- Hoàng Hải Thủy -
- Posted on January 16, 2008 by bacthan
Đây là bài thứ VII tôi viết về những người được Trung Tâm William Joiner gọi là “những nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc” trong tập phỏng vấn “Nếu đi hết biển” do cán bộ cộng sản Trần văn Thuỷ thực hiện.
Trong “Nếu đi hết biển” Cán Cộng TV Thủy, từ Hà Nội đến Hoa Kỳ do tiền của Trung Tâm William Joiner, đã phỏng vấn bà Nguyễn thị Hoàng Bắc, các ông Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Cao xuân Huy, Trương Vũ.
Cán Cộng đã mớm lời cho mấy ông bà nhà văn ấy chửi cộng đồng người Việt ở Mỹ tan tành síu quách. Đau lòng khi thấy những ông bà người Việt ty nạn cộng sản ở Mỹ, chỉ vì cái tội căm thù bọn Việt Cộng tàn bạo, ác ôn, làm nhân dân đau khổ, làm đất nước rách nát, nên chống chúng nó, tố cáo những tội ác của chúng nó, đòi đuổi chúng nó ra khỏi chính quyền, mà bị mấy ông bà nhà văn bồ tèo với chúng nó chửi cho tàn canh gió lốc – những ông bà gọi là nhà văn đó cũng là công dân nước Việt Nam Cộng Hoà, từng hưởng lộc nước, từng sống yên thân trong suốt cuộc chiến tranh, từng được nhiều người hy sinh xương máu, tính mệnh cho họ sống.
Năm 1975 những ông bà ấy sợ sống không nổi với cộng sản nên bỏ nước chạy lấy người sang Mỹ; họ cũng sống nhờ người Mỹ, nhờ nước Mỹ, nhiều người trong số họ khi vượt thoát địa ngục cộng sản, khi vừa đến được cái gọi là xứ sở tự do, đã viết những bài tố cáo tội ác của bọn Bắc Việt Cộng, nhưng năm tháng qua, lòng dạ họ đổi thay, họ quay ra bắt bồ với cộng sản.
Cán Cộng đã mớm lời cho mấy ông bà nhà văn ấy chửi cộng đồng người Việt ở Mỹ tan tành síu quách. Đau lòng khi thấy những ông bà người Việt ty nạn cộng sản ở Mỹ, chỉ vì cái tội căm thù bọn Việt Cộng tàn bạo, ác ôn, làm nhân dân đau khổ, làm đất nước rách nát, nên chống chúng nó, tố cáo những tội ác của chúng nó, đòi đuổi chúng nó ra khỏi chính quyền, mà bị mấy ông bà nhà văn bồ tèo với chúng nó chửi cho tàn canh gió lốc – những ông bà gọi là nhà văn đó cũng là công dân nước Việt Nam Cộng Hoà, từng hưởng lộc nước, từng sống yên thân trong suốt cuộc chiến tranh, từng được nhiều người hy sinh xương máu, tính mệnh cho họ sống.
Năm 1975 những ông bà ấy sợ sống không nổi với cộng sản nên bỏ nước chạy lấy người sang Mỹ; họ cũng sống nhờ người Mỹ, nhờ nước Mỹ, nhiều người trong số họ khi vượt thoát địa ngục cộng sản, khi vừa đến được cái gọi là xứ sở tự do, đã viết những bài tố cáo tội ác của bọn Bắc Việt Cộng, nhưng năm tháng qua, lòng dạ họ đổi thay, họ quay ra bắt bồ với cộng sản.
Như ông nhà văn Nhật Tiến. Vượt biển, vượt biên sang Mỹ khoảng năm 1979, 1980, tháng 10 năm 1981 ở Mỹ ông Nhật Tiến viết bài “Hoàn cảnh sáng tác của anh chị em văn nghệ sĩ ở quê nhà” đăng trên tạp chí Khai Phóng, trong bài có đoạn như sau:
Ở trong xã hội cộng sản con người phải dối trá hèn hạ như thế đấy, nhưng vì an ninh bản thân, vì sự ràng buộc với những người thân khác, đành phải nhẫn nhục, và chẳng còn nói được cái gì khác hơn khi phải đối thoại với loại người không có tâm địa con người.
Ở trong xã hội cộng sản con người phải dối trá hèn hạ như thế đấy, nhưng vì an ninh bản thân, vì sự ràng buộc với những người thân khác, đành phải nhẫn nhục, và chẳng còn nói được cái gì khác hơn khi phải đối thoại với loại người không có tâm địa con người.
Những năm mới đến Mỹ ấy chắc ông Nhật Tiến viết nhiều, nhưng nay ta chỉ trích một câu của ông thôi cũng đủ. Có thiếu chăng là khi ngoan ngoãn trả lời những câu hỏi của Cán Cộng, khi mở miệng chửi người Việt ở Mỹ bằng những câu như
“…nhất là cái cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại vốn đã từng có nhiều năm chất ngất hận thù đến độ không chấp nhận một sự suy tư nào khác hơn là sự suy tư đã đông đá trong đầu óc của họ.”, ông Nhật Tiến đã không viết một câu ông cần phải viết như:
Năm 1981 tôi viết “bọn cộng sản là những người không có tâm địa con người,” năm nay 2003 tôi thấy đảng viên cộng sản là những người có tâm địa con người nên tôi chơi với họ.
“…nhất là cái cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại vốn đã từng có nhiều năm chất ngất hận thù đến độ không chấp nhận một sự suy tư nào khác hơn là sự suy tư đã đông đá trong đầu óc của họ.”, ông Nhật Tiến đã không viết một câu ông cần phải viết như:
Năm 1981 tôi viết “bọn cộng sản là những người không có tâm địa con người,” năm nay 2003 tôi thấy đảng viên cộng sản là những người có tâm địa con người nên tôi chơi với họ.
Tôi bỏ ông Nhật Tiến để viết về hai ông Hoàng khởi Phong, Cao xuân Huy, kẻo hai ông ấy có thể nghĩ “Mình cũng có tên trong “Nếu đi hết biển“, mình cũng được Cán Cộng phỏng vấn, sao nó không viết gì về mình? Bộ nó coi mình quá thường nên nó bỏ qua mình sao?”
Thực tình tôi chẳng thấy có gì đáng viết về hai ông cựu sĩ quan ngoài nỗi thất vọng và nỗi chán chường khi tôi đọc những lời Cán Cộng viết về hai ông, và những lời hai ông nói với Cán Cộng, nhưng để hai ông khỏi buồn tôi cũng viết mấy dòng về hai ông.
Thực tình tôi chẳng thấy có gì đáng viết về hai ông cựu sĩ quan ngoài nỗi thất vọng và nỗi chán chường khi tôi đọc những lời Cán Cộng viết về hai ông, và những lời hai ông nói với Cán Cộng, nhưng để hai ông khỏi buồn tôi cũng viết mấy dòng về hai ông.
Cán Cộng Trần văn Thuỷ viết như sau về hai ông Hoàng khởi Phong, Cao xuân Huy:
Nếu đi hết biển. Trang 57. Trích:
TV Thuỷ: Trong chuyến bay Boston-Las Vegas- Orange County, tôi được biết Hoàng khởi Phong sẽ ra đón tôi ở phi trường. Tại chỗ lấy hành lý, Hoàng khởi Phong vui mừng vỗ vai tôi bảo: “Cao xuân Huy cũng ra đón ông đấy, anh chàng đang phải chạy xe lòng vòng ngoài kia vì không có chỗ đậu.” Chúng tôi trở ra, một chiếc xe Jeep Grand Cherokee đen tấp vào lề và anh chàng tài xế thò đầu ra.” (…..)
TV Thuỷ: Trong chuyến bay Boston-Las Vegas- Orange County, tôi được biết Hoàng khởi Phong sẽ ra đón tôi ở phi trường. Tại chỗ lấy hành lý, Hoàng khởi Phong vui mừng vỗ vai tôi bảo: “Cao xuân Huy cũng ra đón ông đấy, anh chàng đang phải chạy xe lòng vòng ngoài kia vì không có chỗ đậu.” Chúng tôi trở ra, một chiếc xe Jeep Grand Cherokee đen tấp vào lề và anh chàng tài xế thò đầu ra.” (…..)
Nếu đi hết biển. Trang 114. Trích:
TV Thủy: Năm nay tôi được Trung Tâm William Joiner, một tổ chức văn hoá Mỹ mời tham dự một chương trình nghiên cứu. Hoàng khởi Phong cũng được mời tham gia chương trình này. Anh vừa mới dọn nhà đến chỗ ở mới rất yên tĩnh-Khu Green Lantern Village, nằm ngay Quận Cam, nơi có đông người Việt cư ngụ nhất ngoài đất nước. Hoàng khởi Phong mời tôi đến nghỉ tại nhà anh, trong dịp tôi được một số trường đại học ở miền Tây mời đến nói chuyện phim ảnh. (…..)
TV Thuỷ: Ngôi nhà này ông ở được bao lâu rồi?
Hoàng khởi Phong: Chưa được hai tháng, ông là người khách đầu tiên.
TV Thuỷ: Cám ơn ông. Tôi hỏi thật, ông có ngại gì khi mang tiếng chứa chấp Việt Cộng ở trong nước qua không? Ngày hôm qua tôi thấy ở ngoài phố người ta căng cờ, biểu ngữ: “Đả đảo bọn Việt Gian nằm vùng”.
HK Phong: Nếu ngại thì tôi đã chả mời ông.
TV Thủy: Năm nay tôi được Trung Tâm William Joiner, một tổ chức văn hoá Mỹ mời tham dự một chương trình nghiên cứu. Hoàng khởi Phong cũng được mời tham gia chương trình này. Anh vừa mới dọn nhà đến chỗ ở mới rất yên tĩnh-Khu Green Lantern Village, nằm ngay Quận Cam, nơi có đông người Việt cư ngụ nhất ngoài đất nước. Hoàng khởi Phong mời tôi đến nghỉ tại nhà anh, trong dịp tôi được một số trường đại học ở miền Tây mời đến nói chuyện phim ảnh. (…..)
TV Thuỷ: Ngôi nhà này ông ở được bao lâu rồi?
Hoàng khởi Phong: Chưa được hai tháng, ông là người khách đầu tiên.
TV Thuỷ: Cám ơn ông. Tôi hỏi thật, ông có ngại gì khi mang tiếng chứa chấp Việt Cộng ở trong nước qua không? Ngày hôm qua tôi thấy ở ngoài phố người ta căng cờ, biểu ngữ: “Đả đảo bọn Việt Gian nằm vùng”.
HK Phong: Nếu ngại thì tôi đã chả mời ông.
Nhắc lại, tôi thất vọng, tôi chán lắm khi tôi phải đọc những lời Cán Cộng viết về hai ông HK Phong, CX Huy. Ôi.. hai ông cựu sĩ quan của quân đội nước tôi, một quân đội từng một thời oanh liệt! Sau cuộc trời long, đất ngả nghiêng, hai ông sang được nước Mỹ, không ai trong chúng tôi mong ước hay đòi hỏi hai ông làm việc gì phi thường ở Mỹ, nhưng thực tình chúng tôi rất… rất không muốn thấy hai ông cựu sĩ quan của chúng tôi sống ở Mỹ lại đem thân đi đón cán bộ cộng sản ở một phi trường trên đất Mỹ. Một ông xách va-ly cho nó, một ông lái xe đưa đón nó. Chắc hai ông không thấy nhục khi hai ông làm những việc đó, nhưng chúng tôi, những người Việt nạn nhân cộng sản sống ở Mỹ, chúng tôi nhục lắm khi chúng tôi phải thấy hai ông cựu sĩ quan của chúng tôi xách va-ly, chạy xe đưa đón cán bộ cộng sản ở trên đất Mỹ. Chúng tôi ngậm ngùi tự hỏi chúng tôi đã làm gì nên tội để chúng tôi phải có hai ông cựu sĩ quan như hai ông!
Ngày xưa, thời Đông Chu Liệt Quốc ở nước Ba Tầu, khi một ông Vua, hay một Hoàng tử, phải bỏ nước đi lưu vong, tức đi sống ở nước ngoài, đám cận thần đi theo gọi là bọn “tòng vong”; khi Vua hay Hoàng tử trở về nước, trở lại ngôi hay lên làm Vua, bọn tòng vong được Vua ban thưởng rất hậu. Cán Cộng TV Thuỷ không phải là Vua nhưng biết đâu đấy, biết đâu chẳng có ngày Cán Cộng TV Thuỷ làm lớn, khi ấy những người tiếp đón y khi y là một cán bộ tép riu ngơ ngáo đến Mỹ quốc, những người không phải là đám “tòng vong” mà là đám “tiếp tân” từng tiếp đón, hầu hạ y ở Mỹ, có thể kể công:
– Thưa ông, ngày ông đến Mỹ, em xách va-ly hầu ông ở phi tràng…
– Em lái xe đưa đón ông ở Orange County..
Bà Nhà văn có thể báo công:
– Ngày ông đến ĐiXi, em có dâng ông bánh dầy kẹp chả thìa là. Ông khen bánh dầy của em ngon..
Cán Cộng mà như TV Thuỷ kể cũng hách. Ở trong nước thì bị bọn cộng sản cầm quyền khinh như chó, coi không bằng con chó, sang Mỹ đất tư bổn thì được chào đón niềm nở, được rước về nhà như thượng khách, cơm bưng, nước rót, cà phe đưa đến tận mồm, sà lỏn quăng ra chủ nhà lượm đem đi giặt..vv.. Những người tiếp đón, hầu hạ không phải là những người Việt tầm thường mà là những ông bà “nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc”, trong số có hai cựu sĩ quan Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà.
Tôi không kể binh chủng cũ của hai ông cựu sĩ quan, để những tử sĩ của chúng tôi không bị khó chịu trong giấc ngủ ngàn đời.
Không phải đến tháng này, năm này – Tháng Tư năm 2004 – bọn người Việt ở Mỹ bợ đít bọn cộng sản mới bị người Việt lên án, chúng đã bị gọi là bọn “Cỏ đuôi chó” từ lâu. Đây là một đoạn trích trong tập “Ăn ốc nói mò”. Tạp luận. Hoàng Hôn nhuận sắc, VietBook xuất bản năm 1998.
Ăn ốc nói mò. Hoàng Hôn. Trg 76. Trích :
Ông Nguyễn Chí Thiện ở ngoài Bắc, tôi ở trong Nam, mà chúng tôi chẳng hề thù hận nhau. Lạ thế! Trái lại chúng tôi rất thương yêu nhau dù có gặp hay không gặp. Vì chúng tôi cùng chịu cái nhục bị cộng sản đày đoạ sống không bằng súc vật. Tuy vậy, chúng tôi không hận thù cộng sản vì cái cớ sự đó. Mà thù hận chúng vì chúng đã đày đoạ đất nước và toàn dân vào cảnh điêu linh. Nhưng chúng tôi thù hận cộng sản một, thì chúng tôi thù hận những người như các ông, các bà gấp trăm, gấp nghìn. Chính những người như các ông, các bà đã khiến cộng sản thắng chúng tôi.
Ông Nguyễn Chí Thiện ở ngoài Bắc, tôi ở trong Nam, mà chúng tôi chẳng hề thù hận nhau. Lạ thế! Trái lại chúng tôi rất thương yêu nhau dù có gặp hay không gặp. Vì chúng tôi cùng chịu cái nhục bị cộng sản đày đoạ sống không bằng súc vật. Tuy vậy, chúng tôi không hận thù cộng sản vì cái cớ sự đó. Mà thù hận chúng vì chúng đã đày đoạ đất nước và toàn dân vào cảnh điêu linh. Nhưng chúng tôi thù hận cộng sản một, thì chúng tôi thù hận những người như các ông, các bà gấp trăm, gấp nghìn. Chính những người như các ông, các bà đã khiến cộng sản thắng chúng tôi.
Ăn ốc nói mò. Trg 306. Trích:
Những Nhật Tiến, Nguyễn Cao Kỳ, Đỗ Mậu và đồng bọn lăm le tái diễn cái trò nôn, oẹ, ói, mửa, tiểu tiện, đại tiện, bài tiết…, tiếp tay làm ung thối thêm xã hội miền Nam của đám Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung… xưa kia, để miền Nam sớm mất hơn về tay cộng sản – đang toan tính làm ung thối thêm cộng đồng Việt Nam hiện nay ở Hoa Kỳ, để củng cố chế độ cộng sản tại quốc nội.
Những tên kể trên chỉ đại diện cho lũ cỏ đuôi chó, không có quyền nói đến quốc gia, dân tộc, yêu nước, thương nòi, xây dựng, tái thiết bất cứ một cái gì.
Những Nhật Tiến, Nguyễn Cao Kỳ, Đỗ Mậu và đồng bọn lăm le tái diễn cái trò nôn, oẹ, ói, mửa, tiểu tiện, đại tiện, bài tiết…, tiếp tay làm ung thối thêm xã hội miền Nam của đám Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung… xưa kia, để miền Nam sớm mất hơn về tay cộng sản – đang toan tính làm ung thối thêm cộng đồng Việt Nam hiện nay ở Hoa Kỳ, để củng cố chế độ cộng sản tại quốc nội.
Những tên kể trên chỉ đại diện cho lũ cỏ đuôi chó, không có quyền nói đến quốc gia, dân tộc, yêu nước, thương nòi, xây dựng, tái thiết bất cứ một cái gì.
Những năm 1980 ở Mỹ, Thi sĩ Cao Tần làm bài thơ trong có câu “thượng đẳng cu-li.” Tôi có tập Thơ Cao Tần trong Tàng Kinh Các Rừng Phong nhưng sách để vô trật tự, giờ này mà ngưng viết để mò tìm tập thơ trong cả tiếng đồng hồ thì mất hứng, vậy xin lỗi Thi sĩ, tôi kể Thơ của ông không đúng nguyên thơ. Kể ý thôi vậy. Đại ý Thơ Cao Tần về chuyện cu-li ở Mỹ tôi nhớ như sau:
Người hỏi ta sang Mỹ ta làm gì?
Sang Mỹ ta làm thượng đẳng cu-li..!
Người hỏi ta sang Mỹ ta làm gì?
Sang Mỹ ta làm thượng đẳng cu-li..!
Thôi thì bại trận, mất nước, bỏ chạy, sang sống nhờ xứ người, ta làm thượng đẳng cu-li hay ta làm hạ đẳng cu-li cũng không sao. Nhưng ta sang Mỹ mà ta làm cu-li cho Việt Cộng thì thảm quá! Phi-ní lô đia! Hết nước nói!
Đọc “Nếu đi hết biển” tôi lấy làm lạ vì những câu trả lời quá ư ngoan ngoãn của mấy ông bà được Trung Tâm William Joiner gọi là “những nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc”. Mấy ông bà tỏ ra lép vế quá đỗi đối với “anh Cán Cộng TV Thuỷ của mấy ông bà”.
Chẳng gì tôi cũng đã sống ở Mỹ mười mùa tuyết đổ, lâu lâu tưởng cũng nên chen vài tiếng Mỹ vào bài viết cho giống với người ta: “lép vế” tiếng Mỹ là “underdog”. “..The esteemed and profound Vietnamese thinkers and writers..” của Trung Tâm William Joiner là những “underdog” khi họ nói chuyện với Cán Cộng Trần văn Thuỷ.
Mấy ông bà “nhà văn, nhà tư tưởng sâu sắc” của Trung Tâm William Joiner ăn thua đủ với những người Việt chống Cộng ở Mỹ nhưng mấy ông bà “underdog” với Cán Cộng đến nỗi trên đời này không còn ai có thể “underdog” với Cán Cộng bằng mấy ông bà. “Underdog” với cộng sản như mấy ông bà là nhất rồi, là cực kỳ!
Mấy ông bà “nhà văn, nhà tư tưởng sâu sắc” của Trung Tâm William Joiner ăn thua đủ với những người Việt chống Cộng ở Mỹ nhưng mấy ông bà “underdog” với Cán Cộng đến nỗi trên đời này không còn ai có thể “underdog” với Cán Cộng bằng mấy ông bà. “Underdog” với cộng sản như mấy ông bà là nhất rồi, là cực kỳ!
Tôi khó chịu vì ngôn ngữ trịch thượng, đàn anh, xấc xược, khinh thị người y phỏng vấn của Cán Cộng TV Thủy trong “Nếu đi hết biển.”
Như khi bà Nhà văn Nguyễn thị Hoàng Bắc vừa mở mồm ra nói đùa:
NT Hoàng Bắc: Anh cần “lý lịch” hay là “trích ngang”?
TV Thuỷ (kê ngay cái tủ đứng vào mồm bà Nhà văn): Chị vui tính thật, nhưng đừng gây sự với tôi…
Nói với năm ông nhà văn “underdog”, Cán Cộng cũng dùng những lời trịch thượng thấy rõ. Với ông “underdog” Cao xuân Huy, người có công lái xe đưa đón y khi y đến Quận Cam, y nói như ra lệnh:
TV Thuỷ: Cao xuân Huy này, anh nói cho tôi nghe đôi điều về đường đời của anh.
“Cao xuân Huy này..” Không có cả tiếng “anh” tối thiểu. Dzậy mà ông cựu sĩ quan Quân Đội của tôi cứ nem nép một phép trả lời nó. Nó hỏi ông câu gì, ông líu ríu trả lời nó câu đó. Mà nó toàn hỏi ông những câu sặc mùi đàn anh như vầy:
TV Thuỷ: Anh đi vào con đường viết văn bằng cách nào?… Viết văn và làm báo, động lực gì đã thúc đẩy anh cầm bút?… Rồi sao nữa? Cha con có tìm nhau không? …Hai bố con gặp nhau lần đầu là vào dịp nào? … Anh kể tiếp đi…
Toàn một giọng đàn anh như vậy thôi, đọc mà tức điên người lên được. “Động lực nào thúc đẩy anh cầm bút?” Bố khỉ! Thích viết thì viết. Động lực, động liếc cái gì! Nhớ một chuyện nghe được ở trong tù: Những năm 1981, 1982… Làn sóng vượt biên lên đến cái gọi là đỉnh cao. Dân tổ chức vượt biên bị bắt nằm phơi rốn lển khển lền khền trong Nhà Tù số 4 Phan đăng Lưu, Lầu Bát Giác Chí Hoà. Có anh tù khi bị công an thẩm vấn hỏi:
TV Thuỷ: Cao xuân Huy này, anh nói cho tôi nghe đôi điều về đường đời của anh.
“Cao xuân Huy này..” Không có cả tiếng “anh” tối thiểu. Dzậy mà ông cựu sĩ quan Quân Đội của tôi cứ nem nép một phép trả lời nó. Nó hỏi ông câu gì, ông líu ríu trả lời nó câu đó. Mà nó toàn hỏi ông những câu sặc mùi đàn anh như vầy:
TV Thuỷ: Anh đi vào con đường viết văn bằng cách nào?… Viết văn và làm báo, động lực gì đã thúc đẩy anh cầm bút?… Rồi sao nữa? Cha con có tìm nhau không? …Hai bố con gặp nhau lần đầu là vào dịp nào? … Anh kể tiếp đi…
Toàn một giọng đàn anh như vậy thôi, đọc mà tức điên người lên được. “Động lực nào thúc đẩy anh cầm bút?” Bố khỉ! Thích viết thì viết. Động lực, động liếc cái gì! Nhớ một chuyện nghe được ở trong tù: Những năm 1981, 1982… Làn sóng vượt biên lên đến cái gọi là đỉnh cao. Dân tổ chức vượt biên bị bắt nằm phơi rốn lển khển lền khền trong Nhà Tù số 4 Phan đăng Lưu, Lầu Bát Giác Chí Hoà. Có anh tù khi bị công an thẩm vấn hỏi:
– Động cơ nào thúc đẩy anh tổ chức vượt biên?
Đã trả lời tỉnh queo:
– Động cơ Yanmar đầu bạc hai bờ-lốc.
Phải chi ông Nhà văn Cao xuân Huy trả lời nó một câu như vầy:
– Đi bằng hai chân chứ còn đi bằng cách nào nữa! Hỏi ngớ ngẩn! Chúng tôi, những người viết văn Việt Nam Cộng Hoà, chúng tôi không đi vào con đường viết văn bằng hai đầu gối như bọn viết văn xã hội chủ nghĩa các anh. Ở nước chúng tôi không có thằng nào viết nịnh bọn cầm quyền mà thành danh.
Đã biết chừng bao! Rất tiếc!
Cán Cộng TV Thuỷ hỏi ông Hoàng Khởi Phong những câu như vầy, ông HK Phong trả lời hắn những câu như vầy:
TV Thuỷ: …Người Việt xa xưa có một quá trình, một lịch sử lưu vong nào không?
HK Phong: Nước Việt của ông và tôi có ba đợt lưu vong chính. Đầu tiên là cánh tôn thất nhà Lý..vv…vv…(.. ..)
TV Thuỷ: Đợt lưu vong thứ hai là vào thời kỳ nào vậy?
HK Phong: Đợt lưu vong thứ hai là nhóm người Việt chạy trốn tổ quốc vì tín ngưỡng dưới thời Thiệu Trị khi nước Việt cấm đạo dữ dội..vv..vv…
…Và sau cùng là đợt chạy trốn tổ quốc mới nhất từ năm 1975 tới bây giờ…vv…vv…
Cán Cộng hỏi như ông thầy giáo biết anh học trò của mình dzốt, nhưng muốn giúp anh có điểm nên hỏi mớm để anh có thể trả lời được. Y tỏ ra đại lượng khi y cố tình hỏi để Nhà văn HK Phong có dịp bầy tỏ cái gọi là “sở học uyên bác” của ông về mục người Việt bỏ nước ra sống ở nước ngoài. Rất tiếc, những chuyện người Việt lưu vong ông HK Phong có vẻ thông thái phom phom kể với “thày” TV Thuỷ của ông các em nhỏ lên ba Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà đã biết từ khuya.
Chuyện tôi muốn viết ở đây là mấy tiếng “chạy trốn tổ quốc” ông HK Phong dùng.
Chuyện tôi muốn viết ở đây là mấy tiếng “chạy trốn tổ quốc” ông HK Phong dùng.
“..Chạy trốn tổ quốc” là cái gì?” “Chạy trốn tổ quốc” là thế nào?” Khi người ta đi ra khỏi đất nước của người ta thì không phải là người ta “chạy trốn tổ quốc” mà chỉ là việc người ta đi ra khỏi tổ quốc. Như trường hợp ông HK Phong: ông chạy trốn bọn Bắc Việt Cộng chứ? Tổ quốc ông làm gì ông mà ông phải chạy trốn nó? Chỉ trong hai trang 121, 122 Nếu đi hết biển, ông nói đến bốn lần câu “chạy trốn tổ quốc.” Ông ơi, ới… ông “Nhà văn, nhà tư tưởng sâu sắc” của Trung Tâm William Joiner sống bằng “phân” xin được của Rockefeller Foundation, ông có thấy Tổ Quốc của ông đang khóc ròng không ông? Ông có thấy Tổ Quốc của ông đang mếu máo phân bua: “Bọn cộng sản ác ôn hành nó chứ? Nó sợ bọn cộng sản hành nó nên nó phú lỉnh sang Mỹ, tôi có làm gì nó đâu mà nó chạy trốn tôi?”
Sau bốn lần “chạy trốn tổ quốc“, Nhà văn HK Phong nói với Cán Cộng về hai ông Mai Thảo, Nguyên Sa như sau:
TV Thuỷ: Có ý kiến cho rằng văn chương và chính trị phải chăng là một, ông nghĩ gì?
HK Phong: Nếu quả như vậy thì bất hạnh cho người Việt khi mà các dân tộc khác người ta tách bạch hẳn văn chương ra khỏi chính trị, thì với chúng ta văn chương bị trói chặt vào chính trị, chính vì vậy mà ông Nguyễn văn Linh đã có lần tuyên bố phải cởi trói cho văn nghệ. Về lời tuyên bố này, đã góp phần khởi sắc cho bộ mặt văn nghệ Việt Nam vào những năm 87-88, tuy nhiên tôi muốn kể rằng khi Mai Thảo và Nguyên Sa còn sống, trong một lần trò chuyện, Nguyên Sa đã tâm sự: Bọn chúng ta có phải chó lợn đâu, mà lúc thích trói thì trói gô cổ lại, lúc cần cởi thì bảo cởi ra.(…..)
TV Thuỷ: Có ý kiến cho rằng văn chương và chính trị phải chăng là một, ông nghĩ gì?
HK Phong: Nếu quả như vậy thì bất hạnh cho người Việt khi mà các dân tộc khác người ta tách bạch hẳn văn chương ra khỏi chính trị, thì với chúng ta văn chương bị trói chặt vào chính trị, chính vì vậy mà ông Nguyễn văn Linh đã có lần tuyên bố phải cởi trói cho văn nghệ. Về lời tuyên bố này, đã góp phần khởi sắc cho bộ mặt văn nghệ Việt Nam vào những năm 87-88, tuy nhiên tôi muốn kể rằng khi Mai Thảo và Nguyên Sa còn sống, trong một lần trò chuyện, Nguyên Sa đã tâm sự: Bọn chúng ta có phải chó lợn đâu, mà lúc thích trói thì trói gô cổ lại, lúc cần cởi thì bảo cởi ra.(…..)
Người văn nghệ sĩ có thể làm văn nghệ đơn thuần, mà cũng có thể vừa làm văn chương vừa làm chính trị. Văn chương và chính trị có thể đi đôi với nhau trong cuộc đời người văn nghệ sĩ, trong sự nghiệp sáng tác của người làm văn nghệ. Nhưng vấn đề bọn cộng sản đặt ra và ép người làm văn nghệ phải theo là văn nghệ phải phục vụ chính trị, huỵch toẹt là người làm văn nghệ phải tuân theo lệnh, phải làm, phải nghĩ, phải viết, phải sáng tác theo ý bọn uỷ viên chính trị Đảng. Chỉ có thế thôi, em nhỏ lên ba cũng biết chuyện ấy từ lâu. Ấp úng ký gì.
Nhưng mà việc bọn văn nghệ sĩ xã hội chủ nghĩa bị bọn đảng viên cộng sản xích cổ, đóng rọ mõm thì ăn nhậu gì đến hai ông nhà văn nhớn, nhà thơ nhớn Mai Thảo, Nguyên Sa? Tại sao ông Nguyên Sa tự dưng lại nhận ông ở trong bọn bị buộc cổ, bị rọ mõm? Kỳ dzậy? Mà có thật ông Nguyên Sa nói câu ấy không? “Nguyên Sa đã tâm sự..” Ông Nguyên Sa tâm sự mí ai? Ông Nguyên Sa nói với ai câu ấy? Tiếc quá. Thi sĩ Nguyên Sa đã ra người thiên cổ, nếu ông còn ở cõi đời này tôi nhất quyết mầy mò tìm ra cho bằng được số phôn của ông, để kính hỏi ông – cần gì cứ phải quen biết Nhà Thơ Nhớn mới phôn cho ông được – Tôi sẽ kính hỏi ông Nguyên Sa: “Thưa ông.. Có bao giờ ông nhận ông ở trong bọn văn nghệ sĩ xã hội chủ nghĩa bị buộc cổ, bị rọ mõm không ông? Tôi chắc chẳng đời nào ông nói một câu vớ vẩn như thế nhưng tôi kính hỏi ông cho chắc ăn, vì người ta viết ông nói thế..”
Nhưng mà việc bọn văn nghệ sĩ xã hội chủ nghĩa bị bọn đảng viên cộng sản xích cổ, đóng rọ mõm thì ăn nhậu gì đến hai ông nhà văn nhớn, nhà thơ nhớn Mai Thảo, Nguyên Sa? Tại sao ông Nguyên Sa tự dưng lại nhận ông ở trong bọn bị buộc cổ, bị rọ mõm? Kỳ dzậy? Mà có thật ông Nguyên Sa nói câu ấy không? “Nguyên Sa đã tâm sự..” Ông Nguyên Sa tâm sự mí ai? Ông Nguyên Sa nói với ai câu ấy? Tiếc quá. Thi sĩ Nguyên Sa đã ra người thiên cổ, nếu ông còn ở cõi đời này tôi nhất quyết mầy mò tìm ra cho bằng được số phôn của ông, để kính hỏi ông – cần gì cứ phải quen biết Nhà Thơ Nhớn mới phôn cho ông được – Tôi sẽ kính hỏi ông Nguyên Sa: “Thưa ông.. Có bao giờ ông nhận ông ở trong bọn văn nghệ sĩ xã hội chủ nghĩa bị buộc cổ, bị rọ mõm không ông? Tôi chắc chẳng đời nào ông nói một câu vớ vẩn như thế nhưng tôi kính hỏi ông cho chắc ăn, vì người ta viết ông nói thế..”
Đây là lời cuối Cán Cộng TV Thuỷ nói với ông HK Phong:
TV Thuỷ: …Tôi nghĩ ông chơi tốt với bạn bè, những người nằm xuống sẽ phù hộ cho ông và còn theo dõi nhân cách của ông nữa đấy. Với ông mà tôi nói lời cảm ơn thì quá khách sáo, giữa năm tôi sẽ trở lại đây, ông chứa tôi chứ và chúng ta sẽ tiếp tục câu chuyện dở dang này.
TV Thuỷ: …Tôi nghĩ ông chơi tốt với bạn bè, những người nằm xuống sẽ phù hộ cho ông và còn theo dõi nhân cách của ông nữa đấy. Với ông mà tôi nói lời cảm ơn thì quá khách sáo, giữa năm tôi sẽ trở lại đây, ông chứa tôi chứ và chúng ta sẽ tiếp tục câu chuyện dở dang này.
Câu “..Tôi sẽ trở lại đây, ông chứa tôi chứ..” Cán Cộng nói có hàm ý: “Ông lại xách va-li cho tôi, ông lại rước tôi về nhà ông..”
Còn chuyện “…những người nằm xuống sẽ phù hộ cho ông..” thì phải xét lại: những người Viêt Nam đã chết sẽ chẳng ai phù hộ cho kẻ tự nguyện xách va-li cho đảng viên cộng sản, những người Việt Nam đã chết cũng chẳng ai bận lòng “theo dõi nhân cách” của những kẻ xách va-li cho Việt Cộng, lái xe đưa đón Việt Cộng, bưng cà phe, dâng bánh dầy kẹp chả thìa là cho Việt Cộng! “Nhân cách” của những người ấy đã lộ rõ quá rồi, còn phải theo dõi chi nữa!
HOÀNG HẢI THỦY
No comments:
Post a Comment