Tương Ớt Và Triệu Phú Người Việt
(Mến tặng quý độc giả bài viết “lấy hên” trong năm mới. Mến chúc các bạn thành công trong sự nghiệp, làm ăn phát tài.)
Trên tay mình đang cầm chai tương ớt nắp nhựa xanh lá cây và hình in đơn giản chú gà trống đang đứng cách oai hùng như ông triệu phú người Việt tên David họ Trần.
Năm 1980, ông Trần đến Mỹ ỡ Los Angeles với bàn tay trắng. Ông không tìm được món tương ớt nào ra hồn để ăn với phở. Cộng đồng người Việt ở Los Angeles cũng đang thèm và thiếu món tương ớt đúng nghĩa của nó. Vaì tháng sau đó ông tự pha chế ra loại tương ớt mà tiếng Anh có tên gọi là Sriracha, giống như tương ớt của Thái làm bằng giống ớt lớn có màu đỏ hay màu cam giống jalapeno. Ông đóng chai tuơng ớt của mình bằng chai nhựa trong, nắp màu xanh lá cây và có in hình chú gà trống. Năm rồi số lượng bán ra là 20 triệu chai và thu vào được 60 triệu đô. Đặc biệt là dù số tiền bán thu vào tăng gấp đôi mỗi năm nhưng không giống như những sản phẩm khác phải bỏ ra khối tiền để quảng cáo, ông không tốn xu nào cho tiền quảng cáo tương ớt của mình. Ông tâm sự là: “Tôi nhắm mắt làm liều khi khởi sự làm tương ớt. Tôi chẳng có chút kỳ vọng nào ở nó cả.”
Ông không hề có ý định tăng giá bán sỉ tương ớt của mình dù cho mức lạm phát tăng tơì gấp ba so với hồi năm 1980. Hiện nay công ty tương ớt Huy Fong của ông có mười nhà phân phối. Hiện nay tương ớt hiệu con gà trống đang được bán ở Mỹ, Canada và Châu Âu và có thể ở Anh, Trung Hoa, Việt Nam và các xứ nói tiếng Tây Ban Nha. Mới đây ông được biết rằng các đầu bếp làm món sushi cũng dùng tương ớt này để làm gia vị vì nó làm gia tăng thêm khẩu vị cho khách ăn. Tiệm ăn P.F. Chang có 204 chi nhánh ở Mỹ và trên thế giới cũng làm món ăn với tương ớt của ông. Đầu bếp nổi tiếng ở New York là David Chang lúc nào cũng có đặt một chai tương ớt hiệu “con gà trống” trên mỗi bàn ăn trong nhà hàng bán mì Monofufu của mình.
Năm 2010, tạp chí về ẫm thực Bon Appetit bầu tương ớt của ông David là món gia vị trong năm. Năm 2012, tạp chí về các món ăn bằng hình ành Cooks gọi món tương ớt này là thuộc vào hạng nhứt. Năm rồi, tuy không được chấm hạng nhứt nhưng tuơng ớt Srichara được công ty khoai chiên snack nổi tiếng là Lays dùng để pha chế món mới cho khoai chiên của mình.
Vì nhu cầu tiêu thục tương ớt quá cao nên mới đây công ty Huy Fong vừa mua thêm một cơ xương chế tạo rộng 60 ngàn mẫu tây vuông để làm và vô chai tương ớt. Cơ sở hiện tại sản xuất được 3 ngàn chai mỗi giờ, chạy máy 24 tiếng một ngày, sáu ngày một tuần. Với cơ sở mới thì sản năng sẽ tăng lên hơn gấp đôi.
Trở ngại lớn nhứt của công ty Huy Fong là không có đất trồng để đủ cung cấp ớt.
Phần lớn các công ty làm tương ớt khác dùng ớt khô để dễ chế biến và sản xuất nhanh như công ty nổi tiếng Tabasco mua ớt khô từ khắp thế giới. Còn tương ớt Sriracha của ông Trần luôn luôn được làm bằng ớt tươi. Đó là ưu điểm mà các nhản hiệu khác không cạnh tranh lại.
Ông cho biết công ty chế biến khỏan 100 triệu pounds ớt tươi năm rồi trong vụ thu hái ớt để sản xuất tương ớt cho cả năm. Ông nhứt định không chịu làm giảm phẩm chất của tương ớt mình làm cho nên ớt phải được xay ra ngay trong ngày vừa mới hái. Cơ sở Huy Phong cũ ở Rosemead, CA, chỉ cách nông trại trồng ớt chỉ chừng một tiếng đồng hồ. Cơ sở mới ở Irwindale chỉ cách xưởng chế biến chừng có vài dặm. Tìm mua được đất mới dể trồng ớt không phải là chuyện dễ. Ông cho biết đất đã trồng cam rối thì không dùng được vì thổ nhưởng không hợp vớí cây ớt.
Như đã nói trên, trong 33 năm qua, công ty Huy Fong không hề mướn một người mại bản và bỏ ra một xu nào để quảng cáo. Website của công ty đon giản tới mức tối đa và công ty không có ghi danh vào Twitter, Facebook hay Google Plus. Chỉ do cách truyền miệng trong khách dùng. Nhiều người tưởng là tương ớt của ông được làm tại Châu Á nhưng thật ra là tại California. Đã có nhiều hảng làm tương ớt nhạy theo hình thức bằng những thay đổi hình con gà trống mà phải tinh ý ta mới nhận ra.
Ông Trần rất it khi chịu để phỏng vấn và rất kín miệng. Ông không muốn bị những lái thương đến làm phiền. Ông tiết lộ là đã có nhiều nhà đầu tư đem cả núi tiền mặt đến để xin mua đứt ngay tại chỗ công ty của ông. Ông từ chối hết. Theo ông: “Họ chỉ nhắm vào lợi nhuận chớ không phải vào phẩm chất của sản phẩm.”
Một người tỵ nạn qua Mỹ trắng tay và không thông thạo tiếng Anh đã trờ thành triệu phú nhờ đã đáp ứng đưọc nhu cầu của khách dùng và nhứt là đã xem phẩm chất của sản phẩm của mình cao hơn lợi nhuận. Ông Trần quả là một bài học cho những ai trong cộng đồng Việt chúng ta muốn ra kinh doanh và làm giàu ở xứ Mỹ này vậy.
Thành Lacey.
No comments:
Post a Comment