Hai anh em ruột, cùng một xuất phát, 25 năm sau: Một là Triệu Phú, Một là Homeless
Hôm nay tôi muốn chia sẻ câu chuyện có thật, từ đó rút ra bài học dạy con mà người Việt chúng ta mắc phải rất nhiều (nhất là văn hoá trọng nam khinh nữ xa xưa, còn nay thì nhiều cha mẹ Việt không phân biệt nam nữ nữa, mà là đội tụi nó lên đầu, chiều chuộng, tôn vinh, bao bọc quá mức. Thành ra chúng nó nếu có thành công học hành sự nghiệp đi nữa, thì lại coi cha mẹ không ra gì, không appreciate những gì cha mẹ hi sinh cho tụi nó. Còn không thì rất nhiều thanh niên Mỹ gốc Việt hiện nay 40 tuổi vẫn sống dựa dẫm gia đình hoặc chính phủ, không việc làm ổn định, không plan hoạch định tương lai và vô ý chí).
Tóm tắt câu chuyện:
Ivan năm nay 55 tuổi, là một Triệu Phú người UK, còn David 54 tuổi, đang sống trong cảnh bần hàn vô gia cư.
Hơn 50 năm về trước, họ sinh ra trong cùng một gia đình, dưới cùng một mái nhà, cùng cha mẹ, cùng xuất phát điểm, cùng 1 nền giáo dục.
Chỉ KHÁC một điều: Cậu anh trai phải làm đủ thứ việc từ nhỏ, còn cậu em trai, được cha mẹ nuông chiều, không phải làm gì cả, thậm chí cơm bưng nước rót tận miệng.
Quý vị có thể đọc nguyên câu chuyện tại đây:
Xem video tiếng Anh tại đây:
Cậu anh trai vì làm đủ thứ việc, quen với vất vả và thử thách, nên từ khi còn nhỏ đã sống nề nếp, kỷ luật, và có ý chí tiến thủ. Cậu biết chỉ có nỗ lực mới thay đổi và quyết định vận mệnh mình. Ngay từ khi 20 tuổi cậu đã lập công ty và sau đó bán lại với giá $1M, rồi tiếp tục con đường kinh doanh của mình.
Trong khi anh trai trở thành triệu phú với 5 cái nhà bự và nhiều mối quan hệ trong giới thượng lưu ở tuổi 27, thì cậu em lúc đó mới ăn chơi chán chường và quyết định làm lại từ đầu bằng việc : đi học đại học. Nhưng rồi học cũng chẳng tới đâu, cậu bỏ giữa chừng và đi làm nhiều nghề tay chân khác nhau. Làm ở đâu cậu cũng thấy khônv phù hợp với luật lệ công ty, vì cậu từ nhỏ được nuông chiều, sống vô kỷ luật, vô ý chí, sinh hoạt không đúng giờ, đồ đạc bạ đâu vứt đó, bừa bãi cẩu thả và luôn cãi lại cha mẹ, cho là mình luôn đúng... Do vậy, cậu không làm được ở đâu quá vài tháng... Dần dần, David trở thành kẻ không thu nhập ổn định, sống trong một chiếc xe van không toilet, không bồn tắm. Tức là homeless.
David không thừa nhận kết cục của cs thảm hại ngày hôm nay là do chính mình. Anh ta đổ lỗi tại người giàu bóc lột người nghèo, cho rằng Ivan là gã "nhà giàu đạo đức giả" khi thấy Ivan tích cực quan tâm tới các vấn đề giải quyết việc làm xoá nghèo cho những người thuộc tầng lớp ăn bám xã hội mà đang trong độ tuổi lao động.
David suốt ngày tiếp xúc với giới nghèo khổ, đầu đường xó chợ và hút chích, vô công rồi nghề, do đó, đi đâu cũng thấy cuộc sống đầy những tiêu cực: họ nói về chuyện bất công xã hội, về bọn nhà giàu hút máu dân lao động, về chuyện thiếu thốn bệnh tật, không nhà, về những thứ rác rưởi và bần hàn.
Trong khj đó, Ivan giao tiếp với những giới doanh nhân, những người thực sự mang lại cơ hội làm ăn và có khả năng giải quyết những vấn nạn xã hội bằng cái nhìn tích cực.
Cho đến một ngày, Media UK gặp cả 2 người và đề nghị hoán đổi vị trí cho nhau trong 4 ngày. David được ở nhà villa, đi xe sang của ông anh trai. Đổi lại Ivan sống homeless trong xe van của cậu em.
Sau 4 ngày, David đã biết thế nào là cuộc sống giàu sang và đó là kết quả của sự làm việc không mệt mỏi của anh trai. David cũng nhận ra, anh trai đã lén tài trợ cho các khoản lương mà David đi "phụ hồ" tại một cty xây dựng trong suốt thời gian trước đây, khi cậu ta làm lâu nhất được 10 tháng và luôn nhận lương cao hơn người khác. David đã tự nhận lỗi về mình khi đẩy cuộc đời tới mức bần hàn, không đổ lỗi tại người giàu nữa.
Còn Ivan nói với truyền thông rằng 4 ngày sống trên xe van của em trai, no toilet, no shower, tiếp xúc với toàn cảnh homeless nghèo khổ thật là một điều khủng khiếp. Ivan kết luận việc David trở thành bi kịch như hôm nay là vì:
1/ Lười biếng, lúc nhỏ được cha mẹ nuông chiều
2/ Sống vô kỷ luật
3/ Luôn cho mình là đúng và đổ lỗi cho xung quanh (tự phụ)
4/ Không có ý chí quyết tâm & nỗ lực.
Và tất nhiên không có hoach đinh gì cho tương lai, tới đâu hay tới đó.
FB Tam An
No comments:
Post a Comment