Ba Thẩm phán của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ là Clarence Thomas, Samuel Alito và Neil Gorsuch đã đưa ra một quan điểm bất đồng liên quan đến quyết định của tòa án về việc không xem xét vụ kiện tiểu bang Pennsylvania của ông Trump và Đảng Cộng hòa.

Tòa án hôm thứ Hai (22/2 theo giờ Mỹ) đã tuyên bố sẽ không tiếp nhận các vụ kiện thách thức quyết định của tòa án tiểu bang Pennsylvania nới lỏng các biện pháp về tính toàn vẹn của lá phiếu, bao gồm động thái kéo dài thời hạn nhận phiếu bầu trong cuộc bầu cử tháng 11 thêm ba ngày do tình hình dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVDI-19). Cựu Tổng thống Donald Trump và Đảng Cộng hòa của Pennsylvania kêu gọi tòa án xem xét lại phán quyết của Tối cao Pháp viện Pennsylvania.

Cũng trong ngày 22/2, Thẩm phán Alito đã viết về sự bất đồng quan điểm của mình, có sự tham gia của Gorsuch, rằng việc xem xét nên được cấp phép vì vụ án đưa ra “một câu hỏi hiến pháp quan trọng và lặp đi lặp lại: Liệu các Điều khoản Bầu cử hoặc Đại cử tri của Hiến pháp Hoa Kỳ… có bị vi phạm bởi một tòa án tiểu bang hay không, khi một tòa án tiểu bang cho phép một điều khoản hiến pháp của tiểu bang ghi đè lên quy chế của tiểu bang điều chỉnh cách thức tiến hành một cuộc bầu cử liên bang. Câu hỏi đó đã chia rẽ các tòa án cấp dưới, và việc xem xét của chúng tôi vào thời điểm này sẽ có lợi rất nhiều”.

Còn thẩm phán Thomas bày tỏ sự thất vọng, viết rằng tòa án “không giải quyết được tranh chấp này trước cuộc bầu cử, để từ đó đó đưa ra các quy tắc rõ ràng. Bây giờ chúng tôi lại thất bại trong việc đưa ra các quy tắc rõ ràng cho các cuộc bầu cử trong tương lai”.

Thẩm phán Thomas cho biết vào hôm thứ Hai rằng “việc thay đổi các quy tắc ở giữa trận đấu là đủ tệ”. Ông Thomas, được nhiều người coi là thẩm phán thiên hữu nhất, nói rằng tòa án lẽ ra nên xem xét lại trường hợp này.

“Quyết định viết lại các quy tắc đó dường như đã không đủ ảnh hưởng để thay đổi kết quả của bất kỳ cuộc bầu cử liên bang nào. Nhưng điều đó có thể sẽ không lặp lại trong tương lai”, ông Thomas viết (pdf). “Những trường hợp này cung cấp cho chúng tôi một cơ hội lý tưởng để giải quyết những gì các quan chức không lập pháp có thẩm quyền đặt ra các quy tắc bầu cử và làm tốt điều đó trước chu kỳ bầu cử tiếp theo. Việc từ chối làm như vậy là không thể giải thích được”.

Nói về việc luật tiểu bang ghi đè lên hiến pháp, ông Thomas viết: “…Chúng ta cần phải chấm dứt tập tục này ngay bây giờ trước khi hậu quả trở nên thảm khốc”.

“May mắn rằng nhiều trường hợp chúng tôi đã chứng kiến ​​chỉ bị cáo buộc là thay đổi quy tắc không phù hợp chứ không phải gian lận. Nhưng quan sát đó chỉ mang lại sự thoải mái nhỏ. Một cuộc bầu cử không có bằng chứng rõ ràng về gian lận có hệ thống là không đủ để có được sự tín nhiệm trong bầu cử. Một điều quan trọng nữa là nó phải bảo đảm rằng gian lận sẽ không bị phát hiện”.

Tối cao Pháp viện hôm thứ Hai cũng từ chối xem xét hồ sơ kiện của Dân biểu Mike Kelly thuộc Đảng Cộng hòa và những người khác đã yêu cầu tòa hủy bỏ chính sách mở rộng các phiếu bầu qua thư.

Một luật sư của Kelly, ông Greg Teufelnói với Pittsburgh Post-Gazette vào tuần trước rằng “điều quan trọng là tòa án nên quan tâm đến việc liệu luật bầu cử của Pennsylvania có được quản lý theo hiến pháp hay không, và phù hợp với hiến pháp Pennsylvania và hiến pháp liên bang. hay không”.

Ông Trump hiện vẫn còn vụ kiện lên Tối cao Pháp viện về thách thức đối với những thay đổi mà Ủy ban Bầu cử Wisconsin đã ra lệnh vào năm ngoái.