là thành viên của LHQ. 
Còn WTO thì Hà Nội đã gian trá bị chính quyền Trump tố cáo mới đây gian lận khai những doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là doanh nghiệp tư nhân (DNTN) để WTO chấp thuận VN là kinh tế thị trường theo tiêu chuẩn của WTO chứ không theo quái thai ‘Kinh Tế Thị Trường Định Hướng XHCN’. Theo đài VOA vào ngày 12 tháng Giêng năm 2018 “Mỹ đã thông báo với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về tám công ty Việt Nam mà Mỹ nói là lẽ ra phải đăng ký là doanh nghiệp thương mại nhà nước theo các quy tắc thương mại toàn cầu, theo một hồ sơ đệ trình của Mỹ được WTO công bố hôm thứ Năm.” Hơn thế nữa để được vào WTO thì VN phải cam kết tôn trọng nhân quyền nhưng họ vẫn tiếp tục chà đạp nhân quyền sau khi ký kết. Và dĩ nhiên VN chà đạp nhân quyền hơn lúc nào hết sau khi họ được thế giới chấp thuận cho Hà Nội gia nhập vào Ủy Ban Nhân Quyền LHQ.
Hãy xem ông Phạm Trần, Ngô Nhân Dụng, Lữ Giang, Nguyễn Đạt Thịnh... là những nhà báo VNCH kỳ cựu ủng hộ bà Clinton vì bà ta ủng hộ nhân quyền và hy vọng bà ta sẽ can thiệp với VN nới tay không chà đạp nhân quyền một các tàn bạo nữa. Chẳng lẽ họ không biết sau ngày làm Bộ Trưởng Ngoại Giao cho ông Obama năm 2009 nhân chuyến công du ở Trung Cộng thì bà đã líu lưỡi về nhân quyền. “U.S. Secretary of State Hillary Clinton broached the issue of human rights with Chinese leaders on Saturday, but emphasized that the global financial slump and other international crises were more pressing and immediate priorities.” Xin phỏng dịch “Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã đưa ra các vấn đề nhân quyền với các nhà lãnh đạo Trung Cộng hôm thứ Bảy, nhưng nhấn mạnh rằng khủng hoảng tài chính toàn cầu và các cuộc khủng hoảng quốc tế khác là những ưu tiên cấp bách và cấp bách hơn.” Như thế bà coi là nhân quyền là điều thứ yếu chứ như không bà đã hùng hổ là Trung Cộng phải tôn trọng nhân quyền đến nỗi ngày sau CNN phải than phiền với tựa đề “Clinton: Chinese human rights can't interfere with other crises” vào Chủ Nhật ngày 22 tháng 2, 2009.
Xin thêm ông Phạm Trần cho rằng ông Trump vì tiền nên quên đi nhân quyền. Như thế là không công bằng và không hoàn toàn đúng lắm. Ông cũng đã vả vào mặt nhà cầm quyền VN khi ông để bà Trump đi xem sở thú ở Hoa Lục hơn là theo ông đi VN. Nên nhớ ông bà Trump chỉ quan tâm đến nhân quyền nếu người VN tự đứng dậy như người Iran chứ không thể chờ sung rụng. Có can thiệp cho Mẹ Nấm và Thuý Nga thì Hà Nội sẽ bắt nhiều Mẹ Nấm khác để trao đổi. Ai cũng biết vụ thả bắt này là Hà Nội thả một bắt hai ba để trao đổi với Hoa Kỳ. Chúng chỉ thả khi nào Hoa Kỳ nhận mà thôi mà không phải tất cả TNLT đều đồng ý bỏ nước ra đi. Người nào ra đi là Hà Nội vừa được đô la vừa nhổ được cái gai đang làm họ khó chịu. “Nhất cử lưỡng tiện” họ cứ làm hoài và người Việt trong và ngoài nước hớn hở vui mừng đi đón TNLT tận phi trường ở Mỹ. Người Việt hoan hô chính quyền Mỹ, ông TT quan tâm về nhân quyền. Dù ai cũng mừng những TNLT ấy thoát vòng tù tội nhưng sau đó bổn cũ soạn lại như thế mấy chục năm nay có làm cho Hà Nội bớt đàn áp nhân quyền hay không?
Thường thì người Việt ở Mỹ ít đi bỏ phiếu nên tiếng nói của người Việt không làm cho các ứng cử viên chú ý vì lá phiếu của người Việt không quyết định số phận của ứng cử viên nhất là ứng cử viên TT. Hơn thế nữa dù ông Trump không thể thắng ở California nhưng nếu người Việt đi bỏ phiếu đông và dồn phiếu cho ông thì chắc chắn ông sẽ quan tâm đến sự đòi hỏi của người Việt ở Hoa Kỳ đối với VN. Sự quan tâm chính của người Việt là nhân quyền, tự do, dân chủ cho VN. Ông Trump có hàng khối việc phải quan tâm giải quyết và ông không quan tâm đến nhân quyền VN thì chúng ta nên tự trách mình vì người Việt phần đông không ủng hộ và bỏ phiếu cho ông. Nếu ủng hộ ông thì người Việt mới có quyền đòi hỏi ông, nhắc nhở ông: đừng quên là chúng tôi quan tâm đến nhân quyền ở VN. Còn không thì ông sẽ quan tâm những vấn đề khác tối quan trọng hơn. Có qua có lại mới toại lòng nhau. Đó là câu ngạn ngữ mà chắc ông Phạm Trần không quên.
Còn nhiều vấn đề ông Phạm Trần đã viết không đúng về thỏa ước Paris, về biển Đông... Ông nghĩ rằng TT Trump là doanh nhân và nhiều người cho rằng ông là con buôn nên ông Trump sẽ nhượng bộ Trung Cộng. Tình hình một năm vừa qua cho thấy ông Trump chẳng nhượng bộ Trung Cộng hay Nga mà ông Trump còn tuyên bố hai nước nguy hiểm nhất là Trung Cộng và Nga. Nhất là về biển Đông thì ông Trump đã cho các chiến hạm tiến vào sát Hoàng Sa làm Trung Cộng la làng, không những thế ông cho chiến hạm tuần tiểu biển Đông gần Trường Sa nhiều hơn không phải như ông Obama chỉ tuần tiểu cho có lệ.
Vấn đề biến đổi khí hậu đang gây nhiều tranh cải vì năm nay thời tiết lạnh kỷ lục và theo tin tức do NASA cung cấp thì băng ở Bắc Cực không tan mà lớn thêm không như ông Al Gore tuyên bố khảng 10 năm trước là băng Bắc Cực sẽ tan 5 năm sau lời tuyên bố của ông ta.
“Updated data from NASA satellite instruments reveal the Earth’s polar ice caps have not receded at all since the satellite instruments began measuring the ice caps in 1979,” Forbes Magazine reported in 2015.
“Ice growth during November 2017 averaged 30,900 square miles per day,” the National Snow and Ice Data Center stated earlier this month.
Không phải 196 nước ký vào thỏa ước Paris là đúng, rồi kết luận ông Trump rút ra là sai. Ông Trump tuyên bố ông rút ra vì ông không muốn chi quá nhiều khoảng 2 tỷ USD tiền thuế của dân Hoa Kỳ mà có đúng là ‘global warming’ hay không? Hình như cụm từ đó không ổn nên mới đổi ra là ‘climate change’ . Hơn thế nữa nhiều nước không đóng góp một xu hay đóng góp rất ít như Nga, Trung Cộng, và Ấn Độ.

No comments:

Blog Archive