Bài học cuộc sống
Cuộc sống luôn chứa đựng những sự thật phũ phàng mà có thể bạn không muốn chấp nhận, nhưng nếu dũng cảm đối mặt, bạn sẽ trưởng thành hơn. Hãy đọc 20 sự thật về cuộc sống dưới đây và cùng suy ngẫm nhé!
1. Có thể tiền không phải là tất cả, nhưng có tiền thì mọi thứ luôn dễ dàng hơn.
2. Cuộc đời cũng giống như Facebook vậy. Mọi người sẽ like vấn đề trong status của bạn, nhưng sẽ không ai giải quyết giúp bạn cả, vì ai cũng bận cập nhật status của mình.
3. Đời không như là mơ. Hãy sẵn sàng để đương đầu với những thử thách ở phía trước.
4. Đừng dựa dẫm vào bất kỳ ai trên đời này bởi vì ngay cả cái bóng của bạn cũng rời bỏ bạn những lúc tối tăm.
5. Sẽ đến lúc bạn gặp thất bại. Nhưng hãy nhớ rằng không ai thành công mà chưa từng thất bại. Điều quan trọng là bạn có đủ dũng khí để đứng dậy?
6. Cơ hội giống như bình minh. Nếu bạn chờ đợi quá lâu, bạn có thể bỏ lỡ nó.
7. "Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được thành tựu thì bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình lên" - Bill Gates
8. Nếu bạn không xây dựng ước mơ của mình, người khác sẽ thuê bạn xây dựng ước mơ của họ.
9. Có một số người bạn không nên gặp thì sẽ tốt hơn.
10. Ngoại hình và gia cảnh mãi là một khuôn khổ mà xã hội mang ra để nhận xét một con người.
11. Đường lâu ngày không đi sẽ mọc đầy cỏ dại. Người lâu ngày không gặp sẽ trở thành người dưng.
12. Chỉ mất hai năm để học nói, nhưng phải mất cả đời để học những gì không nên nói.
13. Người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về - gia đình.
14. Bạn sẽ chẳng bao giờ nhận ra những thứ mình đang có quan trọng như thế nào cho đến khi bạn đánh mất nó.
15. Người bạn yêu chưa chắc đã yêu bạn. Hãy biết buông bỏ đúng lúc để tránh bị tổn thương.
16. Bạn có thể mua được một chiếc đồng hồ, nhưng bạn không thể mua được thời gian. Bởi vậy, hãy tận dụng từng giây phút bạn có.
17. Niềm tin giống như một tờ giấy, một khi đã nhàu nát sẽ không bao giờ phẳng phiu được nữa.
18. Lòng chung thủy của người phụ nữ được thử thách khi người đàn ông của họ không có gì trong tay. Lòng chung thủy của người đàn ông lại được thử thách khi anh ta đang có trong tay tất cả mọi thứ.
19. Tha thứ thì dễ dàng nhưng tin tưởng một lần nữa thì không dễ dàng như vậy.
20. Ai rồi cũng sẽ phải chết. Bởi vậy hãy sống sao cho bản thân không phải hối tiếc bạn nhé.
Wednesday, August 31, 2016
Bài viết từ một người Sàigòn... lãng mạn...
Gọi là yêu Sài Gòn thì có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái tình với Sài Gòn là cái tình của một thằng ăn ở với Sài Gòn hơn 20 năm, cái tình của một thằng mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi....
Hồi còn đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại :
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Gái Sài Gòn cái mỏ cong cong
Chuyện con gái Sài Gòn "mỏ" có cong không thì hổng có biết, chỉ biết con gái Sài Gòn có cái dẩu môi cong cong dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ "hônggg..." khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ gì đó. Lúc đó, đem gương hay kiến soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm.
Mà con gái Sài Gòn có điệu đà, õng ẹo chút thì mới đúng thiệt là con gái SàiGòn. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có gì sai. Ai hiểu được, người đó sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy...
Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam, có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách trú (người Hoa hay chú ba tàu), những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…
Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian.. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”.. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ còn có giọng tha thiết của người con gái xứ Huế trầm tư mới cùng được ví von như thế…
Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào …mía lùi như một số người dân Tây Nam ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam nóng cháy da thịt. Giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, thứ giọng chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn.
Dù vậy, nó chính là cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Ky, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Ky.
Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang, sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu...Người miền khác có thích hay khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này.
Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”.
Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!”. “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên lên tiếng “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…
Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau, lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”.
Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!”
Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen, như cái “duyên” trong giọng Sài Gòn. Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy.
Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn..
Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm "v" như "về, vui, vườn, võng" có cảm giác sao sao ấy, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào...
Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh…cho đến Sài Gòn, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer…Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thì người Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là khách trú (người Hoa), và một số dân tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa như đàn ông không mặc quần mà quấn sà rông, nhà giầu quê bận bộ áo bà ba mầu trắng, làm ăn khi giao tiếp phải có chầu “nhậu”, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.
Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì, cái ki …” là tiếng mượn của khách trú, những từ như “xà quầng, mình ên…” là tiếng của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ…Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.
Vậy nói cho cùng thì người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương” (local dialect !?). Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi…cười vì chưa đoán ra được ý. Điển hình như tiếng “địt”, có nghĩa là cái bụng nó sả hơi. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó…vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ làm sao.
Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.
Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? - Dạ, chưa!"; "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ....dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳng hay....
Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)
Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Ky, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Ky chung mà.
Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem…”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.
Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều, tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, kiểu bắt chước Tây, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.
Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.
Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.
Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”.. Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.
Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau, nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô thiển mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.
Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn.. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.
Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Khi gọi một cách thân mật có ý khuyên bảo với một em nhỏ, người Sài gòn thường nói “Nầy, chú em…”
Những tiếng mợ, thím, cậu,.... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.
Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :
Ông đó = ổng
Bà đó = bả
Anh đó = ảnh
Chị đó = chỉ
Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Ky - Sài Gòn á nghen.
Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo.... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm...Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi: chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng, anh Sáu Lèo ...
Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được...giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè...." và "Gì dzạ Út ?"...Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai...em nói nghe nè!".
Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi...rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình.. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.
Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh. Cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn.
Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng "Dạ" cùng những tiếng "hen, nghen" lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương...
Gọi là yêu Sài Gòn thì có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái tình với Sài Gòn là cái tình của một thằng ăn ở với Sài Gòn hơn 20 năm, cái tình của một thằng mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi....
Hồi còn đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại :
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Gái Sài Gòn cái mỏ cong cong
Chuyện con gái Sài Gòn "mỏ" có cong không thì hổng có biết, chỉ biết con gái Sài Gòn có cái dẩu môi cong cong dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ "hônggg..." khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ gì đó. Lúc đó, đem gương hay kiến soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm.
Mà con gái Sài Gòn có điệu đà, õng ẹo chút thì mới đúng thiệt là con gái SàiGòn. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có gì sai. Ai hiểu được, người đó sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy...
Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam, có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách trú (người Hoa hay chú ba tàu), những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…
Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian.. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”.. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ còn có giọng tha thiết của người con gái xứ Huế trầm tư mới cùng được ví von như thế…
Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào …mía lùi như một số người dân Tây Nam ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam nóng cháy da thịt. Giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, thứ giọng chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn.
Dù vậy, nó chính là cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Ky, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Ky.
Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang, sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu...Người miền khác có thích hay khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này.
Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”.
Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!”. “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên lên tiếng “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…
Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau, lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”.
Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!”
Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen, như cái “duyên” trong giọng Sài Gòn. Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy.
Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn..
Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm "v" như "về, vui, vườn, võng" có cảm giác sao sao ấy, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào...
Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh…cho đến Sài Gòn, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer…Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thì người Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là khách trú (người Hoa), và một số dân tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa như đàn ông không mặc quần mà quấn sà rông, nhà giầu quê bận bộ áo bà ba mầu trắng, làm ăn khi giao tiếp phải có chầu “nhậu”, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.
Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì, cái ki …” là tiếng mượn của khách trú, những từ như “xà quầng, mình ên…” là tiếng của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ…Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.
Vậy nói cho cùng thì người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương” (local dialect !?). Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi…cười vì chưa đoán ra được ý. Điển hình như tiếng “địt”, có nghĩa là cái bụng nó sả hơi. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó…vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ làm sao.
Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.
Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? - Dạ, chưa!"; "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ....dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳng hay....
Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)
Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Ky, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Ky chung mà.
Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem…”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.
Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều, tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, kiểu bắt chước Tây, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.
Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.
Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.
Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”.. Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.
Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau, nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô thiển mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.
Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn.. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.
Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Khi gọi một cách thân mật có ý khuyên bảo với một em nhỏ, người Sài gòn thường nói “Nầy, chú em…”
Những tiếng mợ, thím, cậu,.... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.
Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :
Ông đó = ổng
Bà đó = bả
Anh đó = ảnh
Chị đó = chỉ
Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Ky - Sài Gòn á nghen.
Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo.... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm...Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi: chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng, anh Sáu Lèo ...
Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được...giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè...." và "Gì dzạ Út ?"...Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai...em nói nghe nè!".
Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi...rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình.. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.
Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh. Cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn.
Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng "Dạ" cùng những tiếng "hen, nghen" lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương...
Bẻ nhãn, hái sa bô chê, ăn mãng cầu… trên đất Mỹ
August 30, 2016
Sổ tay phóng viên
Ngọc Lan/Người Việt
HOMESTEAD, Fl. (NV) – Từ nhiều năm qua, trái cây của miền nhiệt đới đã không còn là giấc mơ hay nỗi thèm khát của những người con xa xứ. Từ California qua Texas, Georgia, Florida, đến New York, Washington DC,… hễ nơi nào có cộng đồng Việt Nam, là không nhiều thì ít, bạn đều có thể ra chợ, hay vào siêu thị để mua từng thùng nhãn, lựa từng trái mãng cầu, xăm soi những chùm cóc chín, cân những trái ổi căng mọng, vỗ “bịch, bịch” rồi đưa mũi ngửi xem trái mít đã đủ chín hay chưa trước khi quyết định móc túi trả tiền để rinh tất cả về nhà.
Thế nhưng, thật khó mà diễn tả được cảm xúc của mình khi lạc bước đến những khu vườn Việt trên đất Mỹ vào mùa trái chín, để được tận tay bẻ từng chùm nhãn, hái từng trái sa bô chê, xuýt xoa trước những chùm khế ngọt, rồi tròn xoe mắt khi nhìn những trái mãng cầu dai nõn nà trên cây.
Thú vị vô cùng!
Nhà vườn nơi chúng tôi có dịp ghé đến là ở Homestead, Florida, nơi được xem là có khí hậu khá giống miền Nam Việt Nam, nên cây trái nhiệt đới ở đây có thể “ăn trùm” tất cả.
Mãng cầu dai, “đặc sản” xứ Florida (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Mãng cầu dai, “đặc sản” xứ Florida (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Homestead có nhiều người Việt làm vườn, vườn to có, nhỏ có. Nhưng lớn nhất là vườn nhà cô chú Chín Nguyệt, với gần 200 mẫu tây, chưa tính đến đất trồng rau.
Tuy nhiên, đó không phải là một miếng đất có diện tích rộng đến thế, mà là nhiều khu vườn gần quanh cộng lại. Chỗ thì 5 mẫu, chỗ 7 mẫu, chỗ 20 mẫu, “cứ thấy người ta bán thì tôi gom góp tiền để mua,” cô Chín Nguyệt cho biết.
Theo địa chỉ vườn Chín Nguyệt, 26925 SW 197th Ave, Homestead, Fl. 33031 mà lái xe tới vào Mùa Hè, Tháng Bảy, Tháng Tám, bạn có thể gặp những hàng xe tải đứng chờ dọc theo bên ngoài để chuyển hàng đến hoặc lấy hàng đi giao cho những tiểu bang khác, trừ California bởi “luật của tiểu bang vàng này quá khắc khe trong vấn đề nhập cảng nông sản,” con gái của cô Chín nhận xét.
Địa chỉ này là khu vườn rộng 7.5 mẫu, được dùng làm nơi buôn bán sỉ lẻ, cũng là nơi trú ngụ của gia đình chủ vườn. Những khu vườn khác, cũng của gia đình cô Chín, thì cũng quanh quanh đó.
Giao rổ cóc Thái đang bào dở dang để làm món “cóc ngâm” bán cho khách, cô Chín đứng lên lấy chiếc “golf car” chở tôi cùng nhóm bạn bè đi thăm vườn.
Còc Thái non không hột trong vườn Chín Nguyệt ở Homestead, Florida (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Còc Thái non không hột trong vườn Chín Nguyệt ở Homestead, Florida (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Cô Chín, ngoài 60, mang đậm chất miền Tây từ giọng nói, dáng dấp, đến sự nhiệt tình, chất phác. Không màu mè, không khách sáo. Đồng thời, “cô cũng là hiện thân của người nông dân thời hiện đại,” tôi nói với bà chủ vườn như vậy khi thấy cô điều khiển chiếc golf car chở khách đi thăm vườn một cách thuần thục, nhanh nhẹn.
Chiếc golf car chạy từ từ qua những hàng nhãn, chỉ mới là nhãn thôi, mà cả nhóm chúng tôi không ai không kêu lên một cách đầy ngạc nhiên lẫn sung sướng.
Những cây nhãn đứng thẳng tắp có hàng có lối, tán xòe phủ rợp bên trên. Nhãn trong vườn đang vào mùa sai oằn trái. Những chùm nhãn thấp cứ như muốn quất thẳng vào mặt khách nếu mình không biết né chúng khi chiếc golf car chạy qua, dù chầm chậm.
Nhãn không phải là thứ trái cây hiếm thấy, nhưng việc tận mắt nhìn từng chùm nhãn lớn như những chiếc giỏ treo lủng lẳng chằng chịt trên cây thì không phải ai cũng có cơ hội.
Vườn nhãn oằn trái trong vườn Chín Nguyệt (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Vườn nhãn oằn trái trong vườn Chín Nguyệt (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Mà không chỉ có nhìn bằng mắt. Được sự cho phép của chủ vườn, cả nhóm chúng tôi thay phiên nhau tự tay hái nhãn mới gọi là thỏa thích cái thú thăm nhà vườn. Lựa, hái, rồi thì phải thử. Lột vỏ. Bỏ nhãn vào miệng. Thịt nhãn dầy, thơm, dòn, ngọt lịm. Cứ hết trái này, phải bóc tiếp trái khác. Những cơ hội này, đâu dễ mấy ai có, phải tận hưởng thôi.
Hết vườn nhãn này, qua đến vườn nhãn khác. Bạt ngàn. Oằn sai.
Rồi thì, ơ ơ, trái gì vậy? Sa bô chê! Những trái sa bô chê nhỏ vừa được nhìn thấy như một khám phá mới với đám “dân thành thị” chúng tôi. Sa bô chê chưa vào mùa, nhưng lát đác vẫn có, vẫn dư làm chúng tôi cảm thấy thích quá là thích.
Đưa tay sờ nhẹ những trái sa bô chê màu nâu, thon dài mà cứ sợ nó rụng. Thoảng, cô Chín kêu lên, “Bây gặp hên rồi!” và cô nhảy xuống xe, đi ngay đến bẻ cái rụp một trái sa bô chê mập nõn nà, đưa cho tôi, “Trái này chín nè!”
Tôi cùng bạn bè mình học thật nhanh cách làm sao biết trái nào chín. “Lấy tay cà nhẹ vỏ, thấy ở trong cũng nâu luôn là chín. Còn thấy xanh là chưa, có hái mang về thì nó cũng chỉ từ từ héo, teo, nhăn nheo rồi mang vứt mà thôi.”
Đó là “kinh nghiệm” dành cho dân tay mơ như tụi tui, chứ nhà vườn mà đi mỗi trái mỗi ‘cà’ thì không biết bao giờ mới cà xong.
Cô Chín Nguyệt, chủ nhân vườn trái cây Chín Nguyệt ở Homestead (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Say sưa với khu vườn có sa bô chê chưa xong thì cả nhóm lại reo lên, “Mãng cầu! Mãng cầu kìa!”
Những trái mãng cầu dai, mà người Bắc gọi là quả na, đu trên cây sao mà dễ thương! Cây mãng cầu dai không phải dạng cây cổ thụ. Nó trông mảnh khảnh thôi, nhưng mà vẫn sai trái.
Mãng cầu dai ở xứ này thuộc dạng hiếm. Đặc biệt hơn là nó dai, thịt dầy và ngọt. Trái mãng cầu khi nở gai chín tới cho kịp hái có màu xanh như ngọc. Đẹp dịu dàng. Khi mãng cầu ra tới chợ, có thể bạn đã không còn cơ hội để nhìn màu sắc nguyên thủy của nó, vì mãng cầu rất mau xuống màu khi chín mềm. Nói vậy để lại thấy cái thú nhìn ngắm trái cây còn trên cành nó đã đời ra sao. Đó là chưa kể cảm giác được giơ tay lên hái ngay trái mà mình xí phần.
Hớn hở tiếp tục cuộc hành trình trên chiếc golf car, có lúc tôi như đứa trẻ được quà khi nhìn thấy thêm những hàng cây khác đang treo trên nó những chùm quả dù chín, dù xanh, dù to dù nhỏ.Trái bơ dài bằng chai rượu (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Này là cóc nè. Cóc cũng cho trái thành chùm. Những trái cóc non không hột. Bẻ một trái, lấy tay chùi chùi vỏ rồi đưa lên miệng cắn cái rụp. Giòn. Hơi chua chua. Hơi ngọt ngọt. Nhắc lại còn phải nuốt nước miếng.
Rồi thì ổi kìa. Cũng chưa là mùa ổi rộ. Nhưng những trái ổi to, căng mọng, cũng khiến mình hít hà, trầm trồ.
“Ô, trái kia là trái gì vậy cô?” Tôi hỏi cô Chín khi nhìn thấy trái gì dáng như trái bầu trái bí, nhưng da xanh mơn mởn và có phần thon hơn. “Trái bơ đó,” cô Chín trả lời.
Bơ. Tôi cũng được nhảy xuống để hái bơ. Những trái bơ bự như chai rượu chát. Nhìn đẹp thôi là đẹp. Lúc mang về. Cắt dọc ra. Không thể tả được cái màu của nó. Màu của lá non, không, màu xanh đọt chuối thì đúng hơn. Màu của thịt bơ đã đẹp. Mà nó lại thơm. Và dẻo, mịn nữa. Không cần đường đâu. Chỉ cắt ra, lấy muỗng múc từng miếng cho vào miệng thôi. Có dịp bạn thử đi!
Và kia là những cây xoài có cái tên thật là “sang cả”: xoài Lữ Phụng Tiên! Không hiểu từ đâu mà giống xoài này được đặt cho cái tên Việt hay ho như thế. Những trái xoài to, có trái nặng cả 3 pounds chứ chẳng chơi, dáng dài dài. Phần gần cuống ửng hồng như má phấn con gái. Xoài này khi còn xanh có thể chấm nước mắm ăn như xoài tượng. Khi chín, thịt xoài chín vàng ươm. Thơm lừng như xoài cát Hòa Lộc và, dĩ nhiên là ngọt đậm đà, ngất ngây.
Vào vườn hái khế, một thú vui không dễ có ở Mỹ (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Vào vườn hái khế, một thú vui không dễ có ở Mỹ (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Rồi thì mít. Khế. Thanh long. Dưa gang. Cây nào trái nào cũng mang lại cho mình nét mặt hân hoan cùng nụ cười không dứt trên môi.
Cứ lang thang như thế đến khi trời bắt đầu khoác lên mình chiếc áo đen thì chúng tôi mới trở lại sân nhà cô Chín để nhìn ngắm lại chiến lợi phẩm của mình. Trái cây chất lên xe nghẹt cứng.
Không còn bụng để ăn cơm tối. Chỉ toàn là trái cây. Trái cây Việt hái trong vườn nơi xứ Mỹ. Cứ thế mà ăn, mà thưởng thức, không vướng âu lo.
Nếu có dịp, bạn có thể thử ghé nơi này một lần cho biết 26925 SW 197th Ave, Homestead, Fl. 33031, điện thoại (305) 246-8087.
Nhận định về Thông báo số 18 của Nguyễn Thanh Tú (Người đi tìm công lý cho cha)
Nguyễn Thanh Tú, trong bài tuyên bố số 18 - Lột áo mão của VT và cầm giữ ( cấm VT-HcĐịnh sử dụng VT)-Aug 2016.
Tôi nhận được thông báo số 18 của ông Nguyễn Thanh Tú do một người bạn chuyển tiếp qua email, nội dung cho biết Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, gọi tắt là Việt Tân đã trở thành một thương hiệu (Trade Mark) được cầu chứng tại tòa (Register in court). Trước khi bàn về nội dung thông báo, xin nhắc sơ qua về những chuyện liên quan tới thông báo này.
Cuốn phim Terror in Little Saigon do Frontline, ProPublica sản xuất, đã được phát hình ngày 3.11.2015 trên đài truyền hình CBS, đến nay thấm thoát đã gần 10 tháng. Những tranh luận ồn ào, những bình luận khen, chê trong cộng đồng người Việt ty nạn đã lắng xuống theo thời gian.
.Dù bênh vực hay chỉ trích cuốn phim, người ta không thể phủ nhận được môt điều: Hai ký giả A.C. Thompson và Richard Rowley đã thành công trong viêc nêu lên sự tệ hại của truyền thông, báo chí cũng như không khí khủng bố trong cộng đồng người Việt hải ngoại (NVHN) thập niên 80-90 do Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam gây ra. Mặt Trận này do ông phó đề đốc Hoàng Cơ Minh thành lập ở Thái Lan đầu thập niên 80.
Dùng chữ khủng bố không có gì sai, khi những hành động gọi điện thoại hăm dọa, hành hung, đòi tịch thu báo....đã đơợc nhiều người trong cộng đồng xác nhận, xin đơợc miễn nhắc lại ở đây. 5 ký gỉả Việt nam bị sát hại, trừ Dương Trọng Lâm là cộng sản (hay thiên cộng), 4 người còn lại là Nguyễn Đạm Phong, Phạm Văn Tập (Hoài Diệp Tử), Lê Triết, Đỗ Trọng Nhân (cựu Trung tá VNCH) đều là người Quốc gia. Riêng trường hợp ông Lê Triết có người vợ cũng bị bắn chết. Khi họ bị sát hại, báo chí, truyền thông trong Cộng Đồng không dám lên tiếng, thậm chí báo chí cũng không dám đăng cáo phó. So ra báo chí hải ngoại thời 80-90 cũng không khá gì hơn báo chí "lề phải" của cộng sản trong nước.
Cuốn phim Terror in Little Saigon do A.C Thompson thực hiện đã đánh động được lương tâm, sự thức tỉnh của nhiều người Việt Nam trong cộng đồng sau một thời gian dài hơn 2 thập kỷ im lặng, im lặng vì thờ ơ, im lặng vì sợ hãi, bị trả thù… Nhiều nhân vật trong cộng đồng NVHN như LS Đinh Từ Thức, Bằng Phong Đặng Văn Âu… đã lên tiếng với những bài phân tích sắc bén, đưa ra những bằng chứng về hành động khủng bố của MT, đồng thời những người từng là đoàn viên của Mặt Trận, đang còn sống như Phạm Văn Thành, Phạm Hoàng Tùng… cũng tuyên bố sẵn sàng làm chứng về các vụ sát hại chiến hữu của họ trong khu chiến của Mặt Trận ở Thái Lan.
Cuốn phim Terror in Little Saigon do A.C Thompson thực hiện đã đánh động được lương tâm, sự thức tỉnh của nhiều người Việt Nam trong cộng đồng sau một thời gian dài hơn 2 thập kỷ im lặng, im lặng vì thờ ơ, im lặng vì sợ hãi, bị trả thù… Nhiều nhân vật trong cộng đồng NVHN như LS Đinh Từ Thức, Bằng Phong Đặng Văn Âu… đã lên tiếng với những bài phân tích sắc bén, đưa ra những bằng chứng về hành động khủng bố của MT, đồng thời những người từng là đoàn viên của Mặt Trận, đang còn sống như Phạm Văn Thành, Phạm Hoàng Tùng… cũng tuyên bố sẵn sàng làm chứng về các vụ sát hại chiến hữu của họ trong khu chiến của Mặt Trận ở Thái Lan.
Terror in Little Saigon đã được đề nghị trao giải thưởng Emmy cho loại phim phóng sự điều tra lần thứ 37, sẽ được tổ chức vào ngày 21.09.2016.
Dù Việt Tân cố gắng chữa cháy với hai cuộc họp báo, một ở Little Saigon ngày 14.11.2015, một ở San José ngày 06.12.2015, cùng sự phát biểu của ông cựu đại tá Vũ Văn Lộc tức nhà văn Giao Chỉ vào ngày 04.11.2015 sau khi phim được trình chiếu, cũng như những giờ giải ảo trên báo Người Việt online do Đinh Quang Anh Thái thực hiện với Nguyễn Xuân Nghĩa, khuôn mặt của Việt Tân vẫn càng ngày càng rệu rã, mất hẳn lớp son phấn, lộ ra là một đảng phái gian ác, hèn hạ, phá nát niềm tin của đồng bào hải ngoại.
Cuốn phim không nêu đích danh thủ phạm sát hại các ký giả là Mặt Trận vì không có bằng chứng (forensic) rõ ràng, nhưng cuối phim, A.C Thompson đã kết luận: Mọi chỉ dấu điều tra đều chỉ về một hướng là Mặt Trận.
Nhiều người trong cộng đồng không hiểu rõ về cơ cấu tổ chức của Măt Trận nên tìm cách bênh vực, bào chữa cho VT. Họ cho rằng Việt Tân và Mặt Trận là 2 tổ chức riêng biệt không liên hệ, dính dáng gì với nhau. Mặt Trận chủ trương bạo động, Việt Tân chủ trương bất bạo động, ngay cả A.C Thompson cũng không hề nhắc đến tên Việt Tân trong toàn bộ cuốn phim thời sự dài 54 phút của mình. Tuy nhiên trên thực tế, phải hiểu rằng Mặt Trận chỉ là ngoại vi của Việt Tân. Mọi hoạt động của Mặt Trận đều do ông Hoàng Cơ Minh chỉ huy, kiểm soát, điều động, ông Hoàng Cơ Minh đồng thời là chủ tịch đảng Việt Tân ngay từ ngày đầu thành lập năm 1982, trong chiến khu ở Thái Lan.
Việc ra mắt chính thức đảng Việt Tân tại Berlin tháng 9 năm 2004 chỉ là một thủ đoạn xù bài làm lại từ đầu của các lãnh đạo Việt tân, họ cố gắng thủ tiêu, bôi xóa những hình ảnh xấu xa, hèn nhát, rửa sạch những vết nhơ của mình trong quá khứ, sau khi công bố cái chết của ông Hoàng Cơ Minh năm 2002.
Trở lại chuyện chính. Sau khi phim Terror in Little Saigon ra mắt khán giả, Nguyễn Thanh Tú, con trai ký giả Đạm Phong – người bị bắn chết trước cửa nhà với 7 viên đạn ở Houston, Texas ngày 24.08.1982 – đã gửi đi 18 thông báo. Mười bảy thông báo trước tố cáo những hoạt động mờ ám của Việt Tân, cùng những tổ chức ngoại vi, những cá nhân có hoạt động liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp như VOICE, đài SBTN, ban Việt Ngữ đài RFA…, nổi tiếng trong cộng đồng như Trịnh Hội, Trúc Hồ, Lisa Thùy Dương, Nguyễn Văn Khanh…
Tuy nhiên, thông báo thứ 18 của Nguyễn Thanh Tú mới là đòn đánh quyết định, chấm dứt hoàn toàn mọi hoạt động của đảng Việt Tân, chôn vùi vĩnh viễn danh xưng Việt Tân của gia đình Hoang Cơ Định và thuộc hạ.
Nội dung thông báo này cho thấy rõ, từ trước đến nay, tất cả hoạt động của VT đều bất hợp pháp, từ tổ chức quyên góp tiền cho kháng chiến đến tổ chức đại hội gây quỹ… đều không đóng thuế. Những số tiền to lớn thu được, có thể trên vai chục triệu USD đã đi đâu, được chi tiêu ra sao? Không ai biết, ngoại trừ gia đình Hoàng Cơ Minh.
Theo luật lệ hiện hành ở Mỹ, một hội đoàn, tổ chức.., khi ghi danh (register) hoạt động theo hình thức bất vụ lợi (Non Profit) như Nguyễn Thanh Tú ghi danh tại California Secretary of State cho Việt Tân theo điều khoản Nonprofit/NGOs (Non -Governmental Organizations), establish a 501(c)(3) sẽ nhận được một số danh bộ (ID-Number) để tránh trùng hợp giữa các hội đoàn, tổ chức có mục đích hoạt động như nhau. Sau đó để được miễn thuế, tổ chức này phải làm đơn xin với chính quyền liên bang, tùy thuộc vào mục đích hoạt động như giáo dục, tôn giáo, khoa học… tổ chức này sẽ được cứu xét miễn thuế hay không. Tuy nhiên trong bất cứ trường hợp nào các NGOs vẫn bắt buộc phải nộp, trình kết toán (balance) cuối năm.
Khi Nguyễn Thanh Tú cùng một số thân hữu ghi danh hoạt động cho tổ chức Viêt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng viết tắt là Viêt Tân hay Viet Nam Reform Party, Nguyễn Thanh Tú đã nhận được Entity Number C3934658) và số thuế (Internal Revenue Service EIN 81-3675984) cho tổ chức của mình. Như vậy từ nay không môt cá nhân hay tổ chức, hội đoàn, công ty nào khác được phép sử dụng tên này vào bất cứ mục đích gì. Nếu không có sự đồng ý, cho phép bằng văn bản của Nguyễn Thanh Tú hoặc đại diện, mọi vi phạm sẽ bị luật pháp nghiêm trị.
Những người tuổi trẻ, trong nước cũng như hải ngoại, vì lòng yêu nước, vì nhiệt huyết muốn làm một điều gì đó hữu ích cho dân tộc, đất nước nhanh chóng thoát khỏi chế độ cộng sản, nên chấm dứt ngay những liên hệ hoạt động với đảng Việt Tân,không vương víu, luyến tiếc để khỏi bị phiền nhiễu với pháp luật hoặc có thể ân hận về sau.
Cũng đừng thất vọng vì nghĩ rằng Việt Tân là đảng phái chống cộng duy nhất ở hải ngoại mà Việt Cộng sợ hãi nay bị xóa sổ, sẽ không còn tổ chức nào khả dĩ đương đầu với CSVN. Dù Việt Tân có nhân sự, tổ chức nhiều nơi trên thế giới, CSVN chẳng đánh giá cao Việt Tân hoặc coi là đối thủ đáng gờm, cần quan tâm, lưu ý đề phòng.
Tuy nhiên khi thổi phồng hoạt động của VT rồi tặng cho hai chữ khủng bố, CSVN gian manh dùng VT như một nhãn hiệu chống phá, lật đổ chế độ, đem gán cho tất cả những người yêu nước, tranh đấu cho dân chủ, tự do, độc lập dân tộc, chống bất công xã hội…, từ đó CSVN thẳng tay đàn áp, đánh đập, giam giữ, tuyên án tù nặng nề, không sợ bị dư luận quốc tế phản đối.
Thông cáo số 18 của Nguyễn Thanh Tú vì vậy cũng rất hữu ích, có tác dụng thuận lợi cho các phong trào xã hội dân sự trong nước. Khi danh xưng Việt Tân bị phía Mỹ cấm sử dụng nếu không được Nguyễn Thanh Tú đồng ý, CSVN không còn lý do gì để chụp mũ những người đấu tranh nói trên là Việt Tân nữa.
Thông Báo 19 — Băng đảng tội ác đã thú nhận Hoạt động không quy chế pháp lý mấy chục năm ròng
Ngày 31, tháng 8, 2016
Sau khi băng đảng “Việt Tân ma” ra Thông Cáo Báo Chí ngày 27 tháng 8 năm 2016, tôi đã nhận được rất nhiều cú điện thoại hỏi ý kiến về thông cáo báo chí này. Vì nhiều người gọi quá, tôi chỉ có thể trả lời một số ít người và hứa sẽ trả lời chung trong Thông Báo 19. Và tôi xin giữ lời hứa.
Tổ chức “ma” – Thông cáo báo chí ngày 27 tháng 8 là lời tự thú rằng trong 34 năm qua băng đảng tội ác lấy danh nghĩa Việt Tân chỉ là một tổ chức “ma” vì hoàn toàn không có tư cách pháp nhân ở Hoa Kỳ và cũng chẳng ghi danh chính thức cho danh xưng “Việt Tân”.
Ông Hoàng Tứ Duy, người đứng tên thông cáo báo chí này, xác nhận rằng họ “là một thực thể có tư cách pháp nhân trong dạng unincorporated association”. Ông ta tự mâu thuẫn, giấu đầu lòi đuôi.
Chữ “incorporate” có nghĩa là đăng ký tư cách pháp nhân cho một tổ chức, với chính quyền tiểu bang. Khi một tổ chức có tư cách pháp nhân thì chỉ những người đầu lãnh của tổ chức chịu trách nhiệm về các hành vi của nó, còn các thành viên, nhân viên, và cộng sự viên thì miễn trách nhiệm. Do đó chữ “unincorporated” có nghĩa là “không tư cách pháp nhân”.
Khi tuyên bố rằng băng đảng của Ông ta có tư cách pháp nhân là một “hội đoàn không tư cách pháp nhân” (unincorporated association) thì Ông Hoàng Tứ Duy quá xem thường sự hiểu biết của mọi người. Có lẽ họ đã quen thói ăn nói và hành xử ngược ngạo từ bấy lâu nay, xem đồng bào như những người ngu dốt, dễ xỏ mũi, dễ dụ dỗ, và dễ khai thác để trục lợi.
Tệ hơn, họ cũng không hề ghi danh (đăng bạ, register) bao giờ. Ở nhiều tiểu bang, trong đó có California, một tổ chức không tư cách pháp nhân vẫn có thể ghi danh với chính quyền tiểu bang để không bị ai khác lấy mất danh xưng. Chính sách này nhằm khuyến khích và tạo thuận tiện cho người dân hoạt động xã hội dân sự ở quy mô nhỏ. Chẳng hạn một nhóm thân hữu thỉnh thoảng quyên tiền cho người vô gia cư, tổ chức lễ tết, hay lập học bổng cho học sinh nghèo vẫn có thể ghi danh. Quy mô nhỏ thường được định nghĩa là không quá 5,000 USD một năm.
Ai muốn tìm hiểu thêm về các điều kể trên thì có thể tự tra cứu các tài liệu dưới đây:
Băng đảng hoạt động dưới danh nghĩa “Việt Tân” không có tư cách pháp nhân mà cũng chẳng ghi danh tên của tổ chức với chính quyền. Họ đúng nghĩa là một tổ chức “ma”. Tôi gọi họ là Đảng “Việt Tân ma” để phân biệt với tổ chức Việt Tân đã được chúng tôi đăng ký tư cách pháp nhân với chính quyền California và với Sở Thuế Liên Bang (IRS) Hoa Kỳ.
Hãy đối chiếu – Tôi đề nghị những cơ quan truyền thông tôn trọng sự thật và mọi đồng hương có tâm hồn ngay thẳng hãy liên lạc với Ông Hoàng Tứ Duy để đòi “nói có sách, mách có chứng”: Hãy trưng dẫn bằng chứng hỗ trợ cho thông cáo báo chí mà ông ấy đứng tên. Thật hay giả thì cứ đưa chứng cớ ra mà đối chiếu thì biết ngay.
Dưới đây là hồ sơ trên trang mạng của Tiểu Bang California về tổ chức “Việt Tân” do chúng tôi đăng ký:
Ai muốn tự mình phối kiểm thì xin vào trang mạng sau đây và đánh chữ “Viet Tan”:http://kepler.sos.ca.gov/
Quý vị nên yêu cầu Ông Hoàng Tứ Duy trưng dẫn bằng chứng tương tự về cái gọi là “tư cách pháp nhân trong dạng unincorporated association” như Ông ta tuyên bố trong thông cáo báo chí. Nếu họ không làm được thì chẳng khác gì “Mặt Trận” khi xưa tuyên bố 10,000 tay súng ở Việt Nam và 36 tổ chức kháng chiến đã quy phục mà đến giờ này cũng chẳng ai kiểm chứng được. Và ngay cả khi lãnh tụ Hoàng Cơ Minh của họ đã tử vong, họ vẫn tuyên bố là còn sống và hàng năm vẫn đăng thư chúc Tết “lãnh tụ ma” gởi ra từ chiến khu, nhưng tuyệt nhiên không đưa ra được một tấm hình hay đoạn video nào làm chứng cớ. Băng đảng này trước sau vẫn như một: gian dối, tráo trở và khinh thường sự hiểu biết của mọi người.
Và đối chất – Thực ra, đã có nhà báo gọi cho “Việt Tân ma” để tìm hiểu. Ký giả Đoàn Trọng của Chương Trình Cafe Sáng trên Đài Truyền Hình Little Saigon TV ngày 30 tháng 8 cho biết đã gọi cho Ông Hoàng Tứ Duy theo số điện thoại ghi trong thông cáo báo chí nhưng chỉ gặp một cô tên là Trinh bắt máy. Cô ấy không trả lời mà chỉ ghi lại số điện thoại. Nhà báo Đoàn Trọng sau đó gọi cho Ông Trần Trung Dũng, Đảng Bộ Trưởng Nam California của Đảng “Việt Tân ma”, thì Ông này lại đẩy đưa rằng hãy chờ Ông Hoàng Tứ Duy trả lời. Xem: https://www.youtube.com/watch?v=ZtgfN_EngWw&feature=youtu.be từ phút 3:30 trở đi.
Trước đó, tại buổi họp báo tại Orange County ngày 14 tháng 11 năm 2015 của Đảng “Việt Tân ma” về cuốn phim “Khủng Bố ở Little Saigon”, nhà báo Trần Nhật Phong (BBC) đặt câu hỏi là Việt Tân hoạt động như một tổ chức chính trị hay như một hội đoàn phi lợi nhuận. Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng “Việt Tân ma”, không trả lời vào câu hỏi mà chỉ nói mơ hồ là họ hoạt động đã lâu và không có gì bất hợp pháp cả. Xin xem đoạn 8:12 phút, Trần Nhật Phong đã nêu câu hỏi:
Họ lấp liếm và trốn tránh vì tổ chức “ma” luôn luôn sợ sự thật. Đảng “Việt Tân ma” trong suốt 34 năm qua thực ra chỉ là một hội thân hữu không tư cách pháp nhân và không đăng ký danh xưng chính thức ở bất kỳ nơi đâu.
Trễ mất rồi – Tổ chức “Việt Tân ma” có 34 năm để đăng ký tư cách pháp nhân, hay chí ít cũng phải chính thức ghi danh với các chính quyền tiểu bang nơi mình hoạt động. Họ đã không làm điều ấy dù luôn luôn tự đánh bóng là đảng chính trị của người Việt lớn nhất hải ngoại, có hàng ngàn đảng viên ở quốc nội và khắp thế giới, “được đồng bào trong và ngoài nước, chính giới và truyền thông quốc tế biết đến”.
Nay thì đã trễ rồi. Họ có muốn đăng ký tư cách pháp nhân hay ghi danh hoạt động chính thức cũng không được nữa, bất kỳ ở tiểu bang nào, vì cái tên “Việt Tân – Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Vietnam Reform Party)” đã thuộc về một tổ chức có đăng ký hợp pháp với chính quyền tiểu bang California và với Sở Thuế Liên Bang Hoa Kỳ.
Luật pháp không cho phép hai tổ chức có quy chế pháp nhân trùng tên nhau.
Sự tắc trách tột cùng – Đảng “Việt Tân ma” xem thường lợi ích của các người hợp tác với họ, trong đó có đảng viên và những người không là đảng viên. Có những người đã gắn bó với họ từ khi thành lập băng đảng trong “chiến khu” ở Thái Lan, ngày 10 tháng 9 năm 1982. Cũng có những người mới gia nhập gần đây. Và cũng có những người đã rời bỏ từ nhiều năm nay. Tất cả các cá nhân này đều phải trực tiếp chịu trách nhiệm về mọi hành vi của băng đảng, như là gian lận thuế, rửa tiền, lường gạt, giết người…
Rõ ràng, băng đảng tội ác mà Ông Hoàng Tứ Duy là phát ngôn nhân đã xem thường lợi ích của những người cộng tác. Điều này không có gì mới lạ. Đầu lãnh của họ đã từng xử tử những người bất đồng chính kiến, bỏ rơi những chiến sĩ “Đông Tiến” trong các nhà tù cộng sản, tố giác và đẩy không ít những người hoạt động nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam vào cảnh tù đày… Vẫn như thuở xưa, nhóm đầu lãnh chỉ xem những người cộng tác với họ như công cụ, phương tiện để thủ lợi. Vắt chanh xong thì bỏ vỏ.
Tất cả những người cộng tác từ trước đến giờ, còn hay đã rời bỏ Đảng “Việt Tân ma”, đều không được miễn trách nhiệm vì đầu lãnh cái đảng ấy không có tư cách pháp nhân. Nghĩa là chúng tôi có thể đưa đích thân các thành viên và cộng sự viên của băng đảng tội ác ra toà để kiểm tra hồ sơ thuế, tài sản, trương mục ngân hàng, mọi giao dịch tài chính…
Trong thời gian tới đây chúng tôi và luật sư của chúng tôi sẽ rất bận rộn.
Những vi phạm luật pháp – Có lẽ những người tham gia, cộng tác với, hay bao che cho Đảng “Việt Tân ma” chưa hiểu được rằng chính họ đã và đang tiếp tay trong nhiều hành vi vi phạm luật pháp và đích thân họ phải chịu trách nhiệm và lãnh hậu quả trước luật pháp.
Trước hết là gian lận thuế. Vì không là một thực thể pháp lý hoạt động chính thức, Đảng “Việt Tân ma” không thể mở trương mục ngân hàng mang tên “Việt Tân” hay “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng” hay “Vietnam Reform Party”. Như thế, tiền quyên góp từ các buổi gây quỹ cho “Việt Tân” đã được đưa vào trương mục ngân hàng của ai hay của tổ chức nào? Rồi từ đó, tiền bạc được chi tiêu ra sao? Có khai thuế không? Ai khai thuế? Chẳng hạn, Hội Đền Hùng Foundation đã chính thức tổ chức một số buổi gây quỹ cho “Việt Tân”. Đây là tổ chức ở San Diego đăng ký hoạt động theo dạng phi lợi nhuận, với số đăng ký với Sở Thuế Liên Bang là EIN 26-4039716. Tuy nhiên, từ ngày đăng ký hoạt động đến giờ (năm 2011), tổ chức này hoàn toàn không khai thuế. Xem: http://www.guidestar.org/profile/26-4039716
Tội gian lận thuế có thể đi tù 5 năm và bị phạt nửa triệu USD, và tất cả tiền nợ thuế phải hoàn trả cho chính phủ tiểu bang và liên bang cộng với lãi suất cộng với chi phí truy tố.
Đương nhiên là rửa tiền. Đảng “Việt Tân ma” kêu gọi gây quỹ dưới danh nghĩa “Việt Tân” nhưng lại chuyển tiền sang chỗ khác mà không ai hay biết, kể cả chính quyền liên bang. Nghĩa là “Việt Tân” chỉ là một cái tên dùng để nguỵ trang. Còn nơi lãnh tiền, dùng tiền thì lại là một sự khuất tất. Đó là rửa tiền theo định nghĩa của luật pháp: che đậy xuất xứ của đồng tiền thu vào một cách bất hợp pháp, bằng cách chuyển qua các doanh nghiệp hợp pháp hay các ngân hàng nội địa hay ở ngoài nước.
Kế đến là vi phạm luật chống khủng bố “Patriot Act”. Nếu tiền ấy được gởi về Việt Nam thì có báo cáo với Bộ Ngân Khố của Hoa Kỳ không? Nếu không thì đó là vi phạm luật chống khủng bố. Đối với một tổ chức đã tự khoe về thành tích khủng bố (ám sát cán bộ cộng sản, giật sập cầu, đốt trụ sở công an… ở Việt Nam), bị tố giác đã xử tử nhiều kháng chiến quân bất đồng quan điểm, và bị tình nghi giết hại nhiều nhà báo Mỹ gốc Việt, thì sự vi phạm luật chống khủng bố lại càng mang tính cách trầm trọng.
Kế đến là vi phạm luật pháp về gây quỹ và xổ số. Ở mọi tiểu bang, muốn tổ chức gây quỹ thì phải thông báo và xin phép chính quyền tiểu bang. Đảng “Việt Tân ma” chắc chắn đã không làm điều này, và không thể làm điều này, do hoạt động không chính thức trong xã hội Hoa Kỳ trong suốt 34 năm qua. Mới tại buổi gây quỹ “Hát Cho Người Yêu Nước” dưới danh nghĩa “Việt Tân” tổ chức ngày 23 tháng 7 ở Houston, Hội Đền Hùng Foundation còn thực hiện chương trình xổ số trúng lô độc đắc là chiếc Toyota Camry trị giá 25000 USD. Chương trình xổ số này sẽ kéo dài đến cuối năm nay. Luật pháp Hoa Kỳ rất khắt khe về xổ số, nhất là khi nó mở rộng ra ngoài phạm vi một tiểu bang và giải thưởng có trị giá trên 600 USD. Xem: http://blogs.findlaw.com/free_enterprise/2013/02/top-5-tips-to-keep-raffles-contests-legal.html.
Khả năng băng đảng tội ác của Ông Hoàng Tứ Duy đã và đang vi phạm luật Hoa Kỳ là rất cao. Ngoài việc vi phạm luật pháp Hoa Kỳ còn là sự dối gạt những người đóng góp. Khi chính mình hành xử mờ ám thì lấy chính danh đâu để kêu gọi chế độ độc tài cộng sản ở Việt Nam minh bạch? Khi chính mình gian dối và thủ đoạn thì lấy chính danh đâu để tranh đấu cho một xã hội tử tế và trong sáng cho Việt Nam sau này?
Bản chất khủng bố – Thông cáo báo chí đề ngày 27 tháng 8 của Đảng “Việt Tân ma” để lộ bản chất khủng bố của băng đảng tội ác này, một bản chất nhất quán từ khi còn ẩn mình dưới danh xưng “Mặt Trận”. Họ cáo buộc bất kỳ ai phê phán họ hay đòi hỏi họ minh bạch là cộng sản nằm vùng hay là làm lợi cho cộng sản. Thông cáo báo chí mới đây của họ không đi ra ngoài công thức ấy:
“Trước tình trạng đảng Cộng Sản Việt Nam ngày càng phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, và thường xuyên tìm mọi cách đánh phá đảng Việt Tân, mọi hành vi tiếm danh các tổ chức đấu tranh và gây hoang mang trong lực lượng dân chủ, như cá nhân Nguyễn Thanh Tú và đồng bọn đang làm, là tiếp tay giúp giải tỏa áp lực cho chế độ cộng sản Việt Nam, làm tản lực đấu tranh chung của người Việt Nam.”
Họ lại còn kêu gọi những người trong cộng đồng người Việt ty nạn cộng sản phải có biện pháp xử trị:
“Đây là một đòn phép cũng nhằm tạo rối loạn trong các cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Chúng tôi kính kêu gọi mọi Ban Chấp Hành cộng đồng, mọi cơ quan truyền thông, và mọi hội đoàn hãy cảnh giác và cô lập những kẻ phá hoại ra khỏi hàng ngũ những người mưu tìm tự do, dân chủ cho đất nước.”
Đấy là những việc làm và lời nói tương tự với những gì đã xảy ra với cha tôi trước khi bị 7 viên đạn .45 kết thúc hơi thở cuối cùng của Ông, cố ký giả Đạm Phong, một người đã cống hiến cuộc đời mình cho báo chí và sự thật.
Tôi đã làm bản tường trình với FBI và FBI đã mở hồ sơ điều tra.
Lời tự thú thứ hai – Ngay sau khi Thông Báo 18 được phổ biến, nhiều người đã liên lạc để hỏi tôi: “Thật không? Làm sao lại có thể như vậy? Làm sao họ lại có thể hoạt động trong mấy mươi năm mà không có quy chế pháp lý chính thức?” Những người trước đây ủng hộ Đảng “Việt Tân ma” tỏ ra hết sức ngỡ ngàng như bị sét đánh ngang tai. Một số người khác thì phì cười và có người buột miệng: “Áo mão chỉ đúng một bộ để diễn tuồng mà không giữ được thì còn làm trò trống gì nữa?”
Đúng vậy, băng đảng “Việt Tân ma” khoe khoang rất nhiều về thành tích, bề thế và tầm ảnh hưởng trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại và với quốc tế. Họ hứa hẹn “tháo gỡ độc tài, xây dựng xã hội dân sự để đặt nền dân chủ, và vận động toàn dân để canh tân đất nước” thế mà cái việc bé tí tẹo cần phải làm để tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ, giữ lấy danh xưng, và bảo vệ cho những cộng sự viên thì vẫn không làm được: đăng ký tư cách pháp nhân và ghi danh chính thức. Trong 34 năm qua, trước luật pháp Hoa Kỳ họ chỉ là một hội đoàn không chính thức với quy mô hoạt động không quá 5000 USD một năm.
Thông cáo báo chí của Đảng “Việt Tân ma” cũng là lời tự thú rằng họ hoặc là hoàn toàn thiếu khả năng, hoặc là có ý gian để tránh né luật pháp. Có lẽ là cả hai.
Biện pháp pháp lý – Trong thông cáo báo chí, Ông Hoàng Tứ Duy hăm he “sẽ tận dụng mọi biện pháp pháp lý tại Hoa Kỳ”. Tôi chưa biết là mọi biện pháp pháp lý ấy là những gì và dựa vào căn cứ nào. Không lẽ một tổ chức hoạt động theo dạng hội thân hữu không tư cách pháp nhân, không chính thức ghi danh lại định đi kiện để tranh giành danh xưng của một tổ chức có tư cách pháp nhân với tiểu bang và liên bang?
Chẳng phải nói đâu xa, ngay trước mắt Ông Hoàng Tứ Duy và băng đảng tội ác của ông đã vi phạm các yêu cầu của chúng tôi:
1. Bắt đầu từ ngày hôm nay (26 tháng 8, 2016) tuyệt đối không được dùng tên “Việt Tân” hay “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng” hay “Viet Nam Reform Party” trong bất kỳ trường hợp hay hoàn cảnh nào;
2. Trong vòng 2 tuần lễ kể từ ngày hôm nay phải gỡ bỏ trang mạng http://viettan.org và trang facebook.com/viettan;
3. Phải xoá bỏ và ngưng xử dụng bất kỳ tài liệu nào mang các tên kể trên. Và đó là căn cứ pháp lý để chúng tôi đưa Ông Hoàng Tứ Duy và băng đảng của ông ấy ra toà, từng người một.
4. Ông Hoàng Tứ Duy và băng đảng của Ông ấy có thể yên tâm là sẽ nhận được văn thư từ luật sư của chúng tôi trong nay mai.
Subscribe to:
Posts (Atom)
Blog Archive
-
▼
2016
(1423)
-
▼
August
(151)
- Bài học cuộc sốngCuộc sống luôn chứa đựng những sự...
- Bài viết từ một người Sàigòn... lãng mạn... Gọi ...
- Bẻ nhãn, hái sa bô chê, ăn mãng cầu… trên đất Mỹ ...
- Nhận định về Thông báo số 18 của Nguyễn Thanh Tú (...
- Thông Báo 19 — Băng đảng tội ác đã thú nhận Hoạt đ...
- 6 Dấu Hiệu Cảnh Báo 1 Tuần Trước Khi Cơn Đột Quỵ X...
- Những chuyện ngắn ĐÀN VỊT TRỜIVào những mùa đông, ...
- Một bữa cỗ nông-thôn miền Bắc VN trong con mắt m...
- Dòng nhạc & Dòng đời 1. Ngôi trường ươm mầm Xin ...
- Một Thời Áo Trắng Lê Hải Dương
- Alaska - nơi có 100.000 dòng sông băngNếu bạn là n...
- Hóa TángChúng ta đã quen thuộc với những phương t...
- Hiện tượng Thái Bá TânMặc Lâm, biên tập viên...
- EM BÉ TRÊN ĐẠI LỘ KINH HOÀNG NĂM XƯA Vào mùa hè ...
- Bà Hillary: Vẫn Rắc Rối? ...hợp pháp nhưng mờ...
- Giác hơi – Cupping Therapy PHAN Một trong...
- Đắng hay ngọt miệng đều đáng sợ Đắng miệng là d...
- NHỮNG TỶ PHÚ GIÀU NHẤT SÀI GÒN THẾ KỶ 19 & 2O ...
- NẤU NỒI CHÈ ĐỔI TÊN - Kiêm Ái-
- Thực chất về “tình đồng chí chiến lược”, giữa Ho...
- Một Lời Cám Ơn “Tôi vừa mới đọc bài của Bác...
- Tình cuối Ngày xưa (đầu thập niên 60) Ông ...
- BAO GIỜ “THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” TRỞ LẠI TÊN SÀIGÒN...
- Hé lộ vụ bê bối có thể đặt dấu chấm hết cho con ...
- TỪ MỸ THO ĐẾN GARDEN GROVE Câu chuyện bắ...
- Thảm họa tiếng Anh ”ba rọi” của người Việt bây ...
- Thông Báo 18 – Việt Tân – Băng đảng tội ác mất áo...
- Đi Thăm Con Cháu Thái Dương Thần Nữ. Những gì khá...
- Lại nói về Siêu Quyền Lực Mỹ và Thế giới Tôi v...
- Những bài thơ của Thái Bá Tân Một thực tế đau...
- Quán cơm – phòng trà Anh VũQuán Anh Vũ là cái tên ...
- Kỳ lạ: Cả làng chưa từng có người bị ung thư nhờ m...
- Bảo Thủ - Cấp Tiến: Bầu Bên Nào? Vũ Linh ..Đản...
- Còn Dấu Chân Người Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Than...
- Tình trạng nô lệ thực dân tại Việt Nam và Mã Lai ...
- Indonesia muốn đổi tên Biển Đông thành Biển Natun...
- Báo Mỹ : Đã đến lúc phải đổi tên quốc tế của Biển ...
- Chuyện Phở Xe Lửa và Tuổi Già Phạm Thành Châu ...
- Sứ Mệnh Của Anh Kha Đặng Hà Nội
- Mệ Ngoại Võ Hương-An Tôi không hiểu tại s...
- ZIKA Virus Trẻ nam sơ sinh bị teo đầu do Virus Z...
- Quán mì ngon nhất thế giới chỉ phục vụ 9 khách một...
- Tây trúc trên đất Mỹ Võ Hương An Trên đường ra ...
- Tình tiết đáng ngờ trong vụ thanh trừng đẫm máu t...
- Donald Trump: Về Chính Sách Đối Ngoại Vĩnh Tư...
- TẤM LÒNG NHÂN ÁI ĐÁNG KHÂM PHỤC ***Cô Adelinde Cor...
- Báo cáo: Dân Đức nên dự trữ thực phẩm cho trường h...
- Cười té ghế hay đau thắt lòng với chữ sửa Truyện...
- Những vụ án động trời của sát thủ gốc Việt Charles...
- Đối với lực sĩ thế vận Michael Phelps, mọi huy ch...
- Chết cái đéo gì mà lắm thế ??? Trước cổng một Sở n...
- Những mẩu nhắn tin Bùi Bảo Trúc Chúng thỉ...
- Quân Khuyển - Military Dogs
- Melbourne 'thành phố đáng sống nhất thế giới' ...
- Lòng Mẹ Bao La Nguyễn Văn Sâm Thể chất tôi ...
- Hình Ảnh Đẹp Và Chuyện Chưa Kể Captovan Hình...
- CAO ĐẸP LÀM SAO ! Hành động của viên cả...
- LỄ KỶ NIỆM CHIẾN TRẬN LONG TÂN TẠI BRISBANE ...
- Vì sao phím F và J trên bàn phím máy tính lại có ...
- SAU 18 THÁNG THƯƠNG THUYẾT, CSVN NHẬN USD228 TRIỆU...
- MÃNH LỰC ĐỒNG TIỀN Tôn Nữ Hoàng Hoa
- Người con gái Duy Xuyên Tôi sinh ra và lớn lê...
- Phó đại sứ Bắc Hàn tại Anh chạy thoát qua Nam Hàn ...
- Uber' khởi sự dùng xe lái tự động ở Pittsburgh v...
- Trường hợp Giáo sư Vũ Văn Mẫu: kẻ khôn làm đầy t...
- Cái Cùi Xoài và Mẹ Y Châu Thời tiết bốn...
- CỦI Madison Nguyễn NẤU ĐẬU Cộng Đồng Tôi thường h...
- Lá thư Canada: GIẶC ĐÃ VÀO NHÀ Canada đang giữa ...
- ĐỂ TRẢ LỜI MỘT GÓP Ý - LÃO MÓC - ...
- CẦN SỰ THẬT TRONG MÙA BẦU CỬ 2016 Ở HOA KỲ GS T...
- Bơ Vơ Phận GiàTôi đang đứng lơ mơ ở cột đèn giao t...
- Kể về ca khúc “Phiên gác Đêm Xuân” Nguyễn Văn Đ...
- Ba câu chuyện nhỏ 1. Người góa phụ và ông lái...
- TÀI LIỆU TỰ THÚ VỀ ĐỒNG BỌN VC PHÁ RỐI MIỀN NAMTrê...
- Nam du khách TC giả gái vào bể tắm tập thể nữ ở...
- Người Nhật Bản điên đầu vì thói ăn vạ tráo trở c...
- Đòn tẩy chay mạnh tay khiến du khách TC "bẽ mặt"...
- Tôi Đi Mỗ Mắt Nguyễn Thị ThêmChào các bạn,Rất lâu ...
- Chốn Dừng Chân Hoàng Nga
- Đài Truyền Hình VN bị tố làm phóng sự giả đổ tội ...
- Sự trịch thượng Mùa hè năm 1972. Chiến sự ...
- NHỮNG BỮA ĂN TỐT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI Nếu biết kết h...
- 5 cái phúc lớn nhất của một đời người Đời ngườ...
- Tháng 7 âm lịch - tháng của tình yêu nhân gian ...
- HOÀNG XUÂN VINH BỊ CẢ GIỚI THỂ THAO NỘI ĐỊA . . . ...
- Vụ án Minh Béo kết thúc, Chánh Biện Lý Tony Rackau...
- Cộng Sản Hà Nội - Một tổ chức buôn bán con người k...
- Những cây cầu… Phan Nếu bạn là người lớn l...
- Những mẹo vặt hay Đầu những năm 1900,...
- PHÁT HIỆN ĐÁNG KINH NGẠC Có thể bạn chưa tin ...
- Hai thủ tướng, đài truyền hình và sở cảnh sát.Thủ...
- How this Vietnamese refugee became Uber's CTO chi...
- Vì Sao Nên Nỗi?
- Công nương Kate " hóa thân" thành cô gái Bhutan xi...
- Bà chủ tịch “Quốc hôi” CHXHCNVN Ký Thiệt ...
- Vì tôi là đàn bà Gửi người đàn ông đang ở bên cạn...
- Bánh mì và hơn 14.000 năm lịch sử Các loại...
- Thạch ngônTrích Luận ngữ Tân thưXưa có kẻ đi qua c...
- Khu 'phố Tàu' sát 'nách' Thủ đô Cách Hà Nội 20 k...
- Chiếc Áo Kim Ngân Bùi Bảo TrúcEm thua tôi 10 t...
-
▼
August
(151)