Tấm lòng của Ban Tù Ca Xuân Ðiềm với 15 năm hoạt động
Monday, December 08, 2008
Nhạc Sĩ Xuân Ðiềm với cây đàn tự tạo trong trại tập trung "cải tạo" mang theo anh lên sân khấu đấu tranh từ mười lăm năm nay.
Lâu nay các bạn thường nghe tới Ban Tù Ca Xuân Ðiềm trong các buổi sinh hoạt ca nhạc tranh đấu của cộng đồng, ban nhạc này đã trình diễn nhiều nơi trong các sinh hoạt cộng đồng như Washington DC, Houston, San José, và tại Little Saigon. Tưởng Niệm 30 Năm Quốc Hận, trong chương trình "Ðấu Tranh cho Tự Do Việt Nam" tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, Ban Tù Ca đã hiện diện và trình bày hợp ca bài "Tôi Phải Ði Dựng Ngọn Cờ Vàng", một nhạc phẩm của nhạc sĩ Xuân Ðiềm viết cho chiến dịch Cờ Vàng đã được phát động rộng rãi khắp thế giới, những nơi có người Việt tỵ nạn Cộng Sản định cư..
Mới đây trong ngày Hội Ngộ Cựu Tù Nhân Chính Trị tại Dallas Ft, Worth, ban Tù Ca Xuân Ðiềm cũng đã hiện diện trong ba ngày gặp gỡ với những ca khúc đấu tranh hát cho bạn tù và những nhạc cảnh đã gây xúc động cho hàng nghìn người tham dự.
Ban Tù Ca Xuân Ðiềm đã mang lại một không khí mới trong các buổi trình diễn, khí thế của những bản hùng ca vang bóng một thời của dòng nhạc Chính Huấn của Quân Lực VNCH. Trưởng Ban Tù Ca này, không ai xa lạ, chính là Lê Xuân Ðiềm, người tù có gần tám năm bị giam cầm trong các trại "cải tạo", đã suốt trong mười hai năm nay, liên tục sáng tác trên 150 bài hát theo những chiến dịch đấu tranh của hải ngoại cho tự do và nhân quyền tại quê nhà.
Ban Tù Ca lúc đầu là tài tử, kết hợp một số anh em sinh hoạt trong chương trình phát thanh "Anh Vẫn Sống" của Nguyên Huy và một số anh em cựu tù Gia Rai Xuân Lộc Z.30A trên đài Little Saigon. Sau khi chương trình này chấm dứt, họ sắt son, gắn bó với nhau vì lý tưởng và trở thành một ban hợp ca độc đáo trong các buổi trình diễn văn nghệ.. Hai tiếng "Tù Ca" đã khẳng định họ là những giọng hát khởi đi từ ngục tù Cộng Sản, đang ươm mầm đấu tranh ở hải ngoại, với một tinh thần đáng cổ vũ, khâm phục. Tất cả các bạn này là cựu tù nhân chính trị hoặc liên hệ gia đình với cựu tù nhân chính trị và gồm gần ba thế hệ. Thiết nghĩ cũng nên điểm qua giọng hát của những bạn trong Ban Tù Ca, đã từng tạo hùng khí và hâm nóng nhiệt tình yêu nước qua những buổi trình diễn bất vụ lợi, không có thù lao từ mười lăm năm nay:
- Thanh Liễu (chị Xuân Ðiềm), Bích Thuận, Kim Chi, Minh Nguyệt, Ngọc Thanh, Minh Nguyệt, Kim Vân, Lan Hương, Mỹ Lý, Xuân Thi, Thi Hà, Phương Thảo, Mây Lan, Hoàng Yến, Tuyết Mai, Thái Hằng, Phương Lưu, Thảo Ly và Mai Trâm.
- Xuân Ðiềm, Việt Tiến, Ðoàn Khôi, Trần Gia Toản, Ðức Tuấn, Khánh Vân, Hoàng Nam, Vũ Hùng, Vũ Khang, Ngọc Ðăng, Tuấn Khải, Xuân Thanh, Ðình Ðông, Nguyễn Thiêm, Trần Quang, Như Hải, Dương Cơ, Phạm Quỳnh, Quang An, Hoàng Ðại, Nguyễn Lữ, Công Hóa.
Qua quá trình sáng tác và trình diễn của Ban Tù Ca, trong vòng mười lăm năm, Xuân Ðiềm và bạn bè đã cho ra đời 15 CD nhạc đấu tranh cho tổ quốc và người chiến sĩ mang tên: Anh Phải Sống, Vang Vang Tình Việt Nam, Sứ Mạng, Tình Quê Tình Người, Bà Mẹ Hai Con, Con Có Một Tổ Quốc, Tưởng Niệm Chiến Sĩ Tự Do,Tình Thu Trên Cao, Việt Nam Tổ Quốc Nghìn Năm, Hùng Sử Việt, Ta Về, Tôi Phải Ði Dựng Ngọn Cờ Vàng, Khối 840, Ngày Áo Trắng Cho Tự Do, Ðóa Hồng Vang Ánh Thép.
Nhạc sĩ Xuân Ðiềm theo học khóa 5/68 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức. Ra trường, ông được chuyển về Tiểu Khu Bình Dương, đã từng nắm Ðại Ðội ÐPQ 314 thuộc Liên Ðoàn 31, trấn đóng cầu Phú Lương và hành quân trong các vùng Phú Hòa Ðông, Chiến Khu D, Phú Gia... Sau đó, Xuân Ðiềm được Nha Ðộng Viên Bộ Quốc Phòng thuyên chuyển về Bộ, vì trước khi nhập ngũ, ông chính là tác giả bài nhạc "Tiếng Nói Ðộng Viên" mà chúng ta vẫn thường nghe trên Ðài Truyền Hình số 9 và Ðài Phát Thanh Quân Ðội. Cấp bậc và chức vụ cuối cùng của Xuân Ðiềm là đại úy trưởng ban Tài Nguyên Vật Lực Nha Ðộng Viên.
Sau tháng 4-1975, Xuân Ðiềm cũng như những sĩ quan miền Nam khác, đã trình diện "đi học tập cải tạo" vào tháng 6-1975 và đã ở gần 8 năm tù qua các trại tập trung Hốc Môn, Phú Quốc, Ðồng Ban, Bà Ðen, Bùi Gia Phúc, Z 30 D Hàm Tân. Tại trại Thành Ông Năm Hốc Môn, trong lúc sinh hoạt thường ngày của tù nhân chưa đi vào khắc nghiệt, Xuân Ðiềm đã mày mò kiếm trên bãi quân xa của Liên Ðoàn 5 Công Binh cũ, với cái bình lọc gió của xe Jeep, cái chân bàn bi-da trong câu lạc bộ, các loại dây điện thoại, ông đã làm thành một cái đàn để tiêu khiển và làm vui bạn tù trong những ngày tháng sa cơ. Âm thanh của cây đàn này không qua khỏi đôi tai đang lắng nghe và đôi mắt nhòm ngó của bọn vệ binh, do đó Xuân Ðiềm đã mất toi một công trình "nghệ thuật" khá công phu. Ông lại kiên nhẫn làm cây đàn thứ hai, lần này thân đàn làm bằng đầu vỏ bom, phần bụng là thau nhôm đựng cơm, phần lưng là dĩa nhôm đựng thức ăn từ nhà bếp. Lần này, may mắn hơn, khi chuyển trại đi Phú Quốc, ông đã mang theo được cây đàn và từ đó, cho đến hôm nay, tại hải ngoại, cây đàm "banjo" không rời Xuân Ðiềm nửa bước, như chúng ta đã nhìn thấy "nó" và "nhạc sĩ tù ca" trên sân khấu.
Trong thời gian chồng đi tù, chị Thanh Liễu, vợ ông cũng như bao nhiêu người vợ tù khác, đã sống qua những ngày cơ cực để có thể nuôi con và thăm chồng, chị phải làm và bán bánh chuối, hột vịt lộn và bán hủ tiếu lề đường. Chính nơi lề đường này, người cựu tù Xuân Ðiềm đã trở thành người "phụ việc đắc lực" cho vợ trong những ngày mới ra trại trở về nhà.
Sang Hoa Kỳ trong danh sách H.O.18, Xuân Ðiềm cũng dành thời giờ để sáng tác, tập dượt chuẩn bị trình diễn cho Ban Tù Ca của ông trong các chương trình ca nhạc đấu tranh.
Ngày nay, tên tuổi của Xuân Ðiềm gắn liền với Ban Tù Ca, cũng như cây đàn mang từ tù ngục gắn liền với người nhạc sĩ luôn luôn hiện diện với anh trong các buổi trình diễn trên khắp nước Mỹ.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog Archive
-
▼
2008
(358)
-
▼
December
(31)
- Tại sao cho đến ngày hôm nay CSVN vẫn còn ngồi đó ...
- Tình Nghĩa, Nghĩa Tình Khôi AnDec 27, 2008 Tôi đã ...
- ĐẦU HẠT TIÊU & LƯỠI LOÀI RẮN Đinh Lâm Thanh ‘Ph...
- BA DÒNG NƯỚC MẮT phạmtínanninh Tôi vô cùng ngạc ...
- Thèm Người Trong Nước December 20, 2008 Lời Gi...
- Các Nước Bắc Âu Theo Chủ Nghĩa Xã Hội (Socialism)?...
- Về Giải Nobel Hoà Bình Một Năm Xưa. Phạm thắng VũO...
- Câu Chuyện Little Saigon (Đoạn kề cuối) ----------...
- Lê thị Bích NgọcPHẠM HOÀNG CHƯƠNGLê thị Bích Ngọc ...
- THIÊN LÝHUYỀN THOẠI THỊNH HƯƠNGNăm 1976, tôi làm t...
- Bối cảnh đằng sau vụ án các nhóm ăn cắp hoành hành...
- Chối Bỏ Quá Khứ Bùi văn Quý -Việt Tân, Việt ...
- NHỮNG CHIẾN BINH ĐÁNG GHI NHỚ TRONG CUỘC CHIẾN VIỆ...
- Tấm lòng của Ban Tù Ca Xuân Ðiềm với 15 năm hoạt đ...
- Cái chết trong ngày Giáng Sinh! Lữ Giang Bất chợt,...
- Một thời để nhớNguyên Huy Nếu lấy mốc thời gian ...
- BĂNG ĐẢNG NG. CHÍ THIỆN: MỘT Ổ RẮN ĐỘC ĐÃ MAI PHỤC...
- Cộng đồng Việt Nam San Jose đã đi đúng đường khi q...
- SEATTLE: HẾT TỪ THIỆN ĐẾN CỨU LỤT!?Tuấn PhanTin Si...
- HẢI ĐẢO BUỒNNGUYÊN SANGĐảo Phú quốc! Trong binh ch...
- Người VN đầu tiên đắc cử dân biểu liên bang Hoa Kỳ...
- VỎ BỌC " ĐOÀN KẾT" BIẾN CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO...
- " NÀNG BIẾT" ĐƯỜNG LÊN CÕI " NIẾT BÀN?" - TRƯƠ...
- CÂY ALOE VERAThầy lang vô danh (Tên khác: Cây dứa ...
- Peter Trần văn Nhơn, Người vừa lên đường, không tr...
- Về Việt Nam "ĂN NHẬU" món gì ?!Tuấn LinhVào đầu th...
- TRẬN ÐÁNH ÐỨC LẬP (Giải Ba cuộc thi Bút Ký Chiến T...
- Đà Lạt Trời Mưa Tôi đến Đà Lạt đúng vào một ngày...
- NGHỀ ĂN XIN CỦA VIỆT CỘNGĐinh Lâm ThanhParis 30.11...
- Tâm như thủy !!! Cách đây hai năm vào ngày sinh n...
- CON RỄ THỦ TƯỚNG Con rễ của Thủ tướng Nguyễn Tấn D...
-
▼
December
(31)
No comments:
Post a Comment