Sunday, November 19, 2017

Người này có thể bảo vệ VN khỏi chủ thuyết CS, nhưng chính quyền Kennedy đã cho giết ông ta


Cố TT Ngô Đình Diệm


Vào ngày 2 tháng 11, các nhóm đàn ông, phụ nữ, và trẻ em Việt Nam ở nhiều nơi trên thế giới sẽ hội tập để làm lễ tưởng niệm ngày giỗ nhằm vinh danh cái chết của một người đàn ông phần lớn đã bị lãng quên trong ký ức sử tích của Mỹ. Trước kia người đàn ông này là một danh xưng quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trên các trang đầu của báo chí Hoa kỳ và được nêu tên trên môi các phóng viên trong giờ tin tức ban chiều.
Ông là Ngô Đình Diệm, tổng thống nước Việt Nam Cộng hòa (còn gọi là Nam Việt Nam) từ năm 1955 đến năm 1963, sự trị vì và cuộc sống bị kết liễu một cách tàn nhẫn bằng một cuộc đảo chính quân phiệt được chính phủ Mỹ ngầm ủng hộ. Một quyển sách gần đây về cuộc đời của ông Diệm, “Thiên hoàng bị đánh mất của: Sự phản bội Ngô Đình Diệm của người Mỹ, Tổng thống Việt Nam” của nhà sử học quân sự Geoffrey Shaw đã làm sáng tỏ lý do vì sao người Mỹ cần để tang cái chết bi thảm của một người mà nhiều người cho là Cơ hội tốt nhất của Việt Nam để đánh bại chủ nghĩa cộng sản.
Trong lịch sử Châu Á ông Diệm là một nhà lãnh đạo Công giáo thuần thành hiếm có. Ông đã không được coi trọng trong các đánh giá phổ biến nhất của Mỹ về thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Chưa đầy hai tháng trước đây, loạt phim PBS nổi tiếng của Ken Burns về Chiến tranh Việt Nam đã dành rất nhiều thời gian trong tập phim thứ hai cho sự lên ngôi và sụp đổ của ông Diệm. Bức chân dung của Burns dường như đã vay mượn rất nhiều từ tài liệu của PBS trước đây về cuộc chiến tranh Việt Nam do phóng viên quốc tế Stanley Karnow sản xuất và phát hành năm 1983. Một câu chuyện mà nói chung cả hai đều chia sẻ.
Một sự Châm biếm Quá đà: Diệm một Đồng minh Đáng Ghét
Theo tường thuật của Burns và Karnow, ông Diệm, một thành viên trong một gia đình Công giáo Việt Nam quý tộc có tiếng tăm được kính trọng, từng phục vụ các vai trò trong chính phủ thuộc địa Pháp trước khi Việt Nam giành độc lập vào những năm 1950. Sự chia cắt Việt Nam giữa 2 vùng Bắc-Nam ở vĩ tuyến 17 tại Hội nghị Geneva năm 1954 cho phép ông Diệm khẳng định quyền lực của mình ở miền Nam với sự hỗ trợ của Pháp và Mỹ.
Một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ở miền Nam năm 1955 – một cuộc bầu cử mà nhiều người cho là bất hợp pháp vì gian lận – đã khép chặt vai trò của ông Diệm trong chức vụ tổng thống của miền Nam. Với sự chấp thuận của Hoa Kỳ, ông Diệm ngay sau đó đã bác bỏ điều khoản tổng tuyển cử 2 miền Nam Bắc theo hiệp định Genève mà các cuộc bầu cử hoà giải năm 1956 phải được tổ chức trên toàn quốc nhằm xác định chính phủ của một nước Việt Nam thống nhất, vì họ cho rằng ông Diệm biết mình sẽ thua ông Hồ Chí Minh, người có tiếng hơn đang cai trị miền Bắc cộng sản.
Trong những năm tiếp theo, Diệm và em trai nổi tiếng Ngô Đình Nhu của ông bị nhiều khủng hoảng trong chính quyền, thất bại trong các chương trình chính phủ ở nông thôn và sự ủng hộ gia tăng của quần chúng đối với cuộc nổi dậy của cộng sản. Hai anh em sau đó càng theo đuổi các biện pháp kềm kẹp hơn để bảo vệ quyền lực của họ. Các lực lượng cảnh sát mật vụ do ông Nhu cầm đầu đã bỏ tù, tra tấn, và giết hại kẻ thù của chế độ, trong khi chính sách của chính phủ làm giàu cho người thiểu số Công giáo đã làm phương hại đến dân Phật giáo, chiếm đa số ở nước này.
Cuối cùng, người dân Việt Nam không thể chịu đựng được nữa. Các cuộc biểu tình bùng nổ khắp nơi, đưa đến một số những khoảnh khắc mang tính biểu tượng nhất trong thời Chiến tranh Việt Nam. Hình ảnh tự thiêu của nhà sư Thích Quảng Đức rốt cục đã mang lại cho nhiếp ảnh gia người Mỹ Malcolm Browne giải Pulitzer, và dường như chứa đựng trong nó một mức độ oán giận của đám đông dân chúng Việt Nam đối với ông Diệm và ông Nhu.
Hai người, sợ mất quyền lực của họ, đẩy mạnh hơn những người biểu tình Phật giáo, trong khi Washington, trong thời gian này đang đổ nhiều viện trợ quân sự và tài chính đáng kể vào Việt Nam, ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn với chế độ Diệm-Nhu cứng đầu và không có khả năng.
Các thành viên của chính quyền John F. Kennedy, cảm thấy ở ông Diệm một sức mạnh bất trị ngày càng chống lại quyền lợi của Hoa Kỳ, đã bật đèn xanh cho các tướng lãnh miền Nam để loại bỏ Diệm khỏi quyền lực. Một cuộc đảo chính khởi xướng vào ngày 1 tháng 11 năm 1963 đã khiến 2 anh em ông Diệm bỏ trốn. Vào ngày hôm sau, nơi trú ẩn của họ trong một nhà thờ Công giáo bị phát hiện, cả hai đều bị giết chết ở đằng sau một xe thiết giáp.
Mặc dù nhiều chi tiết trên là đúng, tác phẩm của Shaw cho thấy chủ đề tổng thể – Diệm là nhà chính trị gia độc tài, nhiều rối rắm – vẫn còn quá xa sự thật.
Diệm, Nhà lãnh đạo Việt Nam lý tưởng
Tiểu sử mà ông Shaw viết về ông Diệm đã phác họa một bức tranh rất khác biệt về “một người Quan lại của Mỹ.” Để khởi sự, ông Diệm là một người đàn ông sùng đạo sâu sắc, lấy đức tin Công giáo của ông làm trọng tâm trong mọi quyết định trong cuộc sống của mình. Thường bị cuốn hút bởi đời sống tôn giáo, ông Diệm đã phải thường xuyên bị thúc đẩy để nắm lấy những kỹ năng thiên phú của mình như một nhà hành pháp và chính trị gia.
Ông Diệm đã có một danh tiếng như là một học giả khổ hạnh và một quan chức có khả năng, một người dường như hoàn toàn phù hợp với vai trò của 1 nhà lãnh đạo Khổng giáo Việt Nam lý tưởng. Trên thực tế, như Shaw cho thấy, Hồ Chí Minh đã ngưỡng mộ sự thắt lưng buộc bụng của Diệm, và có lẽ đã cố gắng để bắt chước điều này. Ngay cả khi ở đỉnh cao quyền lực của mình, ông Diệm sống một cách ôn hòa, và được biết là không ngừng cho tiền cho bất cứ ai có nhu cầu. Ông được biết là dậy sớm mỗi ngày để tham dự thánh lễ, và làm việc đầu tắt mặt tối cả 16 giờ tiếng/1 ngày.
Ông cũng không phải là một nhà chính trị xa lánh, xa lạ không quen thuộc với những người ông cai trị. Theo nhiều tài liệu đầu tay, Diệm dường như năng động nhất khi đi kinh lý ở cuộc gặp gỡ nông thôn Việt Nam với nông dân, lắng nghe câu chuyện của họ, và tìm cách cải thiện cuộc sống của họ. Cũng không phải là “Diệm chống lại Phật giáo” một biếm luận thiếu công bằng. Chính phủ của Diệm đã đổ rất nhiều tiền vào việc hỗ trợ bảo tồn hoặc phục hoạt các tòa nhà và tổ chức Phật giáo.
Thật ra, những người biểu tình Phật giáo đã làm suy yếu chế độ Diệm trong những tháng dẫn tới cuộc lật đổ ông thuộc một thiểu số ở miền Nam, bị kích động bởi các nhà lãnh đạo Phật giáo cực đoan, rất có thể được hậu thuẫn bởi những người cộng sản. Thay vì phản ảnh quyền hành bị lung lay của chính phủ, cuộc khủng hoảng Phật giáo dường như là một nỗ lực tuyên truyền nhằm cản trở quá nhiều sự kiện hiện đại và tài liệu lịch sử cho thấy: Diệm và em trai của ông đã lần lượt chiến thắng trên cả mặt trận chính trị và quân sự.
Một Truyền thông Thiên vị, một Chính phủ Lưỡng Lự
Vì sao chúng ta lại có một nhận thức sai lầm về ông Diệm và vai trò tổng thống của ông? Theo ông Shaw, 2 nguồn tin cung cấp phần lớn lỗi lầm này: 1) Truyền thông Mỹ có thiên hướng tích cực chống ông Diệm, và 2) một nhóm các quan chức chính phủ cao cấp Mỹ – do Averell Harriman và Roger Hilsman cầm đầu – nhất định muốn loại bỏ và thay thế ông Diệm.
Các phóng viên từ các thông tấn xã như The New York Timesvà Washington Post, trái ngược với sự mô tả họ bằng loạt phim truyền hình của Burns, thường là những phóng viên trẻ tuổi mong tìm kiếm câu chuyện khiêu gợi sắp tới để đánh bóng tín nhiệm của họ. Đa phần họ đã dành phần lớn thời gian ở Sài Gòn và các thành phố lớn khác, khó lọt khỏi vòng kim cô của những tin đồn thổi và mưu đồ, mà đây chỉ là một phần nhỏ của xã hội Việt Nam. Điều này tạo ra một nhận thức sai lầm về quan điểm phổ biến của người Việt Nam, và đặc biệt gây nhiều rắc rối vì phần lớn những nỗ lực của ông Diệm đã chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ và cải thiện rất nhiều nông dân miền Nam nghèo, những người chiếm phần lớn dân số.
Trong suốt thời gian của chính quyền Kennedy, báo chí đã xuất bản nhiều bài báo này đến nhiều bài báo khác chỉ trích tất cả những gì ông Diệm đã làm, đồng thời hô hoán loại bỏ ông ta. Sự phát tán của truyền thông các tin tức thu thập trên hiện trường tính ra rất tiêu cực so với các đánh giá được giới quân sự cung cấp, hoặc do Đại sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting thông tin, người ủng hộ chế độ của ông Diệm. Nhiệm vụ chém chặt của giới truyền thông đã quá mức đến độ các quan chức Mỹ phải nhiều lần phàn nàn với các chủ bút của tờ hai tờ New York Times và Washington Post.
Harriman, một ví dụ điển hình của một quan chức WASP hạ bệ, được biết đến rộng rãi là coi thường Diệm vì đã chống lại chính sách Hoa Kỳ.
Cuộc nổi dậy của Phật giáo năm 1963 nên được giải thích trong bối cảnh này, với những người biểu tình Phật giáo (thường xuống đường phát biểu bằng tiếng Anh!) cố tìm kiếm sự chú ý của các nhà báo Hoa Kỳ háo hức tìm câu chuyện nóng bỏng sắp tới.
Còn đối với chính quyền của Kennedy, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Averell Harriman dẫn đầu một đội ngũ cán bộ trong chính phủ kịch liệt phản đối chế độ của ông Diệm. Phần lớn những điều này xuất phát từ sự bực bội của Harriman đối với những nỗ lực của ông Diệm để duy trì sự tự trị của chính phủ mình, ông ta thường chê trách những chỉ thị của Mỹ mà ông coi là sai lạc, nếu không phải là một mối đe dọa đối với sự sống còn của đất nước ông.
Có lẽ ví dụ nổi tiếng nhất là sự ủng hộ của Harriman đối với sự trung lập của nước Lào láng giềng, một chính sách cho phép cộng sản chiếm một phần lớn nông thôn Lào và sử dụng những vùng đất này để chuyển quân lính chiến đấu, máy móc và tiếp liệu cho các phần tử kháng chiến cộng sản (Việt Cộng) ở miền Nam. Con đường qua Lào trở nên nổi tiếng, được châm biếm là “Xa lộ Averell Harriman.” Ông Diệm đã kiên quyết gọi chính đích danh của nó: một cuộc tấn công trực tiếp vào an ninh quốc gia và khả năng tồn tại của Việt Nam. Harriman, một ví dụ điển hình của một quan chức WASP, được nhiều người biết là coi thường Diệm vì đã ông ta cưỡng lại chính sách Hoa Kỳ.
Nghiên cứu của Shaw cho thấy Harriman là người đã sách động và lãnh đạo sự hỗ trợ ngày càng tăng trong chính quyền Kennedy đối với việc trục xuất ông Diệm, luôn đặt ra chủ đề cụ thể của các cuộc thảo luận nội các hoàn toàn chống lại ông Diệm. Như người ta tiên đoán, ông Harriman đã tìm cách cho ra rià những người này – như ông Đại sứ Nolting – người đã đưa ra một nhận xét khác biệt và thông cảm hơn. Ông Harriman cũng dựa vào nhiều báo cáo thiên vị của giới truyền thông Mỹ, nhà báo Marguerite Higgins đoạt giải Pulitzer cho biết:
Và do đó lịch sử đã được tái tạo. Tất cả những người Mỹ nói tiếng Việt đi quanh vùng nông thôn để trưng cầu ý kiến ​​của người Việt Nam; tất cả các sĩ quan Hoa Kỳ đánh giá tinh thần chiến đấu của quân đội … tất cả những thông điệp của Đại sứ Nolting – một đội quân thu thập dữ liệu theo thỏa thuận hợp lý đã bị hạ cấp để ủng hộ các ấn phẩm báo chí đưa ra các kết luận ngược lại. Đây là lần đầu tiên tôi bắt đầu thấu hiểu, một cách sâu xa và trong một nỗi buồn, ý nghĩa của sức mạnh của báo chí.
Lập luận của Harriman rằng cuộc bức hại Phật tử của ông Diệm đã “làm cho Hoa Kỳ không thể ùng hộ ông ta“ – cuối cùng đã được thắng thế ở Nhà Trắng, bất chấp sứ mệnh tìm hiểu tình hình Việt Nam của Quốc hội vào cuối tháng 10 năm 1963 (1 tháng trước vụ ám sát 2 ông Diệm-Nhu) rằng Hoa Thịnh Đốn nên giữ ông Diệm. Nhà Trắng đã bỏ qua báo cáo này, chịu loại bỏ ông Diệm.
Những người đàn ông ủng hộ cuộc đảo chánh chắc chắn phải biết được điều gì sẽ xảy ra với ông Diệm và em trai ông. Khi hai người được phát hiện bên trong nhà thờ Saint Francis Xavier ở Chợ lớn vào ngày 2 tháng 11, những người lính thi hành mệnh lệnh trên của  tướng tá lãnh đạo đảo chánh đã nhốt họ họ bên trong một xe quân xa, nơi mà kẻ hành quyết “cắt bỏ túi mật của họ trong khi họ còn sống, và bắn hạ họ.”
Đây là một kết thúc tồi bại một đồng minh Mỹ, một người mà các nhà quan sát Mỹ, Pháp, Anh, Úc, và thậm chí Bắc Việt – tin rằng (hoặc trong trường hợp của cộng sản, sợ) là cơ hội tốt nhất cho Sàigòn bảo vệ độc lập cho miền Nam. Trong một định mệnh oái oăm, người đàn ông chấp chính chịu trách nhiệm về cái chết của Diệm đã bị ám sát ba tuần sau đó ở Dallas, Texas. Phần còn lại, không may, theo lời của ông Nolting, một “câu chuyện đáng tiếc nhất” về những cơ hội bị bỏ lỡ và những mạng sống bị hy sinh.
Đặt lại sự thật
Ngô Đình Diệm lên nắm quyền ở Nam Việt Nam nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Cả Burns và Karnow đều cho rằng đây là một vỡ kịch, với sự từ chối quyết liệt của ông Diệm về kế hoạch bầu cử toàn quốc năm 1956, mặc dù nghiên cứu cẩn thận của Shaw chứng minh điều này cũng là một luận án có vấn đề. Mặc dù những người Cộng sản khá dễ hiểu đá la ó khi ông Diệm ngâm tôm các cuộc bầu cử, chính quyền Hồ Chí Minh đã trực tiếp vi phạm Hiệp định Genève năm 1954 bằng cách xây dựng lực lượng quân đội và hỗ trợ mạng lưới cộng sản kháng chiến ở miền Nam.
Phần lớn dữ liệu vẫn chưa được thông báo bởi chính phủ cộng sản Việt Nam vì mong muốn bảo vệ một lập luận nào đó về lãnh đạo của ông Diệm.
Trong khi đó, ở miền Bắc, cộng sản đã bận rộn ngăn chặn cuộc nổi dậy, giết hàng ngàn người trong những nỗ lực cải cách đất đai không được ưa chuộng và kém cỏi của họ. Hơn nữa, như Shaw đã lập luận, sự vi phạm thô bạo của họ đối với thỏa thuận trung lập Lào nhiều năm sau chứng minh rằng cộng sản sẽ không bao giờ cho phép bầu cử toàn quốc tự do và công bằng. Một cách đơn thuần ông Diệm đã nhìn xuyên thấu sự giả dối của vỡ kịch.
Tài liệu của Shaw về sự lên ngôi và sụp đổ của nhà lãnh đạo Nho giáo, Công giáo Việt Nam lý tưởng này là một chuyện lịch sử sang trang quan trọng, nếu không phải là 1 tài liệu kinh hoàng về sự phản bội của Hoa kỳ đối với một người có những đặc tính đáng nể và thiên tài chính trị. Nó được chứng minh đầy đủ trong các nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, và được thu thập trong quá trình của nhiều năm nghiên cứu. Những điểm trọng yếu của cuốn sách – như khả năng phụ thuộc vào nguồn tư liệu Việt Nam, chứ không phải của phương Tây – phải được làm dịu lại bằng việc thừa nhận rằng phần lớn dữ liệu vẫn chưa được thông báo bởi chính phủ cộng sản Việt Nam mong muốn bảo vệ một lập luận nào đó về chuyện cai trị của ông Diệm.
Đối với những ai quan tâm đến sự hiểu biết khác nhau về những ngày đầu của sự tham gia của Mỹ tại Việt Nam hơn là những phim tài liệu chống ông Diệm ác liệt của Burns và Karnow, cuốn “The Lost Mandate of Heaven” là một loại thuốc giải độc rất cần thiết. Shaw không chỉ làm minh bạch câu chuyện một người đàn ông xứng đáng được chúng ta tôn trọng hơn là thù ghét, mà còn là một bài học quý giá về việc kiểm tra kỹ lưỡng những nguồn tin mà chúng ta nên dựa vào để đánh giá đúng nhân cách, động cơ và khả năng của con người. Như câu chuyện của ông Diệm chứng minh, kết án của chúng ta có thể xác định số phận của nhiều quốc gia.
Tác giả Casey Chalk là một sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Giáo hội thuộc Trường Thần học của Đại học Notre Dame.
Nguyễn-Khoa Thái Anh chuyển ngữ

No comments:

Blog Archive