Ngược dòng sử Việt, đi tìm 3 người thầy vĩ đại nhất mảnh đất hình chữ S
Nổi tiếng với đủ ba yếu tố: Tâm, tầm và tài, những “người chèo đò” vĩ đại này mãi mãi được sử sách Việt Nam lưu danh.
1. Thầy giáo Chu Văn An (1292-1370)
Ngược dòng thời gian trở về hơn 600 năm trước để cùng tìm hiểu về một người thầy lỗi lạc mà nhân dân đời đời ngưỡng mộ – thầy Chu Văn An, người đã có công lớn trong việc xây dựng Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Cả cuộc đời thầy đã “làm thầy giỏi của một thời đại, để đạt tới thầy giỏi của muôn đời”, dạy dỗ Vua Trần Hiển Tông và đào tạo ra những vị quan có tài và thanh liêm cho triều đình nhà Trần.
Trong thời gian đứng đầu Quốc Tử Giám, thầy Chu Văn An có nhiều đóng góp trong việc hoàn thiện chương trình truyền dạy tư tưởng Nho giáo vào Việt Nam và được lưu danh là “ông tổ của đạo Nho ở Việt Nam”. Thầy là người tài cao đức trọng, giữ chức Tư nghiệp đầu tiên và trong một thời gian dài, cũng là người đầu tiên được đưa vào thờ tại Văn Miếu.
Thầy Chu Văn An từng thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà (làng Huỳnh Cung bên sông Tô Lịch (Hà Nội). Thầy nổi tiếng có học vấn sâu rộng, tư cách thanh cao, không cầu danh lợi, danh tiếng lan xa, học trò theo học rất đông.
Thầy Chu Văn An luôn đối xử bình đẳng và công bằng với các lứa học trò từ bậc cao nhất cho đến lớp học trò bình thường ở nông thôn. Thầy cũng rất nghiêm nghị và gương mẫu. Những học trò cũ đã làm quan to như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát lúc về thăm thầy vẫn phải khép nép giữ gìn, và nếu có điều gì chưa đúng phép, thầy vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Điều này càng khiến thầy được học trò kính mến hơn.
Thầy Chu Văn An được tôn là Vạn thế sư biểu – người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời
Thầy được tôn là Vạn thế sư biểu – người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời. Trần Nguyên Đán đã đánh giá về những đóng góp của thầy như sau: Nhờ có Chu Văn An mà “bể học xoay làn sóng, phong tục trở lại thuần hậu”.
Sự liêm khiết, chính trực và công tâm của Thầy giáo Chu Văn An cũng nhắc nhở những thế hệ nhà giáo luôn vì sự tiến bộ của giáo dục, sự nâng cao dân trí mà không ngừng phấn đấu để làm phong phú và dồi dào nguồn nguyên khí quốc gia. Không phải chỉ 6 thế kỷ qua, mà hàng thiên niên kỷ sau, có lẽ người ta vẫn không thôi nhớ đến người thầy vĩ đại đã dành cả cuộc đời chở đạo, những công lao và tiếng thơm về thầy đã khắc sâu trong tâm tưởng mỗi con dân Việt từ thủa ấu thơ.
2. Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)
Một cây đại thụ tỏa rợp bóng ở thế kỷ XVI – Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là một danh nhân văn hóa, một nhà thơ lớn, một bậc hiền triết, một nhà tiên tri đại tài mà còn là một nhà giáo vĩ đại, một bậc sư biểu được người đời tôn vinh, ngưỡng mộ.
Thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ Giải Nguyên đời nhà Mạc (1527-1592). Làm quan được 8 năm, năm 1542, thầy dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe nên xin cáo quan về ở ẩn lập Am gọi Bạch Vân Am và hiệu Bạch Vân Cư Sĩ mở trường dạy học.
Hơn 40 năm lui về Bạch Vân am dạy học là hơn 40 năm thầy dồn hết tâm huyết đào tạo nhiều tri thức lớn cho đất nước. Học trò của thầy đều là những nhân tài xuất chúng, văn võ song toàn như Phùng Khắc Khoan, Lý Hữu Khánh, Nguyễn Quyện… Danh tiếng và tài năng của thầy và trường Bạch vân bên dòng Tuyết Giang vang dội khắp nơi. Thầy được các môn sinh tôn là “Tuyết Giang phu tử” – Một danh xưng tôn kính cho những bậc sư biểu đức độ.
“Tuyết Giang phu tử” – Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri số 1 Việt Nam.
Đồn rằng, do được truyền cho quyển “Thái ất thần kinh” nên thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm tinh thông về lý học, tướng số, có thể tiên đoán được biến cố trước và sau 500 năm. Với những câu “sấm truyền”, thầy được người đời suy tôn là “nhà tiên tri” số một của Việt Nam. Giai thoại cùng với những lời sấm tiên tri của thầy vẫn còn được truyền tụng tận đến ngày hôm nay và ứng nghiệm đến bất ngờ.
Lúc sinh thời, thầy đã dùng tài lý số của mình “cứu vãn” cho triều nhà Mạc tồn tại được một thời gian khá dài. Tương truyền rằng, lúc nhà Mạc sắp mất liền sai người đến hỏi thầy. Thầy đã đưa ra lời sấm cho nhà Mạc rằng: “Cao Bằng tàng tại, tam đại tồn cô”. Nghĩa là nếu chạy lên Cao Bằng thì sẽ tồn tại được 3 đời. Quả nhiên, nhà Mạc lên Cao Bằng thì tồn tại được thêm 3 đời.
Thầy cũng đưa ra lời sấm cho nhà Nguyễn, mà nhờ đó nhà Nguyễn mới tiến vào Nam mở rộng bờ cõi để đất nước ta có hình thái như ngày hôm nay.
Còn với triều đại thứ 3 cùng tồn tại khi ấy là nhà Trịnh, thời điểm vua Lê Trung Tông mất không có người nối dõi, Trịnh Kiểm định soán ngôi nhà Lê nhưng chưa dám quyết nên đã sai người tới hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thầy cũng chỉ nói: “Giữ chùa thờ phật thì ăn oản”, ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn. Trịnh Kiểm nghe theo liền sai người đi tìm tôn thất nhà Lê đưa lên ngôi. Họ Trịnh mượn tiếng nhà Lê nhưng thực chất nắm quyền điều hành chính sự, hai bên cùng tồn tại tới hơn 200 năm. Vì thế mà có câu: Lê tồn, Trịnh tại.
Có đôi câu đối ở đền thờ Bạch Vân am “Kế tuyệt, phù suy Chư Cát Lượng/ Tri lai, tàng vãng Thiệu Nghiên Phu” (Nối được cái đã đứt, đỡ được cái đã suy như Chư Cát Lượng/Tìm hiểu việc đã qua, dự đoán việc mai sau như Thiệu Nghiên Phu). Tiếng tăm của thầy không chỉ nổi ở trong nước mà còn vang đến tận Trung Hoa, khiến giới học giả ở đó cũng ngưỡng mộ xưng tụng: “An Nam lý số hữu Trình Tuyền”.
3. Thầy giáo Lê Quý Đôn (1726-1784)
Lê Quý Đôn nguyên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng; cha là tiến sĩ Lê Trọng Thứ, quê ở Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Ngay từ nhỏ thầy đã nổi tiếng thông minh, chăm học. Năm 14 tuổi, thầy theo cha lên học ở kinh đô Thăng Long. Lúc ấy thầy đã học xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia. 18 tuổi, thầy thi Hương đỗ Giải Nguyên. 27 tuổi đỗ Hội Nguyên, rồi đỗ Đình Nguyên Bảng nhãn.
Sau khi đã đỗ đạt, thầy được bổ làm quan và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều Lê – Trịnh. Thầy là người học rộng, tài cao, am thông nhiều lĩnh vực như: khoa học tự nhiên, địa lý, khoa học xã hội, văn chương, sử học,… luôn được vua, quan và nhân dân kính nể.
Thầy Lê Quý Đôn không chỉ là một nhà bác học mà còn là người thầy xuất sắc ở nước ta hồi thế kỷ XVIII. Thầy từng mở trường dạy học, có nhiều học trò theo học, và còn lưu được ân tình đằm thắm đối với học sinh. Thầy phụ trách các kỳ thi, lo lắng quan tâm tới việc đào tạo và tuyển dụng các nhân tài.
Thầy Lê Quý Đôn không chỉ là một nhà bác học mà còn là người thầy xuất sắc ở nước ta hồi thế kỷ XVIII
Trái với những nho sĩ chỉ biết nhồi nhét những lý luận kinh điển xa xôi mà coi thường, thậm chí không biết gì đến các môn học khác thì thầy cho rằng cần phải học tập toàn diện. Thầy cũng đã nêu lên một số ý kiến về phương châm học tập, chủ trương học phải biết nắm lấy cái chính: “Không thể vu vơ theo việc ngọn ở ngoài mà không tìm tòi đến chỗ gốc ở trong. Nếu không thể mà cứ vật gì cũng xét cho đến cùng, cho đủ cả thì chẳng hoá ra vì đường có nhiều lối rẽ mà đến nỗi lạc mất dê ư?”
Thầy cũng căn dặn rằng học hành phải có óc suy luận, không chỉ phụ thuộc vào sách vở: “Sách không hết lời, lời không hết ý… Phải hiểu ngầm ý của thánh nhân ở ngoài lời sách mới được”. (Dịch kinh phu thuyết).
Thầy còn khuyên: “Dù ngu dốt đến đâu, cũng nên kính giấy, tiếc chữ, dù keo bẩn đến đâu cũng tìm mua sách vở”. Thầy cho rằng biết học thì không thể biện lẽ thiếu thì giờ.
Hình ảnh thầy Lê Quý Đôn tận tụy truyền dạy phương pháp học tập tiến bộ và kiến thức cho học trò đã là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ noi theo. Thầy giáo Lê Quý Đôn thực sự xứng đáng với danh hiệu Người thầy mẫu mực và luôn được người đời tôn kính.
Hiểu Minh
Tuesday, November 21, 2017
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog Archive
-
▼
2017
(1677)
-
▼
November
(191)
- Tin Tặc TQ Cắp Bí Mật Kinh Doanh Của Siemens, Trim...
- Xấu hổ, nhục nhã với những hình ảnh 'người Việt xấ...
- Niềm Nhớ Khôn NguôiNhà tôi gần chợ Thái BìnhCon ...
- Có mắt như mù! Một người bạn là bác sĩ thiện ng...
- Một dấu phẩy Phiên tòa xử vụ ly dị, tòa phán ...
- Bạn Cũ Trường Xưa Lê Nguyễn Hằng Cứ mỗi ...
- Trường hợp Nhất Linh Nguyễn Tường Tam Phạm Qua...
- Nhớ về... Những Người Lính Năm Xưa Những người l...
- Mugabe! Nghe thấy quen quen! Năm 1880, người...
- Kinh doanh từ thiện Hai sự việc tuần qua khiến ...
- Vì sao thiên hạ chửi ông Bùi Hiền Chu Mộng Long ...
- Tại Sao Đế quốc La Mã Sụp Đổ Thành T. Lacey ...
- Hoa Kỳ đưa những công ty Trung Quốc làm ăn với Bắc...
- Một Quán Cà Phê Như Paris Nơi Phố Cổ Garden Grove ...
- Sinh Viên Cali Đói Bi Thảm: Xin Food Stamp Tăng S...
- Nhật: Có 8 Bộ Xương Người Trên Ghe Gỗ Dạt Vào Bờ ...
- Đám Cưới Mỹ-Việt Sao Nam Trần Ngọc Bìn Đô...
- Nước Mỹ trong mắt người Pháp ...
- Nói với VIỆT KHANG - Bản TRƯỜNG CA NĂM MƯƠILTG: Cô...
- Bà Clinton không thể đứng trên pháp luật Phạm Duy...
- Sự ngây thơ đến lạnh sống lưng của người Việt? S...
- Đổi Đời: Anh Sáu "Toàng" Hồ Nguyễn
- Xin Cám Ơn Cuộc Ðời Hoàng Thanh Thế là một m...
- Sống một cuộc đời ít phiền muộn... Tôi vừa đọc một...
- Câu Chuyện Về Hai Dòng Suối Kỳ Lạ Có Khả Năng ...
- KẺ THÙ TRONG HÀNG NGŨ CHÚNG TA (Tường Giang chu...
- TOÀN LÁO CẢ! Không biết lịch sử ghi lại các tr...
- CHUYỆN HAI MƯƠI NĂM TRƯỚC Tôn Nữ Hoàng Hoa ...
- Tạ ơn người Chương Khuê Ở đây vùng Tây B...
- ƠN ĐẢNG, ƠN NHÀ NƯỚC, ƠN BÁC Vốn là 1 người có tư...
- TÂM SỰ CỦA MỘT NGƯỜI MIỀN BẮC Lê Nhàn "Tính...
- Thảm kịch Việt Nam hôm nay hayBài học lịch sử do ...
- Khẩu Vị Lại Thị Mơ
- Dã Man Của Con Người... Trương Ngọc Bảo Xuân
- Lên đỉnh cao, xuống vực thẳm, nhà sáng lập Daewoo...
- Dâng một Đóa Hồng cho ngày Lễ Tạ Ơn Mường Gian...
- Hồ Sơ Paradise: 200 Đại Gia, Hãng VN Rửa Tiền, Trố...
- Sự thực hay sự giả trên kỹ nghệ truyền thông giòn...
- Hun Sen: Cốt CS Hoàn CS Vi Anh Sự kiện và thời sự...
- Bữa Tiệc Gà Tây Của Người Đãi Vàng Phương Hoa ...
- TỪ NGÀY LÀM TỔNG THỐNG MỸPhải công nhận TT Mỹ Dona...
- Thư ngỏ cho dân biểu tình "phản chiến": Suy nghĩ k...
- Cảm Ơn Đời Tôn Nữ Hoàng Hoa Mỗi lần gần đến l...
- Phú quý của một người rốt cuộc từ đâu mà đến? ...
- Điều ít biết về những đồng xu được đặt trên bia m...
- Cá Hồi nuôi: Thực phẩm độc hại nhất Thế Giới ? Nh...
- Trái dừa có một chút mặn của mồ hôi, một chút cay ...
- Đài SBS Hàn Quốc cảnh cáo người tiêu dùng: Tuyệt đ...
- MÓN HÀNG: “ĐÀN BÀ VIỆT NAM” ĐỄ BÁN RA NƯỚC NGO...
- 'Mâm cơm quê nhà’ Hơn 120.000 người theo dõi trang...
- Chuyện hai Người Tù gặp lại Phạm Thành Tính S...
- BẠN KHÔNG PHẢI YÊU NƯỚC MỸ Song Châu Diễm Ngọc Nh...
- Thu giữ 14.000 chai rượu Penfolds giả được bán tr...
- Lễ Tạ Ơn Việt Mỹ Vi Anh Năm nay 2017 Ngày Lễ Tạ ...
- Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui Nguyễn Diệu Anh Tr...
- 41 năm sau ngày Sài Gòn sụp đổ: Một thế giới đã mấ...
- Chuyện dễ nhưng khóChuyện về loài chim ó:Nếu đặt m...
- Ngược dòng sử Việt, đi tìm 3 người thầy vĩ đại nhấ...
- Trả lại tên cho người Chiến sĩ bị mất tên Orchid...
- Đêm của Con Rồng (Night of The Dragon, 1966) N...
- 8 lợi ích sức khoẻ của quả bưởi, hữu ích từ muí đế...
- Thanksgiving và Black Friday Dong Trinh L...
- 59,000 Dân Haiti Phải Rời Mỹ Trong Vòng 18 Tháng ...
- Phạm Huấn, tháng mười tưởng nhớ Nguyễn Mạnh Tri...
- Những Anh hùng không tên tuổi Đằng Phương Anh h...
- WHO CARES!Tiếng Mỹ có chữ Who Cares với hàm ý là...
- Làm điều tốt mà không cần suy tính Trong cuộc số...
- Mẹ Tôi Bị Nghẹt Tim Phạm Thị Kim Dung Một...
- Đùa mà là thật... Trước cổng cơ quan nhà...
- Mỏ ‘vàng trắng’ trữ lượng 1.000 tỉ USD tại Zimbab...
- Yêu Người Ly Dị Chau Tran “Oregon anh phố...
- Người này có thể bảo vệ VN khỏi chủ thuyết CS, như...
- Sân bay Hàng không “Tân Sơn Nhất” ở Việt Nam được ...
- Ai mới là NGỤY Tiểu Tử Lời tác giả: Trong n...
- Gia tài bạc triệu ông chủ Playboy kẻ nhận tất cả, ...
- Tuổi già và niềm vui Internet Bs Nguyễn Thượng C...
- Sự cao quý của người Châu Âu
- Văn hóa Ngoại giao của Việt cộng Bút Sử Th...
- Khi những cây bút đã khô mực Tôn Nữ Hoàng Hoa ...
- CHĂN BÔNG SƯỞI ẤM CHO CON NGƯỜI HAY CON NGƯỜI SƯỞI...
- Cuộc phẫu thuật ghê rợn của người lính Bắc Hàn ch...
- Thằng Tý Con Là Con... Thằng Tý Phan 1. T...
- Vì Sao Lá Phong Đỏ Được Xem Là Biểu Tượng Của Cana...
- Hoa Huệ Trắng Nguyễn Minh Phúc Buổi trư...
- Luyến niệm một Thiên Đàng đã mất! Cung Trầm Tư...
- Những lời khuyên giá trị Họa từ miệng mà ra. 10 lờ...
- Chuyện đau lòng về hơn 60 đôi giày vô chủ bên bờ s...
- Hiện tượng Mai Khôi Đỗ văn Phúc Khi hàng tr...
- Texas: Dán Khẩu Hiệu Xúc Phạm TT Trump Sẽ Bị Phạt ...
- Nga Cứu Venezuela Cho Vay 3.13 Tỉ MK Để Trả Nợ CÁc...
- Việt Nam và bài học sau APEC 2017 Dù APEC ha...
- Những thông điệp chửi Tàu cộng của T.T Donald Tr...
- Chi phí công du nước ngoài của tổng thống MỹChỉ ri...
- NGƯỜI CÀNG HIỂU BIẾT CÀNG SỐNG KHIÊM TỐNỞ một ngôi...
- TRẦM TĨNH SỐNGCuộc Sống Không Nhất Thiết Chuyện Gì...
- Cẩm nang du lịch VN không thể thiếu Từ Thức (D...
- Ở Nhà Thuê Minh Nguyệt Graves Ai mới qu...
- KHÔNG NÓI ĐẾN NHÂN QUYỀN LIỆU TỔNG THỐNG DONALD ...
- Chia tay… Phan
-
▼
November
(191)
No comments:
Post a Comment