Trích Luận ngữ Tân thư
Xưa có kẻ đi qua chân núi, bỗng nghe sau lưng có tiếng người nói chuyện. Bèn ngoảnh lại thì không thấy ai. Tự cho là mình bị ảo giác hay thần hồn nát thần tính. Song hễ cứ quay đi thì lại nghe rõ ràng có tiếng người nói, mới để ý rình xem. Té ra mấy hòn đá đang bàn chuyện nước Tấn (một nước lớn ở Trung Quốc thời Xuân thu). Bấy giờ nước Tấn đang có loạn to. Những điều nghe được từ câu chuyện của mấy hòn đá kia, về sau quả nhiên thấy dần dần ứng nghiệm. Người đời sau gọi thứ ngôn ngữ ấy là “thạch ngôn” (lời của đá).
Tương truyền đá ở Tản Sơn cứ năm trăm năm lại thở dài một tiếng. Ấy là vào những lúc thiên hạ vô sự. Thiên hạ vô sự mà đá còn phải thở dài. Vậy gặp lúc thiên hạ hữu sự thì sao? Thì đá kia tất phải bật ra tiếng nói. Luận ngữ Tân thư ky này xin ghi lại một trong những “thạch ngôn” ấy như sau:
1. Nếu con Sóc nổi tiếng bởi sự nhanh nhẹn của mình (nhanh như sóc), thì con Rùa cũng nổi tiếng bởi sự chậm chạp của nó (chậm như rùa). Nhanh và chậm – hai chuyện đời ngược nhau. Nhưng tiếng tăm lưu truyền từ đời này sang đời khác (của cả Sóc lẫn Rùa) thì không hơn kém nhau mấy tý.
Bậc trí giả bàn đến chuyện ấy, tỉnh bơ bảo: Nhanh như sóc thì nhiều người đã từng theo kịp. Nhưng chậm như rùa thì không phải ai cũng có thể theo được. Triết lý chậm ấy của con Rùa té ra rất đơn giản. Đó là: “chẳng việc gì phải vội vàng”.
2. Nếu con Rận nổi tiếng bởi sự khôn ngoan của mình (khôn như rận), thì con Bò cũng nổi tiếng bởi sự ngu dại của nó (ngu như bò). Khôn và dại – hai việc đời ngược nhau. Nhưng tiếng tăm lưu truyền từ đời này sang đời khác (của cả Rận lẫn Bò) thì cũng không hơn kém nhau mấy tý.
Bậc trí giả bàn đến việc ấy, trầm ngâm bảo: Khôn như rận thì nhiều người đã từng theo kịp. Nhưng ngu như bò thì không phải ai cũng có thể theo được. Triết lý ngu ấy của con Bò té ra cũng rất đơn giản. Đó là:“chẳng việc gì phải hơn ai”.
1. Nếu con Sóc nổi tiếng bởi sự nhanh nhẹn của mình (nhanh như sóc), thì con Rùa cũng nổi tiếng bởi sự chậm chạp của nó (chậm như rùa). Nhanh và chậm – hai chuyện đời ngược nhau. Nhưng tiếng tăm lưu truyền từ đời này sang đời khác (của cả Sóc lẫn Rùa) thì không hơn kém nhau mấy tý.
Bậc trí giả bàn đến chuyện ấy, tỉnh bơ bảo: Nhanh như sóc thì nhiều người đã từng theo kịp. Nhưng chậm như rùa thì không phải ai cũng có thể theo được. Triết lý chậm ấy của con Rùa té ra rất đơn giản. Đó là: “chẳng việc gì phải vội vàng”.
2. Nếu con Rận nổi tiếng bởi sự khôn ngoan của mình (khôn như rận), thì con Bò cũng nổi tiếng bởi sự ngu dại của nó (ngu như bò). Khôn và dại – hai việc đời ngược nhau. Nhưng tiếng tăm lưu truyền từ đời này sang đời khác (của cả Rận lẫn Bò) thì cũng không hơn kém nhau mấy tý.
Bậc trí giả bàn đến việc ấy, trầm ngâm bảo: Khôn như rận thì nhiều người đã từng theo kịp. Nhưng ngu như bò thì không phải ai cũng có thể theo được. Triết lý ngu ấy của con Bò té ra cũng rất đơn giản. Đó là:“chẳng việc gì phải hơn ai”.
3. Nếu Tiên nổi tiếng bởi sự xinh đẹp của mình (đẹp như tiên), thì Ma cũng nổi tiếng bởi sự xấu xí của nó (xấu như ma). Đẹp và xấu – hai trò đời ngược nhau. Nhưng tiếng tăm lưu truyền từ đời này sang đời khác (của cả Tiên lẫn Ma) thì cũng không hơn kém nhau mấy tý.
Bậc trí giả bàn đến trò ấy, chán nản bảo: Đẹp như tiên thì nhiều người đã từng theo kịp. Nhưng xấu như ma thì không phải ai cũng có thể theo được. Triết lý xấu ấy của Ma té ra cũng rất đơn giản. Đó là: “chẳng việc gì phải tô son trát phấn”.
4. Nếu Bụt nổi tiếng bởi sự hiền từ của mình (hiền như Bụt), thì Cọp cũng nổi tiếng bởi sự dữ tợn của nó (dữ như Cọp). Hiền và dữ – hai thói đời ngược nhau. Nhưng tiếng tăm lưu truyền từ đời này sang đời khác (của cả Bụt lẫn Cọp) thì cũng không hơn kém nhau mấy tý.
Bậc trí giả bàn đến thói ấy, nhăn nhó bảo: Hiền như Bụt thì nhiều người đã từng theo kịp. Nhưng dữ như cọp thì không phải ai cũng có thể theo được. Triết lý dữ ấy của con Cọp té ra cũng rất đơn giản. Đó là:“chẳng việc gì phải giả vờ”.
Bậc trí giả bàn đến trò ấy, chán nản bảo: Đẹp như tiên thì nhiều người đã từng theo kịp. Nhưng xấu như ma thì không phải ai cũng có thể theo được. Triết lý xấu ấy của Ma té ra cũng rất đơn giản. Đó là: “chẳng việc gì phải tô son trát phấn”.
4. Nếu Bụt nổi tiếng bởi sự hiền từ của mình (hiền như Bụt), thì Cọp cũng nổi tiếng bởi sự dữ tợn của nó (dữ như Cọp). Hiền và dữ – hai thói đời ngược nhau. Nhưng tiếng tăm lưu truyền từ đời này sang đời khác (của cả Bụt lẫn Cọp) thì cũng không hơn kém nhau mấy tý.
Bậc trí giả bàn đến thói ấy, nhăn nhó bảo: Hiền như Bụt thì nhiều người đã từng theo kịp. Nhưng dữ như cọp thì không phải ai cũng có thể theo được. Triết lý dữ ấy của con Cọp té ra cũng rất đơn giản. Đó là:“chẳng việc gì phải giả vờ”.
5. Ông Mỗ, người nước Vệ là một bậc đại trí. Lúc thiên hạ thái bình, biết đem tài năng ra giúp nước, có nhiều công đức, được mọi người ca ngợi. Nhưng đến lúc thiên hạ sinh chuyện nhiễu nhương, không biết lối mà ẩn nhẫn để giữ trọn thanh danh. Lại cố đem sự ngay thẳng, trong sạch của mình ra tranh đấu, một lòng chèo chống cứu rỗi thiên hạ, không sợ bị tiểu nhân làm hại. Giả sử nhỡ tranh đấu không thành, rốt cuộc thân không giữ được, lý lịch bị xuyên tạc, danh bị bôi đen, con cháu bị làm nhục… Thế có phải là đại ngu không?
Bậc trí giả bàn đến sự ấy, từ tốn bảo: Thế mà bảo không ngu thì ai mà tin được. Một nghìn cái trí cũng không cứu nổi một cái ngu như thế. Nhưng trí như Mỗ thì nhiều người đã từng theo kịp. Còn ngu như Mỗ thì không phải ai cũng có thể theo được. Triết lý ngu ấy của Mỗ té ra cũng rất đơn giản. Đó là: “chẳng việc gì phải lưu manh”.
6. Ông Ngô, người nước Kinh (một tên khác của nước Sở) là một bậc dũng ở đời, thân làm đến đại tướng. Lúc thiên hạ loạn lạc, biết đem cái dũng của mình ra, dẫn dắt mọi người cùng xông pha tên đạn để lập công lao. Nhưng đến khi công thành danh toại, lại gặp ngay cái thời thiên hạ đảo điên, lũ tiểu nhân nắm quyền, thì ông lập tức xếp cái dũng vào một xó, cố ẩn nhẫn để giữ nguyên mảnh giáp cũ của mình, cốt trọn vẹn thanh danh, cam tâm chịu khuất dưới tiểu nhân, miễn sao thân mình, vợ con, cháu chắt mình được yên ổn thì thôi. Danh dự, tính mạng của những kẻ khác đành phải hy sinh, không thì cũng nhắm mắt làm ngơ, dẫu đó là những người đã từng vào sinh ra tử với mình. Thế có phải là hèn không?
Bậc trí giả bàn đến người ấy, thở dài bảo: Thế mà bảo không hèn thì ai mà tin được. Một vạn cái dũng cũng không chữa được một cái hèn như thế. Nhưng dũng như Ngô thì nhiều người đã từng theo kịp. Còn hèn như Ngô thì không phải ai cũng có thể theo được. Triết lý hèn ấy của Ngô té ra cũng rất đơn giản. Đó là: “chẳng việc gì phải tử tế”.
“Thạch ngôn” này gồm tất cả sáu lời như trên gọi là “lục ngôn”. Trong đó dành bốn lời nói chuyện vật, chỉ có hai lời nói chuyện người. Nhưng hai mà cũng thành bốn, bởi thói thường, con người rất hay gồm những thứ trái ngược nhau. Ví dụ kẻ “trí” như Mỗ kia mà vẫn có lúc “ngu”, kẻ “dũng” như Ngô đấy mà rốt cuộc vẫn phải “hèn”…
Bậc trí giả bàn đến sự ấy, từ tốn bảo: Thế mà bảo không ngu thì ai mà tin được. Một nghìn cái trí cũng không cứu nổi một cái ngu như thế. Nhưng trí như Mỗ thì nhiều người đã từng theo kịp. Còn ngu như Mỗ thì không phải ai cũng có thể theo được. Triết lý ngu ấy của Mỗ té ra cũng rất đơn giản. Đó là: “chẳng việc gì phải lưu manh”.
6. Ông Ngô, người nước Kinh (một tên khác của nước Sở) là một bậc dũng ở đời, thân làm đến đại tướng. Lúc thiên hạ loạn lạc, biết đem cái dũng của mình ra, dẫn dắt mọi người cùng xông pha tên đạn để lập công lao. Nhưng đến khi công thành danh toại, lại gặp ngay cái thời thiên hạ đảo điên, lũ tiểu nhân nắm quyền, thì ông lập tức xếp cái dũng vào một xó, cố ẩn nhẫn để giữ nguyên mảnh giáp cũ của mình, cốt trọn vẹn thanh danh, cam tâm chịu khuất dưới tiểu nhân, miễn sao thân mình, vợ con, cháu chắt mình được yên ổn thì thôi. Danh dự, tính mạng của những kẻ khác đành phải hy sinh, không thì cũng nhắm mắt làm ngơ, dẫu đó là những người đã từng vào sinh ra tử với mình. Thế có phải là hèn không?
Bậc trí giả bàn đến người ấy, thở dài bảo: Thế mà bảo không hèn thì ai mà tin được. Một vạn cái dũng cũng không chữa được một cái hèn như thế. Nhưng dũng như Ngô thì nhiều người đã từng theo kịp. Còn hèn như Ngô thì không phải ai cũng có thể theo được. Triết lý hèn ấy của Ngô té ra cũng rất đơn giản. Đó là: “chẳng việc gì phải tử tế”.
“Thạch ngôn” này gồm tất cả sáu lời như trên gọi là “lục ngôn”. Trong đó dành bốn lời nói chuyện vật, chỉ có hai lời nói chuyện người. Nhưng hai mà cũng thành bốn, bởi thói thường, con người rất hay gồm những thứ trái ngược nhau. Ví dụ kẻ “trí” như Mỗ kia mà vẫn có lúc “ngu”, kẻ “dũng” như Ngô đấy mà rốt cuộc vẫn phải “hèn”…
Cuối cùng, “thạch ngôn” buông một câu “kết” lửng lơ như sau: “Dũng cảm hy sinh cái danh của mình, ấy là người ngu mà thật thà (nguyên văn: “chân nhân ngu”). Hèn hạ gìn giữ cái danh của mình, ấy là kẻ khôn mà giả tạo (nguyên văn: “giả nhân trí”).”
Suốt cuộc đời này, ai chẳng muốn làm người khôn. Đó là phúc, hay là họa của thiên hạ thì… “chẳng việc gì phải quan tâm”
2006
Phạm Lưu Vũ
Phạm Lưu Vũ
No comments:
Post a Comment