Saturday, April 2, 2016

Trần Lực: bóng ma giữa ban ngày




Ánh sáng Miền Nam đưa tôi về chân lý
Vùng đất hiền hoà, nhân bản, phồn vinh
Cuộc sống tự do, dân chủ, nghĩa tình
Không sắt máu, căm thù, như Miền Bắc.


(Phan Huy)

Lời thơ như hơi thở. Hơi thở còn sống của một con người nhân bản, đạo nghĩa và sống với trái tim còn nóng. Dù ở đâu, ra sao, nó vẫn không nói lên điều tà tâm gỉa dối, nhưng là một sự thật rất đáng trân trọng trong đời thường của con người! Xem ra nó hoàn toàn là khác biệt với cái “người hay bóng ma” của Trần Lực. Bạn hỏi tôi, Trần Lực là ai? Bạn cứ thong thả mà đọc, đọc đi rồi biết câu trả lời.

Trong mục kể về chuyện cụ Phan bội Châu bị bắt, ông Trịnh vân Thanh tác gỉa “Thành ngữ-Điển tích-Danh nhân Từ điển” (NXB Hồn Thiêng, Gia Định. ngày 7-7 1967, quyển 2. Quyển 1 đã xuất bản trước đó đúng một năm), ghi lại như sau:

“Năm 1925, nghe theo lời của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức “Toàn thể giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc”, nhưng sau đó Lý Thụy và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để: Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc) hầu có đủ phương tiện hoạt động. (một con trâu cày thời đó có gía từ 3-5 đồng).



Như thế Lý Thụy, Lâm đức Thụ là kẻ đồng mưu bán Phan bội Châu để lấy tiền. Tuy nhiên, “vào năm 1950, khi quân đội Pháp kiểm soát tới Huyện Kiến Xương thì cán bộ cộng sản Việt Minh bắt Lâm Đức Thụ bỏ vào rọ đem thả trôi sông cho mò tôm. Việc làm này được Nguyễn văn Trấn, Vụ Phó Ban Tuyên huấn Trung ương, một hung thần tại chợ Đệm, người bị nghi là đã giết Nguyễn an Ninh, mô tả sự việc theo “đạo đức cách mạng” Việt cộng là: 

“Hồ chí Minh xử lý như vậy vì nếu không, Lâm Đức Thụ sẽ chạy theo Pháp, với tư cách nhân chứng, sẽ tố cáo những hành động vô cùng bỉ ổi của Hồ chí Minh”.

Tuy thế, trong “Giấc Ngủ Mười Năm” Trần Lực còn nổi danh hơn Lý Thụy nhiều. Y bịa chuyện lính Pháp bắt cha đẻ hãm con gái ruột. Bắt con trai hiếp mẹ đẻ, rồi để cho thú vật hành hạ con người, hoặc gỉa, giết người theo phương cách bạo tàn để làm niềm vui cho chính mình. Xem ra những chuyện ghê tởm phi cầm, phi thú không ai có thể tưởng tượng ra, không ai viết được đã có Trần Lực. Từ đây, những chuyện làm bại hoại gia phong và luân lý đạo đức xã hội đã có Trần Lực chỉ điểm, hướng dẫn. Y như một ngọn đèn, như một cấp số có sẵn và sẵn sàng mở ra muôn ngã cho các đồng chí của gã tiến bước theo sau. Tiến theo không một thắc mắc. Rồi tất cả cùng say sưa, khơi dòng máu đỏ của người dân Việt tuôn chảy để thỏa mãn cho giấc mộng theo cộng sản cống Tàu. Để tất cả cùng chối bỏ giá trị của gia đình, của luân lý, của phẩm chất nhân bản trong đời sống con người, chối bỏ cả nguồn gốc của dân tộc để đi theo Trần Lực mà hưởng lộc!


Hồ Chí Minh với bút danh Trần Lực

Lực viết:
“Tháng 10 năm 1947, đội của tôi (Trần Lực) lại được điều đi đánh tại đường số 4.

“Người ta nói dân ở gần mặt trận ai cũng hăng. Có gì lạ đâu. Tây nó ác quá. Chúng bắt được đàn bà con gái, thì 7 tuổi đến 70 nó chẳng từ ai. Năm bảy thằng tranh nhau hiếp. Hiếp không chết, thì nó chặt đầu, móc mắt, mổ bụng, rạch trôn. Có khi chúng bắt con trai hiếp mẹ, cha hiếp con gái, cho chúng nó coi và cười. Không nghe thì chúng giết cả nhà.

Có khi bắt được đàn bà có thai, chúng nó trói lại như trói lợn, rồi đánh đố với nhau. Thằng thì đoán chửa con trai. Thằng thì đoán chửa con gái. Rồi chúng nó mổ bụng người đàn bà chửa, móc đứa con trong bụng ra coi. Thằng nào đoán trúng thì được tiền hoặc thuốc lá.

Có khi chúng nó bắt đàn bà, trói chân, trói tay lại, lột truồng hết áo quần rồi cho chó con bú cụt cả đầu vú. Người đàn bà vô phúc van khóc chừng nào, thì Tây reo cười chừng ấy.

Bắt được người già và thanh niên, chúng nó chọc tiết, chôn sống, chặt đầu, phanh thây, hoặc treo thòng lòng trên cành cây, chất củi thui. Có khi chúng nó bắt ăn thuốc viên, nói là thuốc chữa bệnh. Nuốt xong chừng mấy phút đồng hồ thì trợn mắt lăn ra chết, cả mình mẩy tím bầm.

Trẻ con thì chúng nó bắt bỏ trong chum, nấu nước sôi giội vào. Hoặc trói 2, 3 em lại một bó, quấn rơm và giẻ chung quanh, rồi chúng nó tưới dầu xăng đốt.” (Trần Lực)

Phải nói ngay là, đoạn văn trên đã chỉ ra cái dã nhân tính cơ bản trong con người của Trần Lực là đáng khiếp sợ. Tuy thế, đó không phải là tất cả. Cái đáng ghê tởm hơn thế chính là những dòng cuối của bài viết này khi Y tự nói về mình: 

“Ba hôm sau, tôi (Trần Lực) ra về.

Về đến nhà, không khỏi tủi tủi mừng mừng, tình xưa cảnh mới. Việc đầu tiên tôi làm là viết một bức thư giao cho Đào dâng lên Cụ Hồ để cảm ơn Người và chúc Người mạnh khỏe”. 

Ở đây, Hồ chí Minh dùng bút danh Trần Lực để viết bài, sau đó, lại tự viết thư “dâng lên cụ Hồ” để cám ơn! Bạn có lời bình gì về loại người này không? Xem ra, Nó cũng đồng loại với kẻ “vừa đi đường vừa kể chuyện” đấy! Nếu bảo Y là người Việt Nam thì lạ lắm. Bởi lẽ, cả ngàn năm trước không có. Và dĩ nhiên, trong hàng ngũ Việt Nam vạn năm sau cũng không có ai dám viết loại chữ này! Tại sao?

“Tôi cảm thấy rờn rợn, không phải vì tội ác của Pháp (một người có nhận thức, hiểu biết bình thường nào cũng chẳng tin nổi những điều này là có thực) mà chính vì cái cách mô tả, cái khả năng tưởng tượng ra những tội ác kiểu như vậy và việc tuyên truyền bất chấp sự thật của những người cộng sản, như họ cũng đã từng tuyên truyền Mỹ ngụy ăn thịt người” (Song Chi)


Phần tôi, Tây, thực dân, vẫn có cái tốt cái xấu. Chúng cũng có đủ những món nghề từ hiếp đáp đến giết dân ta. Nhưng nghĩ ra được những ngôn từ, hành động qúai đản đến độ bệnh hoạn như trên thì chỉ có Trần Lực, ngoài ra là không ai! Ngôn từ chóng qua, chữ viết lại càng khác biệt! Tôn thờ loại chữ viết ấy lại là vấn đề khác nữa.

Ai cũng biết, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, gian trá, không phải là điều bất thường trong chiến tranh tuyên truyền. Nhưng không có nghĩa là muốn sao thì sao. Lại càng không có nghĩa mất nhân tính để tuyên truyền rằng những người chung một nguồn gốc, chung một chủng tộc, chung một nòi giống ở miền nam là “lính ngụy” ăn thịt ngưòi! Xét về cái đói, chính tác giả đã biết, họ chưa bao giờ bị đói. Xét về cái dã man, họ chưa bao giờ có cái dã man như Hồ chí Minh trong vụ việc giết 170,000 người VN ở miền bắc trong mùa đấu tố 53-56. Theo đó, nếu họ ăn thịt một người, thì Trần Lực chắc chắn không thể ít hơn. Hoặc gỉa, kẻ đã quen ăn thịt người, giết người thì cũng dễ tưởng tượng người khác cũng vậy!

Từ đó cho thấy, sự gian trá của Trần Lực đã trở thành một phần không thể tách rời khỏi văn hóa Việt cộng trong gần ba phần tư thế kỷ qua. CS đã xây đựng gian trá và hận thù thành nền tảng để khuấy động và điều hành cuộc chiến. Máu của người dân Việt đã đổ ra có thể là ngập cả sông hồ. Xương khô chất thành núi cao mà hận thù chừng như chưa vơi cạn. Bởi vì CS vẫn tiếp tục truyền vào huyết quản Việt Nam bằng những gian trá và vô đạo. Tất cả được rải đều trong các hình thái tuyên truyền từ học đường cho đến xã hội.

Không một nơi nào, ngõ ngách nào từ thành thị cho đến thôn quê, thậm chí lên cả núi cao, rừng gìa, đồng hoang, mà không phải nghe những gian trá truyền đi như mệnh lệnh để được sống. Nghĩa là, từ trong chiến tranh, và cả đến hôm nay, người ta không thể tìm thấy trong xã hội ấy có được đôi, ba “tác phẩm” nhân bản, mang hình thái văn học nghệ thuật đúng nghĩa, hay không nhắc đến bạo động, hận thù. Trái lại, ở đâu người ta cũng bắt gặp cái bảng hiệu “sống và học tập theo gương Hề chí Minh”.


Tại sao thế? Chỉ có một câu trả lời ngắn gọn là: CS biết rõ rằng nếu chúng không còn truyền đi những loại văn hóa và đời sống hận thù, chém giết theo gương HCM, CS tức khắc bị tiêu diệt. Nói cách khác, chúng phải truyền đi những tín hiệu gian trá này cho đến khi chết. Thật ư?

Đúng như thế. Hãy hỏi các cấp lãnh đạo cộng sản, cũng như các nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, những người đã nuôi dưỡng và truyền đi lòng căm thù con người theo tinh thần của CS mấy chục năm qua là: Có khi nào họ tự hỏi mình rằng, những hình ảnh về tội ác mà họ tròng lên đầu lên cổ quân dân ở miền nam đến từ đâu chưa? Đó là những sự thật họ thấy từ chính đôi mắt của mình, điển hình như vụ giết người tập thể trong tết Mậu Thân ở Huế, vụ pháo kích trường tiểu học Cai Lậy, hay đó chỉ là những tuyên truyền trái ngược trong gian dối, xảo trá từ bản chất đảng, từ lãnh tụ, từ điêu ngoa để họ được nhập cung cầu lộc?

Hỏi xem, họ có bao giờ biết, cái lối viết, lối tuyên truyền của họ hoàn toàn khác, hoàn toàn đối nghịch với cái thật, chữ nguyên trong luân lý mà những tác phẩm của văn nghệ sỹ tại miền nam đồng thời hay sau họ vẫn giữ gìn hay không? Hỏi vậy thôi, thật ra, ai cũng biết rõ câu trả lời từ trước là: Cái gía trị trong ngòi bút của họ không vì con người, nhưng vì cái gía của ổ bánh mì! Chuyện xưa là thế, đáng buồn hơn là đến nay vẫn chưa chấm dứt!

Như thế, từ nguyên tắc tuyên truyền và giáo dục ở trên, kể cả vì chén cơm, mét vải tiêu chuẩn, chúng ta không lạ gì khi thấy những kẻ say men “đốt mình” như Xuân Diệu, Tố Hữu xuất hiện. Hoặc gỉa, cao giọng lừa đời, dối gạt người bằng những dòng chữ đầy bọ. Ở đó, không cho thấy có sự hiểu biết, chỉ có hoang tưởng một chiều để tuyên truyền về lính “thám báo ngụy” đã hãm hiếp, hành hạ man rợ trên thân xác các nữ thanh niên xung phong. Thị viết:

“Chúng tôi hướng vào góc rừng đã tỏa ra mùi thối khủng khiếp mà đi. Tới vực cô hồn, gặp sáu cái xác truồng. Xác đàn bà. Vú và cửa mình bị xẻo, ném vung vãi khắp đám cỏ xung quanh.’… Chúng đã hiếp các cô tàn bạo trước khi giết…. (chương 1, tiểu thuyết Vô Đề, Dương thu Hương).

Hỏi xem, Vực cô hồn ở đâu thế? Nếu đây là chuyện có thật thì những kẻ đến xem, trong đó có cả người viết đã tan xương nát thịt vì những họng súng “thám báo ngụy” đang ghìm sẵn, chờ đợi con mồi! Hoặc gỉa, cũng có hàng trăm, hàng chục xác chết khác nằm bên cạnh với những nét tàn phá của bom rơi, đạn xé sau trận chiến. Nó không hề đơn giản, chỉ có sáu cái xác và đàn qụa lạc, ruồi bu như thị viết. Nói toạc ra là, đoạn văn này chỉ có thể lừa được những kẻ ngu đã bị lừa. Tởm!

Hỏi xem, những thế hệ Việt Nam, từng hàng hàng lớp lớp, được nuôi dưỡng bởi những dòng chữ gian trá, vô ý thức, thiếu trách nhiệm trong giáo dục, lại tràn hận thù, ác độc như thế, khi rời ghế nhà trường họ sẽ có những đóng góp gì cho đất nước? Cho nền văn hóa Việt Nam? Hay chỉ có những bản án treo vào cổ các tội phạm còn rất trẻ đã và sẽ trả lời?


Ở đây, tôi cũng xin nói ngay là việc họ dùng tuyên truyền để cho đồng bào căm thù giặc Pháp, Mỹ ngụy không ai cấm, nhưng nhất định không thể tuyên truyền theo cái kiểu bại não, phản luân lý này. Lý do, nó không thể trở thành sức mạnh để giết giặc Pháp giặc Mỹ.

Trái lại, nó thừa khả năng làm tiêu tan nền văn hóa, luân lý, đạo đức của xã hội Việt Nam. Bạn không tin ư? Nếu không tin thì hãy lấy bài học ấy ra và giáo dục cho trẻ noi gương, 10 năm sau xã hội ấy sẽ có câu trả lời! Thực tế hơn, tuy ngày nay những bài viết ấy không còn được CS đem ra học tập, trình bày trên mặt báo chí nữa, nhưng xã hội đã phải gồng mình để gánh nhận hậu quả. 

Đó là những tội ác con giết cha mẹ, người thân, bạn bè chém giết nhau. Giết nhau chỉ vì một cái cớ nhỏ nhặt. Có khi chỉ vì mươi ngàn bạc tiền Hồ. Hoặc gỉa, từ một chén rượu mời bị từ chối, thậm chí, từ một cái nhìn khó ưa, gọi là nhìn “đểu” những án mạng đã xảy ra mà kẻ thủ ác là những thanh thiếu niên chính ra còn ngồi trên ghế nhà trường, lại kéo nhau vào nhà tù! Ai cũng rùng minh sợ hãi và hỏi nhau tại sao thế?

Hỏi và không tìm ra câu trả lời ư? Không phải là không có câu trả lời. Trái lại, chúng ta đã có câu trả lời rất rõ ràng từ lâu rồi. Tất cả những tội ác ấy đều là kết qủa trực tiếp hay gián tiếp của một loại văn chương, chữ viết bại não của những văn nghệ sĩ của CS đem vào xã hội. Nó đã giết chết sự an bình của xã hội, nhưng nhà nước CS này vẫn dối trá, không bao giờ dám trả lời và nhận trách nhiệm. Đã thế, còn miệt mài xúi dục trẻ học tập theo gương Hồ chí Minh, theo gương của Trần Lực để cho họ hưởng lợi. Có lẽ nào như thế? Oan qúa? Dù bạn tin hay không, tôi cũng phải xác định rằng: Những cảnh chém giết nhau ấy vẫn còn thua xa hình ảnh do Hồ chí Minh chỉ vẽ và dạy dỗ “đàn em” của Y.

Trong “Tôi Bỏ Đảng”, cựu đảng viên cộng sản Hoàng hữu Quýnh, có kể lại lời Hồ chí Minh căn dặn cán bộ, đảng viên cộng sản giết người lạnh lùng như giết con gà, con vịt như sau “...Mỗi lần các chú giết được Tây hoặc Việt gian ( "lính ngụy") thì phải viết giắt cài lên áo tội trạng… Nếu muốn cho xác người chìm xuống (có lẽ ý muốn nói là thủ tiêu) thì các chú phải mổ bụng và bổ đôi cái bao tử thì cái xác mới chìm xuống được…” Từ lời "dạy" đó, cho nên cách giết người dã man, lạnh lùng mang dấu ấn Hồ Chí Minh rất phổ biến trong cuộc cải cách ruộng đất…

Bài học của Y, đọc đến rợn tóc gáy. Tuy nhiên, nó đã không thấy xảy ra ở miền nam trong khoảng 20-7-54 đến ngày 30-4-1975, nhưng sau ngày đó thì xem ra “thực tế” của bài học này đã trải rộng ở cả Bắc, Trung, Nam!

“Nghĩ đến đó tôi bỗng giật mình, sợ bác như sợ ma.

Tôi không tin ở bác. Hình như bác có cái gì bí ẩn, giấu giếm. Vẻ mặt bác gian ác, con người bác nhiều thủ đoạn. Tôi lạnh toát mồ hôi” (trang 130) “Nhiều lần nhân dân Hà Tây, vừa chạy trốn máy bay Mỹ, vừa chửi đảng: “Nếu không đánh nổi thì liệu mà đầu hàng, đừng đem mạng của dân mà thí như con ruồi con muỗi. Tiên sư cha chúng nó Đảng và Bác!” (Tôi Bỏ Đảng, tác gỉa Hoàng hữu Quýnh cựu đảng viên đảng CSVN, sách xuất bản năm 1989 tại Pháp và Hoa Kỳ, ông là nguời gốc Quảng Trị đã tập kết ra Bắc sau hiệp định Geneve 1954.)

Ở một trang khác, tác gỉa cũng tả về đời sống thực tế, đến đau thương trong cái gọi là “thiên đàng cộng sản” ở miền bắc vào những năm 60 -70, như sau 

“Thành, bạn tôi đã kể cho tôi nghe tại thành phố Nam định, những bé gái chỉ 13, 14 tuổi đã lang thang ở vườn hoa bến tầu. Mỗi lần thấy người đi qua các em gọi lại. “Chú ơi, chú chơi cháu đi. Chú muốn cho Tam Đảo hay Điện Biên tùy ý chú” trang 140, tập một. (Tam đảo, Điện biên, là tên của hai loại thuốc lá rẻ tiền ở miền bắc.)

Cuộc sống cùng khổ của nhân dân là thế, cách sống của các đảng viên, quan cán ra sao? Chuyện cá lớn nuốt cá bé và làm theo gương bác thế nào? Tác gỉa viết: 

“thứ trưởng Hoàng Tiến, nhân lúc viên kỹ sư Hoành vắng nhà, Tiến theo gương bác Hồ hãm hiếp vợ y. rồi sau gọi Hoành lên bộ nói là vợ Hoành thuận tình… 

Thủ trưởng Thân đã khuyên Hoành “nên chín bỏ làm mười. Bởi lẽ “Hoành là một kỹ sư ngoài đảng mà Hoàng Tiến lại là thứ trưởng và có chân trong đảng ủy bộ…” (tập hai trang 27)

Đọc đến đây, bạn đừng hỏi Trần Lực là ai nữa. Bởi vì, Y còn được biết đến dưới nhiều cái tên khác như: Nguyễn Chiến Thắng, Lý Thụy, B.C, Hồ chí Minh… trong số hàng trăm cái tên được cho là của Y. Chức vụ sau cùng của Trần Lực là chủ tịch đảng CS VN kiêm Chủ tịch nước VNDCCH! Bạn có dám hãnh diện vì sự hiện diện của Y trên phần đất Việt Nam không? Phần tôi, dứt khoát là không. Trái lại, là một tủi nhục cho núi sông Việt.

Ở đây, nhân nhắc đến cái tên “C.B”, tôi xin ghi lại một bài viết cơ bản của Y. Bài viết mang tính hướng dẫn, chỉ đạo này đã đưa đến cái chết cho hơn 170000 người dân đất bắc trong mùa đấu tố 1953-1956. Bài viết mà tôi đã đề cập đến đôi lần.

Địa chủ ác ghê. Tác gỉa Hồ chí Minh.

“Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân”. Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá – thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:

Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
– Giết chết 14 nông dân.
– Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
– Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
– Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
– Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.

Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào! Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:

– Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
– Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
– Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
– Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
– Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
– Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.


Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:

Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
(21-7-1953)
Hồ chí Minh (C.B)”

Bạn biết bà Cát Hanh Long là ai rồi chứ? Bà tên thật là Nguyễn thị Năm, người đã giúp kháng chiến hàng trăm lượng vàng trong tuần lễ vàng. Nhà bà là nơi lê la, ăn nhờ ở đậu của những Đặng xuân Khu, Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp, Lê văn Bằng, Nguyễn chí Thanh, Hoàng quốc Việt, Lê đức Thọ, Hoàng Tùng, Lê thanh Nghị… và “hai đứa con” của bà được nhắc đến trong chuyện này chính là các "Trung tá, cấp trung đoàn trưởng thuộc sư 308 của QĐND" tên là Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát đấy. Lúc ấy, nếu bà chỉ nói nhỏ một câu thì tất cả những tên này đã bị Pháp túm cổ ngay tại nhà bà rồi. Bà đã không làm điều đó. Kết qủa bị chúng đưa ra đấu tố với bản văn ở trên để giết người, cướp của. Phần 2 người con của bà bị đày ải khốn cùng đến chết!

Đoạn kết trong bài thơ “Tôi bỏ đảng” của tác gỉa Phan Huy thật thấm. Hầu như không ai có thể phản biện. Hơn thế, không ai biết cộng sản hơn những người đảng viên. Bởi lẽ, đó là những người đã học, đã sống, và thực hành giáo điều gian trá, phì nhân, vô luân, bất nghĩa của nó. Nên khi bỏ đảng CS thì họ là những người không phải chỉ là nhìn ra sự thật, nhưng là người muốn được sống và nói lên tiếng nói của sự thật trong con người còn có trái tim người.

Đảng ghê tởm! tôi chán chường muốn ói
Xin trả người thẻ máu với cờ ma
Tôi sẽ đi về với nước non nhà
Cùng dân tộc dựng lại mùa quang phục.”

Bảo Giang

No comments:

Blog Archive