Hydra tiền tệ trên trường quốc tế
B,S Nguyễn Lưu Viên
Lời nói đầu:
Trong bài "Lần theo mê-lộ có đường hầm của hệ thống Tiền Tệ Mỹ", chúng ta đã thấy con Hydra tiền tệ Mỹ có tên là Federal Reserve (FED) hoạt động như thế nào trên đất Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (HCQHK). Hôm nay chúng ta sẻ cố gắng tìm xem có con HYDRA tiền tệ nào hoạt động như thế trên trường quốc tế hay không?
Nhắc lại một sự kiện lịch sử:
Ngày 18-06-1815, cuộc chiến tại Waterloo đang diển tiến, ông Nathan Rothschild, lúc đó đang là môt trong số những chủ ngân hàng lớn nhất của London, nắm được tin Hoàng Đế Napoleon sẽ đại bại trước nhà cầm quyền Anh 24 tiếng đồng hồ, Ông Rothschild liền tung tin nói rằng Napoleon sẽ đại thắng. Giá cổ phiếu trên toàn bộ thị trường chứng khoán lập tức tuột xuống tận đáy. Thì ông Nathan Rothschild liền tay mua gom, vét hết các cổ phiếu với giá rẻ mạt. Cuối cùng khi chiến thắng của Tướng Wellington được lan truyền khắp thủ đô London thì giá các cổ phiếu lại tăng vọt lên. Thì trong vài giớ, ông Nathan Rothschild lại tung các cổ phiếu này bán lại, và thu được nhũng khoản chênh lệch kết xù.
Đó là chuyện thời xưa. Bây giờ chúng ta hãy xem xét chuyện thời nay.
Thỏa Hiệp Bretton Woods (The Bretton Woods Accords)
Báo chí thường hay nhắc tới cụm từ Bretton Woods. Vậy nó là gì, ở đâu?Tra Từ Điển Webster mới biết đó là tên của một nơi nghĩ mát (resort) trong núi White Mountains ở Tiểu Bang New Hampshire. Xem bản đồ Tiểu Bang mới thấy nó nhỏ xíu nằm trên đường 320 ở giữa hai thánh phố nhỏ Twin Mountain vá Crawford House. Thế mà năm 1944, trước khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt năm 1945, nó được chọn (theo ý của ông David Rockefeller) làm địa điểm hội họp cho một Hội Nghị Quốc Tế về tiền tệ. Hai người đóng vai chánh trong Hội Nghị là Kinh tế gia Anh danh tiếng quốc tế John Maynard Keynes và Thứ Trưởng Tài Chánh Mỹ Harry Dexter White.
Hội Nghị đưa đến môt thỏa hiệp được gọi là Thỏa Hiệp Bretton Woods (the Bretton Woods Accords). Theo Thỏa Hiệp này thì bản vị vàng (the gold standard) vẩn được giữ và được đồng dollar yểm trợ (backed by US dollar) vì đồng dollar được coi là "tốt như vàng" (as good as gold) và Mỹ cam kết sự có thể đổi (convertibility) đồng dollar ra vàng theo giá $35 dollars một ounce vàng. Bản vị vàng của Bretton Woods (the Bretton Woods gold standard) "chạy đều" được một thời gian, vì ít có nước nào đổi dollars của mình ra vàng, và người ta còn tin tưởng nơi khả năng trả được (solvency) của Hoa Kỳ.
Nhưng kể từ năm 1965 chiến tranh Vietnam đã kéo nước Mỹ vào vòng xoắn của nợ nần (the spiral of debt) thì T.T De Gaulle của Pháp, nhận thấy Mỹ tiêu xài quá mức vàng đuợc dự trữ, nên đòi Mỹ phải trả lại cho Pháp số vàng tương đương với $300 triệu dollars mà Pháp đang có. Mỹ làm đúng theo lời yêu cầu của De Gaulle. Nhưng kho dự trữ vàng của Mỹ bị "xẹp" đến nổi mà năm 1971, T.T Nixon phải rút dollar ra khỏi bản vị vàng (took the dollar off the gold standard) và hủy bỏ luôn việc đổi dollar ra vàng. Thì các ngân hàng tư nhân và FED lại có dịp dở lại cái trò ảo thuật "loan" để "create money out of nothing".
Rồi lại thêm một trò ảo thuật mới nữa được gọi là "short selling" là một thứ "mượn đầu heo nấu cháo" dựa trên hai nguyên tắc căn bản của "Kinh Tế Thị trường" là :
1. Luạt Cung Cầu: Hể Cung (offre) mà nhiều hơn Cầu (demande) thì giá hàng xuống, và hể Cung mà ít hơn Cầu thì giá hàng tăng lên.
2. Mục đích hoạt động của một công ty là làm sao cho có lợi có lời cho người có cổ phần (shareholder) và ý muốn của người (hay nhóm người) nắm đa số cổ phần là "ý muốn của vua" giám đốc công ty phải tuân theo.
Và đây là lối hành động của "short selling". Thí dụ như tôi đã nghiên cứu và khám phá ra được một lối chế tạo môt món hàng mà tôi cho rằng sẽ được dân chúng thích, thì tôi phải dựng lên một công ty để sản xuất món hàng đó; nhưng vì không có đũ tiền nên tôi phải kêu gọi người ngoài hùn vốn bằng cách "bán cổ phần" thí dụ như tung ra một triệu cổ phần, mổi cổ phần giá là $50 dollars. Nhờ có nhiều người hưởng ứng vì thấy món hàng tốt sẽ được dân mua dùng, nên người thì mua vài chục, kẽ thì mua vài trăm, có khi một nhóm kinh doanh mua vài ngàn cổ phần. Nên tôi có được 50 triệu dollars để dựng lên "Công Ty V" có nhà máy sản xuất, có cơ sở giao dịch, có văn phòng v.v Nhờ hàng tốt dân chúng thích, mua nhiều nên Công ty V phát đạt, Giá trị của cổ phần công ty mổi ngày môt tăng, lên tới thí dụ như $70 dollars mổi cổ phần.
Thường thường người muốn mua cổ phần là mua qua một môi giới (broker) và gởi giấy số cổ phần đó cho "broker" giữ, chớ đâu có đem về nhá. Một ông chủ nhà bank B, thấy công ty V phát đạt nên muốn chiếm lấy nó. Thí ổng (là "bồ tèo" có khi là chủ nhân thât của tên broker) đến "mượn" một số X cổ phần của công ty V và tung số đó ra càng ngày càng nhiều vào thị trường...Thì trên thị trường số cung (của cổ phần của công ty V) càng ngày càng tăng, mà số cầu thì có hạn, nên giá của cổ phần càng ngày càng xuống. Những người ở nơi khác có cổ phần công ty V thấy giá cổ phần xuống liền liền, thì vội vã biễu broker của mình bán mau mau cổ phần công ty V của mình, thì trên thị trường tràn ngập cổ phần công ty V với giá rẻ, thí dụ như chỉ còn có $25 dollars mổi cổ phần.
Thì ông B lấy tiền của nhà bank mình quơ (raffler) hết các cổ phần công ty V có trên thị trường. Ông trả lại cho broker "bồ tèo" của ông số X cổ phần mà ổng đả mượn, Còn phần Y còn lại thì ổng giữ như là của riêng của ngân hàng B.
Bây giờ ông B có thể có hai quyết định:
Một là để cho công ty V vẩ sống, thì ổng bớt hẳn số cung (bán ra) cổ phần công ty V trên thị trường làm cho giá nó tăng lên trở lại để đem cái lời cái lợi về cho các chủ cổ phần ( mà chính ngân hàng B được hưởng thụ nhiều nhất vì là nắm đa sồ cổ phần)
Hai là ổng có thể giết chết luôn công ty V, vì trong hội nghị hàng năm, hay hàng tam cá nguyệt của công ty, "ý muồn của người có đa sồ cổ phần là ý muốn của vua" nên ổng quyết định dẹp bỏ công ty vì quá lổ lả, bán mau mau với giá rẽ, tất cả máy móc cơ sở của công ty (không còn tên trong danh sách các cơ sở) thì một "bồ tèo" hay một "tay sai" của ổng mua hết máy móc dụng cụ cơ sở đó, để dựng lên một công ty mới có tên khác, sản xuất cùng một thứ hàng mà dân đả thích mua. Còn tôi, người tìm ra phương pháp chế tạo hàng thì được mướn ở lại làm công như một kỹ sư chuyên môn, hay là bị đuổi đi. Thế là công ty V mà trong bao nhiêu năm tôi đả tốn không biết bao nhiêu thì giờ và công khó nhọc để nghiên cứu ,suy nghĩ, thử đi thử lại mới chế tạo ra được món hàng được dân ưa thích và tạo dựng lên được một cơ sở mà tôi lấy làm hãnh diện, trong chốc lát đã bị nhà Bank B nuốt hết, nhờ cái trò ảo thuật "short selling".
Trên bình diện quốc tế, nếu có một tổ chức nào mạnh và giàu, đem áp dụng trò ảo thuật "short selling" đó vào một quốc gia yếu và nghèo, thì cả hệ thống kinh tế và hệ thống kỹ nghệ còn non nớt của quốc gia ấy sẽ bị "nuốt " mất hết.
Mà tổ chức mạnh và giàu đó đả có rồi ...Đấy là: IMF & World Bank. Ngoài việc đưa đến một thỏa hiệp, Hội Nghị ở Bretton Woods nói trên còn đẽ ra hai con Hydra khổng lồ là IMF (the International Monetary Fund Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) và World Bank (the International Bank for Reconstruction and Development Ngân Hàng Quốc Tế) nói là để giúp Đệ Tam Thế Giới (the Third World) và các quốc gia đã bị chiến tranh tàn phá.
Nhưng trên thực tế thì khác hẳn vì IMF và World Bank sẽ áp dụng cho Đệ Tam Thế Giới hai trò ảo thuật "loan" và "short selling" cộng với hai quan niệm "cho chắc ăn" rất đặc biệt như sau:
1. Để cho chắc ăn", các nhà bank thích "chơi" với các chánh phủ "vững chắc", nghĩa thông thường là các chánh phủ độc tài (the banks preferred "stable" governments for clients. Generally that meant governments controlled by dictators. Theo sách : the Web of Debt" tr.215). Còn từ đâu các nhà độc tài đó có được quyền hành và họ làm gì với tiền, thì không phải là mối lo của các ngân hàng. Cho nên một số quốc gia ở Nam Mỹ đựợc thí nghiệm. Ở Chí Lợi, ngày 11-09-1973 T.T Salvador Allende, một vị tổng thống được dân bầu một cách dân chủ, bị Tướng Augusto Pinochet đảo chánh. Ở Peru Chánh phủ bình dân (populist) của T.T Alan Garcia bị cho vào sổ đen (black list) của IMF, nên ngày 28-07-1990 thì bị chánh phủ của T.T Alberto Fujimori thay thế để áp dụng cái gọi là "economic shock therapy" của IMF. Rồi đến Argentina, các cuộc đảo chánh do bọn " Chicago Boys" gây ra.
2. Đẻ "cho chắc ăn" các thứ tiền viện trợ cho y tế, cho giáo dục, cho sức khỏe trong các quốc gia mắc nợ phải bị bỏ đi, theo lệnh của IMF, để cho các nhà bank được trả nợ đúng kỳ (public spending on health, education and welfare in debtor countries was slashed, following IMF orders to ensure that the banks got timely debt service on their petrodollars..Theo sách "the Web of Debt" tr.215)
Cho nên trong các quốc gia có nhận viện trợ của IMF (như Bangladesh, Bolivia, Brazil, Peru, Ethiopia, Somalia, Uganda, Vietnam và một số quốc gia trong khối liên bang Soviet URSS củ) con nít đi học phải trả tiền, người đau ốm vào bệnh viện phải trả tiền, chớ không còn được miển phí như trước. Kết quả là ở trong đa số các quốc gia ấy ( trong đó có VN thời "bao cấp") nền giáo dục bị phá tan (destruction of Education), hệ thống bảo vệ sức khỏe bị sụp đổ (collapse of the Health system), thì các bệnh nhiểm trùng tái phát (Resurgence of Infectious Diseases).
Riêng ở Việt Nam còn có một chuyện lạ nửa là mình không biết là: sau khi Cs Bắc Việt chiền thắng, thì IMF đòi Hà Nội phải trả một số tiền $140 triệu dollars mà Chánh Phủ Saigon(VNCH) hồi trước còn nợ IMF, rồi IMF mới giúp. Thì hà Nội phải chịu và may cho Hà Nội là Pháp với Nhựt lập lên một "Ủy Ban Bạn của Việt Nam"(Friends of VN committee) cho Hà Nội mượn số tiền đó để trả cho IMF.
Ngoài các tai hại về y tế và giáo dục nói trên, IMF còn gây ra nhiều tai họa khác độc ác hơn nửa, như đem nước sông vào ruộng để cày cấy mà phải trả tiền nước(ở Bolivia Nam Mỹ ) nạn đói (như ở Somalia, Ethiopia) nạn thiếu dinh dưỡng (ở cùng hết) nạn thiếu an ninh, loạn vì biểu tình chống đối và đàn áp( ở cùng hết) nạn nội chiến vì chũng tộc (như ở Uganda) có thể đưa đến nạn diệt chủng (như ở Rwanda) v.v. mà các sách tôi đả tham khảo diển tả rất đầy đủ trong vài ba trăm trang. Tất cả việc đó xãy ra sau khi áp dụng cái được gọi là "IMF shock therapy" với "privatization" (tư hửu hóa) với "deregulation" (bỏ luật lệ ràng buộc) để "giúp đở", để "khuyến khích" để "chỉ dẩn" cho dân địa phương. Luôn luôn, dưới chiêu bài là "để thực hiện dân chủ", để gia nhập kinh tế thị trường" và để xây dựng một "Nền trật tự Mới" (a New World Order)
--
No comments:
Post a Comment