Thursday, September 28, 2023

Tại sao nhiều y sĩ tự tử tại Hoa Kỳ

Tình cờ mình đọc một tờ báo bên Anh quốc, nói về tình trạng các bác sĩ Mỹ tự tử hàng năm quá cao, từ 300-400 y sĩ dù nghề nghiệp đưa họ đến sự giàu sang, phú quý mà xã hội xứ này cổ xúy đó chưa kể các sinh viên y khoa tự tử vì áp lực. Bố mẹ nào cũng muốn con mình đi học y khoa, nha khoa nhưng ít ai biết đến bí mật sau vẻ hào nhoáng của những lương y như từ mẫu. 

Đọc xong bài này thì tò mò mình lên trang của cơ quan y tế quốc gia để kiểm chứng thì thất kinh. Thường tin tức về Hoa Kỳ thì mình kiếm báo ngoại quốc đọc vì báo Mỹ ít đưa những loại tin này. Họ dấu những thực tại về giấc mơ Hoa Kỳ. Muốn rõ thì lên các trang nhà của cơ quan y tế Hoa Kỳ như CDC hay NIH để đọc thêm tin tức về những thống kê này.
Bà bác sĩ Cunningham

Có thống kê khiến mình hoảng tiều nên dẫn về đây.

Facts About Physician Depression and SuicideEach year in the U.S., roughly 300 - 400 physicians die by suicide;

In the U.S., suicide deaths are 250 - 400% higher among female physicians when compared to females in other professions;

In the general population, males complete suicide four times more often than females. However, female physicians have a rate equal to male physicians;

Medical students have rates of depression 15 to 30% higher than the general population. Depression is a major risk factor in physician suicide. Other factors include bipolar disorder and alcohol and substance abuse;

Women physicians have a higher rate of major depression than age-matched women with doctorate degrees;

Contributing to the higher suicide rate among physicians is their higher completion to attempt ratio, which may result from greater knowledge of lethality of drugs and easy access to means.

Trong một buổi họp thường niên của Association of Academic Surgery, nổi tiếng của các chuyên gia hàn lâm về phẫu thuật tại Hoa Kỳ và Gia-nã-đại. Bà bác sĩ Carrie Cunningham, đứng trước cử toạ độ 2,000 đồng nghiệp tham dự từ Hoa Kỳ và Gia-nã-đại, bắt đầu kể về cuộc đời của bà ta.
Bác sĩ Cunningham, một trong những nạn nhân của bệnh nghề nghiệp

Từ bé, bà từng là một tay quần vợt nhà nghề thiếu nữ, rồi phụ tá giảng viên đại học phẫu thuật của Harvard, được xem là thành công, được người đời trọng vọng nhưng tôi cũng là một con người. Rồi kể về bệnh trầm cảm, áp lực, lo âu và nay nghiện thuốc. Sau khi chấm dứt phần nói chuyện, cả hội trường rơi vào im lặng. Theo thống kê số y sĩ tự kết kiểu đời mình tương đương số y sĩ tốt nghiệp ra trường của một đại học y khoa hàng năm. Sau đó bà ta được nhiều bác sĩ liên lạc và cảm ơn đã can đảm nói đến vấn nạn mà các y sĩ tại Hoa Kỳ gặp phải nhưng không dám nói vì sợ tai tiếng.

Mình nghe đến nha sĩ tự tử nhiều nhưng rất ngạc nhiên khi nghe nói đến y sĩ. Mình tưởng làm nghề thầy thuốc, bệnh nhân đến ký cái toa lượm tiền về cho vợ mua sắm. Mình có hai anh bạn bác sĩ trẻ hơn mình nhưng về hưu sớm, để hôm nào gặp họ, sẽ hỏi rõ hơn. Nhà cửa to đùng, giá mấy triệu đô la, có tàu chạy trên hồ, ai nấy đến nhà cũng thèm thuồng, nghĩ nếu làm lại từ đầu chắc mình đi học y khoa nhưng nay đọc tài liệu về mặt trái của các y sĩ, phải chịu nhiều áp lực khiến mình thất kinh. Làm nông dân tuy cực nhưng khoẻ cái đầu.
Andy Nguyen bổ túc. Xem cái này mình hoảng luôn vì tỷ lệ điều dưỡng viên, y tế quá cao

Thống kê cho biết các y sĩ giải phẫu chiếm đa số trong số y sĩ tự tử. Trong số 697 y sĩ tự tử chết từ 2003 đến 2017 được CDC công bố thì có đến 71 y sĩ phẫu thuật, học thêm nhiều năm về chuyên khoa và mượn tiền. 

Hôm trước có người thân kể khi xưa cho cô con gái độc nhất sang Hoa Kỳ học tốn trên 1 triệu, từ cử nhân rồi qua điều dưỡng rồi đến nha sĩ. Tại học xong thì không chịu về Việt Nam nên học tiếp như Lenin đã nói, học học học mãi đến khi có giấy tờ hợp thức hoá định cư tại Hoa Kỳ.

Có rất nhiều y sĩ tự tử không được công bố hay thống kê. Các y sĩ này được huấn luyện phẫu thuật, nhiều khi bệnh nhân chết khiến tinh thần họ dao động. Ngoài ra phải cẩn thận vì tiền bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp khá cao, sợ bị bệnh nhân kiện tụng nếu sai phạm. 

Mình có bà mướn nhà, đi mỗ thì bác sĩ hay y tá quên lấy bông Gòn ra khiến bà ta đau, phải mỗ lại. Luật sư kiện phải trả đâu trên nữa triệu đô cách đây 25 năm. Ngoài ra học xong y khoa mượn nợ có thể lên nữa triệu đô, trả nợ mệt thở. Mình có thằng cháu học chuyên khoa nhổ răng cấm, nợ gần 400,000.

Bà bác sĩ Cunningham, có một người bạn đồng nghiệp đã kết liễu cuộc đời nên bà ta muốn cứu sống các bạn đồng nghiệp khác và cá nhân mình nên nhất quyết nói lên vấn nạn này dù lo sợ có thể bị nhà thương trù dập, sa thải vì hé lộ sự thật của ngành y khoa tại Hoa Kỳ.

Bà Cunningham cho biết từ bé đã tranh tài tại các giải quốc tế quần vợt. Huấn luyện viên chỉ dẫn cho bà ta kiểm soát tinh thần tâm lý của mình để tranh tài và tập luyện. Năm 17 tuổi đã trở thành chuyên nghiệp, được xếp hạng thứ 32 trên thế giới và đã từng đấu với Steffi Graf chỉ thua trong gang tấc.

Năm lên 18 bà ta thua ở giải mở rộng Pháp và bị trầm cảm từ đó. Cuối cùng bà ngưng tranh tài quần vợt và trở lại ghế nhà trường, theo học đại học, cuối cùng theo ngành y khoa tại đại học y khoa Cornell sau đó thì học chuyên khoa tại đại học Harvard và lấy chồng cùng ngành và trường.

Bên ngoài thì người ta nhìn bà ta và chồng là một cặp vợ chồng thành công nhưng bên trong nội tâm lại che dấu một vấn đề khác. Tài liệu cho biết các nữ y sĩ hay bị hư thai hay vô sinh. Mình nhớ khi xưa ở New York, có quen một cô mới tốt nghiệp y sĩ và đang làm nội trú ở New York. Có hôm đang ăn cơm, bổng nhiên cô ta mở cái pager, rồi đi ra quầy mượn điện thoại để gọi nhà thương. 5 phút sau, cô ta trở lại kêu nhà thương kêu vì hôm đó cô ta trực nên phải chạy. Xin lỗi để lần khác. Thấy vậy mình cũng Chán Mớ Đời nên không thích quen mấy cô bác sĩ.

Người ta kể chương trình học tập y khoa tại Hoa Kỳ dựa theo chương trình của ông William Halsted, người tiên phong trong ngành phẫu thuật tại nhà thương Johns Hopkins đầu thế kỷ 20. Ông Halsted bị nghiện ngập cocaine dù đã khám phá các kỹ thuật giải phẫu, cuối cùng chết sớm. Mỗi ngày cứ phải lo bệnh nhân chết hoài cũng ớn lạnh. Cứu chữa bệnh nhân không được nên chắc bị lộn xộn đầu óc. Dạo mình qua Hoa Kỳ đi du lịch thì có một chị bạn học cũ làm điều dưỡng viên. Chiều tối chi ta đi làm về buồn, nói có một bệnh nhân nhỏ tuổi mới qua đời, chị ta buồn chẳng muốn làm gì.

Mình nhớ có lần nghe báo chí nói về một ông y sĩ gốc Việt, đã giải phẫu thằng con mình khi còn bé, ông ta vô khách sạn chơi ma tuý bị bắt và bị tước bằng hành nghề. Hình như ông ta là chồng của một cô luật sư nổi tiếng ở Bolsa. Có một cô quen kể hai vợ chồng người em bị ở tù vì kê toa thuốc giảm đau quá đô cho bệnh nhân.
Bà Cunningham cho biết đêm đầu tiên trực ở nhà thương, bà thấy 3 bệnh nhân qua đời trước mặt mình, bà ta không biết phải ghi ra sao trong hồ sơ y tế. Bà tự nghĩ chắc sẽ quen. Bà ta có một cô bạn đồng nghiệp cùng học chung trường y khoa, năm cuối cùng của chương trình nội trú, cô bạn bị khủng hoảng tinh thần và 6 tháng sau tìm cách kết liễu đời mình.

Nghề nghiệp của bà Cunningham lên như diều vì, trở thành phụ tá giáo sư giải phẫu tại trường y khoa Harvard và nhận được một ngân khoản của NIH để nghiên cứu về ung thư. Bà ta sinh được 2 người con, hư thai 1 lần rồi bệnh trầm cảm tái phát và ly dị. Bà ta bắt đầu uống rượu để trốn chạy khỏi sự lo âu và trầm cảm.

Một hôm, ngồi với mấy đồng nghiệp, uống rượu ra sao đó rồi bà ta nói muốn tự tử khiến họ lo ngại và báo cho giám đốc nhà thương. Nhà thương nói bà ta có thể nghỉ làm việc một thời gian. Sau đó bà ta muốn chữa bệnh, qua các test thì khám phá ra bà ta không còn khả năng chữa bệnh, bà ta phải theo khoá phục hồi tinh thần trước khi được hành nghề lại. 

50 năm trước có một bản báo cáo gọi người The Sick Physician, xem link do hiệp hội y sĩ Hoa Kỳ (American Medical Association) nói về tình trạng các y sĩ bị tổn thương tâm lý, nghiện rượu và ma tuý. Tỷ lệ y sĩ bị nghiện ma tuý từ 30-100 lần cao hơn người dân bình thường, có khoảng 100 bác sĩ tự tử hàng năm (cách đây 50 năm).


Theo báo cáo năm 2023, thì các y sĩ vẫn tiếp tục chịu đựng về tinh thần nhất là trong đại dịch Covid, nhiều y sĩ tự tử vì thấy chết chóc quá nhiều. Họ cho biết 9% y sĩ nam và 11% y sĩ nữ có tư tưởng tự tử. Họ có nghi vấn là con số này có thể cao hơn vì các y sĩ không muốn báo cáo về tình trạng của họ vì lý do cá nhân.

Theo NIH thì tỷ lệ y sĩ tự tử nhiều gấp 4 lần người thường. 

Viết tới đây mới nhớ khi xưa có một cô bạn kể ông cậu du học y khoa tại Hoa Kỳ rồi tự tử khiến cô nàng muốn học y khoa để hiểu nguyên do ông cậu thông minh, học giỏi rồi tìm chết. Con gái mình khi được nhận vào đại học môn nó thích, nó chỉ nhắn tin cho hai vợ chồng, cảm ơn đã không bắt nó học y khoa như bạn học gốc việt.

Đọc tài liệu này khiến mình thất kinh, trước đây mình nghĩ nghề y sĩ hốt nhiều tiền, nhưng ngu lâu dốt bền như mình thì khó theo học, ai ngờ thấy vậy mà không phải vậy. Trồng bơ bán tuy ít tiền mà làm bạn với coyote và sóc cũng qua ngày.

Có lẻ bị áp lực rất nhiều nên chịu không nổi. Nói chung sống tại Hoa Kỳ, một xã hội được cổ xúy tiêu thụ, phải có nhà có cửa có xe mà loại xịn, đủ trò. Mấy bà gặp nhau là kể mua cái này cái nọ nên phải Nai lưng đi làm thêm để mua sắm, mượn thêm nợ. Khi mình ở âu châu thì thiên hạ vừa đi nghỉ hè một tháng về, họ bắt đầu tính đến chuyến đi chơi tới. Ít ai nói đến mua nhà mua cửa, mua xe. Họ mướn nhà ở thỏi mái lại thêm luật pháp bảo vệ người mướn nhà. Còn ở Hoa Kỳ cứ lo bị sa thải, mất nhà mất cửa đủ trò nên bị áp lực quá nên vợ chồng gây gỗ, bỏ nhau nhiều.

Nguyễn Hoàng Sơn

No comments:

Blog Archive