Tiểu Tử
Hôm đó, tôi nhận được một CD gởi từ Bruxelles (nước Bỉ) trên CD thấy đề: “À Monsieur Tiêu Tu”. Chữ viết bằng bút feutre rõ nét, nói lên người viết có trình độ. Tuy viết “Tiểu Tử”không có dấu, người gởi viết tên của mình lại có dấu đầy đủ: “Exp: Nguyễn Thị Sương”
Vừa ngạc nhiên vừa thích thú, tôi vội vã đặt dĩa vào máy, nghe. Đó là giọng một người con gái miền Nam, trong trẻo, phát âm rõ ràng. Những gì cô ta nói đã làm tôi xúc động, có lúc tôi ứa nước mắt Tôi đã nghe nhiều lần và cố gắng ghi chép lại đây. Dĩ nhiên là tôi đã viết để đọc cho suông sẻ chớ cô gái nói còn nhiều chỗ nghe sượng hay dùng từ chưa chính xác …
…Thưa ông,
Con tên Nguyễn Thị Sương, con của Nguyễn Văn Cương, một trong những nhân vật trong truyện ngắn “Con Rạch Nhỏ Quê Mình” của ông.
Thưa ông. Con sanh ra và lớn lên ở Pháp, biết nói tiếng Việt nhưng đọc và viết tiếng Việt còn rất yếu.. Vì vậy, con phải dùng cách nầy để liên lạc với ông. Xin ông thông cảm.
Hôm chúa nhựt rồi, chị Loan bà con bạn dì của con ghé nhà nói: “Sương ơi. Người ta nói về ba của Sương ở trong truyện ngắn đăng trên internet cả tuần nay nè Chị in ra đem qua đây đọc cho em nghe”. Rồi chỉ đọc. Đó là truyện “Con Rạch Nhỏ Quê Mình”.
Thưa ông. Con chưa biết Việt Nam, nhưng những gì ông tả trong truyện làm như con đã thấy qua rồi Bởi vì hồi con mới lớn ba con thường hay kể chuyện về cái làng Nhơn Hòa và con rạch Cồn Cỏ của ba con, về những người bạn của ba con hồi thời tuổi nhỏ, kể tỉ mỉ đến nỗi con có cảm tưởng như ba con đang cầm tay con dẫn đi coi chỗ nầy chỗ nọ (Nói đến đây, giọng cô gái như nghẹn lại vì xúc động… Ngừng mấy giây rồi mới nói tiếp… )
Mà ba cứ kể đi kể lại hoài làm như là những hình ảnh đó nó ám ảnh ba dữ lắm. Sau nầy thì con mới hiểu khi ba con nói:
“Hồi đó, ba đi Pháp quá sớm, ở cái tuổi chưa biết gì nhiều. Rồi qua đây, chóa mắt ngất ngây với những văn minh tiến bộ của xứ người làm ba quên đi cái làng nhà quê của ba. Điều ân hận lớn nhứt của ba là đã không viết gởi về một chữ để hỏi thăm bạn bè hồi đó. Ba phải về thăm lại Nhơn Hòa Cồn Cỏ, con à.”
Nói đến đó, ba ứa nước mắt, nắm bàn tay con dặc dặc:
“Mà con cũng phải về với ba nữa Về để cho ba lên tinh thần Về để thấy ba biết xin lỗi mọi người. Về để thấy ba biết nhìn lại cái quê hương của ba cho dầu nó có quê mùa xấu xí bao nhiêu đi nữa. Về để thấy ba chưa đến nỗi là thằng mất gốc.”
(Đến đây, không còn nghe gì nữa )
Xin lỗi ông Con đã ngừng thâu để con khóc. (Rồi giọng cô lạc đi.) Con thương ba con. (Ngừng một lúc).
Thưa ông. Ba má con đều là giáo sư toán, dạy ở lycée. Má con mất hồi con mười tuổi. Bây giờ con làm chủ một tiệm sách ở Bruxelles, ba con dạy ở cách nhà không xa lắm. Một hôm, ba nói:
“Ba được một thằng bạn học hồi ở đại học, người Phi Châu, mời qua xứ nó giúp tổ chức lại hệ trung học. Ba đã OK.”
Rồi ba đưa cho con một phong bì loại A4, nói: “Con ráng tìm cách về Nhơn Hòa Cồn Cỏ, trao cái nầy cho cô Hai Huê nói ba không quên ai hết”.
Con nhìn thấy trên phong bì ba viết: “Mến trả lại Huê, kỷ vật của thời tuổi nhỏ. Cương”. Vậy rồi ba qua Phi Châu làm việc rồi mất ở bển trong mấy trận nội chiến. (Chắc ngừng thâu ở đây nên không nghe gì nữa.)
Thưa ông. Nhờ nghe đọc “Con Rạch Nhỏ Quê Mình” mà con biết được mối tình một chiều của cô Hai Huê, biết được cái khăn mu-soa mà cô Hai đã thêu tặng ba con thuở thiếu thời. Cái khăn đó, bây giờ thì con biết nó đang nằm trong phong bì A4 mà con đang giữ để trả lại cô Hai. Và bây giờ thì con thấy thương cô Hai vô cùng và cũng thấy tội nghiệp ba con vô cùng. (Chỗ nầy giọng cô gái lệch đi, ngừng một chút mới nói tiếp.)
Con nhờ ông giới thiệu con cho bác Sáu Lân, người đã kể chuyện để ông viết về Nhơn Hòa Cồn Cỏ. Con sẽ xin bác Sáu đưa con về đó để con làm theo lời dặn của ba con …
Địa chỉ và số phôn của con như sau:
Melle Nguyên ……
……………………
……………………
Con cám ơn ông.
Con: Sương
* * *
Nhớ lại, cách đây khá lâu, một thằng bạn ở Marseille (miền Nam nước Pháp) gọi điện thoại lên Paris cho tôi, nói:
“Dưới nầy trời tốt, mầy xuống chơi, đi câu với tao. Sẵn dịp, tao giới thiệu mầy cho một ông bạn mới từ Việt Nam qua định cư ở đây. Tao có khoe với ổng là mầy viết lách khá lắm. Ổng nói ổng muốn nhờ mầy viết một chuyện nhỏ ở dưới quê của ổng để ổng tìm một người bạn. Tao thấy coi bộ ngộ à. Xuống, đi.”
Vậy rồi tôi đi Marseille. Sau đó, tôi viết “Con rạch nhỏ quê mình” với câu gởi gắm của ổng:
“Tôi nhờ ông viết lại giùm. Biết đâu chừng thằng Cương sẽ đọc. Để nhắc nó đừng quên con rạch Cồn Cỏ, đừng quên thằng Đực Nhỏ, thằng Lân, con Huê …”
Sau khi nghe CD và ghi chép lại, tôi gọi điện thoại xuống Marseille thì thằng bạn tôi cho hay là ông Lân đã dọn về ở ngoại ô Paris, cách đây mấy năm. Nó cho tôi địa chỉ và số điện thoại của ổng. Vậy rồi ổng và tôi gặp nhau. Tôi kể sơ câu chuyện và đưa cho ổng mượn cái CD. Tôi thấy ổng rơm rớm nước mắt khi nghe tôi nói làm tôi cũng xúc động: người đàn ông hiên ngang, xông xáo trong trận mạc đến nỗi mang hỗn danh “thằng Lân ăn pháo” … vậy mà bây giờ cũng biết ứa nước mắt khi nhận được tin thằng bạn không bao giờ gặp lại.
Khi chia tay, ổng nói: “Cám ơn ông. Nhờ có bài viết của ông mà hôm nay tôi mới có tin của thằng Cương. Tôi sẽ thay nó, đưa con gái nó về thăm Cồn Cỏ Và thắp cho nó ba cây nhang ở đầu vàm để vong hồn nó nương theo đó mà tìm lại con đường vể …”
Thưa ông. Nhờ nghe đọc “Con Rạch Nhỏ Quê Mình” mà con biết được mối tình một chiều của cô Hai Huê, biết được cái khăn mu-soa mà cô Hai đã thêu tặng ba con thuở thiếu thời. Cái khăn đó, bây giờ thì con biết nó đang nằm trong phong bì A4 mà con đang giữ để trả lại cô Hai. Và bây giờ thì con thấy thương cô Hai vô cùng và cũng thấy tội nghiệp ba con vô cùng. (Chỗ nầy giọng cô gái lệch đi, ngừng một chút mới nói tiếp.)
Con nhờ ông giới thiệu con cho bác Sáu Lân, người đã kể chuyện để ông viết về Nhơn Hòa Cồn Cỏ. Con sẽ xin bác Sáu đưa con về đó để con làm theo lời dặn của ba con …
Địa chỉ và số phôn của con như sau:
Melle Nguyên ……
……………………
……………………
Con cám ơn ông.
Con: Sương
* * *
Nhớ lại, cách đây khá lâu, một thằng bạn ở Marseille (miền Nam nước Pháp) gọi điện thoại lên Paris cho tôi, nói:
“Dưới nầy trời tốt, mầy xuống chơi, đi câu với tao. Sẵn dịp, tao giới thiệu mầy cho một ông bạn mới từ Việt Nam qua định cư ở đây. Tao có khoe với ổng là mầy viết lách khá lắm. Ổng nói ổng muốn nhờ mầy viết một chuyện nhỏ ở dưới quê của ổng để ổng tìm một người bạn. Tao thấy coi bộ ngộ à. Xuống, đi.”
Vậy rồi tôi đi Marseille. Sau đó, tôi viết “Con rạch nhỏ quê mình” với câu gởi gắm của ổng:
“Tôi nhờ ông viết lại giùm. Biết đâu chừng thằng Cương sẽ đọc. Để nhắc nó đừng quên con rạch Cồn Cỏ, đừng quên thằng Đực Nhỏ, thằng Lân, con Huê …”
Sau khi nghe CD và ghi chép lại, tôi gọi điện thoại xuống Marseille thì thằng bạn tôi cho hay là ông Lân đã dọn về ở ngoại ô Paris, cách đây mấy năm. Nó cho tôi địa chỉ và số điện thoại của ổng. Vậy rồi ổng và tôi gặp nhau. Tôi kể sơ câu chuyện và đưa cho ổng mượn cái CD. Tôi thấy ổng rơm rớm nước mắt khi nghe tôi nói làm tôi cũng xúc động: người đàn ông hiên ngang, xông xáo trong trận mạc đến nỗi mang hỗn danh “thằng Lân ăn pháo” … vậy mà bây giờ cũng biết ứa nước mắt khi nhận được tin thằng bạn không bao giờ gặp lại.
Khi chia tay, ổng nói: “Cám ơn ông. Nhờ có bài viết của ông mà hôm nay tôi mới có tin của thằng Cương. Tôi sẽ thay nó, đưa con gái nó về thăm Cồn Cỏ Và thắp cho nó ba cây nhang ở đầu vàm để vong hồn nó nương theo đó mà tìm lại con đường vể …”
* * *
Hơn một tháng sau, ông Lân gọi điện thoại cho tôi nói ổng vừa ở Việt Nam về, muốn gặp tôi để trả cái CD và để ổng kể chuyến đi nầy của ổng. Vậy là chúng tôi đã gặp nhau và tôi đã ghi những lời ổng kể …
Con rạch miền Nam.
… Nhờ cái CD ông cho tôi mượn mà tôi liên lạc được con Sương. Tội nghiệp. Biết được là tôi gọi, nó khóc ồ ồ ở đầu dây bên kia. Sau đó, nó kêu tôi bằng “Bác Sáu”, ngọt như tôi là bác ruột của nó vậy. Thấy thương quá.
Vậy rồi hai bác cháu tôi bay về Việt Nam. Ở Sài Gòn chúng tôi mướn một chiếc xe hơi có tài xế để về Nhơn Hòa Cồn Cỏ. Trên xe, tôi nói với con Sương:
“Ở Cồn Cỏ, ba của con không còn bà con gì hết, họ đã dọn lên tỉnh ở mấy chục năm nay. Bây giờ, ba con chỉ còn có một người bạn thân …”
Con nhỏ nói, “Cô Hai Huê”. Tôi gật đầu ờ.
Nó nói tiếp:
Hơn một tháng sau, ông Lân gọi điện thoại cho tôi nói ổng vừa ở Việt Nam về, muốn gặp tôi để trả cái CD và để ổng kể chuyến đi nầy của ổng. Vậy là chúng tôi đã gặp nhau và tôi đã ghi những lời ổng kể …
Con rạch miền Nam.
… Nhờ cái CD ông cho tôi mượn mà tôi liên lạc được con Sương. Tội nghiệp. Biết được là tôi gọi, nó khóc ồ ồ ở đầu dây bên kia. Sau đó, nó kêu tôi bằng “Bác Sáu”, ngọt như tôi là bác ruột của nó vậy. Thấy thương quá.
Vậy rồi hai bác cháu tôi bay về Việt Nam. Ở Sài Gòn chúng tôi mướn một chiếc xe hơi có tài xế để về Nhơn Hòa Cồn Cỏ. Trên xe, tôi nói với con Sương:
“Ở Cồn Cỏ, ba của con không còn bà con gì hết, họ đã dọn lên tỉnh ở mấy chục năm nay. Bây giờ, ba con chỉ còn có một người bạn thân …”
Con nhỏ nói, “Cô Hai Huê”. Tôi gật đầu ờ.
Nó nói tiếp:
“Cô Hai là người ba nhắc thường nhứt và ba hay thở dài nói ba có lỗi với cô Hai nhiều lắm.Thấy ba con như vậy, con cũng nghe đau long, bác Sáu à”.
Thấy thương quá, tôi cầm bàn tay nó bóp nhẹ. Con Sương nhìn cảnh vật bên ngoài nhưng vẫn để bàn tay nó trong long bàn tay tôi. Ông biết không? Tôi không có con, bây giờ, trong cái cầm tay nầy, tôi bỗng cảm thấy như thằng Cương vừa đặt vào tay tôi một đứa con. Trời đất Sao tôi muốn nói, “Sương ơi Từ nay, bác Sáu sẽ thay ba con mà lo lắng bảo vệ con như con là con của bác vậy.” Nhưng thấy có vẻ cãi lương quá nên tôi làm thinh.
Xe ngừng ở chợ Cồn Cỏ. Bác cháu tôi vô chợ nhà lồng đến sạp vải của con Huê thì thấy một cô gái lạ. Cổ nói cổ là cháu kêu con Huê bằng dì và đến đây phụ bán vải từ mấy năm nay. Cổ nói:
“Dì Huê có ở nhà, ông bà vô chơi”.
Chúng tôi đi lần theo con đường nằm dọc bờ rạch. Đường nầy bây giờ được tráng xi-măng sạch sẽ. Tôi nói,
“Nhà cô Hai có cây mù u nằm trước nhà cạnh bờ rạch, dễ nhận ra lắm.”
Đến nơi, thấy còn nguyên như cách đây mấy chục năm: cũng hàng rào bông bụp thấp thấp, qua một cái sân nhỏ là ngôi nhà xưa ngói âm dương, kèo cột gỗ, ba gian hai chái với hàng ba rộng, một bên hàng ba có một bộ ván nhỏ … Tôi hơi xúc động vì bắt gặp lại những gì của thời cũ. Chỉ có bao nhiêu đó thôi – nhỏ xíu – vậy mà sao gợi lại được vô vàn kỷ niệm.
Tôi gọi lớn, “Huê ơi Huê.”
Thấy thương quá, tôi cầm bàn tay nó bóp nhẹ. Con Sương nhìn cảnh vật bên ngoài nhưng vẫn để bàn tay nó trong long bàn tay tôi. Ông biết không? Tôi không có con, bây giờ, trong cái cầm tay nầy, tôi bỗng cảm thấy như thằng Cương vừa đặt vào tay tôi một đứa con. Trời đất Sao tôi muốn nói, “Sương ơi Từ nay, bác Sáu sẽ thay ba con mà lo lắng bảo vệ con như con là con của bác vậy.” Nhưng thấy có vẻ cãi lương quá nên tôi làm thinh.
Xe ngừng ở chợ Cồn Cỏ. Bác cháu tôi vô chợ nhà lồng đến sạp vải của con Huê thì thấy một cô gái lạ. Cổ nói cổ là cháu kêu con Huê bằng dì và đến đây phụ bán vải từ mấy năm nay. Cổ nói:
“Dì Huê có ở nhà, ông bà vô chơi”.
Chúng tôi đi lần theo con đường nằm dọc bờ rạch. Đường nầy bây giờ được tráng xi-măng sạch sẽ. Tôi nói,
“Nhà cô Hai có cây mù u nằm trước nhà cạnh bờ rạch, dễ nhận ra lắm.”
Đến nơi, thấy còn nguyên như cách đây mấy chục năm: cũng hàng rào bông bụp thấp thấp, qua một cái sân nhỏ là ngôi nhà xưa ngói âm dương, kèo cột gỗ, ba gian hai chái với hàng ba rộng, một bên hàng ba có một bộ ván nhỏ … Tôi hơi xúc động vì bắt gặp lại những gì của thời cũ. Chỉ có bao nhiêu đó thôi – nhỏ xíu – vậy mà sao gợi lại được vô vàn kỷ niệm.
Tôi gọi lớn, “Huê ơi Huê.”
Trong nhà chạy ra một người đàn bà tóc bạc nhìn tôi rồi la lên: “Trời Đất Anh Lân.”
Tuy cô ta đang nhăn mặt vì xúc động, tôi vẫn nhận ra là Huê. Không kềm được nữa, Huê và tôi cùng bước tới nắm tay nhau vừa dặc dặc vừa nói “Trời Đất, Trời Đất” mà không cầm được nước mắt.
Một phút sau, Huê buông tay tôi ra quay sang con Sương, hỏi: “Còn ai đây?”
Tôi nói: “Con Sương, con thằng Cương.”
Nó hỏi: “Còn anh Cương đâu?”
Con Sương thả rơi ba-lô xuống đất, bước lại phía con Huê, nói, “Ba con chết rồi, cô Hai ơi.”
Con Huê chỉ nói được có một tiếng “Chết” rồi xiêu xiêu muốn quị xuống. Con Sương phóng tới đỡ con Huê, nói, “Cô Hai ơi.” Rồi hai cô cháu ôm nhau khóc nức nở.
Tôi đứng tần ngần một lúc mới bước lại đặt tay lên vai Huê bóp nhẹ, “Tại cái số hết, Huê à. Thằng Cương đang dạy ở bên Bỉ, mắc gì mà qua Phi Châu làm việc để rồi chết mất xác trong chiến tranh ở bên đó. Tại cái số hết Phải chịu vậy thôi.”
Con Sương dìu Huê lại ngồi ở bực thềm, vói tay mở ba-lô lấy phong bì A4, nói: “Ba con gởi cái nầy cho cô.”
Huê cầm phong bì, nheo mắt đọc rồi lắc đầu nhè nhẹ, “Chắc là cái khăn mu-soa.
Tuy cô ta đang nhăn mặt vì xúc động, tôi vẫn nhận ra là Huê. Không kềm được nữa, Huê và tôi cùng bước tới nắm tay nhau vừa dặc dặc vừa nói “Trời Đất, Trời Đất” mà không cầm được nước mắt.
Một phút sau, Huê buông tay tôi ra quay sang con Sương, hỏi: “Còn ai đây?”
Tôi nói: “Con Sương, con thằng Cương.”
Nó hỏi: “Còn anh Cương đâu?”
Con Sương thả rơi ba-lô xuống đất, bước lại phía con Huê, nói, “Ba con chết rồi, cô Hai ơi.”
Con Huê chỉ nói được có một tiếng “Chết” rồi xiêu xiêu muốn quị xuống. Con Sương phóng tới đỡ con Huê, nói, “Cô Hai ơi.” Rồi hai cô cháu ôm nhau khóc nức nở.
Tôi đứng tần ngần một lúc mới bước lại đặt tay lên vai Huê bóp nhẹ, “Tại cái số hết, Huê à. Thằng Cương đang dạy ở bên Bỉ, mắc gì mà qua Phi Châu làm việc để rồi chết mất xác trong chiến tranh ở bên đó. Tại cái số hết Phải chịu vậy thôi.”
Con Sương dìu Huê lại ngồi ở bực thềm, vói tay mở ba-lô lấy phong bì A4, nói: “Ba con gởi cái nầy cho cô.”
Huê cầm phong bì, nheo mắt đọc rồi lắc đầu nhè nhẹ, “Chắc là cái khăn mu-soa.
Huê xé phong bì lấy khăn ra cầm hai góc khăn đưa lên nhìn: khăn còn thẳng nếp, chưa có dấu hiệu xử dụng. Huê nhăn mặt, đưa khăn lau nước mắt của mình rồi sang qua lau nước mắt của con Sương làm nó cảm động nấc lên khóc.
Huê nói,
“Khăn nầy cô thêu tặng cho ba của con, nhưng không có duyên nên khăn lại trở về. Bây giờ, cô tặng cho con để kỷ niệm ngày cô cháu mình gặp nhau.”
Con Sương cầm lấy khăn rồi ngả đầu vào vai Huê, nói, “Con cám ơn cô Hai.”
Huê vừa gật đầu vừa choàng tay ôm con Sương lắc nhè nhẹ như vỗ về đứa con. Tôi bước ra bờ rạch ngồi cạnh gốc cây mù u đốt thuốc hút. Tôi thấy trên thân cây có đóng một cây đinh dài đã rỉ sét đen thui, vắt lên cây đinh là một cuộn dây dừa cũ mèm như muốn mục. Tôi nghĩ chắc con Huê nó làm như vậy, nó vốn nhiều tình cảm và giàu tưởng tượng. Nó có ý nói con thuyền ngày xưa đã bỏ bờ đi mất, nếu một mai có trôi về được thì cũng có sẵn dây để cột con thuyền vào gốc cây mù u …
Tôi đốt thêm một điếu thuốc rồi đặt lên cuộn dây dừa, vái lâm râm,
“Khăn nầy cô thêu tặng cho ba của con, nhưng không có duyên nên khăn lại trở về. Bây giờ, cô tặng cho con để kỷ niệm ngày cô cháu mình gặp nhau.”
Con Sương cầm lấy khăn rồi ngả đầu vào vai Huê, nói, “Con cám ơn cô Hai.”
Huê vừa gật đầu vừa choàng tay ôm con Sương lắc nhè nhẹ như vỗ về đứa con. Tôi bước ra bờ rạch ngồi cạnh gốc cây mù u đốt thuốc hút. Tôi thấy trên thân cây có đóng một cây đinh dài đã rỉ sét đen thui, vắt lên cây đinh là một cuộn dây dừa cũ mèm như muốn mục. Tôi nghĩ chắc con Huê nó làm như vậy, nó vốn nhiều tình cảm và giàu tưởng tượng. Nó có ý nói con thuyền ngày xưa đã bỏ bờ đi mất, nếu một mai có trôi về được thì cũng có sẵn dây để cột con thuyền vào gốc cây mù u …
Tôi đốt thêm một điếu thuốc rồi đặt lên cuộn dây dừa, vái lâm râm,
“Cương ơi Mầy có linh thiên thì về đây hút với tao một điếu thuốc.”
Tự nhiên, tôi ứa nước mắt.
Khi tôi trở vô nhà thì cô cháu tụi nó ngồi cạnh nhau trên bộ ván, nói chuyện coi bộ tương đắc. Thấy tôi, Huê nói để vô làm cơm cùng ăn. Tôi từ chối vì phải về trả xe. Huê xin cho con Sương ở lại chơi với nó mươi hôm, còn con Sương thì hớn hở, “Bác Sáu đừng lo. Con về một mình được.”
Tôi bằng lòng, nhưng đề nghị cùng ra đầu vàm thắp ba cây nhang cho thằng Cương. Con Huê vô nhà lấy nhang và một tấm ni-long để ra đó trải cho ba người ngồi. Khi đi ngang cây mù u, con Huê bước lại gốc cây lấy cuộn dây dừa liệng xuống rạch, rồi phủi tay đi.
Sau khi cúng vái ở đầu vàm, cô cháu nó đưa tôi ra xe. Nhìn tụi nó cập tay nhau mà thấy thương quá, ông ơi.
* * *
… Bây giờ thì cô Sương đã đem cô Huê qua Bỉ ở với cổ. Nghe ông Lân nói hai cô cháu rất “tâm đồng ý hợp.” Còn chiếc khăn mu-soa thêu thì ông Lân nói cô Sương đã cho lộng vào một khuôn kiếng rất đẹp treo ở phòng khách, ở một vị trí mà ai bước vào cũng phải thấy.
Tự nhiên, tôi ứa nước mắt.
Khi tôi trở vô nhà thì cô cháu tụi nó ngồi cạnh nhau trên bộ ván, nói chuyện coi bộ tương đắc. Thấy tôi, Huê nói để vô làm cơm cùng ăn. Tôi từ chối vì phải về trả xe. Huê xin cho con Sương ở lại chơi với nó mươi hôm, còn con Sương thì hớn hở, “Bác Sáu đừng lo. Con về một mình được.”
Tôi bằng lòng, nhưng đề nghị cùng ra đầu vàm thắp ba cây nhang cho thằng Cương. Con Huê vô nhà lấy nhang và một tấm ni-long để ra đó trải cho ba người ngồi. Khi đi ngang cây mù u, con Huê bước lại gốc cây lấy cuộn dây dừa liệng xuống rạch, rồi phủi tay đi.
Sau khi cúng vái ở đầu vàm, cô cháu nó đưa tôi ra xe. Nhìn tụi nó cập tay nhau mà thấy thương quá, ông ơi.
* * *
… Bây giờ thì cô Sương đã đem cô Huê qua Bỉ ở với cổ. Nghe ông Lân nói hai cô cháu rất “tâm đồng ý hợp.” Còn chiếc khăn mu-soa thêu thì ông Lân nói cô Sương đã cho lộng vào một khuôn kiếng rất đẹp treo ở phòng khách, ở một vị trí mà ai bước vào cũng phải thấy.
No comments:
Post a Comment