Monday, August 29, 2016

NHỮNG TỶ PHÚ GIÀU NHẤT SÀI GÒN THẾ KỶ 19 & 2O

Ông chủ thương hiệu xà bông Cô Ba, vua đường thủy Bạch Thái Bưởi, Và trong dân gian Miền Nam còn lưu truyền câu cửa miệng “Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Trạch (Tứ Định, Tứ Bưởi,…)”. là những doanh nhân Việt giàu có tiêu biểu trong những năm đầu thế kỷ 20.

Vào cuối thế kỷ 19, đất Sài Gòn – Chợ Lớn nổi lên bốn vị phú hộ có gia sản kếch xù, được mệnh danh là “Tứ đại phú hộ” mà tiếng tăm còn truyền lại đến bây giờ qua câu nói dân gian “Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Trạch (Tứ Định, Tứ Bưởi,…)”. Vậy các phú hộ lừng danh đất Sài Gòn giàu cỡ nào ?

1/- Huyện Sỹ – Lê Phát Đạt: giàu hơn vua Bảo Đại : Nhân vật số một của Tứ đại phú hộ là Huyện Sỹ  (1841 – 1900), người có tên khai sinh là Lê Nhứt Sỹ, sinh ra tại Sài Gòn trong một gia đình theo đạo Công giáo. Từ nhỏ ông đã được các tu sỹ người Pháp đưa đi du học ở Malaysia. Tại đây, ông đổi tên thành Lê Phát Đạt do tên cũ của ông trùng với tên một người thầy dạy.

Sau khi về nước, ông được Chính phủ Pháp bổ nhiệm làm thông ngôn, từ năm 1880 làm Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. Dù đã đổi tên nhưng người quen vẫn gọi ông bằng tên cúng cơm, vì vậy mà cái tên Huyện Sỹ đã gắn bó với số phận của ông. Sự giàu có nhanh chóng của Huyện Sỹ – Lê Phát Đạt bắt đầu từ một việc trớ trêu. Khi người Pháp chiếm Nam Kỳ, dân cư tản mát, nhiều ruộng đất trở nên vô chủ, bán rẻ mạt mà không ai mua. Chính quyền thuộc địa ép Lê Phát Đạt, khiến ông bất đắc dĩ phải đi vay mượn mà mua liều. Không ngờ ruộng của ông trúng mùa liên tiếp mấy năm liền, khiến ông bỗng chốc phát tài. Dù nhiều tiền của nhưng ông không tiêu xài phung phí mà còn dạy người nhà thói cần kiệm.

Là người mộ đạo, ông đã dùng gia sản khổng lồ của mình để xây các nhà thờ bề thế ở Sài Gòn, là nhà thờ Huyện Sỹ và nhà thờ Chí Hòa ngày nay. Người con trai của ông là kỹ sư Lê Phát Thanh cũng bỏ tiền ra xây nhà thờ Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp.
Displaying nha tho huyen si.jpg
nhà thờ Huyện Sỹ

Các con của Huyện Sỹ đều là những đại điền chủ sở hữu vô số đất đai ở Nam Kỳ lục tỉnh, nhận nhiều bổng lộc từ triều đình nhà Nguyễn dù không phải người hoàng tộc. Sau này, một người cháu ngoại của Huyện Sỹ là Nguyễn Hữu Thị Lan đã trở thành hôn thê của vua Bảo Đại, được biết đến với danh xưng Nam Phương hoàng hậu. Mức độ giàu có của gia tộc Huyện Sỹ được đồn thổi là lớn hơn rất nhiều lần so với vua Bảo Đại.

Sự giàu có của Huyện Sỹ ngày nay còn được thể hiện một cách rõ nét qua các công trình xây dựng mà ông để lại. Nổi bật số đó là nhà thờ Huyện Sỹ, công trình mà ông đã hiến 1/7 tài sản cá nhân để xây dựng. Nhà được khởi công xây dựng từ năm 1902 và đến năm 1905 hoàn thành theo thiết kế của linh mục Bouttier, tiêu tốn khoảng 30 ngàn đồng bạc Đông Dương thời bấy giờ.

Huyện Sỹ – Lê Phát Đạt qua đời năm 1900, trước khi ngôi nhà thờ tâm huyết của ông được xây dựng. Sai khi vợ của ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920, con cháu đã đưa thi hài hai ông bà về chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà thờ Huyện Sỹ. Nơi đây cũng đặt tượng của ông cùng vợ và các con. Ngày nay, nhà thờ Huyện Sỹ là một điểm đến thu hút khách du lịch, đặc biệt là đối với những ai muốn tìm hiểu về cuộc đời của đại gia giàu có bậc nhất Sài Gòn thời xưa.

-------------------------------------------------------------

2/- Đỗ Hữu Phương ( ( Tổng đốc Phương ) : Tiến thân nhờ theo Pháp : Đỗ Hữu Phương (1841 – 1914), nhân vật số hai trong “Tứ đại phú hộ” sinh tại Sài Gòn, là con của Bá hộ Khiêm – một người giàu có của đất Nam Kỳ lúc đó. Ông được đánh giá là người rất khôn ngoan, có sự nghiệp gắn với chính quyền bộ máy thực dân Pháp. Năm 1859, khi quân Pháp tiến đánh Gia Định, Đỗ Hữu Phương lui về Bà Điểm, Hóc Môn lánh thân và chờ thời. Năm 1861, ông được nhận làm cộng sự của người Pháp với sự giới thiệu của cai tổng Đỗ Kiến Phước. Sài Gòn Chợ Lớn thời đó chia làm 20 hộ. Đỗ Hữu Phương được chính quyền cho làm hộ trưởng, từ đó lần lượt leo lên nhiều chức vụ khác nhau.

Từ năm 1866 – 1868, Đỗ Hữu Phương chỉ huy hoạt động do thám phong trào chống đối Pháp và tham gia dẹp nhiều cuộc khởi nghĩa ở vùng Sài Gòn – Chợ Lớn và lân cận. So với những tay sai khác của Pháp, ông tỏ ra khéo léo và mềm mỏng, chủ trương tránh gây đổ máu, chuốc thù oán. Bằng sự khôn khéo của mình, ông đã thuyết phục nhiều nhân vật nổi dậy quy hàng, đồng thời xin chính phủ Pháp ân xá cho họ.

Dù vậy, Đỗ Hữu Phương tỏ ra rất không thương xót với những người nổi loạn cứng rắn. Ông đã thẳng tay trừng trị Thủ khoa Huân (Đỗ Hữu Huân) – một trong những bạn hồi thơ ấu, khi bị nhà lãnh đạo khởi nghĩa này bội tín. Bản thân Đỗ Hữu Phương đã có lần suýt chết vì sự chống trả của quân khởi nghĩa.

Với các công trạng của mình, Đỗ Hữu Phương tiếp tục thăng tiến. Đến năm 1872, ông trở thành hội viên Hội đồng thành phố Chợ Lớn và năm 1879 làm phụ tá Xã Tây Chợ Lớn cho Antony Landes.

Tận dụng chức vụ này, Đỗ Hữu Phương thường ngầm làm trung gian để giới thương gia người Hoa hối lộ cho các viên chức Pháp và bỏ túi những lợi nhuận khổng lồ. Ông giàu lên nhanh chóng, uy thế lớn đến mức quan Toàn quyền Paul Doumer cũng biết tiếng và ghé thăm. Lợi dụng cái bóng của Paul Doumer, ông thâu tóm được một diện tích đất ruộng lên đến 2.223 mẫu.

Trên đường quan lộ, Đỗ Hữu Phương vẫn thăng tiến như diều gặp gió, được thưởng tam đẳng bội tinh, thăng Tổng đốc hàm ( Tổng đốc Phương ) và nhận được nhiều ưu đãi khác. Năm 1881, ông gia nhập quốc tịch Pháp, các con đều được đưa sang Pháp du học.

Ông được người Pháp ca ngợi rằng: “Phương tích cực phục vụ cho sự nghiệp của nước Pháp, không chỉ với khả năng quân sự mà còn với sự hiểu biết tường tận về xứ này, đặc biệt là Chợ Lớn”. Trên thực tế, Đỗ Hữu Phương là một trong những người tay sai làm việc cho Pháp, có công lớn với Pháp, giúp Pháp thành công trong việc bình định xứ Nam Kỳ, quen biết rất nhiều, con cháu đều qua Pháp từ ngày đó.

Ðỗ Hữu Phương ( Tổng đốc Phương )mất năm 1914. Đám tang của ông được tổ chức rất trọng thể. Thi hài của ông được quàn nửa tháng mới chôn, mỗi ngày đón hàng trăm lượt khách viếng. Trâu, bò, lợn, gà được mổ liên miên để cúng và đãi khách.

---------------------------------------------------------
3/- Bá hộ Xường: Đại gia ngành thực phẩm : Bá hộ Xường (1842 – 1896) tên thật là Lý Tường Quan, tên tự là Phước Trai, là nhân vật thứ ba trong Tứ đại phú hộ đất Sài Gòn.

Cuộc đời và sự nghiệp của Bá hộ Xường – Lý Tường Quan được ghi chép lại rất ít, hầu hết chỉ còn lưu lại trong những giai thoại. Theo đó, Lý Tường Quan là người Minh Hương (Hoa Kiều trung thành với nhà Minh) chống lại nhà Thanh nên đến lánh nạn ở miền Nam Việt Nam.

Thông thạo cả tiếng Hoa lẫn tiếng Pháp, Lý Tường Quan trở thành thông ngôn cho Pháp và được chính quyền thực dân tin tưởng, trọng dụng. Tuy vậy, địa vị mà nghề thông ngôn mang lại không làm Lý Tường Quan thỏa mãn. Khoảng năm 30 tuổi, ông bỏ nghề này và nhảy vào thương trường.

Lĩnh vực mà Lý Tường Quan nhắm đến là cung cấp lương thực, thực phẩm cho Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Biết tranh thủ thời cơ khan hiếm hàng hóa, lại giỏi lấy lòng quan Tây để được che chở, nâng đỡ, ông nhanh chóng trở thành đại gia số một trong lĩnh vực lương thực – thực phẩm lúc bấy giờ. Do Tường Quan còn có tên khác là Xường, lại rất giàu có, nên người dân thường gọi ông là Bá hộ Xường.

Với lợi nhuận từ việc kinh doanh thịt cá, Bá hộ Xường bắt đầu mua đất xây cất biệt thự tại vùng Chợ Lớn để cho thuê và bán, gia sản lại càng được mở rộng. Dinh thự của Bá hộ Xường rất bề thế, ngày nay tọa lạc trên đường Hải Thượng Lãn Ông, được nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.

Một công trình khác ông để lại là khu nhà mồ cổ xây dựng năm 1896, hiện thuộc địa phận quận Tân Bình. Toàn bộ công trình tuy không đồ sộ nhưng rất khoáng đạt và tinh tế, là sự kết hợp của lốikiến trúc gothic với phong cách Á Đông.

Bá hộ Xường qua đời năm 1896. Sau khi ông mất, hầu hết tài sản bị con cháu ăn xài, tiêu phí hết.

----------------------------------------------------------

4/- Tứ Trạch – Trần Trinh Trạch ( Hội đồng Trạch ), tài sản điền địa, từ chăn trâu lên làm đại điền chủ ( Thầy ký Trạch )Tứ Trạch” trong Tứ đại phú hộ là Trần Trinh Trạch (1872-1942). Ông xuất thân nhà nghèo, đi làm mướn cho một điền chủ nhập tịch Pháp, hàng ngày ông thường bị bắt đến trường đi học thay cho con chủ nhà nên có vốn chữ nghĩa và tiếng Pháp. Sau này, ông đi làmviên chức cho tòa hành chính tỉnh Bạc Liêu. Nhờ vốn kiến thức về luật pháp mà ông giàu lên nhờ thu mua tài sản điền địa của các địa chủ thất vận.

Trần Trinh Trạch sinh tại ấp Cái Dầy (xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu), gốc người Minh Hương. Ông xuất thân nhà nghèo, đi làm mướn cho một điền chủ nhập quốc tịch Pháp. Theo lệ thực dân thời ấy, lẽ ra con của gia đình đó phải học tiếng Pháp, nhưng cậu chủ lại lười không chịu đi học, cho nên họ nhờ ông Trạch đi học thế. Cũng chính nhờ vậy ông biết tiếng Pháp, để sau này ông đi làm viên chức cho tòa hành chính tỉnh Bạc Liêu.

Nhờ vốn kiến thức, hiểu biết rõ về luật pháp đất đai, cộng với vốn liếng cha vợ giúp đỡ, ông tích tụ ruộng đất bằng cách thu mua đất đai của những địa chủ thất cơ lỡ vận. Và đặt biệt là của các anh chị trong gia đình nhà vợ. Từ ruộng đất, ông mở mang sang lĩnh vực làm muối và trở thành nhà cung cấp chi phối muối cho cả Nam kỳ, nhờ đó ông đã phất lên nhanh, được xếp vào hàng “đại phú” bậc nhất miền Nam.

Năm 1895, trong thời gian làm thư ký điền địa ở tòa bố (tòa hành chánh) tỉnh Bạc Liêu, ông cưới Bà Phan Thị Muồi là con gái thứ tư của bá hộ Bì (Phan Hộ Biết), người có đất ruộng nhiều nhất tỉnh Bạc Liêu, nổi danh là vua lúa gạo Nam Kỳ. Bá hộ Bì cho vợ chồng ông một sở đất ở riêng.Thầy ký Trạch thôi làm công chức, chuyển sang làm điền chủ. Ngoài ra, đất ruộng bá hộ Bì tách bộ (địa bạ) chia cho các con đều lần lượt lọt vào tay Thầy ký Trạch ( rễ thứ tư ) vì các con và rể khác của ông Bì mê cờ bạc, lần lượt đem cầm cố cho ông Trạch, không chuộc được, đành mất luôn.

Trần Trinh Trạch có bảy người con ba trai, bốn gái. Người con trai thứ ba của ông là Trần Trinh Quy (Huy) Người đời gọi là Công tử Bạc Liêu. Đây là người mà ông kỳ vọng nhất, nhưng lại là một cậu ấm ăn chơi khét tiếng cả Nam Kỳ. Ba người con trai ông Trạch sẵn gia sản kếch sù của cha, đều mặc sức phung phá tiền của. Trái lại, vợ chồng hội đồng Trạch sống rất chuẩn mực, cần kiệm. Trần Trinh Trạch sống chí thú làm giàu và chung thủy với vợ, không phải là hạng người bướm ong, trăng gió.

Displaying Nha cong tu Bac Lieu.jpg

Gia sản : Ngoài hai dãy phố lầu ở Bạc Liêu và một dãy phố lầu ở đường La Grandière ở Sài Gòn (sau là đường Gia Long, nay là đường Lý Tự Trọng) Bấy giờ toàn tỉnh Bạc Liêu (gồm bốn quận Vĩnh Lợi, Cà Mau, Vĩnh Châu, Giá Rai) có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là tài sản ông Trạch.Ông Trạch còn làm chủ 74 sở điền, sở hữu tổng cộng gần 200.000 hécta ruộng trồng lúa và làm muối ở Bạc Liêu và vùng lân cận.thu dụng khoảng 90 từng khạo để thay mặt ông đi thu tô tức (Do đất đai mênh mông, Công tử Bạc Liêu (con thứ ba của ông Trạch) dùng ca-nô đi thăm ruộng).

Năm 1927, Trần Trinh Trạch làm chánh hội trưởng của Ngân hàng Việt Nam, đây là ngân hàng đầu tiên do chính người Việt Nam sáng lập và điều hành, trụ sở đặt tại Sài Gòn (Ông Trần Trinh Trạch làm chánh hội trưởng – tương đương với chức chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng ngày nay, Ông Huỳnh Đình Khiêm, nghiệp chủ ở Gò Công, làm hội trưởng danh dự. Ông Nguyễn Tân Văn, nghị viên Hội đồng Thành phố làm phó hội trưởng.Ông Nguyễn Văn Của, chủ nhà in, làm quản lý- tương đương chức Giám đốc ngân hàng ngày nay).

Năm 1942, Trần Trinh Trạch mất vì bệnh suyễn tại Sài Gòn, lễ tang được xem như lớn nhất Nam Kỳ lục tỉnh bấy giờ. Gia tộc Trần Trinh không chấp điếu, tá điền đến viếng và để tang được cho một cắc (tương đương một giạ lúa). Đám tang kéo dài bảy ngày, bảy đêm. Bất kỳ ai đến cũng được đãi ăn tử tế. Khi đưa tang, đoàn người kéo thành một hàng dài hơn cây số

Để đến khi Công tử Bạc Liêu nằm xuống thì núi tài sản không lồ đã vơi đi gần hết. Để rồi đến đời con cháu của Công tử Bạc Liêu, lại quay trở lại sống nghèo khổ như thời ông Trạch đi chăn trâu cho người !

-------------------------------------------------------

5/- Doanh nhân Trương Văn Bền ( Hãng Xà bông Trương văn Bền, Xà bông Cô Ba ) : Một trong những doanh nhân nổi danh nhất thương trường Việt Nam. Vào những năm 1930, Trương Văn Bền, chủ sở hữu thương hiệu xà bông Cô Ba nức tiếng một thời. Khi ấy, hình ảnh bánh xà bông in hình người phụ nữ Việt đẹp phúc hậu trở thành thương hiệu đình đám khắp cả nước, đánh bật hàng loạt thương hiệu ngoại.

Displaying Gia dinh Truong van Ben.jpg

Ông Trương Văn Bền (1883 – 1956) sinh tại Chợ Lớn (Sài Gòn) trong một gia đình có truyền thống làm nghề thủ côngNăm 25 tuổi, ông lập nhà máy ép dầu dừa, rồi nhà máy xay lúa, đồn điền cao su cỡ nhỏ và công ty khai khẩn ruộng ở Đồng Tháp Mười. Vào những năm 1940, ông chuyển sang làm ngành xà bông, lập công ty đường Rue de Cambodge (nay là Chợ Kim Biên, quận 5), lấy tên là Trương Văn Bền và các con – Dầu và Xà bông Việt Nam (Truong Van Ben & fils – Huilerie et Savonnerie Vietnam).

Xà bông Cô Ba làm từ dầu dừa, Bến Tre xưởng của ông ở Chợ Lớn, mỗi tháng sản xuất khoảng 1.500 tấn dầu dừa và khoảng 600 tấn xà bông. Trước 1975, xà bông Cô Ba của vị doanh nhân này không có đối thủ trên thị trường nội địa, thậm chí đánh bật cả sản phẩm của Pháp là xà bông Marseille. Ngoài Việt Nam, Xà bông Cô Ba được dùng rộng rãi ở Lào và Campuchia, xuất khẩu qua Hong Kong, Tân Đảo (Nouvelle Caledonie) và một số các nước châu Phi.

Displaying Xa bong Co Ba.jpg
Xà bông Cô Ba 

Ngay đến những năm 1990, xà bông Cô Ba vẫn tạo lập được thị phần rộng lớn trên toàn quốc, và chỉ lui về sau khi hàng loạt sản phẩm của các hãng nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam trong khoảng 2 thập kỷ vừa qua.


------------------------------------------------------

6/- Ông vua đường thủy Bạch Thái Bưởi : Bạch Thái Bưởi (1874-1932) là cái tên nổi danh nhất trong giới doanh nhân Việt 30 năm đầu thế kỷ 20. Lịch sử sẽ còn nói nhiều về ông, một nhân vật làm rạng danh cho giới doanh nhân Việt Nam với biệt danh “Chúa sông Bắc Kỳ, vua tàu thủy Việt Nam” Ông cũng là doanh nhân có tên trong danh sách 4 người giàu nhất Việt Nam ở thế kỷ 20.

Sinh năm 1874 trong một gia đình họ Đỗ nghèo ở làng Yên Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, tuổi thơ của ông lớn lên nhờ gánh hàng rong của mẹ vì cha mất sớm.

Sau này, ông được nhận làm con nuôi, đổi thành họ Bạch, đến trường và sớm thể hiện năng lực. Năm 20 tuổi, ông làm thư ký cho một hãng buôn của người Pháp tại Hà Nội, sau chuyển sang hãng thầu công chính. Ông cũng từng được chính thống sứ Bắc kỳ chọn sang Pháp làm người giới thiệu gian hàng tại hội chợ Bordeaux.

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, người Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa, mở mang đường sá, xây dựng cầu cống. Bạch Thái Bưởi tìm được cơ hội trở thành đối tác cung cấp nguyên liệu cho dự án xây dựng tuyến đường sắt lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ, bắt đầu bằng việc xây cây cầu dài 3.500 m nối Hà Nội với Gia Lâm.

Sau đó, ông bỏ vốn mua lại một hãng cầm đồ ở Nam Định, rồi mở hiệu cơm Tây ở Thanh Hóa,đại ký rượu ở Thái Bình và có một thời gian làm cai thầu thuế chợ từ miền Bắc đến miền Trung.

Nghiệp kinh doanh đem đến danh tiếng lẫy lừng cho doanh nhân họ Bạch bắt đầu vào năm 1909, khi ông thuê lại ba chiếc tàu của một doanh nghiệp Pháp và mở tuyến giao thông đường biển Nam Định – Hà Nội – Bên Thủy. Tháng 4/1916, Bạch Thái Bưởi chính thức lập nghiệp ở Hải Phòng với cơ ngơi đồ sộ nằm trên bờ sông Tam Bạc.

Ông chính thức tuyên bố thành lập Giang Hải luân thuyền Bạch Thái công ty, điều hành 17 tuyến đường thủy từ Hà Nội đến Tuyên Quang, vươn ra đến tận các nước như Hong Kong, Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc, Singapore… Trước khi qua đời bất ngờ vì đau tim ở tuổi 58, ông được xưng tụng là “vua tàu thủy Việt Nam” khi tự thiết kế và thực hiện chiếc tàu lớn đầu tiên của Việt Nam – tàu Bình Chuẩn.

-----------------------------------------------------

7/- Đại gia bất động sản Hứa Bổn Hòa ( Chú Hỏa ), Hui Bon Hoa : Hứa Bổn Hòa (1845 – 1901) là thương nhân nổi tiếng nhất trong Tứ đại phú hộ lừng danh nước Việt thế kỷ 19 – 20. Ông là người Việt gốc Hoa, khi tổ tiên ông di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam vào đầu thế kỷ 17.

Xuất thân nghèo khổ, ông Hòa từng kiếm sống bằng nghề buôn phế liệu. Nhưng cũng từ nghề này, ông kiếm được gia sản đầu tiên khi mua rẻ, bán đắt những món đồ cổ từ thời Minh Thanh. Cuộc đời ông thay đổi khi chính quyền Pháp mở cuộc đấu giá thanh lý 20.000 máy truyền tin cũ, không còn giá trị sử dụng. Ông mua lại số hàng này, và nhờ vào kinh nghiệm nhiều năm buôn phế liệu, ông đã phân loại thành công được vàng từ những máy truyền tin tưởng chừng vô giá trị.

Có tiền, ông đổ vào ngành bất động sản bằng cách mua trước những khu đất sắp quy hoạch. Nhanh nhẹn và táo bạo, ông đã đổ tiền mua toàn bộ vùng đất vốn là vũng lầy mà người Pháp dự định xây chợ Bến Thành sát cạnhKhi chợ Bến Thành làm xong, trong tay ông có 20.000 căn nhà phố cho thuê.

Displaying Nha chu Hoa.jpg

Displaying Nha cua Hui Bon Hoa.jpg
Nhà Chú Hỏa
Displaying Day nha cua Hua bon Hoa ( Chu Hoa ).jpg

Trong số hàng nghìn căn nhà của ông Hứa Bổn Hòa có những công trình rất lớn còn tồn tại đến ngày nay như Bảo tàng Mỹ thuật ở Sài gòn, Khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, chùa Kỳ Viênkhu nhà khách Chính phủ Với công ty Hui Bon Hoa, ông nổi tiếng về sự giàu có ở Đông Dương, là khiến nhà cầm quyền Pháp phải kính nể.

Displaying Bao tang Vien My Thuat Thanh Pho ( Hui Bon Hoa ).jpg
Bảo tàng Mỹ thuật 

Displaying Khach san Majestic do Hui Bon Hoa.jpg
 Khách sạn Majestic

Displaying Bao sanh vien Tu Du.jpg
Bệnh viện Từ Dũ

Gia đình con cháu going họ Hui bon Hoa rất giàu đều quóc tích Pháp, qua Pháp từ trước 1975

------------------------------------------------------------
  
8/- Quách Đàm, Đại gia phế liệu và khu Chợ lớn mới, Chợ Bình Tây : Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, xuất phát điểm bằng nghề thu mua ve chai, nhưng Quách Đàm đã trở thành hào phú bậc nhất Chợ Lớn xưa.

Các tài liệu xưa ghi chép, trong những năm đầu thế kỷ 18, vùng đất Sài Gòn (tức vùng Chợ Lớn ngày nay,còn Sài Gòn ngày nay trước kia được gọi là Bến Nghé) là nơi định cư của người Hoa ở Cù Lao và chàng thiếu niên 14 tuổi người Hoa tên là Quách Diệm, hay còn gọi là Quách Đàm cũng chọn làm nơi khởi nghiệp.

Quách Đàm người làng Triều An, Long Khanh, Triều Châu, Trung Quốc rời quê hương với hai bàn tay trắng. Lang bạt xứ lạ quê người, ông bắt đầu bằng việc quang gánh đi khắp mọi tuyến phố của vùng Sài Gòn thu mua ve chai, lông vịt và các loại nguyên liệu phế thải để kiếm sống qua ngày.

Theo lời những người cao tuổi vẫn còn sống tại khu Chợ Lớn, nhìn thấy ông không ai tưởng tượng được cảnh về sau ông trở nên giàu có bởi so với thương lái đương thời, chú Đàm không có nhà cửa, tài sản chỉ có mấy bộ đồ, ngày đi thu mua ve chai về bán, tối nằm ngủ dưới các mái hiên. Tuy nhiên chỉ vài năm sau đó, mọi thứ đã bắt đầu thay đổi.

Từ gánh ve chai, Quách Đàm chuyển sang nghề thu mua da trâu và vi cá bán lại cho các thương lái nước ngoài. Công việc thuận lợi, tiền bạc dành dụm được khiến chàng trai có máu làm giàu nghĩ đến chuyện kinh doanh lớn hơn. Nhìn xa trông rộng, thấy đất đai của vùng Bình Tây thuở ấy chỉ là đồng ruộng mà người đổ về càng nhiều,

Quách Đàm dùng tiền mua đất ruộng rồi nhờ “biến’ chúng thành đất ởChỉ vài năm sau, cơ ngơi của ông đã thuộc hàng bậc nhất Sài Gòn. Ăn nên làm ra, nhìn thấy cảnh ngôi Chợ Lớn cũ (nay là Bưu điện quận 5) trở nên bé nhỏ trước lượng thương gia ngày càng đông, Quách Đàm nghĩ đến chuyện mua đất làm chợ. Khi được chính quyền tỉnh Chợ Lớn đồng ý, ông tổ chức xây chợ mới theo lối kiến trúc Trung Quốc và áp dụng kỹ thuật xây dựng hiện đại của Pháp thời bấy giờ, Chợ Bình Tây ( Chợ Lớn mới ), một trong những chợ cổ lớn nổi tiếng Chợ Lớn, Sài Gòn.

Khởi công từ năm 1928 và hoàn thành chỉ sau hai năm, chợ được xây bằng xi măng cốt thép theo phương Tây nhưng lại phối hợp với nét kiến trúc Trung Quốc. Tháp giữa vươn cao có 4 mặt đồng hồ, có lưỡng long chầu minh châu4 góc có 4 chòi nhỏ, toàn bộ mái chợ lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng. Riêng mái ở các góc có nét uốn lượn theo kiểu chùa chiền phương Đông.

Sau khi xây cất trên khuôn viên rộng lớn, chợ của Quách Đàm làm chủ được người dân gọi là Chợ Lớn mới. Với lợi thế thuận tiện đường bộ lẫn đường thủy, Chợ Lớn mới lập tức trở thành nơi làm ăn của tiểu thương người Việt và người Hoa. Nơi đây trở thành khu kinh doanh sầm uất, giữ tính chất đầu mối bán buôn khắp Nam kỳ lục tỉnh.

Phồn thịnh từ đó đến nay, ngôi chợ của người khởi nghiệp tay trắng họ Đàm vẫn hoạt động dù trải qua nhiều thay đổi. Từ năm 1975, Chợ Lớn mới tiếp tục mua bán phục vụ hàng hoá cho cả nước và các nước bạn Lào, Campuchia, Trung Quốc và đổi tên chợ là chợ Bình Tây. 

Chợ Bình Tây có hơn 2.300 quầy sạp. Khu vực nhà lồng chợ có 1446 sạp, trong đó tầng trệt là 698 sạp, tầng lầu có 748 sạp. Khu vực ngoài nhà lồng có 912 sạp, kinh doanh đủ mọi loại hàng hóa. Thương gia người Việt dần thay chỗ cho người Hoa nhưng chợ vẫn còn khoảng 25% số lượng hộ người Hoa đang làm ăn sinh sống.

Displaying Cho Binh Tay 1.jpg

Riêng về Quách Đàm, chợ chưa kịp xây thì năm 1927 ông đã qua đời ở tuổi 64. Sau thời gian buôn bán da trâu và vi cá, sự nghiệp của ông bắt đầu chuyển sang hướng khác, ông mở xưởng sản xuất da, buôn gỗ, trữ lúa gạo xuất khẩu, ông cũng là người lập ra nhiều nhà máy gạo ở Mỹ Tho (Tiền Giang), thu mua bông vải Sự nghiệp của Quách Đàm cũng từng thất bại bởi khủng hoảng kinh tế nhưng những bien cố nhất thời không làm cho danh tiếng của ông bị phai tàn. Ngày ông mất, đám tang có đủ loại kèn Tây – Ta – Tàu – Miên và hàng nghìn người thương kính ông đến tiễn đưa.

Trải qua hơn 80 năm hình thành và phát triểnchợ Bình Tây ngày nay vẫn giữ được vị thế của một chợ đầu mối bán buôn lớn của thành phố và của quận 6. Gắn liền với câu chuyện của một nhà buôn huyền thoại cùng lối kiến trúc cổ, ngày nay chợ không chỉ là nơi buôn bán mà còn là một địa điểm tham quan cho du khách trong và ngoài nước.

Displaying Cho Binh Tay 2.jpg

Displaying Cho Binh Tay 3.jpg

Tưởng nhớ đến vị tiền bối, ngày nay nhiều bà con tiểu thương vẫn có mặt tại khu miếu thờ Quách Đàm ở giữa chợ để thắp hương tưởng niệm. “Với chúng tôi, ông không phải là người lập chợ mà như một vị thần tài. Ông chính là người mà chúng tôi luôn ghi nhớ và yêu kính”, đại diện nhóm tiểu thương ở chợ nói.


No comments:

Blog Archive