Wednesday, November 30, 2022

HHS Whistleblower Says Government Complicit in Trafficking; Child Admits Being ‘Pimped’ by Sponsor



Tuesday, November 29, 2022

Không Khóc Vào Thanksgiving.

Bốp! Chát! Uỵch!

Những cú đấm, bạt tay liên tiếp làm tôi chao đảo. Và ngã dập xuống với những cú đá không chút thương tiếc.

— Đừng, đừng mà… Dừng lại đi…Tôi hét lên trong cơn hoảng loạn.

— Tỉnh lại đi mẹ, mẹ ơi!

— Mẹ ơi!

Tôi mở mắt, choàng dậy hốt hoảng nhìn quanh. Hai đứa con đang nước mắt ngắn dài ôm lấy tôi.
— Mình đi thôi mẹ ơi.

Vuốt tóc con gái lớn và kéo con gái út vào lòng, tôi nói nhẹ tênh:
— Ừ, để mẹ soạn hành lý rồi mình đi thôi.

Mâu thuẫn bắt đầu từ đâu? Từ những huyễn hoặc vẽ vời của người nhà còn ở lại Việt Nam, để hoang tưởng về một nơi mình đã quyết tâm rời bỏ, hay từ tâm trạng ăn xổi ở thì, để nản lòng, nhụt chí với cuộc sống bình yên hiện tại.

— Ky cóp như vầy thì biết chừng nào mới giàu lên được. Về đó bỏ vốn đầu tư đất, là một bước lên đời ngay. Chồng tôi hùng hồn thuyết phục.

Và khi tôi cản ngăn, anh gay gắt bực bõ:
— Đàn bà thật nông cạn.

Sự căng thẳng từng ngày cuốn trôi đi hạnh phúc. Phải khó khăn lắm, tôi mới có thể hiểu được người chồng mình yêu thương không còn nữa, và trong hình hài thân thuộc đó, là một con người hoàn toàn khác— ích kỷ, tàn nhẫn và bạo lực.

Bằng thái độ bình tĩnh và nhẹ nhàng, tôi nói với chồng về quyết định của mình. Ngày hôm sau tôi sẽ ra đi cùng hai con, và chồng tôi có thể làm những gì anh muốn, dù là ở lại hay về nước cũng tuỳ anh.

— Ừ, thôi thì coi như chúng ta tạm thời ly thân, để có thời gian suy nghĩ. Còn đơn ly hôn, anh giữ đây, khoan hẵng nộp. Chồng tôi nói.

Tôi đồng ý với giải pháp của anh và mong rằng sẽ có một ngày anh thay đổi.

Vì thật ra, sâu xa trong tâm hồn, tôi không hề muốn buông bỏ mái ấm của mình.

Hành lý của ba mẹ con đã chuẩn bị xong từ lâu, mà tôi vẫn còn lần khân mãi. Nhưng rồi cũng đến lúc phải rời đi. Tôi khoá cửa, đứng nhìn lần cuối ngôi nhà thân yêu một thời của gia đình mình.

Thảm cỏ xơ xác và những bông hoa Hồng đã úa tàn vì giá lạnh của mùa đông. Tôi sẽ không kịp nhìn màu xanh mươn mướt của những chiếc lá và những đóa hoa nở bừng rực rỡ khi mùa Xuân đến.

Gió lẻ lùa từng cơn buôn buốt. Dường như cái gì lẻ loi cũng buồn não, ngay cả ngọn gió hắt hiu.

Giờ này, trong những ngôi nhà ấm áp, mọi người đang chuẩn bị cho bữa ăn tối. Những khung cửa sổ thắp sáng ánh đèn.

— Mẹ lên xe đi. Con gái lớn nắm lấy tay tôi.

Chiếc xe trôi đi vào khoảng tranh tối tranh sáng của chạng vạng cuối ngày, về một nơi xa xôi không có ai chờ đợi.

Atlanta là nơi tôi chọn đến. Đơn giản một điều, vì nơi đó có nhiều người Việt. Công việc cũng dễ tìm. Bởi các tiệm Nails thì đầy trong thành phố. Hằng ngày tôi đi làm từ sáng và trở về khi tối mịt. Hai con có school bus đưa đón đến trường. Cuộc sống cũng tạm qua ngày, cho dẫu buồn và bấp bênh.

Thi thoảng hai đứa nhỏ vẫn chuyện trò với ba qua điện thoại. Những lúc đó, trái tim tôi đau nhói như ngàn mũi kim châm.

Nhưng điều tôi không ngờ, là chồng tôi đã rút hết tiền dành dụm trong tài khoản chung, chỉ để lại vài ngàn, và đã nộp đơn ly hôn.

Biết rõ tất cả nằm trong sự xếp đặt của anh, tôi chỉ thấy xót xa, đón nhận phần thua thiệt mà không tranh chấp, khiếu nại gì.

Thủ tục ly dị hoàn tất nhanh chóng với sự đồng thuận cả đôi bên. Chỉ lướng vướng vấn đề “Child support”. Anh viện đủ lý do để không phụ cấp cho con bé mỗi tháng. Cứ dằng dai như vậy vài lần, thì tôi thôi, khi nhìn con buồn hiu, ngân ngấn nước mắt:

— Con là gánh nặng của ba mẹ phải không?

Tôi vùi đầu vào mái tóc non tơ của con:
— Không phải đâu. Các con là báu vật của mẹ . Từ nay, mẹ sẽ cố gắng một mình nuôi con khôn lớn.

Chặng đường trước mặt còn gian truân lắm. Nhưng tôi nhủ lòng sẽ vượt qua vì tương lai của các con. Đâu đó trong tiềm thức, nghe văng vẳng đắng đót tiếng ru hời:

Tưởng giếng nước sâu tôi nối sợi dây dài
Nào ngờ giếng nước cạn tôi tiếc hoài sợi dây “.

Hơn năm trời tôi đầu tắt mặt tối làm việc, tay cầm máy chạy bột đến mỏi mê, mặt cúi xuống không biết bao nhiêu lần trên chân khách để làm Pedicure.

Đôi lúc chạnh lòng nhớ một thời đứng trên bục giảng, với áo dài, phấn trắng, bảng đen. Đôi lúc chạnh lòng khi nghe học trò cũ xót xa thăm hỏi :Tội nghiệp cô quá. Qua bên đó cô phải làm Nails kiếm sống sao cô?

Nước mắt nuốt ngược vào trong. Lặng lẽ từng ngày, từng ngày qua nhìn con mà bước tới. Còn có chọn lựa nào khác khi con chỉ biết tựa vào mỗi một bờ vai chông chênh của mẹ?

Tuần lễ bảy ngày, công việc cuốn tôi đi, không có cả thời gian chăm sóc hai con. Buổi tối về nhà, thấy các con chong mắt đợi, như chim non trong tổ chơ vơ giữa cơn giông tố ngóng chim mẹ còn mải miết tìm mồi. Con có cha có mẹ, mà vất vưởng như trẻ mồ côi. Xót con, tôi chiu chắt từng ngày lương, từng đồng tips. Với chút tiền dành dụm đó, tôi dự định sẽ vay thêm ngân hàng một ít, chắc cũng đủ vốn để sang một tiệm Nails. Dĩ nhiên, tiệm sẽ nhỏ và xa xa thành phố.

Dự định như vậy, tôi bớt một ngày làm việc, dành mỗi Chúa nhật cùng hai con đi xem tiệm. Vài tháng rong ruổi như thế, cuối cùng tôi cũng mua được một tiệm Nails ở Augusta. Cuộc sống của mẹ con tôi nhờ thế cũng ổn định hơn. Các con sau giờ học đến tiệm giúp mẹ và học bài. Nhìn con lớn lên theo thời gian, với tôi đã là hạnh phúc — niềm hạnh phúc đơn sơ của một người mẹ.

Tháng 8 năm 2009…

Kinh tế suy thoái khiến mọi người dè sẻn hơn trong việc chi tiêu. Lượng khách giảm đi nhiều, mọi phí khoản dù tôi cố gắng chắt chiu cũng thiếu trước hụt sau. Số tiền dành dụm ít ỏi cứ vơi dần, vơi dần. Nỗi lo âu trĩu đầy cả trong giấc ngủ.

Trong tình cảnh đó, má lại trở bệnh nặng. Gọi điện về nhà, tôi nghe tiếng má run run, yếu ớt:

— Má nhớ con lắm.

Tôi nén tiếng khóc:
— Dạ… Má cố khỏe đi, con sẽ về thăm má.

Lời hứa hẹn khó khăn buông xuống từng từ. Lòng như ai xát muối mà đường về sao xa xăm diệu vợi.

Rồi một ngày má thôi chờ đợi tôi. Điện thoại reo đổ hồi giữa đêm khuya.

— Chị ơi, má mất rồi.

— Ngày mai là an táng má rồi. Ba nhắn chị đừng về, vì cũng không kịp đâu. Ráng dành dụm, lo cho hai đứa nhỏ.

Bàn tay tôi run rẩy, chiếc điện thoại trượt khỏi tay rơi xuống.

Những hình ảnh của má nhoà trong nước mắt…

Có con bé lủn cũn nắm chặt tay má. Vào chợ, hết ghé hàng chè lại vòi qua hàng nơ kẹp, cười tít mắt, nhe cả hàm răng sún. Có con bé mải chơi dầm mưa bị cảm, suốt đêm mớ gọi má ơi. Có dáng má cúi xuống chườm khăn mát lên trán con, ngọt ngào dỗ dành đổ từng muỗng thuốc…

Có bóng má mặc áo dài đen, choàng khăn lầm lũi đi trong mưa. Tôi chạy theo gọi má ơi, má ơi khản cổ, nhưng má vẫn không dừng lại. Má cứ đi, đi mãi. Xa, xa dần rồi mất hút. Mưa giăng mù trời, sấm chớp giăng giật át cả tiếng gào hét của tôi…

Bàng hoàng tỉnh dậy, tôi nghe tiếng mưa rả rích lẫn tiếng cành lá va vào khung cửa kính theo ngọn gió lùa mạnh từng cơn. Lòng tôi xót xa bao nỗi nhớ thương. Ngày xưa, mỗi khi trời trở lạnh, má khoác áo len và ủ tôi vào lòng. Má giữ ngọn lửa ấm trong ngôi nhà nhỏ, để tôi bình an dù ngoài kia mưa gió bão bùng. Nhưng giờ này trong lòng đất lạnh, má nằm đó một mình cô độc, lẻ loi với tiếng giun dế rầm rì. Đêm nơi nghĩa trang buồn và hiu hắt biết bao nhiêu. Sao tôi không làm được gì, dù chỉ là đến đó thắp cho má nén hương trầm hay ngọn nến…

Tôi sốt mê man mấy ngày. Mơ và thực lẫn lộn chập chờn giấc ngủ.

Rồi cũng phải gượng dậy. Gánh nặng cơm áo gạo tiền còn oằn nặng trên vai.

Không vì mình thì cũng phải vì con mà cố đi tiếp đường đời gập ghềnh trước mắt.

Cuối năm 2009…

Cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng toàn nước Mỹ.

Mỗi ngày trên đường đi đến tiệm, tôi nhìn thấy những business lần lượt đóng cửa. Có những chủ nhân không cam lòng với sự kết thúc tức tưởi sau bao năm gầy dựng, đã hằn hộc căng những băng rôn trước cửa hàng của mình:

“Out of 15 year business “

“Out of 30 year business “….

Thật lòng tôi sợ lắm. Họ là những chủ nhân người Mỹ, có biết bao kinh nghiệm. Vốn liếng lẫn năng lực của họ hơn tôi rất nhiều, mà đã phải chịu thất bại. Còn tôi, còn tiệm của tôi, có là gì đâu so với người ta. Bao giờ thì sẽ đến lượt mình…

Mỗi ngày trôi qua chất chồng thêm những nỗi lo. Tựa như con ốc mượn hồn, tôi chỉ muốn được co rút trong bóng tối của màn đêm, vì đó là nơi trú ẩn an toàn, và sợ lắm khi bình minh ló dạng.

Nhưng thời gian chẳng chờ đợi ai. Hai tháng tiền rent tôi không còn khả năng chi trả. Buổi sáng khi đến shopping center, từ xa, tôi thấy nhiều người bu quanh tiệm mình. Khi tôi bước tới, mọi người giãn ra, quay đi sau khi bỏ lại ánh nhìn thương hại.

Tôi gỡ tờ trát toà dán trên cửa kính. Điều kinh khủng nhất đã xảy ra. Landlord kiện tôi không trả tiền theo quy định. Toà án cho tôi thời hạn 10 ngày để giải quyết, rồi sau đó…

Buông người xuống ghế, tôi gục đầu khóc nức nở. Cho dù gấp chục lần thời hạn 10 ngày đó, tôi cũng không làm cách nào để kiếm đủ tiền trang trải nợ nần. Đất khách quê người. Tứ cố vô thân. Hai đứa con của tôi rồi sẽ thế nào khi không có mẹ…

Mùa này tiệm rất chậm vì thời tiết ảm đạm. Hôm nay, mưa mù trời nên không có một khách hàng nào .

Tôi cố gắng với lấy laptop, viết một email dài gửi cho Landlord. Bằng tất cả tâm tình, tất cả vốn liếng tiếng Anh còm cõi của mình, tôi trình bày và khẩn khoản xin Landlord cho tôi một cuộc hẹn, dù tôi vẫn biết hy vọng của mình lét leo hơn ngọn đèn trước gió.

Nước mắt tôi chảy tràn theo từng dòng chữ.

Còn có cách nào khác nữa đâu. Tôi như người bị đắm tàu, cố bám víu lấy chiếc phao cứu sinh mong manh giữa bão biển dập dồn.

Sáng nay trời mưa dầm dề. Những hạt mưa lướt thướt làm bầu trời mờ mịt. Khung cảnh hắt hiu như tâm trạng ba mẹ con tôi trên đường đến văn phòng Landlord theo cuộc hẹn.

Phòng khách bật máy sưởi, nhưng tôi vẫn cảm thấy lạnh. Hai bàn tay tôi buốt tựa nước đá.

Phó Giám đốc Ky và Kathy đã đợi sẵn. Ông bắt tay tôi rồi quay sang xoa đầu con bé út của tôi.

Hai đứa nhỏ ngoan ngoãn chào ông và lễ phép trả lời khi ông bắt chuyện.

Sau đó, ông cáo bận, bảo Kathy thay mặt ông tiếp tôi.

Dù đã quen biết Kathy, vì thi thoảng cô vẫn đến tiệm làm Nails, nhưng tôi vẫn cảm thấy căng thẳng.

Kathy hỏi tôi về tình hình tiệm, về thu nhập của tiệm thế nào.

Tôi không than thở, chỉ nhỏ nhẹ trình bày những khó khăn trong việc kinh doanh giữa thời buổi suy thoái này. Và giá thuê mướn hàng tháng hiện tại, không phải tôi không muốn đóng, nhưng nó nhiều quá so với thu nhập.

Kathy đưa gợi ý :
— Nếu không trả một lần, chị có thể trả làm nhiều lần trong tháng được không? Như mỗi tuần 1 lần ?

Tôi thật thà :
— Thưa cô, dù có thanh toán theo tuần, thì tôi vẫn không đủ tiền như quy định.

— Chúng tôi chỉ yêu cầu chị trả mỗi tuần, còn số tiền tuỳ vào thu nhập của tiệm chị.

Nghĩ Kathy chưa hiểu ý mình, tôi lập lại lần nữa:
— Nhưng như thế sẽ không đủ... Vẫn còn thiếu tiền...

Ánh mắt Kathy dịu dàng, thấu hiểu:
— Chúng tôi biết điều đó và sẽ ghi vào sổ nợ. Số tiền thiếu, khi nào tiệm hoạt động tốt hơn, chị sẽ có trách nhiệm hoàn trả cho công ty.

— Tạm thời chúng ta thỏa thuận như vậy nhé. Nếu đồng ý, thì chị ký vào biên bản.

Tôi nhìn Kathy, nhìn biên bản thỏa thuận trên bàn. Có nằm mơ tôi cũng không bao giờ tưởng tượng được điều này. Tôi run run đưa trả trát Tòa cho Kathy, nghẹn ngào:

— Cảm ơn Kathy. Cảm ơn Mr Ky.

Kathy xiết chặt tay tôi:
— Happy Thanksgiving.

Vừa bước vào công ty, Phó Giám đốc Ky đã nghe không khí ấm sực mùi cinnamon. Một cây thông to đặt giữa sảnh với những trái châu đủ màu sắc, kèm theo những chiếc nơ đỏ trang hoàng trên bàn tiếp khách, trên những cánh cửa. Tất cả làm nên không khí rộn ràng cho mùa Holidays.

Ông khoan thai bước vào phòng mình. Như thường lệ, ông ngồi xuống bàn, kiểm tra thư từ, tài liệu đã được cô thư ký đặt sẵn, trước khi bắt đầu làm việc.

Ông ngạc nhiên thấy một bức thư lạ. Không phải là của đối tác, và cũng không phải là của bạn bè.

Trong thư, có một tấm thiệp với dòng chữ HAPPY THANKSGIVING và một bức ảnh.

Bức ảnh chụp ba người. Ông đoán, có lẽ là ba mẹ con. Người mẹ đứng chính giữa. Bên phải là cô con gái lớn mặc áo mũ tốt nghiệp. Bên trái là cô con gái nhỏ. Họ cười rất tươi. Phía sau họ là ngôi trường đại học lớn nhất thành phố.

Ông lật phía sau tấm ảnh, đọc những dòng chữ nghiêng nghiêng nắn nót:

Kính thưa Ngài Phó Giám đốc,

Mười một năm trước, không biết Ngài có còn nhớ, ba mẹ con tôi đã đến công ty Ngài trong trời mưa gió, với một trát Toà trên tay. Hôm đó là một ngày trước Thanksgiving.

Chúng tôi sẽ không có ngày lễ hội năm đó, cũng như sẽ không bao giờ có ngày hôm nay, nếu lúc đó, Ngài không mở lòng cho chúng tôi một cơ hội sống. Điều này, có thể Ngài không còn nhớ. Nhưng suốt cuộc đời, chúng tôi không bao giờ có thể quên ân huệ to tát ấy.

Nhờ sự giúp đỡ của Ngài, tiệm tôi đã đi qua dần khó khăn, rồi phát triển cùng với việc mở rộng của Shopping Center và sự phục hồi kinh tế.

Con gái lớn của tôi vừa tốt nghiệp đại học và được một công ty lớn nhận vào làm việc. Con gái út của tôi hiện đang học năm thứ nhất đại học và làm việc thêm ngoài giờ tại trường. Cửa tiệm tôi đã bán, sau bao nhiêu năm làm tốt nhiệm vụ của nó, là nuôi hai đứa con tôi ăn học nên người. Hiện tôi đã hưu sớm, vì sức khỏe yếu, và vì con gái muốn lo cho mẹ phần đời còn lại.

Xin cảm ơn Ngài — vị Thiên sứ mà Chúa đã gửi đến cho gia đình tôi.

Xin cầu chúc gia đình Ngài một mùa lễ hội vui vẻ và bình an.“

Phó Giám đốc Ky lặng yên, hồi tưởng lại. Câu chuyện năm xưa như một cuốn phim tái hiện dần trong ký ức ông.
........
Những ngày cuối năm ấy thật bận rộn.

Công việc nào cũng cần thiết giải quyết sớm, nên Phó Giám đốc Ky phải tranh thủ dùng bữa trưa tại bàn làm việc. Ông vừa uống coffee vừa check email. Thường ông coi qua, rồi chuyển những emails không quan trọng xuống các phòng ban, chỉ giữ lại những emails cần trực tiếp giải quyết.

Bàn tay đang click chuột lướt nhanh của ông chợt khựng lại.

Một bức email đầy lỗi ngữ pháp, nhưng lời lẽ thật nao lòng.

“..... Tôi là một bà mẹ đơn thân với 2 đứa con nhỏ. Gia đình tôi may mắn có một cửa tiệm Nails trong shopping center của Công ty Ông. Nhờ có tiệm Nails này, mẹ con tôi đã đùm bọc lẫn nhau, đi qua những ngày khốn khó. Tôi biết ơn Landlord (chủ phố), luôn giữ đúng trách nhiệm của một tenant (người thuê ), là trả “rent” đúng thời hạn. Nhưng trong tình hình suy thoái kinh tế hiện nay, dù đã gắng sức làm việc thêm giờ, làm liên tục không có ngày nghỉ, tôi cũng không kiếm đủ thu nhập. Cùng cực lắm, tôi mới đành phải thiếu tiền trả rent cho Landlord.

Thưa Ông,

Chỉ còn vài ngày nữa là Thanksgiving. Mọi người đang nô nức chuẩn bị cho ngày lễ. Không ai biết rằng tôi đang ngồi đây trong tận cùng nỗi đau khổ. Tôi không biết làm gì với Trát Toà này. Tôi không biết hai đứa con mình sẽ ra sao khi không có mẹ. Số tiền vài ngàn đồng, có thể được ai đó dùng mua sắm cho ngày lễ thêm vui. Nhưng đối với tôi bây giờ, đó là một số tiền quá lớn.

Tôi biết Ông cũng có một gia đình và những đứa con. Xin Ông, hãy vì tình thương bao la của một người cha, hãy nhón tay cho gia đình tôi một cơ hội sống. Vận mạng của gia đình tôi, hạnh phúc hay khổ đau, tất cả đều xin đặt trong tay Ông....... “

Phó Giám đốc Ky xem lại địa chỉ của tiệm Nails để xác định khu vực. Xong, Ông nhấc điện thoại bàn, gọi cho Kathy, người trực tiếp quản lý khu vực đó. Chỉ vài phút sau, Kathy đã đến.

— Chào Phó Giám đốc.

— Chào cô - Ông bắt ngay vào câu chuyện. Tiệm Nails ở Village Shopping Center, là phạm vi phụ trách của cô, phải không?

— Vâng.

— Cho tôi biết về tình hình “tenant” ở đó.

— Vâng, thưa Ngài. Village Shopping center là một Shopping nằm trong dự kiến sẽ phát triển của chúng ta. Nhưng hiện nay kế hoạch chưa thực hiện được do tình hình kinh tế.

Đó là một tenant tốt. Gia đình rất neo đơn, chỉ có ba mẹ con, không người thân. Hoàn cảnh của họ rất tội nghiệp. Lúc trước họ luôn trả rent đúng hạn. Nhưng hai tháng rồi họ thiếu tiền rent. Theo qui định của công ty, kế toán đã chuyển hồ sơ sang Toà.

— Được rồi, cảm ơn cô.

Kathy chào Ông và bước ra khỏi phòng, nhẹ nhàng như lúc cô đi vào.

Phó Giám đốc Ky trầm ngâm. Không phải là lần đầu tiên Ông nhận email của tenant khiếu nại về vấn đề tiền rent. Hầu hết những emails đó Ông không cần trực tiếp giải quyết. Nhưng lần này, thì khác...

Làm việc bao nhiêu năm, Ông đã hiểu cảm tính không thể đặt vào công việc. Nhưng lần này... Những chữ nhưng liên tiếp làm Ông nhức cả đầu.

Ông nhắm mắt lại vài giây rồi thở hắt ra. Ông chọn giải quyết sự việc theo cảm tính. Nghĩa là, mỗi tháng Ông sẽ ứng trước tiền rent trả cho Công ty, trên danh nghĩa của tiệm Nails. Về phía tiệm Nails, số tiền họ trả mỗi tuần tuỳ theo thu nhập. Lý do Ông để họ trả hàng tuần, là đặt họ ở vị trí của một tenant có trách nhiệm. Kathy sẽ giúp Ông theo dõi hồ sơ này. Cô tổng kết số tiền tiệm thanh toán hằng tháng, chuyển vào tài khoản của Ông. Còn số nợ cũng được Kathy ghi lại để chờ thanh toán sau khi tiệm đi vào ổn định.

Đây là phương thức giải quyết của riêng Ông. Nhưng để thực thi, thì còn phải có ý kiến của Giám đốc nữa. Ông in email ra giấy, rồi cầm lấy đi sang phòng Giám đốc.

— Hi, John.

— Hi, Ky.

Giám đốc John đưa tay ra dấu mời Ông ngồi xuống chiếc ghế đối diện. Ông đưa bức email ngay cho John.

Thoáng ngạc nhiên, nhưng Giám đốc John vẫn chậm rãi đọc. Xong, Ông im lặng chờ Phó Giám đốc của mình trình bày.

Ky từ tốn nói. Ông hiểu rằng đây là lúc phải thuyết phục được Giám đốc đồng ý với phương án này.

— Uy tín và vị trí của Ộng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu người thuê bỏ trốn. Ông đã nghĩ đến điều này chứ? Giám đốc John hỏi.

Tình hình người thuê bỏ trốn vì kinh doanh lỗ lã và thiếu tiền thuê xảy ra rất nhiều trong thời điểm hiện tại. Là một phó giám đốc của một công ty đầu tư lớn, dĩ nhiên Ky không lạ gì điều này. Nhưng Ông tin vào trực giác của mình:

— Tôi có thể quả quyết điều đó sẽ không xảy ra.

John gõ ngón tay xuống bàn, cử chỉ quen thuộc những lúc Ông phân vân.

— Hình như phương thức vạch ra không được hợp lý cho lắm....

— Đôi khi hành động bằng lý trí, bất chấp cảm tính, cũng đồng nghĩa với tội ác vô tình.

Phó Giám đốc Ky xúc động phản bác. Ánh mắt Ông căng thẳng nhìn những diễn biến trên gương mặt của Giám đốc.

John lặng yên một phút. Ông nghe có một điều gì đó trĩu nặng trong trái tim. Và Ông biết, trái tim Ông lúc này đang đập cùng một tần suất với người cộng sự của mình.

Dự định là vậy, nhưng con người “business” trong Phó Giám đốc Ky lúc nào cũng đòi hỏi sự chỉn chu. Ông cần kiểm tra thực tế trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Ông có mặt ở phòng khách trước cuộc hẹn 15’, để trao đổi với Kathy.

Đúng 9:00 giờ sáng, tiếp tân đưa khách vào.

Ông đứng lên bắt tay người phụ nữ. Bàn tay bà ấy lạnh giá, biểu hiện sự bất an.

Hai đứa bé cùng chào Ông và Kathy rất lễ phép:

— Good morning, Miss Kathy!

— Good morning, Sir!

Ông xoa đầu con bé, hỏi:
— Hôm nay các cháu không đi học à?

— Dạ thưa Ông, tuần này bọn cháu được nghỉ lễ ạ. Đứa lớn hơn trả lời.

— Thế là các cháu tha hồ vui chơi, nhỉ.

— Dạ không, thưa Ông. Bọn cháu đi làm việc với mẹ ạ.

Đứa bé trả lời. Chữ “làm việc” , nó nhấn mạnh một cách nghiêm trọng, làm Ông bật cười.

Căn phòng sực nức mùi cinnamon với lẳng hoa đỏ đặt trên bàn trải khăn trắng muốt, gợi lên không khí đầm ấm của mùa Holidays. Nhưng tất cả như một khung cảnh đối nghịch tàn nhẫn với hình ảnh tội nghiệp của ba mẹ con. Vẻ u uất của họ lạc lõng giữa cuộc sống bình yên .

Kín đáo gật đầu với Kathy, rồi Ông cáo bận, bước ra khỏi phòng.
.......
Thấm thoát đã 11 năm rồi sao? Thời gian trôi nhanh quá.

Phó Giám đốc Ky nhìn lại tấm hình một lần nữa trước khi đặt vào ngăn tủ. Đây là món quà Thanksgiving có ý nghĩa nhất đối với ông.

Cũng vừa lúc đó, Giám đốc John đi qua. Vị Giám đốc dừng lại ngó nghiêng vào phòng, chào Ông:

—Happy Thanksgiving!

Ông cũng mỉm cười đáp lại:

—Happy Thanksgiving!

Biển Cát
( SC )
Đường Trần Đâu Có Gì…

Cũng gần mười năm tôi không gặp chú. Sau ngày chú nghĩ hưu, dĩ nhiên có những căn bịnh của người cao niên mà ít ai tránh khỏi. Chú đi đi về về bên quê nhà. Chú thường tìm thăm những đồng đội xưa để giúp đỡ chút ít, với đồng lương hưu ít ỏi của chú.

Nhớ đến chú, tôi khó hình dung được ảnh oai hùng của một Đại uý Tiểu Đoàn Phó tiểu đoàn 37 Biệt Động Quân, một thời lừng danh trong quân sử QL VNCH. Vì thuở chú bôn ba chinh chiến, tôi chỉ là cô nữ sinh lớp 10 trung học.

Tôi biết đến chú, là bạn tù cùng trại Tiên Lãnh với ba tôi. Một ông chú gầy gầy, rất nhanh nhẹn. Chú nói giọng Nha Trang, rất siêng năng trong việc liên lạc đưa thư mời, đi thăm viếng, giúp đỡ bà con trong Hội Đồng Hương QNĐN- GA, cái thời Hội mới thành lập nhiệm kỳ đầu tiên.

Khoảng năm 1998, khi chú bàn giao cho tôi giấy tờ của công việc một Thủ quỹ, thì tôi và chú thân thiết hơn, vì mỗi khi đi liên lạc, thăm viếng đồng hương chú đều đến nhà chở tôi đi cùng. Do đó tôi có cơ hội hiểu thêm vì sao ông chú Nha Trang này quá nhiệt tình với đồng hương Xứ Quảng.

Chú kể…

Thời còn là một si quan độc thân, nay đây mai đó khắp vùng một chiến thuật. Một ngày nọ, chỉ vì câu hát của cô gái đất Tam Kỳ:

Gió đưa gió đẩy bông trang
Ai đưa ai đẩy duyên … chàng tới đây?
Tới đây thì ở lại đây!
Chờ cho bén rễ xanh cây hãy về

Câu hát và cái nhìn lúng liếng của một người đẹp khiến lòng nam nhi xao xuyến.

Chắc chắn cũng là duyên nợ. Chú đã dừng chân nơi quê tôi. Chú làm rể Xứ Quảng.

Theo lời chú, tôi được biết trước đây chú là một chú tiểu. Xuất gia đi tu, ở hẳn trong Chùa. Ngày ngày mặc áo lam đến trường, chiều tối về tụng kinh gõ mõ. Xong trung học, có những đổi thay thời …thanh xuân của một người bình thường khiến chú xao động và chính sư cụ là người đã nhận thấy cái tâm không tịnh của chú tiểu. Sư cụ đồng ý cho chú rời chùa. Cởi áo lam chú gia nhập quân đội. Quân trường Thủ Đức, rồi Trung tâm Huấn Luyện Dục Mỹ…

Tôi nhớ, chú đã kể với tôi như nói chuyện với một người bạn. “Làm chú tiểu trong Chùa tụng kinh gõ mõ cầu cho quốc thái dân an, người người thái bình … không được thì ra trận, cầm súng. Chắc cái nghiệp nó vận vào mình vậy!”

Binh chủng Biệt động quân với những trận lẫy lừng: Khe Sanh, Hạ Lào… cũng là những vết son thời chiến. Đó chính là lý do sau 1975 nhà cầm quyền đưa biết bao thế hệ cha anh vào ngục tù cọng sản. Chú Quy là một trong những tù nhân từ trại Kỳ Sơn chuyển về Tiên Lãnh.

Năm 1978 chú Quy cùng với Trung tá Nguyễn Văn Bình đã vượt trại tù. Gần hai tuần len lỏi trong rừng sâu. Cuộc đào tẩu không thoát. Trung Tá Nguyễn Văn Bình bị bắn tại chỗ. Chú Quy bị bắt trói, cùm hai chân vào cổng trại, đánh đập tra khảo cho chết; nhưng chú không chết.

Nhiều năm sau, chú được thả về với thân thể ốm yếu bịnh hoạn và sau đó gia đình chú đến Hoa Kỳ bởi chương trình HO, định cư tại vùng đất lành chim đậu Atlanta Georgia.

Chú thường nói với tôi: Tau người Nha Trang nhưng làm rể Quảng Nam, gắn bó với quê hương vợ hồi giờ; có khi tau còn tưởng tau là dân Quảng Nam luôn.

Trong tất cả chú bác của Hội QNĐN - GA, ai cũng nặng lòng với đồng hương. Mỗi người mỗi tánh, hội họp gặp nhau mà không cãi thì lạ lắm. Tuy nhiên tất cả đều có chung tấm lòng với việc phát triển và duy trì văn hoá, nề nếp của con dân đất Quảng Nam.

Nhớ chú, những lần chú cháu cùng đi thăm các đồng hương bệnh hoạn hay khi họ vừa chân ướt chân ráo nơi xứ người.

Nhớ chú hăng say tích cực trong dịp Hội hình thành Nghĩa Trang Quảng Nam tại Atlanta GA.

Nhớ chú những lần lái xe đi nhà nhà phát thư mời đám cưới con cháu đồng hương; thư mời hội ngộ thường niên…

Nhớ nhất là lúc Đà Nẵng bị trận bão lớn càn quét, hình như cuối năm 2006; hai chú cháu đi xin tiền đem về giúp đồng bào. Có người hưởng ứng, có người nói té tát: muối bỏ biển, muối bỏ biển! Đem về cho bọn phường xã ăn hết à!… Hai chú cháu nhìn nhau rồi lên xe chạy mất.

Chú Quy không phải là người dễ nhụt chí. Tấm lòng của chú cao hơn những lời đe to búa nặng từ dư luận.

Chú thường tâm sự với tôi nhiều chuyện. Có những chuyện không thể nói với vợ con, người nhà hay không chia sẽ với bạn bè đồng trang lứa. Chú kể chuyện vượt ngục bị đánh gần chết, đến bây giờ ngoài các chứng bệnh kinh niên, mỗi khi trở trời ngực chú đau buốt, thở không nổi. Chú còn kể chuyện chú… “say nắng” hay chuyện “nuôi bò” khi về Việt Nam. Chuyện chú rong ruổi xuôi ngược tìm kiếm các thương binh đồng đội để giúp đỡ.

Cứ thế, chú kể, tôi nghe và học được rất nhiều điều hay. Mà quan trọng nhất là tôi có được cái tính: làm việc với cả tấm lòng; không phải mình đạp trên dư luận mà chính là bỏ ngoài tai lời dị nghị. Cuộc đời, mình làm trăm chuyện đúng, đừng chờ đợi tuyên dương hay khen ngợi. Cũng như khi mình sai một chuyện nhỏ người đời có thể vì đó mà mỉa mai, nhắc đời nhắc kiếp, cũng không buồn. Như một câu kinh: “Khi tay phải làm việc thiện thì không cần cho tay trái biết” Hay: Thi ân bất cầu báo!

Trong tất cả các dịp Hội ngộ đồng hương Quảng Nam tại Atlanta, chú Quy luôn là người ngồi ở bàn “Đón tiếp quan khách”. Chú tự nguyện nhiệt tình với việc kêu gọi đồng hương đóng góp. Như chú thường nói: có tiền thì tiên mới múa! Có khi được góp ý: Không nên kêu réo quá, mất lòng! Chú vẫn tỉnh bơ: Tui xin tiền cho Hội, đâu có xin bỏ túi đâu nà!

Có thời quỹ của Hội cũng khá, mọi người góp ý gởi chú tiền xăng, chi phí cho công tác Hội. Chú khẳng khái không nhận.

Chú là thế, luôn luôn từ chối những ngợi ca công trạng. Từ chối khéo chối việc đứng lên sân khấu để thế hệ con cháu vinh danh, tri ân. Chú là một chàng rể Quảng Nam dễ thương, có ân tình với đồng hương hơn ai hết.

Tre tàn măng mọc, lứa cha chú rồi cũng cao niên, nhiệt huyết cũng nguội dần. Thế hệ chúng tôi, rồi lớp lớp đàn em đang tiếp nối con đường cha ông đã tạo, cố gắng duy trì tình đồng hương nơi xứ người.

Những năm gần đây, chú Quy ít có mặt trong các kỳ họp mặt; tôi tin chú cũng hơi yên lòng với những hoạt động do thế hệ trẻ cáng đáng.

Nhiều năm không gặp chú, rồi bệnh dịch lan tràn…nhớ chú lắm. Mong một ngày gặp để thăm chú và kể cho chú nghe rất nhiều chuyện…

Cuối tuần rồi, tôi có dịp nhìn lại chú. Vẫn là chú nhưng không sôi nổi ồn ào, không nói cười …tôi nhìn khuôn mặt chú an nhiên tự tại mà nước mắt chảy dài!

Từ Việt Nam chú trở qua với ý định cùng thím đi thăm hết anh em đồng hương tại GA.

Trưa ngày 1/8/2022 chú Quy ngủ trưa rồi không dậy nữa. Chú đã không giữ lời hứa với người bạn đời của mình. Không kịp thăm ai hết.

Đời chú trôi nổi từ cửa thiền ra trận mạc. Vào tù ra ngục giữ tròn chí khí trai thời loạn; không hỗ thẹn chí nam nhi. Gia đình vợ con chú sẽ luôn hãnh diện với những gì chú đã làm.

Đối với đồng hương Quảng Nam chú là một ông chú dễ thương, thân thiện, hết lòng vì công việc chung.

Và với tôi, chú còn là một người đàn ông lãng mạn hiếm hoi.

Chỉ vì một câu hát: “Đến đây phải ở lại đây…” chú đã làm rể Tam kỳ, đã ở tù Kỳ Sơn rồi Tiên Lãnh. Và suốt một phần đời sau, chú đã cống hiến cho đồng hương thân hữu Quảng Nam tại Georgia.

Nợ nước, tình nhà đã xong, còn đây cái thân xác trở về hư vô. Chuẩn bị cho chuyến đi … “ về nơi cuối trời, làm mây bay…” chú đã tự lo Kim Tĩnh cho mình. Không phải là Khánh Hoà nơi chôn nhau cắt rốn mà là Đà Nẵng.

Thôi về đi, đường trần đâu có gì…”

Gia đình sẽ theo ý nguyện đưa chú về Đà Nẵng. Quê vợ, cũng là nơi có những đồng đội của chú nằm xuống.

Người như chú chắc chắn sẽ được ngủ yên, lòng thanh thản.

Hạnh phúc không đâu xa. Thiên đường không đâu xa, chính ở trong lòng người.

Kính tiễn biệt chú Trần Văn Quy.

Nguyễn Diệu Anh Trinh
Câu chuyện đầu đông

Không biết ở các xứ lạnh khác thì sao, chứ ở Canada, khi mấy tháng cuối năm chuyển mùa, đón mùa đông lạnh lẽo thì hễ gặp nhau, câu đầu tiên người ta nói với nhau là về... tuyết!

Mà nói về tuyết không phải để rạng rỡ vui mừng, hoặc để âu yếm thương yêu, mà là để than thở, là trách móc, là rủa thầm, là... là đủ thứ những tính từ tiêu cực của cõi đời này. Hổng phải vì người ta căm thù tuyết, vì đã là cư dân xứ tuyết mà căm thù tuyết thì ở dzới ai? Có điều, người ta quen miệng, thích bày tỏ nỗi lòng cho vơi bớt những phiền muộn “sầu đông” mà sách vở có nói rõ là “winter blues”!

Hồi Tháng Mười Một, trời đổ liền mấy trận tuyết đầu mùa nặng nề, tôi vừa bước đến nhà thờ, là mấy chị em trên ca đoàn xuýt xoa với những khuôn mặt... hổng dzui:

– Trời ơi! Năm nay tuyết đến sớm quá hà.

– Giờ này còn sớm gì nữa! Mà thôi, đến sớm rồi đi sớm cho thiên hạ nhờ.

– Úi da, sao mà lạnh tái lạnh tê, bỗng thấy tiếc Thu quá chừng chừng.

– Hình như năm nay... lạnh hơn năm ngoái thì phải?

Chị Nở ngồi sát bên tôi trong ca đoàn run lẩy bẩy, xoa hai tay vào nhau liên tục rồi hổn hển:

– Lạnh quá, lạnh quá em ơi, chị chịu hổng nổi!

Tôi ngứa miệng:
– Ủa, chị ở đây mấy chục năm rồi, có phải mới chân ướt chân ráo qua Canada đâu mà than với chả thở, nghe hổng lọt lỗ tai chút nào!

Chị liếc tôi một cái:
– Tại vì tuyết đổ bất ngờ, trời chuyển lạnh đột ngột nên chị hổng trở tay kịp, chưa kịp lấy quần áo mùa đông ra, trong tủ còn đầy đồ mùa hè thu, nên hồi nãy trước giờ đi lễ chị bới tung cái closet tìm đồ mặc cho phù hợp với mấy đôi giày boots, khăn quàng cổ nữa chớ! Thay ra thay vào, mất hơn nửa giờ đồng hồ, đồ đạc còn quăng đầy giường kia kìa, hỏi sao hổng bực... tuyết?!

– Ai biểu chị điệu chảy nước mần chi?? Cứ như em đây nè, tuyết có rơi bất cứ lúc nào, trời trở lạnh bất cứ lúc nào, em chỉ cần lấy ra cái quần Jeans, thêm cái áo thun tay dài, rồi khoác cái jacket dày cộm, đôi bao tay, và bất cứ đôi boots nào trong tầm mắt là xong, chẳng cần chọn lựa cho tiệp màu fashion, chỉ cần ấm thôi.

– Em nói y chang như ông xã chị vậy đó!

– Chứ sao! Em thấy mùa đông cũng có... điểm lợi, em mà cần chạy ra chợ hay đi đâu chớp nhoáng là khỏi cần thay đồ luôn á!

– Là em hổng... mặc đồ hả ?

– Bậy nà, ý của em là cứ để nguyên xi quần áo đang mặc ở nhà, rồi khoác chiếc jacket lên người, xỏ đôi boots là an toàn trên xa lộ.

– Trời! Em đúng là “cùng hội cùng thuyền” với ông xã chị. Có lần chị đang nấu phở, ngoài kia tuyết rơi mịt mùng, chị nhớ ra thiếu chanh và hành ngò, bèn sai ổng chạy đi mua. Ổng đang nằm xem tivi với bộ pyjama liền ngồi dậy, tròng thêm chiếc áo khoác, thậm chí hai đôi vớ lủng dưới chân ổng cũng không “ke”, đút chưn vô đôi giày, là xong. Chị la ổng, bắt ổng thay đồ cho lịch sự, ổng nói ra ngoài đường mùa này ai thấy được quần áo bên trong của mình đâu chớ, cứ áo khoác giày boots, ai cũng như ai, còn lo đẹp xấu làm gì.

– Ảnh nói đúng đó chị! Nhiều lúc em ra đường ông xã em còn nhìn không ra em nữa kìa, vì em còn đội mũ len, đeo đồ che tai, khăn quàng cổ và khăn che miệng, chỉ lòi hai con mắt thôi á!

Vậy đó, những câu chuyện mùa đông xứ lạnh chỉ quanh quẩn vậy thôi, năm nào cũng như năm nào, cũng những điều quen thuộc lập đi lập lại, nhắc tới nhắc lui với nhau, vừa có chuyện để ... tám, giết thời giờ và để có chút niềm vui nụ cười, xóa tan cái buồn cái băng giá của đất trời, mà nỗi buồn đó có tên hẳn hoi nhe quý vị, đó là winter blues, mà tên chính thức là SAD (Seasonal Affective Disorder ).

Mùa đông, ngày ngắn đêm dài, chúng ta đổi giờ vào tuần đầu tháng 11, lùi lại một giờ nên trời mau tối, ánh nắng yếu ớt, có khi cả ngày không thấy mặt mũi ông mặt trời, không gian u ám tĩnh mịch một màu xám bao la, khiến người ta dễ bị trầm cảm, nhất là những người cô đơn, tâm hồn yếu đuối. Các chuyên gia tâm lý vẫn nhắc nhở mọi người, nên có những hoạt động để tránh bị bệnh SAD. Đọc sách, xem phim, đi bộ ngoài trời hoặc trong nhà, nói chuyện với bạn bè người thân, tham gia winter sports như skating, skiing, ai đang lẻ loi thì ráng tìm người... hẹn hò (dù là on-line, qua hết mùa đông thì... chia tay), tích cực hơn với sinh hoạt cộng đồng như chùa chiền nhà thờ, ăn uống healthy điều độ, giữ gìn sức khỏe bằng cách mặc đồ ấm, và quan trọng nhứt là giữ tinh thần vui vẻ lạc quan mỗi ngày, rồi thì mùa đông cũng sẽ qua như những mùa khác của cuộc đời này.

Cuối tuần rồi, chị Nở lại phone tôi:
– Loan ơi, giáo xứ mình có bác Lành mới qua đời, thứ năm đi đọc kinh lễ phát tang và cầu nguyện nhe em.

– Dạ, em có đọc trên bản tin Giáo Xứ trên Facebook rồi chị.

Chị Nở thở dài:
– Dự báo thứ năm tuyết rơi 20 cm đó cưng, lái xe cẩn thận nhe, sao “trời buồn người càng buồn cho mây nước thêm mênh mang” y như bài hát của Lam Phương vậy trời?!

Tôi biết chị Nở thuộc loại “mong manh dễ vỡ” nên tôi phải chọc cho chị cười:
– Vậy chị đi shopping chưa nà?

Sở dĩ tôi hỏi như vậy, vì chị Nở từng nói với tôi rằng, hễ mỗi lần trong xứ có người qua đời, nhất là mất đột ngột, hoặc vì bệnh hiểm nghèo khi tuổi chưa già lắm thì chị liền đi shopping, chẳng phải vì chị... vui mừng hớn hở trên nỗi đau của người khác, nhưng chính là để giải tỏa nỗi buồn, vì chị cảm nhận rõ ràng cuộc đời phù du, đời nguời thoáng qua như giấc mộng.

Chị đáp:
– Bác Lành qua đời ở tuổi 95 thì có lý do gì cho chị giận đời đâu cưng! À mà thôi, vì trời mùa đông u ám quá, chắc chị cũng đi shopping, coi như là phương pháp phòng ngừa bệnh SAD.

– Ừa, em đồng ý, chị đi liền đi, thấy tiệm nào có đồ Sale thì nhớ nhắn em.

– Chị khác em chỗ đó, chị thích là mua liền, “chờ Sale chờ đến bao giờ”! Qua tuổi 60 sắp về hưu rồi, chị quan niệm phải tận hưởng tất cả trong khả năng của mình cho phép em ơi. Keo kiệt làm gì, hà tiện làm chi, nay mai tuổi già ập đến, bệnh này bệnh kia réo gọi, có muốn tung tăng mua sắm, thoải mái đi chơi đó đây cũng khó à nghen. Em hãy theo gương “chị điệu” của em nè, quần áo mặc đẹp, fashion, dù là đi ra đường... đổ xăng, đi ra đầu xóm lấy thư, đi bỏ rác, dắt chó đi dạo trong khu phố, chị luôn ăn mặc tươi đẹp chỉnh tề, người ta nhìn thấy mình đẹp cũng làm họ yêu đời hơn, vui hơn, có phải? Chị có cái “bệnh” hễ mặc đồ xấu, đồ cũ là chị mất tự tin, rồi stressed, nên chị phải mặc đẹp, phải trang điểm, phải đeo nữ trang ... để cảm thấy hạnh phúc!

Ôi, chị Nở say sưa nói liên tu bất tận, mấy lần tôi tính mở miệng chen ngang mà không có cơ hội. Tôi cũng thấy vui, đó là cách chị giảm stress, chị sẽ không than thở trách móc rầu rĩ với tuyết nữa, và có lẽ cái closet của nhà chị đã sẵn sàng một rừng áo quần đủ cho chị thay đổi suốt bốn tháng mùa đông, đủ kiểu dáng, đúng fashion như cái máu “điệu tới bến” của chị.

Cuối cùng, chị Nở cũng dừng nói, để... thở, và chuẩn bị cúp phone, tôi cũng kịp phát biểu:

– Dạ chị ơi, em sẽ nghe lời chị, theo gương chị, kể từ nay, em lấy hết các nhẫn hột xoàn (giả) ra đeo, mỗi ngày đeo một cái cho thiên hạ lé mắt chơi, cho mùa đông thêm... lấp lánh!

– Kim Loan
Edmonton, đầu Đông 2022

Bí Ẩn 30 tháng 4 năm 1975

Đối với đa số người Việt đã từng sống trải qua, ngày 30.04.1975 là một biến cố khó quên nhứt của đời người. Trong khi đó dư luân quốc tế nhận định cho rằng sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh vào ngày 9.11.1989 là biến cố lịch sử quan trọng nhứt của thế kỷ 20. Thực ra cả hai biến cố lịch sử này đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến người Việt chúng ta. Cho nên cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy - một bình luận gia am tường mọi biến chuyển quốc tế, đã nổi tiếng với những bài nhận định thời cuộc "Tình hình thế giới trong tháng vừa qua" đăng tải trên nhiều tờ báo tại Âu Mỹ - từng đề cập công khai trực tiếp hoặc kín đáo gián tiếp trả lời những câu hỏi về hai biến cố lịch sử đặc biệt nêu trên.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy / Khoa trưởng Đại Học Luật

Từ hồi còn là sinh viên, chúng tôi được tiếp xúc đối thoại với Giáo sư Huy và đã may mắn ghi nhận được những chi tiết rất đặc biệt. Sau khi Giáo sư Huy qua đời vào ngày 28.07.1989, chúng tôi đã đảm trách nối tiếp Giáo sư Huy hàng tháng viết bài nhận định thời cuộc "Tình hình thế giới trong tháng vừa qua" kéo dài trên 5 năm trên nguyệt san Tự Do Dân Bản tại Hoa Kỳ. 

Nhân dịp đó, chúng tôi đã phải nghiên cứu các sáng tác của Giáo sư Huy để nắm vững thêm mọi chi tiết thời cuộc. Nhờ vậy, chúng tôi mới thấy được tầm kiến thức uyên bác & đa diện của Giáo sư Huy mà hiếm ai cùng thời có được. Nổi bật nhứt là những viễn kiến và phân tích độc đáo về các biến cố lịch sử trên thế giới.

1) Ai đã làm sụp đổ Bức Tường Bá Linh?
Trong dịp kỷ niệm 20 năm ngày Bức Tường Bá Linh sụp đổ, chúng tôi đã trình bày cái nhìn độc đáo của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy về vấn đề " Ai đã làm sụp đổ Bức Tường Bá Linh ? "

Bức tường Berlin sụp đỗ ngày 9.11.1989

Câu hỏi lịch sử này đã tranh cãi sôi nổi từ trên 20 năm qua và có nhiều câu trả lời chủ quan khác nhau tùy theo hoàn cảnh, trình độ hiểu biết và nhứt là lòng tự hào của những dân tộc liên hệ.

a) Phía Ba Lan cho rằng nhờ hai công dân của họ. Đó là lãnh tụ nghiệp đoàn Walesa và Đức Giáo Hoàng John Paul II đã dám dũng cảm đi hàng đầu tranh đấu chống độc tài cộng sản.

b) Phía Hung Gia Lợi cho rằng nhờ Cựu Thủ Tướng Nemeth đã sáng suốt dám cho mở cửa biên giới Áo Hung tạo cơ hội cho làn sóng người tị nạn cộng sản bùng nổ.

c) Phía Đông Đức cho rằng nhờ lực lượng cải cách trong đảng cộng sản Đông Đức đã thành công lật đổ được nhà độc tài Honecker và tạo điều kiện cho lực lượng đối lập dễ dàng tranh đấu.

d) Phía Tây Đức cho rằng nhờ chính sách hòa dịu của Cựu Thủ Tướng Brandt từ từ tạo được biến đổi ôn hòa trong chế độ cộng sản.

e) Phía Liên Xô cho rằng chính Tổng Bí Thư Gorbachev với chính sách cởi mở tạo ra tình thế vuột ra khỏi vòng tay kiểm soát.

f) Phía Hoa Kỳ cho rằng nhờ Cố Tổng Thống Reagan hành xử cứng rắn đối phó với Liên Xô và quan trọng nhứt tại Bức Tường Bá Linh vào ngày 12.6.1987 đã lên tiếng "khích tướng" kêu gọi Tân Tổng Bí Thư Gorbachev muốn chứng minh thực tâm cởi mở thì nên mở cửa và phá sụp bức tường này (nguyên văn: “Come here to this gate! Mr. Gorbachev, open this gate! Mr. Gorbachev, tear down this wall!“) 

Duy nhứt về phía Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã tiên đoán rất sớm và trình bày rất cặn kẽ ngay trong tác phẩm "Perestroika" ( viết bằng Anh ngữ, dày 402 trang với trên 200 dẫn chứng tài liệu ) cho rằng ông Gorbachev bắt buộc phải cởi mở thay đổi chính sách cai trị để đủ sức đối đầu với Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Reagan đang trên đà leo thang võ trang quân sự, điển hình là kế hoạch phòng thủ chống hỏa tiễn SDI ( Strategic Defense Initiative ).

Chỉ trong lúc đi thuyết trình cho đồng bào Việt Nam, Giáo sư Huy mới kín đáo tiết lộ đưa ra một cái nhìn độc đáo rằng dân Nga có truyền thống chơi cờ vua (Chess) nên có thói quen suy nghĩ đa nghi nhiều, còn dân Mỹ thích chơi bài phé (Poker) nên thường phải "tháu cáy" với cây bài xấu nhưng vẫn có thể "tố" cho địch thủ bỏ chạy.

Theo Giáo sư Huy thì Tổng Thống Hoa Kỳ Reagan đang dùng kế hoạch SDI để " hù " Tổng Bí Thư Liên Xô Gorbachev với bản chất đa nghi buộc phải cải tổ nền tảng chính trị và kinh tế để có đủ thực lực đương đầu lại với Hoa Kỳ. Quả nhiên ông Gorbachev đã xúc tiến cải tổ, trước hết về kinh tế (Perestroika), và sau đó về chính trị (Glasnost). Nhưng chính vì sự cải tổ chính trị đã khiến làn sóng đòi hỏi tự do dân chủ dâng cao, kiểm soát không nổi và vuột ra khỏi tầm tay. Bức Tường Bá Linh sụp đổ, Đông Âu thoát khỏi sự chi phối của Mạc Tư Khoa và Liên Xô tan rã vào ngày 21.12.1991 là hậu quả tất nhiên đó.

Chính vì vậy, bên ngoài Liên Xô ông Gorbachev được vinh danh là nhân vật có công với cuộc cách mạng dân chủ hóa Đông Âu, nhưng ở trong nước thì trái lại không có chút uy tín gì vì bị chỉ trích là không có khả năng lãnh đạo làm cho Liên Xô tan vỡ và nước Nga không còn sức mạnh gì trên bàn cờ thế giới.

Cái nhìn độc đáo của Giáo sư Huy được chứng thực là rất đúng, vì kế hoạch SDI của Mỹ sau đó đã được Mỹ âm thầm hủy bỏ khi mục tiêu đã xí gạt được Liên Xô rồi. Tương tự về biến cố 30.04.1975 của Việt Nam chúng ta, Giáo sư Huy cũng có câu trả lời độc đáo với lời giải thích bất ngờ sau đây.

2) Ai đã gây ra biến cố 30.04.1975?

Câu hỏi lịch sử này cũng đã được bàn cãi sôi nổi từ trên 35 năm qua và chưa đi đến một kết luận nào hữu lý để được mọi khuynh hướng chấp thuận. Điển hình nhứt là ngay trong dịp Hội Thảo "Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại" ( “Vietnam – a 35 Year Retrospective Conference” ) tại Washington D.C. vào ngày 9.4.2010 quy tụ gần 200 nhân vật với thành phần nổi tiếng như cựu Đại sứ Bùi Diễm, cựu Đại tá không quân Hoa Kỳ Tiến sĩ Stephen Randolph, Trung tá biệt cách dù Nguyễn Văn Lân, Thứ trưởng John Negroponte, Sử gia Dale Andrade, Tiến sĩ John Carland, Cựu Bộ trưởng Hoàng Đức Nhã, Đại tá Trần Minh Công, Đại tá Hoàng Ngọc Lung... cũng không đưa ra được câu trả lời thỏa mãn cho sự thắc mắc: Ai đã gây ra biến cố 30.04.1975?

Nhìn trở lại, người ta có thể thấy rõ ràng trong thời gian đầu ngay sau 30.04.1975, phần lớn các khuynh hướng, từ chính trị đến tôn giáo, đều tìm cách đổ trách nhiệm lẫn cho nhau về tội đã làm mất miền Nam. Chỉ có Giáo sư Huy là sớm thấy rõ nguyên nhân chính nào đã khiến xảy ra biến cố 30.04.1975.

Trong dịp tái ngộ cùng Giáo sư Huy vào năm 1982, chúng tôi có hỏi đến vấn đề nhức nhối này và được Giáo sư Huy trả lời cho biết nguyên nhân chính là Hoa Kỳ đã có kế hoạch giải kết (bỏ mọi cam kết bảo vệ miền Nam!) để từng bước rời bỏ miền Nam VNCH. Về thế lực nào ở Hoa Kỳ đứng sau kế hoạch bỏ rơi miền Nam, Giáo sư Huy cho biết trên chính trường Mỹ có hai sắc tộc nổi bật nhứt. Đó là sắc tộc gốc Ái Nhĩ Lan (Ireland) và sắc tộc gốc Do Thái (Israel).

- Trong dòng lịch sử, Cộng Đồng Người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan đã rất nhiều lần thắng cử chức vụ Tổng Thống.

- Bên cạnh đó Cộng Đồng Người Mỹ gốc Do Thái chủ trương nắm giữ các cơ cấu quan trọng trong guồng máy điều khiển đất nước Hoa Kỳ. Họ gài được nhiều nhân sự vào bên hành pháp, lập pháp cũng như tư pháp. Trong các bộ quan trọng nhứt như ngoại giao, quốc phòng và tài chánh thường thấy đa số có nhân viên gốc Do Thái và nhiều lần cấp bộ trưởng cũng do người Mỹ gốc Do Thái nắm giữ. Trong Thượng Viện và Hạ Viện có khá nhiều nghị sĩ và dân biểu gốc Do Thái trong cả hai chính đảng. Vì vậy, thế lực của Cộng Đồng Người Mỹ gốc Do Thái rất lớn và đã khiến cho chánh sách đối ngoại của Hoa Kỳ luôn luôn binh vực quyền lợi của Do Thái.

Tham dự Hòa đàm Paris, Giáo sư Huy nhận xét rằng Kissinger (một người Mỹ gốc Do Thái lúc đó còn làm Cố Vấn An Ninh cho Tổng Thống Nixon) có thái độ đáng ngờ là cương quyết muốn thỏa hiệp riêng ( "đi đêm"! ) với CSVN bất cứ giá nào để quân đội Hoa Kỳ rời bỏ miền Nam, dù biết rằng sau đó miền Nam sẽ lọt vào tay Hà Nội. Theo kinh nghiệm chính trị thì các chính trị gia gốc Do Thái đều hành động có chủ đích với kế hoạch rõ rệt. Như vậy đằng sau Kissinger ắt phải là chủ trương của thế lực Do Thái.

Thế lực Do Thái này phải hiểu là không phải chỉ thuần túy Cộng Đồng Người Mỹ gốc Do Thái, mà là sắc dân Do Thái trải dài trên thế giới từ Tel Aviv đến Washington D.C., Paris, London, Berlin, Moscow... với tổng số 13,1 triệu người, trong đó 5,4 triệu tại quốc gia Do Thái, 5,3 triệu tại Hoa Kỳ và 2,4 triệu rải rác tại 30 quốc gia khác.

Thế lực này được điều khiển hữu hiệu từ Tel Aviv với 2 bộ phận đắc lực gồm cơ quan tình báo Mossad và Nghị Viện Do Thái Thế Giới ( World Jewish Congress - từ năm 2007 đứng đầu là nhà tỷ phú nổi tiếng Ronald Stephen Lauder người Mỹ gốc Do Thái ).

Ngoài ra, Giáo sư Huy còn chỉ dẩn cho chúng tôi nhận biết được dân gốc Do Thái đặc biệt thường với mũi to loại diều hâu, điển hình như Ngoại trưởng Kissinger hoặc Nữ Ngoại trưởng Albright

Những tiết lộ tế nhị của Giáo Sư Huy hoàn toàn phù hợp với nhận định của Linh Mục Cao văn Luận (1908 - 1986) nhân dịp tái bản tác phẩm Bên Giòng Lịch Sử cũng cho rằng thế lực dân Mỹ gốc Do Thái chủ trương Hoa Kỳ phải rút quân ra khỏi Việt Nam.

Riêng dư luận báo chí quốc tế đã sớm nhìn thấy rõ Hoa Kỳ muốn rút lui bỏ rơi miền Nam từ khi bắt đầu chánh sách Việt Nam Hóa Chiến Tranh sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 (mà họ phân tích là nhằm thay đổi màu da tử sĩ! ), nhứt là hòa đàm Paris (mà họ nhận định là nhằm bảo đảm Mỹ rút quân được an toàn!).

Như vậy biến cố 30.04.1975 đã xảy ra, nguyên nhân chính là Hoa Kỳ có chính sách bỏ rơi miền Nam VNCH và thế lực Do Thái thúc đẩy chính sách đó được thực hiện qua bè đảng Kissinger.

3) Tại sao thế lực Do Thái muốn Hoa Kỳ bỏ rơi miền Nam?

a) Thế lực Do Thái tại Hoa Kỳ: Đối với chúng tôi quả thực hoàn toàn mới mẻ và đầy ngạc nhiên khi được Giáo sư Huy vào năm 1982 cho biết đến vai trò thực sự của người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan và gốc Do Thái trên chính trường Hoa Kỳ. Sau này sinh hoạt lâu năm tại hải ngoại và qua nghiên cứu, chúng tôi công nhận thấy Giáo sư Huy hoàn toàn đúng. Điển hình là cho đến nay có ít nhứt 23 Tổng Thống Hoa Kỳ gốc Ái Nhĩ Lan

(xem website:)

This is a list of notable Irish Americans, including both original immigrants who obtained American citizenship ...

mà trong đó có Tổng Thống Washington và những Tổng Thống gần đây như Clinton, Reagan, Kennedy và kể cả Tổng Thống Obama (bên ngoại gốc Ái Nhĩ Lan) Cũng như hiện nay tại quốc hội có 15 Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ gốc Do Thái và 33 Dân Biểu Liên Bang gốc Do Thái


Thực sự nếu nghiên cứu sâu rộng thì sẽ thấy thế lực Do Thái tại Mỹ còn lớn hơn nhiều. Họ thành công trong việc gài được những nhân sự cấp lãnh đạo ở các bộ phận yết hầu của Hoa Kỳ. Thí dụ điển hình gần đây như:

- trong Thượng Viện và Hạ Viện hiện nay với tổng số 48 nghị sĩ và dân biểu gốc Do Thái (so sánh trước đây chỉ có 1 dân biểu gốc Việt Nam là ông Cao Quang Ánh! ). - trong Bộ Ngoại Giao có Bộ trưởng Henry Kissinger dưới thời TT Nixon và Bộ trưởng Madeleine Albright dưới thời TT Clinton...

- trong Bộ Quốc Phòng có Bộ trưởng James Schlesinger dưới thời TT Nixon và thời TT Ford.

- trong Bộ Tài Chánh có Bộ trưởng Larry Summer và Bộ trưởng Robert Rubin dưới thời TT Clinton.

- trong CIA có Tổng giám đốc John M. Deutch dưới thời TT Reagan.

- trong Ngân Hàng Trung Ương ( Fed ) cầm đầu bởi Tiến sĩ Alan Greenspan từ 1987 đến 2006 và Giáo sư Ben Bernanke từ 2006 đến nay.

Họ còn chủ động nắm những lãnh vực ngân hàng, thị trường chứng khoán, báo chí, truyền thanh, truyền hình và điện ảnh... Đặc biệt, ngành truyền thông, quan trọng nhứt là điện ảnh Hollywood, nằm trong tay thế lực Do Thái. Tại Hollywood đa số nhân sự từ đạo diễn đến diễn viên đều có gốc Do Thái, nổi tiếng nhứt như Steven Spielberg, Liz Taylor, Kirk Douglas, Michael Douglas, Harrison Ford...

xem website:

Họ biết rõ rằng nắm được truyền thông trong tay là hướng dẫn được dư luận quần chúng trong mục tiêu phục vụ quyền lợi cho nguời Do Thái. Họ còn điều khiển một phần lớn các viện nghiên cứu chiến lược nhằm đưa ra những đề nghị cho chính sách tương lai cho chánh phủ Mỹ và dĩ nhiên phải phù hợp với quyền lợi của người Do Thái. Ngoài ra tại các cường quốc Âu Châu, thế lực Do Thái có ảnh hưởng tuy âm thầm nhưng cũng mạnh mẽ lắm. Điển hình nhứt là Tổng Thống Sarkozy (Pháp) & Thủ Tướng Đức Schmidt (Đức) trước đây đều gốc Do Thái nên không bao giờ lên tiếng thực sự chống lại những vi phạm cam kết của Do Thái tại Trung Đông. Chính vì vậy đa số thành viên Liên Hiệp Quốc đã cho rằng thế lực Do Thái có ảnh hưởng quá lớn đến chính sách và biểu quyết về Trung Đông của các cường quốc Âu Mỹ .

b) Tại sao thế lực Do Thái muốn Hoa Kỳ phủi tay bỏ miền Nam ?

Muốn biết rõ, chúng ta phải tìm hiểu lịch sử mất nước và dựng lại nước của người Do Thái. Vào năm 135 dân tộc Do Thái chính thức bị mất nước và phải lưu vong khắp nơi vì đế quốc La Mã. Thảm họa mất nước đó thường được dư luận Thiên Chúa Giáo cho là sự trừng phạt dân Do Thái đã đóng đinh giết Chúa Jesus và kẻ phản bội Judas chính là một người Do Thái. Chính vì chuyện này đã làm cho dân Do Thái bị kỳ thị trên bước đường lưu vong. Nhưng cũng chính vì có niềm tin mãnh liệt vào Do Thái Giáo, họ đã đoàn kết nhau lại dưới sự lãnh đạo của học giả Theodor Herzl trong đại hội thế giới đầu tiên tại Basel ( Thụy sĩ ) vào năm 1897. Từ đó, từng đợt một họ lén lút trở về quê hương Palestine. Thế Chiến thứ 2 và với sự yểm trợ tích cực của Hoa Kỳ đã tạo cơ hội ngàn năm một thuở để họ dựng lại đất nước vào ngày 14.5.1948 sau gần 2,000 năm lưu vong. Chỉ 11 phút sau đó Tổng Thống Hoa Kỳ đã lên tiếng công nhân quốc gia mới này, bất chấp mọi chống đối của thế giới Ả Rập và đã yểm trợ hữu hiệu cho Do Thái chống lại cuộc tấn công ngay sau đó của các quốc gia Ả Rập láng giềng và trong các cuộc chiến xảy ra sau này.

Như vậy, Do Thái còn tồn tại đến ngày nay là nhờ Hoa Kỳ làm "lá bùa hộ mạng". Nhiều nghị quyết tại Liên Hiệp Quốc kết án Do Thái vi phạm cam kết tại Trung Đông chỉ vì duy nhứt Hoa Kỳ dùng quyền phủ quyết (veto) nên đành phải bỏ đi.

Trong quá khứ, Hoa Kỳ từng phản bội bỏ rơi đồng minh như Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Đài Loan... , nhưng luôn luôn "sống chết" hết lòng với Do Thái, mặc dù quốc gia nhỏ bé này không mang lại lợi ích gì về tài nguyên hoặc vị trí chiến lược cho Hoa Kỳ, mà trái lại chính vì Do Thái, Hoa Kỳ còn gây rất nhiều hiềm khích (mang họa vào thân!) với thế giới Hồi Giáo dân số rất đông đảo (1,3 tỷ) và rất quan trọng về năng lượng dầu hỏa. Tất cả cho thấy rõ ràng vì thế lực Do Thái nắm giữ được các bộ phận huyết mạch tại Mỹ nên chính sách của Hoa Kỳ phải luôn luôn không được đi trái ngược lại với quyền lợi của quốc gia Do Thái.

Từ đó, chúng ta mới hiểu rõ tại sao thế lực Do Thái muốn Hoa Kỳ phủi tay bỏ miền Nam Việt Nam. Đó là vì họ sợ Hoa Kỳ sa lầy và sự tốn kém khổng lồ tại chiến trường Việt Nam có thể đưa tới hậu quả Hoa Kỳ không còn khả năng giúp đỡ một cách hiệu lực nước Do Thái tồn tại như trong quá khứ Hoa Kỳ đã từng làm. Cho nên họ chủ trương Hoa Kỳ phải giải kết bỏ rơi miền Nam để trở về chuyên tâm lo cho Do Thái. Để thực hiện mục tiêu này họ đã có kế hoạch rõ ràng từng bước một.

c) Kế hoạch Do Thái thúc đẩy Hoa Kỳ bỏ rơi miền Nam.

Khởi đầu giải quyết cuộc chiến Quốc Cộng tại Lào vào đầu thập niên 1960, ông Ngô Đình Nhu đã ngạc nhiên và bất mãn thấy thái độ nhượng bộ quá mức của ông Averell Harriman (đặc trách bộ phận Viễn Đông của Bộ Ngoại Giao Mỹ) trong lúc đàm phán. 

Nên biết ông Averell Harriman (1891 - 1986) là một nhà tư bản lớn nổi tiếng gốc Do Thái và cũng là một đảng viên cấp lãnh đạo của đảng Dân Chủ ở Mỹ. Rõ ràng phía thế lực Do Thái muốn ngăn chận không cho Hoa Kỳ can thiệp với nhiều tốn kém ở Viễn Đông. Sự nhượng bộ rút lui này đã khiến lực lượng miền Bắc kiểm soát được phần lớn các địa điểm chiến lược tại Lào và thiết lập đường mòn Hồ Chí Minh vận chuyển nhân lực và võ khí vào để đánh chiếm miền Nam vào 30.4.1975.

Từ khi nhậm chức, Tổng Thống Johnson (dân Texas) cùng ban tham mưu luôn cứng rắn chủ chiến và không muốn Hoa Kỳ bị thua trận đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình. Thế lực Do Thái lúc đó không có ảnh hưởng nhiều trong chánh phủ Tổng Thống Johnson để xoay đổi từ bên trong chính sách can thiệp quân sự của Tổng Thống Johnson, cho nên họ phải chờ đợi cơ hội thuận tiện để tấn công từ bên ngoài dư luận quần chúng.

Đó là lúc cuộc chiến Việt Nam bùng nổ lớn bắt đầu từ cuối năm 1964 trở đi với các trận đánh dữ dội tại Bình Giã, Đồng Xoài, Đức Cơ... bắt đầu gây tử thương nhiều quân nhân Mỹ. Những hình ảnh quan tài phủ quốc kỳ kèm theo sau hình ảnh dã man và bất lợi (thổi phồng vụ Mỹ Lai & vụ Tướng Nguyễn Ngọc Loan) của chiến tranh được hệ thống truyền thông Hoa Kỳ -đa số gốc Do Thái quản trị- khai thác triệt để ngày đêm tạo một phong trào phản chiến lớn mạnh chưa từng thấy trên thế giới, không những tại Hoa Kỳ mà còn lan rộng khắp nơi trên nhiều quốc gia khác. Tướng độc nhởn Moshe Dayan -Bộ trưởng Quốc phòng của Do Thái- đột ngột tự qua Việt Nam 3 ngày ( từ 25 tới 27 tháng 7 năm 1966 ) và cho báo chí chụp bức hình biểu diễn đang đi hành quân với lực lượng Hải Quân Mỹ.

Sau chuyến "hành quân" chớp nhoáng đó, Tướng độc nhởn Moshe Dayan viết ngay đề nghị Mỹ nên rút quân ra khỏi Việt Nam vì không thể thắng cuộc chiến này được (rất là vô lý vì thực sự hiện diện xem xét chiến trường VN chỉ có 1 ngày, mà dám đưa ngay đề nghị khủng khiếp như vậy) . Dĩ nhiên lời đề nghị chủ bại này càng được thổi phồng bởi phong trào phản chiến và làm mất uy tín Tổng Thống Johnson. Tiếc thay sau này vẫn còn có những ký giả và bình luận gia Việt Nam ca ngợi những phân tích và đề nghị của ông tướng một mắt này, mà không hiểu đó chính là một trong những thủ phạm đã góp phần "khai tử" miền Nam!

Phong trào phản chiến càng lên cao và đã khiến Tổng Thống Johnson vào tháng 3 năm 1968 phải quyết định không ra tái ứng cử. Sự xáo trộn tranh chấp kịch liệt trong đảng Dân Chủ đã tạo cơ hội hiếm có để cho ứng cử viên của đảng Cộng Hòa nắm chắc sự thắng cử. Vì vậy thế lực Do Thái đã gài được Kissinger từ năm 1957 làm cố vấn cho Nelson A. Rockefeller (Thống đốc New York) đang vận động ra tranh cử làm ứng cử viên Tổng Thống của đảng Cộng Hòa. Nhưng không ngờ Nixon thành công hơn và cuối cùng thắng cử làm Tổng Thống. Thấy vậy, Kissinger bèn trở cờ đầu quân theo Nixon và được trọng dụng làm Cố vấn An ninh.

Thế lực Do Thái còn đưa được thêm nhân sự gốc Do Thái vào trong guồng máy cầm quyền Mỹ. Đáng kể nhứt là Bộ trưởng Quốc phòng James Schlesinger, Cố vấn đặc trách Nội vụ John Ehrlichmann (1925 – 1999)... Với những chức vụ then chốt này, họ đã thành công bày mưu cho Nixon bỏ rơi miền Nam. Bắt đầu với chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 để từng bước giảm con số lính Mỹ tử vong và bớt dần sự hiện diện của Hoa Kỳ tại miền Nam.

Đến năm 1971, Kissinger bí mật qua Trung Cộng tìm cách tái bang giao với chính quyền Bắc Kinh và đưa đến thỏa hiệp Thượng Hải 1972 giữa Mao Trạch Đông và Nixon.

Trên bề mặt, thỏa hiệp này chỉ công nhận một nước Trung Hoa cho thấy Hoa Kỳ bỏ rơi Đài Loan trên chính trường thế giới, nhưng bên trong thực tế Kissinger nhằm sửa soạn sự rút lui an toàn cho quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam với sự bảo đảm của Trung Cộng.

Quả nhiên, chỉ sau đó chưa đầy một năm, Kissinger đã dùng đủ mọi mánh khóe, kể cả đe dọa tánh mạng các cấp lãnh đạo miền Nam, thành công trong việc ép buộc ký kết Hiệp Định Paris vào ngày 27.1.1973 để quân đội Hoa Kỳ được an toàn rời khỏi miền Nam. Phía dư luận báo chí quốc tế đã sớm thấy rõ âm mưu của Kissinger và đã ví bản hiệp định này giống như tờ khai tử cho miền Nam Việt Nam. Chính ngay Kissinger cũng đã tiết lộ bề trái của bản hiệp định cho Cố vấn đặc trách Nội vụ John Ehrlichman của T.T Nixon như sau:

"Tôi nghĩ rằng nếu họ (chánh phủ miền Nam) may mắn thì được 1 năm rưỡi mới mất". Tương tự, Kissinger đã trấn an T.T Nixon là: “ Huê Kỳ phải tìm ra một công thức nào đó để làm cho yên bề mọi chuyện trong một hay hai năm sau, sau đó thì …chẳng ai cần đếch gì nữa. Vì lúc ấy, Việt nam sẽ chỉ còn là bãi hoang vắng ”.

Bởi vậy biến cố 30.4.1975 xảy ra là điều tất nhiên đúng như tính toán dự trù của Kissinger và thế lực Do Thái.

Chỉ sau Hiệp Định Paris khoảng 9 tháng, cuộc chiến Jom Kippur vào ngày 6.10.1973 giữa Do Thái và các quốc gia Ả Rập láng giềng xảy ra. Lần đầu tiên trong lịch sử tái lập quốc, Do Thái bị thua trận và mất một số lớn phần đất chiếm đóng trước đây. Đáng lẽ Do Thái còn có thể bị thua nặng nề hơn nữa, nhưng giờ chót nhờ có Kissinger thuyết phục được Nixon nỗ lực can thiệp giúp Do Thái nên tình thế không còn bi đát nhiều. Tuy nhiên, sau đó Tướng độc nhỡn Moshe Dayan phải từ chức Bộ trưởng Quốc phòng vì chịu trách nhiệm bị thua trận.

4) Kết luận

Biến cố thua trận lần đầu tiên Jom Kippur năm 1973 cho thấy thế lực Do Thái nhìn rất xa và rất có lý với nỗi lo sợ Hoa Kỳ vì bị sa lầy ở chiến trường Việt Nam nên không còn có thể chuyên tâm giúp cho Do Thái thắng trận như trước đây. Cho nên không gì ngạc nhiên khi thế lực Do Thái phải vận dụng toàn diện từ trong lẫn ngoài để thúc đẩy và buộc giới lãnh đạo Hoa Kỳ phải bỏ rơi miền Nam. Bởi vậy mới xảy ra biến cố 30.4.1975. Từ thời điểm đó đến nay Do Thái ung dung tồn tại được, vì không những " độc quyền " hưởng trọn vẹn sự yểm trợ hữu hiệu của Hoa Kỳ, mà còn khôn khéo tạo được mâu thuẩn chia rẻ để xô đẩy siêu cường số 1 này phải ra tay đối phó với kẻ thù Hồi Giáo của mình.

Bí ẩn về lý do và động lực thúc đẩy Hoa Kỳ phải rút quân bỏ rơi miền Nam được che dấu tinh vi không đưa ra dư luận nổi, bởi vì phần lớn hệ thống truyền thống báo chí quan trọng nằm trong tay thế lực Do Thái hoặc bị họ ảnh hưởng kiểm soát không cho phép làm hoặc sợ bị mang tiếng bài Do Thái ( Anti-Semitism ) .

Cho nên đến nay dư luận vẫn còn bị lường gạt. Điển hình, về phía dư luận ngoại quốc vẫn còn có những học giả ( thí dụ : Tiến sĩ Stephen Randolph trong Hội Thảo "Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại" (“Vietnam – a 35 Year Retrospective Conference”) tại Washington D.C. vào ngày 9.4.2010 ) lầm lẫn hoặc cố tình cho rằng Hoa Kỳ vào năm 1972 muốn tái lập bang giao với Trung Cộng nên phải rút quân ra khỏi miền Nam (chịu thua) vì đang câu con cá to hơn ( “has bigger fish to fry” ) .

Thực tế Hoa Kỳ đã có kế hoạch bỏ rơi miền Nam từ khi Kssinger bước vào Tòa Bạch Ốc năm 1969 với gia tăng Việt Nam Hóa Chiến Tranh. Về phía miền Bắc, họ không ngờ có được sự giúp đỡ hữu hiệu của thế lực Do Thái tạo ra phong trào phản chiến đưa tới tình trạng " Đồng Minh tháo chạy " ( từ ngữ theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng !) bỏ rơi miền Nam.

Thực tế, nếu không có sự phản bội của thế lực Do Thái qua sự nắm quyền của ê kíp Kissinger thì chưa chắc gì miền Bắc sớm thắng trận. Như vậy miền Nam chỉ cần cầm cự được vài năm cho đến khi Tổng Thống Reagan nắm quyền và với tài lãnh đạo xuất sắc cương quyết nổi tiếng của ông này chắc chắn miền Nam sẽ được yểm trợ đầy đủ ( đã xảy ra như vậy tại Nam Mỹ và A Phú Hản ) để không thể dể dàng sụp đỗ như đã xảy ra trong ngày 30.4.1975.

Đa số người Việt chúng ta đều có tâm tình thiện cảm với dân tộc Do Thái ( một phần ảnh hưởng qua tác phẩm lừng danh " Về miền đất hứa / Exodus " của tác giả Leon Uris ) vì ngưỡng mộ tinh thần đoàn kết và chiến đấu dũng cảm của họ sau 2000 năm lưu vong đã thành công trở về tái dựng lại quốc gia Do Thái nhỏ bé bất chấp trước mọi đe dọa của Khối Ả Rập khổng lồ. Cũng trong cảm tình nồng nàn đó, Học giả Nguyễn Hiến Lê vào năm 1968 mang sức ra viết tác phẩm " Bài học Israel ( Do Thái ) " .

Nhưng thực tế chính trị cho thấy thủ đoạn & tham vọng xâm chiếm đất đai láng giềng của Do Thái sau khi tái lập quốc, nên chính ông đã không ngần ngại lên tiếng chỉ trích nặng nề. Đó cũng là tâm trạng của chúng tôi khi biết qua Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục Cao Văn Luận khám phá ra mưu sâu độc của thế lực Do Thái khiến xảy ra biến cố 30.4.1975 cho quê hương Việt Nam mà nay đang dẩn tới đại họa mất nước vào tay Trung Cộng.

Chúng ta hy vọng rằng Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục Cao Văn Luận đã đi bước tiên phong tiết lộ những bí ẩn về biến cố 30.4.1975 và trong tương lai sẽ được giới truyền thông báo chí chú tâm nghiên cứu khai triển tích cực để dư luận Việt Nam và thế giới mai sau không còn bị lường gạt nữa .

LM Viện Trưỡng: Cao Văn Luận
GS: Nguyễn Ngoc Huy

Blog Archive