Sunday, September 21, 2008

KINH TẾ VIỆT NAM SẼ ĐI VỀ ĐÂU KHI CỘNG SẢN VẪN CÒN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH KINH TẾ CHỈ HUY ?

Mai Vĩnh Thăng-

Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt vào tháng Tư năm 1975. Lúc bấy giờ tiền tệ Việt Nam vẫn còn hai hệ thống Bắc Nam khác biệt. Mãi cho đến tháng Ba năm 1978, chính trị Bắc Nam ổn định và Đồng Việt Nam (ĐVN) được thống nhất từ đó.

Để cứu vãn nền kinh tế khố rách mang cái tên ngộ nghĩnh “Kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa” (XHCN), nhà cầm quyền CSVN chấp nhận ngữa tay xin những khoản tiền tài trợ khổng lồ từ các quốc gia giàu mạnh trên thế giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF (International Monetary Fund) và Ngân hàng Thế Giới WB (World bank) cho các kế hoạch “Cứu đói giảm nghèo”, “Phát triển hạ tầng cơ sở” và “Kinh tế thị trường”. Để nhận các ngân khoản trên, CSVN chấp nhận thực hiện các Điều Khoản căn bản 771 (18)(B)(i) về việc phát triển kinh tế thị trường và Điều VIII về quyền tự do trao đổi ngoại tệ trên thị trường quốc tế.

Thay vì dùng các ngân khoản tài trợ của Quốc Tế và IMF vào mục đích hữu ích phát triển kinh tế, đảng và nhà nước CSVN đã lạm quyền thế tha hồ gian manh, tròng tréo chia nhau bỏ túi. Xóa đói đâu không thấy, cơm vẫn không đủ no, áo không đủ mặc. Giảm nghèo cũng vẫn còn nghèo và nền kinh tế vốn đã lạc hậu lại càng tồi tệ hơn. Với dân số 86 triệu như hiện nay và mỗi năm gia tăng trung bình 10%, CSVN sẽ không đủ khả năng lo cho 100 triệu dân vào năm 2017, nếu không tiến đến kinh tế thị trường và tối tân hóa nền kỹ nghệ thủ công què quặt thiếu trước hụt sau. Theo thống kê do CSVN cung cấp, đất nước chúng ta đội sổ nghèo đói tận cùng, tồi tệ hơn cả Philipines, Ấn Độ và Trung Cộng.

Sự khác biệt giữa kinh tế thị trường và kinh tế tập trung chỉ huy
Kinh tế thị trường (Market Driven Economy) là nền kinh tế tự do phát triển và cạnh tranh, giá cả do hai yếu tố chính “Cung” và “Cầu” của thị trường quyết định. Khác với nền kinh tế chỉ huy (Command Economy) của CSVN do nhà nước lãnh đạo không cạnh tranh, “Cung” và “Cầu”, và giá cả đều do nhà nước ấn định. Là nền kinh tế không được phát triển theo suy nghĩ và kiến thức cá nhân con người mà bị gò bó trong mớ lý thuyết ảo tưởng không thực tế của Karl Marx và Vladimir Lenin vào thế kỹ 19 và 20. Một loại lý thuyết kinh tế bệnh hoạn và lạc hậu mà ngay cả Nga Sô, một thời cũng không đủ bánh mì để ăn, dân Trung Cộng chết vì đói và Việt Nam không còn khố rách mà mặc. Nói chung, kinh tế cộng sản là một loại bệnh dịch xã hội chủ nghĩa không thích hợp để hội nhập vào thị trường quốc tế. Về sau trên văn thư, các quốc gia cộng sản không còn dùng danh từ kinh tế Cộng Sản mà sửa lại thành “Kinh tế xã hội chủ nghĩa” (Socialist Economy) để che đậy mặc cảm sai lầm. Riêng CSVN dùng danh xưng “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (Market Economy with Socialist Orientation) một loại kinh tế bợ đít ăn bám thế giới tự do nhưng lại tự đặt cho mình vai trò lãnh đạo lố bịch. Cho dù có lột xác thay lông, nhưng “mực, phèn, cò hay dện” cũng cùng một loài chó cả.

Vì sao CSVN vẫn duy trì nên kinh tế xã hội chủ nghĩa?
Trong xã hội ngày nay, các đảng phái chính trị tranh nhau quyền lãnh đạo và mang tài sức ra cống hiến cho quốc gia dân tộc. Dù xả thân cho đại cuộc nhưng các đảng cầm quyền vẫn luôn ý thức đặt quyền lợi quốc gia trên quyền lợi đảng. Trái lại, hiến pháp CSVN gián tiếp cho phép đảng tước bỏ quyền tư hữu của người dân Việt Nam, tập trung tất cả tài sản quốc gia vào tay đảng cộng sản . Đối với CSVN bất luận thứ gì cũng thuộc về đảng, từ cọng rau ngọn cỏ đến ốc, hến cũng đều là của đảng, ngoại trừ hai yếu tố quan trọng nhất để loài người có thể tồn tại là ánh sáng mặt trời và không khí, chưa bị quốc hữu hóa và đánh thuế. Tài sản quốc gia và nền kinh tế quốc doanh là nguồn lợi huyết mạch của đảng; biển thủ, gian lận bỏ túi ít nhiều tùy tiện. Với chiêu bài mị dân “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý”, nền kinh tế tập trung chỉ huy Việt Nam ví như một đàn bò sữa, CSVN ngang nhiên vắt ra tiền mà không ai có quyền buộc tội họ. Kinh tế XHCN còn, đảng sẽ còn tồn tại và đó là lý do vì sao CSVN vẫn duy trì nền kinh tế XHCN.

Lột váy ăn chận (Asset stripping) là gì?
Đây là cách tính cạn tàu ráo máng của một số Giám đốc điều hành (Managing Director/Chief Executive Officer) các công ty công cộng lớn. Khi một công ty trực thuộc không sinh lợi, vị CEO nầy mang bán sạch các dụng cụ máy móc còn giá trị, chuyển tất cả tiền trong các trương mục, tiền hưu công nhân về trương mục công ty mẹ. Sau cùng mang công ty rách rưới ra bán với giá rẻ hoặc khai phá sản. Nghe qua thấy bất nhân nhưng hợp pháp và hợp lý về kế toán vì làm lợi cho công ty mẹ và cổ phần viên chứ không tham lam bỏ túi cho riêng mình.

Ngược lại, đảng và nhà nước CSVN biết áp dụng nguyên tắc kế toán và kỹ thuật kinh tế nhưng lại gian manh nhằm mục đích cướp bóc, ăn chận tài sản quốc gia để làm của riêng cho chính mình. Đó là nét đặc thù của cộng sản nói chung và CSVN nói riêng, là bọn giặc cướp tham lam đầy thú tính, khác hẵn với loài người văn minh nhân bản.

Dẫn chứng 1: Kế hoạch xâm lăng cướp của miền Nam

Năm 1975 chiến tranh xâm lược đã đưa miền Bắc đến kiệt quệ, dân chúng đói ăn thiếu mặc. Con đường duy nhất để cứu vãn kinh tế miền Bắc là thôn tính miền Nam cướp của giết người. Suốt những năm 1975-1976 CSVN kiểm soát kinh tế gắt gao, tịch thu và vận chuyển lúa gạo, thực phẩm, dụng cụ ngày đêm ra Bắc.

Dẫn chứng 2: Cướp tài sản quốc gia chia cho cán bộ đảng

Tịch thu tài sản quốc gia miền Nam phân phát cho đảng viên, về sau đảng đưa ra kế hoạch “Hóa giá” là mua lại với giá tượng trưng để hợp thức hóa. CSVN chủ trương tổ chức vượt biên chui và bán chính thức, vơ vét gần sạch trữ lượng vàng miền Nam để bỏ túi và trả nợ vũ khí cho khối cộng.

Dẫn chứng 3: Lập ngân hàng, công ty quốc danh, hợp doanh

Dĩ nhiên tiền vốn của quốc gia và hoạt động dưới sự lãnh đạo của đảng. Đảng lạm quyền gian lận chi phí điều hành, mua thấp bán cao, khống giá ăn chận, khai lỗ và sau cùng đưa đến phá sản công ty hay bán lại với giá rẻ. Đây là kỹ thuật “Lột váy” và nếu sót lại, chỉ còn là chiếc khố rách; kinh tế tây phương gọi là “Asset stripping”. Công ty quốc doanh là các vú sữa nuôi đảng viên, vì thế công ty nào cũng do đảng điều hành. Một trong những điều kiện ký kết trước khi vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO là phải giải thể hay bán các công ty quốc doanh. Đảng chọn và vét sạch những công ty quốc doanh trước khi bán ra. Những công ty sinh lợi cao sẽ lọt vào tay đảng. Đó là đạo đức cách mạng chí công vô tư của Hồ tặc, không hề động tới cây kim hay sợi chỉ của đồng bào!

Dẫn chứng 4: Cướp đất và cưỡng đoạt tài sản dân chúng

Dân oan, tôn giáo trỗi dậy khắp nơi đòi trả lại nhà, đất và tài sản. Năm 1975 miền Bắc xua quân xâm chiếm cướp đoạt tài sản miền Nam. Biến Sài Gòn ngày nào của chúng ta, một thời được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông nay đã trở thành ổ kiến và lò thuốc độc với hàng chục triệu người chen chúc trong thành phố chật hẹp đầy rác rưới ô nhiễm. Giờ đây cũng đoàn quân xâm lăng ấy trở về cướp vùng đất mẹ của chúng ở miền Bắc. Hà Nội với 36 phố phường ngày nào, bây giờ chỉ còn lại một phố duy nhất, đó là “phố hàng đảng”. Dẫn chứng trên tiêu biểu cho kế hoạch kinh tế lột váy XHCN của CSVN (Socialist Asset Stripping).

Ngăn cấm và hạn chế trao đổi ngoại tệ
Nhà cầm quyền CSVN vẫn duy trì quyền tối thượng kiểm soát, chuyển đổi ngoại tệ đồng thời kiểm soát chặt chẽ ngân sách đầu tư hai chiều và cán cân mậu dịch xuất nhập cảng. Đây là một trở ngại lớn cho Việt Nam khi gia nhập thị trường thế giới. Mặt khác, ngân hàng nhà nước không độc lập với chính quyền và dành một phần lớn ngân sách ngoại tệ để xây dựng cơ sở đảng và phát triển các chính sách nhà nước.

CSVN thú nhận rằng chuyển ngoại tệ vào Việt Nam sẽ không bị giới hạn, tuy nhiên chuyển ngoại tệ ra nước ngoài vẫn còn bị kiểm soát chặt chẽ. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF đã cảnh cáo CSVN là việc hạn chế chuyển đổi ngoại tệ sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến giá cả hàng hóa nội địa và nhập cảng. Vì lẽ, khi nói đến đồng VN mất giá so với Mỹ kim, nghĩa là xuất cảng nhiều hơn nhập cảng. Vì nhập cảng nguyên liệu thô với giá đồng VN cao nên giá thành phẩm hàng hóa nội địa cũng từ đó mà tăng theo và người dân phải mua với giá cao. Hiện nay Việt Nam là một trong số ít quốc gia thành viên của IMF không chấp hành Điều VIII của IMF là tự do trao đổi ngoại tệ.

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF sau khi thẩm định nền kinh tế và chính sách tài chánh Việt Nam kết luận như sau:
“Một quốc gia có khả năng hội nhập vào thị trường thế giới tùy thuộc vào mức độ chuyển đổi ngoại tệ. Việc hộ nhập vào thị trường kinh tế thế giới chưa đúng mức, giá cả hàng nội địa sẽ càng cao. Tình trạng kinh tế hiện nay cho thấy Việt Nam chưa phải là một quốc gia có nền kinh tế thị trường”.

Từ kết luận của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF chúng ta có thể nhận định: “Kinh tế gia phải là một nhà toán học, sử gia, triết học. Trong bối cảnh Việt Nam ngày nay, kinh tế gia còn phải là một lãnh tụ chính tri lỗi lạc, ưu tú. Nhìn từ góc độ vô tư, chúng ta không tìm thấy những hình ảnh trong sáng đó trong bọn Việt gian Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết hay Nguyễn Tấn Dũng. Hơn nữa nhóm lãnh đạo thất học nầy không có sáng kiến mà chỉ nhai đi nhai lại cái khố rách XHCN mà Hồ tặc đã gặm nhấm và cưu mang từ Nga sang Tàu đến Việt Nam để rồi đưa cả dân tộc xuống vực sâu”.

No comments:

Blog Archive