Tội Ác Và Trừng Phạt / Crime and Punishment
Trong Tội Ác Và Trừng Phạt, Dostoievsky viết về nhân vật Rodion Raskolnikov - là một cậu sinh viên nghèo ở St Petersburg. Anh chàng có giáo dục, thông minh nhưng rất nghèo khó. Anh lên kế hoạch giết bà chủ tiệm cầm đồ. Bởi vì bà đã già, tài sản bà có rất nhiều, nhưng không người thừa kế, tấm thân già nua bệnh tật kia cũng hưởng được tiện nghi gì trên đời này nữa, chỉ chờ chết thôi. Anh nghĩ rằng nếu bà chết sớm một chút, và anh chiếm đoạt của cải của bà, với số tiền đó, cuộc đời anh thong thả hơn, và anh tự do hơn, anh có thể làm những thứ anh muốn, có ích cho cuộc đời, trong khi bà lão ra đi sớm một chút, biết đâu lại là tốt hơn. Nên anh giết người, rồi cướp của.
Chỉ có điều, sau khi anh giết bà lão rồi, anh không cảm thấy tự do nữa. Anh luôn tự vấn mình về việc đã làm. Anh sống trong lo lắng, hoảng loạn,... rồi anh đi đầu thú. Thông điệp của Dostoievsky là con người trước khi phạm điều ác và con người sau khi phạm điều ác là khác nhau.
Giết một bà lão vô tội rồi cướp tài sản, hay giết một hài nhi vô tội là khác gì nhau? Có lẽ chẳng khác gì nhau, bởi vì trong hai tình huống, người thủ ác sẵn sàng hủy đi một sinh mệnh với hy vọng về một tương lai tự do ở phía trước. Tự do khỏi trách nhiệm với con trẻ, tự do khỏi trách nhiệm mưu sinh.
Nhưng vô thức vẫn gửi tới tâm tưởng người ta một thông điệp rằng đó là tội ác. Nên rất nhiều người mẹ vẫn mang nỗi đau trong lòng về tình huống chẳng đặng đừng năm xưa, chỉ ước gì quay lại sẽ làm khác. Có tự do không?
Cảm giác tội lỗi là cảm giác đáng sợ, nó chi phối mọi mặt trong đời sống người ta, ví như anh chàng Cobb trong Inception, mỗi lần anh đi vào tiềm thức là vợ anh xuất hiện đòi giết anh - mãi sau anh phải tha thứ cho mình, và nói với hình bóng người vợ rằng vợ anh đã chết, rằng cái hình bóng đó chỉ là cảm giác tội lỗi trong anh.
Rất ít người có dũng khí đối diện với tội lỗi nội tâm như thế, nên họ tìm kiếm câu trả lời từ bên ngoài. Và mọi thứ diễn ra hiện nay chính là liên tục người ta tìm mọi cách cho rằng đó không phải là tội ác, và rằng những bà mẹ nào đã làm chuyện đó nên nghĩ rằng đó là một quyết định thuần túy khoa học. Nên người ta tiếp tục mơ tưởng, khi hướng ngoại mà truy cầu câu trả lời, tự lừa dối mình và tránh né đối diện với tội lỗi nội tâm.
Thẩm Phán Ruth Bader Ginsburg
Ginsburg là người phụ nữ xuất hiện với thẩm quyền về mặt Tư Pháp ở Hoa Kỳ, đem lại lối diễn giải đó. Nên rất nhiều người liberal quý bà, bởi vì bà ở vị trí hết sức quan trọng, diễn giải luật pháp, cung cấp cho người ta một ly' do để tiếp tục giết chết các hài nhi mà không cần phải suy nghĩ về tội lỗi.
Ginsburg là một loại chiến binh như thế. Trường hợp của Ginsburg cho người ta biết một điều rằng luật pháp không bao giờ theo kịp Đạo Đức - người ta có thể làm chuyện hợp pháp, giết một bào thai là hợp pháp, nhưng đó là hành vi vô đạo đức, và là tội ác. Tội của Ginsburg là như thế, là làm cho các bà mẹ sẵn sàng chấp nhận phanh thây đứa con trong bụng mình.
Ginsburg là chiến binh của Địa Ngục.
FB Andrew Nguyen
No comments:
Post a Comment