Tại Sao Đế quốc La Mã Sụp Đổ
Thành T. Lacey
(Viết theo Andrew Miller, The Philadelphia Trumpet – July 2017)
“Hậu quả của sự gạt bỏ những nguyên tắc đạo đức cố hữu để hướng dẫn hành động của cá nhân trầm trọng hơn là nhiều người tưởng.” A. Miller
Tại sao một quốc gia hùng mạnh lại sụp đổ? Từ những đế quốc trong quá khứ cho đến ngày nay đã và sẽ sụp đổ. Lý do ở đâu? Có phải là nền văn minh nào cũng thành hình rồi phải chịu tiêu vong? Hay đó là hậu quả của một nguyên nhân đặc biệt?
Hoa kỳ hay Anh quốc có thể bị sụp đổ không? Hay xã hội của hai quốc gia này qúa tân tiến, quá phức tạp. Các sử gia qui sự sụp đổ của các nền văn minh khác nhau cho bệnh tật, sự thay đổi khí hậu, nạn nhân mãn, sự hư hoại chính trị, các cuộc di dân vĩ đại, sự ứ nghẽn, đình trệ kinh tế, thiếu tiến bộ về kỹ thuật, hay bị nước ngoài xâm chiếm nhưng có phải là với vũ khí tối tân, khoa học ứng dụng cao hay công việc làm nhiều, giúp tạo nên một nền văn minh không thể nào bị hủy diệt hay không? Không ít người tin là như vậy.
Chúng tôi trên tờ The Trumpet này, năm 1990 đã dự đoán là hai quốc gia này sẽ có ngày bị sụp đổ mà không phải là do sinh xuất thấp, khí hậu tàn phá, bịnh dịch do siêu vi trùng tiêu diệt, tổng sản lượng QG bị sụt hay bị một cuộc tấn công tàn phá mà chính là do sự băng hoại về đạo đức.
Một năm trứơc khi Hiến Pháp Hoa kỳ được phê chuẩn, sử gia danh tiếng Edward Gibbon xuất bản cuốn cuối cùng của bộ Lịch Sử Sự Suy Tàn và Sụp Đổ của Đế Quốc La Mã, trong đó ông chỉ rõ ra năm nguyên nhân chính đưa đến sự sụp đổ của một trong những đế quốc lớn nhứt trong lịch sử nhân loại. Nguyên nhân ở đây không phải là do dân số, do yếu kém về kỹ thuật, hay do khí hậu thay đổi mà nguyên nhân chính là sự đổ vỡ của định chế gia đình sau đó mới tới nguyên do bị tăng thuế, ham mê trụy lạc vô độ, tốn phí gia tăng tốn kém cho vũ khí và tôn giáo bị hủ bại.
Theo E. Gibbon thì cội rễ của sụ sụp đổ của của La Mã là bị mất đi tiêu chuẩn và qui điều cá nhân về mặt đạo đức. Gibbon tin là những qui điều về đạo đức lúc nào cũng vĩnh cửu như những định luật toán học và vật lý.
Nhà ngoại giao người Anh là Edmund Burke, đồng nghiệp của Gibbon, còn được biết đến như là cha đẻ của chủ thuyết bảo tồn hiện đại tóm tắt chủ thuyết của mình về luân lý trong một lá thư gởi cho các viên chức ở Britol năm 1777, là: “Hầu hết mọi tác giả từng viết về cơ chế chính phủ đều đồng ý là một dân tộc băng hoại về tinh thần và đạo lý không thể nào tốn tại lâu dài.”
Vị tổng thống đầu tiên của Hoa kỳ là George Washington cũng có trong tủ sách của mình một bản của bộ sử của E. Gibbon và trong baì diễn văn từ biệt nổi danh , ông đã nói: “Trong tất cả những lề thói dẫn đến sự phát triển của chính trị thì tôn giáo và đạo đức là trụ cột không thể thiếu được.” Như vậy, ba vị trên đều tin rằng điều bảo đảm sự trường tồn của xã hội không phải là một đạo binh hùng mạnh, một mãi lực kinh tế dồi dào hay một sức tiêu thụ mạnh nhưng là tiêu chuẩn đạo đức cao và tôn giáo lành mạnh. Tuy nhiên đa số cac chính trị gia và cac nhà giáo dục bác bỏ sự tin tưởng đó. Họ nói rằng những gì thiên hạ làm trong phạm vi đời sống riêng tư của họ không có dính dáng gì tới nền an ninh và tồn vong của quốc gia cả.
Bổn báo chúng tôi, The Philadelphia Trumpet, e rằng trong tình trạng tôn thờ vật chất và đạo lý suy đồi hiện tại, trong tương lai, Hoa kỳ and Anh quốc sẽ chịu một hậu quả còn tệ hại hơn Đế Quốc La Mã khi xưa.
No comments:
Post a Comment