Saturday, August 15, 2015

Việt cộng rước Nga vào gây hiểm họa nguyên tử cho dân tộc Việt

Mường Giang


Những ngày đầu tháng 6-1989 thế giới thật sự bàng hoàng phẩn nộ trước biến cố thế kỷ, qua sự kiện Trung Cộng cho xe bọc sắt và bộ đội tàn sát dã man đồng bào mình tại quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh), khi họ biểu tình đòi tự do dân chủ. Cùng thời gian trên tại Ba Lan đã trổi dậy cuộc tháo gở gông cùm áp bức cộng sản, mở đầu sự sụp đổ dây chuyền của các nước chư hầu Liên Xô tại Ðông Âu. Tháng 9-1989 dân chúng Ðông Ðức đã lủ lượt bỏ nước ra đi tìm tự do làm sụp đổ bức tường ô nhục Bá Linh, mở đường cho sự thống nhât của Ðức bị chia cắt từ sau đệ nhị thế chiến. Tiếp theo là Hung Gia Lợi tuyên bố theo chế độ tự do.. Nhưng Nga Sô đã bất lực trước những biến cố long trời lở đất tại Ðông Âu, vì kinh tế kiệt quệ và nội loạn. 

Tóm lại bắt đầu năm 1990 chủ thuyết cộng sản đã tan vở, dân chúng Nga nổi dậy đòi đảng cộng sản và tổng bí thư Mikhail Gorbachev phải từ chức và dẹp bỏ như họ đã chém đầu rồi giựt xập tượng tên đồ tể Lê Nin tại thủ đô Mạc Tư Khoa. 

Nhưng đau đớn và nhục nhã biết bao, vì cũng chính thời gian này, một cơ hội ngàn vàng trong thế kỷ, để VN có thể bỏ Nga, bỏ Tàu, đưa đất nước và Dân Tộc Việt trở về cõi tự do mà toàn dân đang mơ ước. Nhưng Nguyễn Văn Linh lúc đó là tổng bí thư đảng VC đã nói:

“Theo Tàu sẽ mất nước nhưng vì đảng phải theo Tàu”.

Đó là thực chất của cái gọi là “Hội Nghị Thành Đô 1990” và để dọn đường đầu hàng giặc, tên Lê Đức Anh quyền bộ trưởng quốc phòng đã ra lệnh cho bộ đội không được chống trả Tàu đỏ khi chúng tấn công cưởng đoạt mấy đảo của VN tại Trường Sa vào năm 1988.

Cuối tháng 8-1990, mười ba nước cộng hòa trong tổng số mười lăm tiểu bang thuộc Liên Bang Sô Viết tuyên bố độc lập và tách hẳn ra khỏi nước Nga như Armenia, Estonia, Latvia, Georgia, Moldavia, Uzberkistan, Lithuania, Azerbaijan, Belarus, Ukraine.. Tháng 6-1991 Yeltsin Boris thay Gorbachev làm tổng thống Nga nhưng tới tháng 9-1993 đã xảy ra một cuộc nội chiến ngắn ngủi tuy chỉ kéo dài có 2 ngày làm 123 người chết. Tháng 12-1994 Nga xua quân tàn phá cộng hòa Chechnya vì nước này đòi độc lập như các chư hầu khác của Liên Xô. Tháng 9-1998 qua vụ tham nhũng 10 tỷ đô la, Yeltsin Boris đã làm rung chuyển thế giới và kéo nước Nga một lần nữa xuống tận đáy vực của sự phá sản vì kinh tế lụn bại, phải đưa Putin lên thế chức tổng thống Nga vào tháng 7-2000.

Ngày 13-8-2000 chiếc tàu ngầm nguyên tử tối tân nhất của Nga, đột nhiên bị chìm dưới đáy biển Barent có độ sâu 108m, trong lúc đang tham dự cuộc diễn tập thủy chiến với nhiều đơn vị bạn, làm thiệt mạng toàn bộ 118 người trong thủy thủ đoàn có nhiều sĩ quan cao cấp. Công tác cứu nạn, trước hết do chính người Nga thực hiện bị thất bại vì kỷ thuật, cuối cùng phải nhờ sự giúp đở của các chuyên viên Anh Cát Lợi và Na Uy, nhưng cũng không thành công vì thời gian quá lâu sau khi xãy ra tai nan, khiến cho tất cả mọi người bị chết ngạt. Có điều mai mĩa là trong lúc thãm nạn diển ra, Tổng Thống Liên Bang Nga là Putin vẫn tiếp tục nghĩ mát tại biệt thự sang trọng trên bờ Hắc Hải.

Ðêm thứ tư 23-10-2002, trong lúc hơn 700 khán giả và vũ đoàn đang say sưa trong vở kịch ‘Nord Ost‘ nổi tiếng của Nga tại một đại hý viện trong thủ đô Moscow, thì có 50 cảm tử quân mà phân nửa là phụ nử, trang bị đầy mình súng đạn, bom mìn, dưới quyền chỉ huy của Movsar Barayey đột nhập bắt giữ con tin.

Toán khủng bố đòi người Nga phải rút khỏi đất nước Chechnya, còn không tất cả con tin kể cả họ đều cùng chết. Sự kiện quan trọng đến nổi Tổng Thống Putin đã phải bỏ chuyến đi Mexico dự hội nghi thượng đỉnh APEC. Và Putin đã làm cho cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh Nga-Chechnya đi vào tuyệt lộ khi ra lệnh giết hết mọi người. Vụ bắt giữ con tin kỳ này được xem là một biến cố tồi tệ nhất trong lịch sử nước Nga, vì đã diển ra ngay trong thủ đô có đầy công an mật vụ và tai mắt tình báo chằng chịt như rừng.

Còn dân chúng Nga thì vô cùng phẩn nộ về phản ứng của Tổng thống Putin, vì sau 15 giờ xãy ra biến cố mới lên tiếng, cũng như sự tắc trách, bất lực của các cơ quan an ninh.. tới nay vẫn chưa biết quân cảm tử đã đột nhập và chuyên chở vũ khí vào nhà hát như thế nào. Cuối cùng rạng sáng ngày thứ bảy, biệt kích Nga thả hơi cay vào rạp hát, bắn chết Movsar Marayev và hơi ngạt đó đã giết 117 người cả bạn lẫn thù, đồng thời khiến cho nhiều người khác bị thương. Ðiều này khiến cho thân nhân các con tin vô cùng phẩn nộ như họ đã phẩn nộ trước cái chết của thủy thủ đoàn trong vụ tàu ngầm nguyên tử Kursk bị chìm ngày 13-8-2000.

Một chính khách phương tây đã nói ‘ Nếu nước Nga không có kho bom nguyên tử để hù dọa thiên hạ, thì cũng chẳng qua là một Congo tại Âu Châu mà thôi ‘. Lời khinh miệt trên đới với Nga không phải vô cớ mà có. Thật sự Nga Sô từ sau năm 1989 đã gặp phải nhiều tai ương thảm khốc, hầu hết gần như bất lực không giải quyết được. Ðầu tiên là vụ chiếc tàu ngầm nguyên tử Komsomolets bị phát hỏa chìm dưới đáy biển Na Uy vào tháng 10/1994 làm thất thoát hàng ngàn tỷ chất phóng xạ Becqueret trong vùng. Nội vụ chưa giải quyết xong thì ngày 12-8-2000, chiếc tàu ngầm nguyên tử được coi là tối tân nhất của Nga tên Kurst trong lúc tập trận, đột nhiên bị chìm trong lòng biển Barent làm chết hoàn toàn 118 thủy thủ đoàn. Sau đó ngày 11-5-2001 bốn vệ tinh quân sự lại bị mất tích vì căn cứ nguyên tử Serpukhov phát hỏa. Tuy nhiên ở đâu Putin và Hồ Cẩm Ðào.. cũng đem sức mạnh quân sự và kho vũ khí nguyên tử ra để khiêu khích và hù dọa nhân loại, làm như đế quốc Liên Xô và Trung Hoa đã sống lại.

Tháng 9-1945 nhân loại lần đầu tiên đã biết nếm mùi thảm họa của bom nguyên tử , khi Hoa Kỳ thả hai trái xuống thành phố Quang Ðảo và Trường Kỳ của nước Nhật. Quá khứ đau khổ vì chiến tranh cũng như những ám ảnh và hậu quả trên thân xác con ngươi, do tác hại của bụi phóng xạ chưa chìm sâu trong đáy huyệt thời gian, thì một tai họa khủng khiếp khác lại tái diễn vào lúc 1giờ 23 phút ngày 26-4-1986, do 1 trong 4 lò phản ứng của trung tâm nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, thuộc Liên Bang Xô Viết cũ bị nổ, do sơ suất kỹ thuật làm thoát chất phóng xạ ra ngoài.

Làm đường, cầu, đập nước, nhà cửa.. có bị ăn chận, thiệt hại cũng chỉ là sự hạn chế nhưng nếu xây dựng nhà máy Ðiện Nguyên tử mà cẩu thả sơ xuất, thì hậu quả về nhân mạng không biết đâu mà lường được. Hoàn thành hoạt động nhưng không bảo trì tốt như Nga, thì chừng đó chẳng những người sống quanh vùng chịu chết, mà cả nước, chắc gì được an toàn với bụi phóng nguyên tử ?. Ðó là chưa nói đến nợ vay nước ngoài, hiện chồng chất tới mức chỉ nhìn vào đã mù mắt. Chỉ riêng nhà máy lọc dầu Dung Quất-Quảng Ngãi đã tiêu phí tỷ tỷ đô la nhưng nay hư mai hỏng, nhiều lần phải ngưng hoạt động. Nay lại quyết định xây hai nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận (Trung phần) và giao cho Nga thực hiện, thì chắc chắn ngày diệt vong của VN đã tới.

1-VỤ NỔ BỂ CHỨA CHẤT THẢI NGUYÊN TỬ TẠI MAYAK-LIÊN XÔ NĂM 1957:

Trong khu vực thử nghiệm vũ khí nguyên tử của Liên Xô, mang ký hiệu là tổ hợp Mayak có một cái hồ Karachay, dùng để chứa các chất thải phóng xạ từ năm 1951, trước khi xây một bể chứa. Ðây là một cái hồ thiên nhiên, không co lối thoát và đã tích tụ một số lượng khổng lồ chất phóng xạ lên tới 120 Ci, cộng thêm các phóng xạ Strongti-90 và Cesi-157. Tất cả lượng phóng xạ, lớn gấp 100 lần vụ nổ tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl năm 1986.

Theo người Nga, thì chất thải phóng xạ chứa trong hồ Karachay sẽ không thoát ra ngoài sông biển được, vì đây là cái hồ chết. Nhưng vào năm 1989, tiến sĩ Thomas Cochran người Mỹ cũng là một khoa học gia, sau khi thăm viếng hồ Karachay, đã phát hiện 93% trọng lượng chất phóng xạ, đã ngấm vào đất dưới đáy hồ và nguy hiểm nhất là lượng chất thải dưới đất này, đã hòa vào nguồn nước tại các sông biển quanh vùng. Năm 1966, trời bỗng dưng hạn hán làm cho nước trong hồ cạn sạch, để lại một lớp bụi phóng xạ từ dưới đáy lên tới lớp vách quanh hồ. Năm 1967, lớp bụi phóng xạ này lại bị những trận cuồng phong thổi xa tới một vùng rộng lớn, chiếm một diện tích 25.000 km2 và gây hại gần nửa triệu người.

Ðó là chuyện nhỏ bên ngoài không hề có thống kê thiệt hại, dù tổng lượng chất phóng xạ lên tới 5 triệu Ci, tương đương bằng sức tàn phá của trái bom nguyên tử đầu tiên mà Hoa Kỳ đã thả xuống thành phố Hiroshima vào tháng 8-1945.

Vào ngày 29-9-1957, khu hồ chứa nước thải chất phóng xạ tại khu vực Mayak, được xây dựng vào năm 1953, để thay thế Hồ chứa thiên nhiên Karachay đo hệ thống làm lạnh hồ bị hỏng, nên nước thải đã nóng lên tới 350 độ C, làm tung chiếc nắp đậy bể nặng hằng chục tấn, thả một đám mây phóng xạ vào không khí. Thảm kịch đã làm thương vong trên 270.000 người sống quanh vùng, khiến cho cây cỏ lẩn con người chết dần mòn vì độc chất phóng xạ. Tóm lại thảm họa nguyên tử tại khu vực Chelyabinsk, đã được giữ kín như một bí mật quốc gia hơn 40 năm và đã được cựu Tổng Thống Liên Bang Nga là Mikhail Gorbachev, báo cáo tại hội nghị thượng đỉnh, về môi trường thế giới tại Ba Tây vào tháng 6-1992.

2- THẢM HỌA NGUYÊN TỬ TẠI CHERNOBYL NĂM 1986:

Lúc 1 giờ 23 ‘ ngày 25-4-1986, một trong 4 lò phản ứng của nhà máy điện nguyên tử Chernobyl Liên Xô cũ đã bị nổ, dù Nga đã cố gắng giữ an toàn cho nhà máy, như xây tường dầy bao bọc chung quanh và đúc những nắp đậy thật kiên cố. Thế nhưng theo báo cáo nói là do sơ suất kỹ thuật khiến một lò phản ứng đã bị nổ, làm bật tung chiếc nắp đậy bằng bê tông cốt thép trên 2000 tấn để thoát chất phóng xạ ra ngoài. Ðây là một tai họa nguyên tử nghiêm trọng nhất từ xưa tới nay trong lịch sử năng lượng nguyên tử dân dụng. Sau khi xảy ra tai nạn, Liên Xô đã dùng mọi biện pháp, phương tiện dập tắt hỏa hoạn và ngăn chận chất phóng xạ lan tràn.

Cũng từ ngày đó địa danh Chelyabimsk hay Chernobyl của Nga, vẫn xuất hiện thường trực trong tâm khảm của mọi người, như họ đã nhớ tới hai trái bom nguyên tử đầu tiên, mà Hoa Kỳ đã ném xuống Trường Kỳ và Quang Ðảo năm 1945. Theo thống kê chính thức của Liên Xô thì ngay khi xảy ra thảm họa, đầu tiên đã có 32 người chết vì chất phóng xạ, 130.000 dân phải sơ tán và một diện tích 3.000km2, chung quanh nhà máy điện trở thành khu vực tử thần, cấm địa vì có sự hiện diện của chất phóng xạ. Do lịnh, đã có 600.000 người tham gia công tác tại chỗ, để càng bịt kín câu chuyện càng sớm càng tốt. Nhưng chất phóng xạ thì có cánh, cứ bay và bay chẳng những đầy trời Ukraine, Belarus, Nga.. mà còn tít thấu Ðông Âu, Tây Bá Lợi Á

Qua hai kinh nghiệm đã xảy ra tại Liên Xô, cho ta một bài học về tính thành thật trách nhiêm. Ở Nga, biến cố xảy ra vì nhân viên thiếu trình độ, cẩu thả và vô trách nhiệm, khi hữu sự chỉ biết chờ đợi sự giúp đỡ của các nước ngoài, trong lúc chỉ giải quyết cho có lệ.
       
3- PUTIN, TRÙM BUÔN BÁN VŨ KHÍ LỚN NHẤT TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY:

Ngày 25-7-1998 Tổng thống Nga Boris Yeltsin bổ nhiệm Vladimir Putin, lúc đó đang làm phó chủ nhiệm thứ 1 tại phủ tổng thống, lên chức giám đốc cơ quan An ninh liên bang (FSB).. Ðiều này cũng hợp lý vì Putin vốn đã từng làm việc nhiều năm tại cơ quan phản gián KGB của Liên Xô nên đã mau chóng được Yeltsin tín cẩn, bổ nhiệm thêm chức Thư ký Hội đồng An ninh vào tháng 3-1999, sau đó là Thủ Tướng Chính Phủ thay X.Stepasin, vị thủ tướng thứ 3 chỉ trong năm 1999 bị lột chức vì tranh chấp quyền lợi với gia đình tổng thống.

Theo tin từ ‘Zengi và Kommersant daily’ tháng 8-1999, thì năm 1999 FBI đã khám phá Mafia Nga chuyển hơn 10 tỷ đô la chỉ trong vòng 1 năm, vào Bank of New York. Sự việc trên khiến cho cả Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và TT.Bill Clinton phải đích thân chất vấn Yeltsin, vì cho rằng số tiền mà nước Nga được IMF cho vay để phục hồi kinh tế, cũng nằm trong 10 tỷ tẩy rửa trên, thế nhưng ông ta chối và mọi sự lại đâu vào đó khi siêu cường Mỹ tạm xếp vấn đề.

Trong bối cảnh trên để tránh được hậu quả tàn khốc sau này, Putin lúc đó theo nhận xét của thế giới và các nhà chính trị Nga đương thời như Trubais, Nemxov, Primacov, S.Kirienco.. thì quá yếu lại chưa nổi tiếng gì ngoài thủ đoạn của một nhân viên KGB, nhưng ngược lại ông ta rất trung thành với chủ, nên cuối cùng ngày 31-12-1999 B.Yeltsin nhường chức tổng thống cho Putin, sau 8 năm đầy sóng gió.

Cũng ngày đó, Putin lãnh chiếc cặp điều khiển bom nguyên tử, âm thầm noi bước cố lãnh tụ Xô Viết cũng xuất thân từ lò KGB là Andropov, tàn nhẩn, lầm lỳ và quyết đoán việc nước. Do trên không ai lạ lùng gì khi những năm qua, Putin đã cứng rắn trong sự trấn áp các nước cộng hoà phụ thuộc, gom lại quyền hành trong tay các sứ quân về chính quyền trung ương, đi dây giữa các thế lực quốc tế trong đó có CSVN và nổi bật nhất là tái chiếm nước cộng hòa Chechnya, làm chiến tranh và khủng bó cùng cảnh loạn lạc lan tràn khắp nước Nga, vốn đã nghèo mạt trong Liên bang Sô viết, nay cũng chẳng ra gì.

Sau năm 1991, đế quốc Sô Viết chỉ còn lại nước cộng hòa lớn nhất là Russia qua tên chính thức là Liên Bang Nga, gồm 21 nước cộng hòa nội địa liên hệ và một nước cộng hòa tự trị là Cheshnya luôn nổi loạn đòi độc lập. Tuy bị phân rã thành nhiều mảnh nhưng nước Nga tới nay vẫn có diện tích lớn nhất thế giới (17.075.400 km2), nằm cả hai châu Âu-Á với chiều dài hơn 10.000 cây số. Tóm lại lảnh thổ Liên bang Nga ngày nay gồm hai phần : Nga Âu có giới hạn là rặng Ural và Nga Á gồm Siberia (Tây Bá Lợi Á) chạy tới Hải Sâm Uy trên bờ Thái Bình Dương. Nước Nga có biên giới chung với Bắc Hàn, Trung Cộng, Ngoại Mông, Kazarstan, Azerbaijan, Georgia, Hắc Hải, Ukraine, Belarusia, Latvia, Estonia, Phần Lan và Na Uy.

Theo thống kê năm 1995, dân số Nga có 147 triệu người với hằng trăm sắc tộc nhưng người Bạch Nga nhiều nhất (85%), thủ đô là Mạc Tư Khoa (11 triệu người) và các thành phố lớn Saint Peterburg, Novosobirsk, Niznhi Novgorod, Yekaterinburg, Samara, Kazan, Perm, Upha, Rostov, Volgograd.. Người Nga theo ba tôn giáo : Chính thống giáo, Hồi giáo và Phật giáo. Kinh tế chủ yếu của Nga là dầu, khí đốt, gổ và là lái buôn vũ khí lớn nhất thế giới, bởi vậy luôn gây chiến tranh mới có thị trường và nhu cầu để xuất cảng những loại vũ khí giết người kể cả bom nguyên tử.

Năm 1961 Liên Xô dựng búc tường ô nhục để phân chia đông và tây Bá Linh, trước sự bất lực của tứ cường hiện diện tại đây. Tháng 11-1989 sau 28 năm tồn tại, bức tường trên đã bị giựt xập kéo theo sự đổ vở toàn bộ của khối cọng sản Ðông Âu, Ðông Ðức và đế quốc Sô Viết.

Thời mạt vận của Nga bắt đầu năm 1986 tại hội nghị các nước thuộc khối Varsovie do chính tổng bí thư Liên Xô Gorbachev Mikhail tuyên bố ‘ Từ đây các nước trong khối phải tự lo liệu và chịu trách nhiệm về các diễn biến chính trị của nước mình, đừng mong Nga giúp đở như trước ‘. Sỡ dĩ có sự kiện lịch sử này không phải là lý do mà Andrew Gratchev, cựu bí thư đã viết trong một cuốn sách, tố cáo rằng chính Gorbachev (1985-1991) vì đầu hàng tây phương nên bán đứng và làm sụp đổ Liên Xô.

Thật sự lúc đó nước Nga đã kiệt quệ vì chiến phí quá to lớn phải cưu mang để duy trì sự hiện hữu của đế quốc. Vì vậy muốn cứu nguy sự sụp đồ trước mắt, Gorbachev đã khôn khéo dựa vào ngòi nổ tại Ba Lan, để ban hành chính sách thay đổi định hướng (Perestroika) nhằm cởi trói những ràng buộc cố hữu và lổi thời của chủ nghĩa xã hội. Nhưng tất cả đã muộn màng nên Liên Xô chỉ còn biết án binh bất động tới ngày 1-9-1991 khối Varsovie tan rã kéo theo sự cáo chung của đế quốc Nga, nên Gorbachev mất chức tổng bí thư và Boris được bầu làm tổng thống Bạch Nga (Russia).

Theo nhận xét của hầu hết các nhà bình luận quốc tế, suốt thời gian cầm quyền Liên bang Nga (1991-26/3/2000) tổng thống Yeltsin Boris đã không làm được bất kỳ một điều gì dù là nhỏ nhoi có lợi cho đất nước mình. Trái lại chính Boris đã khai sinh một tầng lớp thiểu số Mafia đỏ nhờ tham nhũng, mua quan bán tước chuyên làm đủ mọi chuyện tồi bại xấu xa nhất để có tiền làm giàu. Vì vậy nước Nga vốn đã bị phá sản kinh tế, xã hội, chính trị từ ngày đế quốc bị tan rã, nay tiếp tục tuột dốc thêm thê thảm tới chỗ hết ngóc đầu nổi để mà sinh tồn, nói chi làm lại một cường quốc như trước.

Và chính Mỹ thời tổng thống Bill Clinton cùng với Liên Âu đã nhảy vào giúp đở cũng như vực dậy cái xác không hồn Liên Xô. Ðó là lý do Yeltsin bắt buộc phải bàn giao quyền lực lại cho một thủ hạ thân tín là Vladimir Putin, để không bị truy tố về tội tham nhũng và những lỗi lầm thất bại suốt thời gian tại chức.

Putin là cựu trùm KGB của Liên Xô cũ, sinh ngày 7-10-1952 tại thành phố St.Petersburg (Leningrad), tốt nghiệp cử nhân luật khoa năm 1975 và từ đó phục vụ tại cục tình báo hải ngoại của KGB tới khi Ðông Ðức bị sụp đổ năm 1989, mang quân hàm đại tá. Năm 1996 lúc Putin đang làm phó thị trưởng thành phố St.Petersburg, thì được Boris bổ nhiệm làm chánh văn phòng phủ tổng thống. Rồi càng ngày càng được Boris nâng đở, từ giám đốc cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) hậu thân của KGB từ năm 1998, kiêm luôn chức điều phối viên kiểm soát tất cả hoạt động của quân đội và lực lượng công an toàn quốc. Tháng 8-1999 Putin là thủ tướng Nga và nổi tiếng là kẻ tàn độc giết người không sợ máu, qua sự kiện tiêu diệt phong trào đòi ly khai của cộng hòa Chechnya, một lảnh thổ quan trọng nhất của Liên bang Nga tại khu vực Caucase, về sản xuạt dầu thô khí đốt.

Như tất cả các trùm lảnh đạo cộng sản quốc tế, Putin cũng đã thay đổi tên họ hơn 10 lần, lại còn mang sẳn bản chất sắt máu của một tên đồ tể cho nên việc gì cũng có thể làm, bất cháp sinh mạng của kẻ khác dù đó là thuộc cấp của mình. Bắt đầu từ tháng 7-2000 Putin chính thức là tổng thống Liên bang Nga. Ðiều lo lắng nhất của Putin khi làm tổng thống hay thủ tướng, là phải làm sao đoạt lại quyền hành thực sự cho chính phủ trung ương tại 89 vùng tự trị, đang do các lãnh chúa sừng sỏ nắm giử, nhất là tại các khu vực Hồi giáo luôn bất ổn vì dầu khí và buôn lậu. Ðây là sự kiện nhức nhối nhất của Nga mà lịch sử gọi là ‘ những điều hoang tưởng trên tấm thảm đỏ chính trị ‘. Chính dân biểu Yelena Mizulina của thành phố Yaroslavi đã nói ‘tuyên bố thì hay nhưng không biết Putin sẽ làm gì để gây áp lực với các lãnh chúa vùng ? ‘.

Và thời cơ mà Nga cũng như Trung Cộng cho là tới, chính là lúc cả thế giới đang bước vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế do sự lạm phát giá dầu và trên hết Hoa Kỳ đã bị buộc chân tại hai mặt trận Iraq và A Phú Hản. Sau đó lại thêm bận rộn đối phó với vấn đề bom nguyên tử tại Bắc Hàn và Ba Tư.. Bởi vậy Putin đã ngang nhiên xua quân vào cưởng chiếm đất đai của Georgia để vừa thăm dò thái độ của Hoa Kỳ và Liên Âu đồng thời cảnh báo đe dọa các nước cộng hòa chư hầu cũ mà phần lớn đã ngã theo Mỹ.. hầu vớt vác lại thể diện của Nga đã bị Boris làm nhục năm 1995 tại Nam Tư và quyền lợi dầu khí đã mất tại khu vực này.

Năm 2014, Putin lần nữ bản củ soạn lại, xua quân chiếm bán đảo Crimea và miền Đông Ukraine. Lần này, Putin không may mắn như lần trước vì Mỹ, Nhật, Liên Âu, Úc, Canada..đồng tâm chống lại. Ngoài việc tẩy chay thế vận hội mùa đông và đuổi Putin ra khỏi G8. Nga còn bị cấm vận kinh tế, tài chánh và trên hết là giá dầu thô, khí đốt tuột gần mức 40USD/1 thùng..khiến cho Putin mất hết oai phong của một trùm KGB cũ, chỉ còn cụp đuôi cùng Tập Cận Bình, đem kho bom nguyên tử ra để dọa thiên hạ.

Việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận, tuy đảng độc tài độc đoán quyết định nhưng tới nay giống như chuyện dài khai thác Bauxit tại Tây Nguyên, vẫn còn là đề tài sôi nổi vì sự chống đối của người Việt trong và ngoài nước. Nguyên do vì ai cũng biết đảng tham nhũng từ trên xuống dưới và đó chính là mối lo những tai họa nguyên tử, bắt đồng bào phải gánh chịu bởi bọn chóp bu sẽ mua lại những thiết bị cũ hư, quá đáp từ các nhà máy điện nguyên tử phế thải đã xài lâu năm của Nga là nước trúng thầu.

Nhưng đó là tiền đầu tư của ngoại quốc, chứ không phải do ngân sách quốc gia thực hiện. Cái gì cũng phải trả tiền, trả thuế khi muốn được hưởng. Tiền trả cho chủ nợ, thuế đóng cho nhà nước, đó là chưa nói tới nợ cao ngất Trường Sơn, nay đã tràn ra biển Ðông, mà đảng VC lén lút vay và vay nếu được nhà băng đồng thuận. Bởi vậy, mai này không biết ai sẽ trả nợ đây, nếu một mai có cuộc đổi đời, mà chắc chắn là phải có, dù sớm hay muộn.

VN hiện nay đang mắc nợ thế giới mốt số tiền khổng lồ tới 200 tỷ USD. Số nợ này không biết VC làm thế nào để trả (chỉ tiền lời) nói chi tới vốn ? !

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Tháng 8-2015
Mường Giang

No comments:

Blog Archive