Monday, August 31, 2015

Một thoáng Hương xưa: Bà Thượng Nghị sĩ Phan Nguyệt Minh


Trời Houston, những tháng hè đổ lửa, bỗng đổ mưa về hôm nay ngập đường ngập lối khiến tôi nhớ về tháng 7 năm ngoái, trời đã mưa nơi trại hè Hướng Ðạo Thẳng Tiến 10 tại đất trại Hướng Ðạo Camp Strake ở Conroe vùng Bắc Houston. Trại Hướng Ðạo, ngày khai mạc, với những giọt nước mắt vui mừng của người trưởng nữ Hướng Ðạo Phan Nguyệt Minh ngồi trên chiếc xe lăn. Năm nay, trại Bách Hợp tại Portland Oregon, vào cuối tháng 8, sẽ vắng bóng một nữ Hướng Ðạo trưởng niên kỳ cựu của phong trào, trưởng Phan Nguyệt Minh, cựu hội trưởng hội nữ Hướng Ðạo Việt Nam trong thập niên 1970.

Bà Phan Nguyệt Minh trên một chiến hạm của Hải Quân VNCH. (Hình: Tác giả cung cấp)

Ngày 10 tháng 8 năm 2015, tôi đến tiễn đưa trưởng cùng với các Hướng Ðạo sinh trong bộ đồng phục tôi đã mặc 13 năm trước khi tiễn trưởng Nguyễn Văn Thơ, bộ đồng phục như kỷ vật của những người bạn và đàn anh Hướng Ðạo đã ra đi, chiếc áo của Linh Mục Huỳnh người bạn trẻ Hướng Ðạo, khâu khăn quàng của trưởng Trương Trọng Trác, Trọng Kim của báo Ngày Nay, khăn quàng trại Thẳng Tiến 7 của trưởng Nguyễn Văn Thơ do chính tay bà Phan Nguyệt Minh, Pauline Văn Thơ, trao cho tôi người em Hướng Ðạo.

Ngồi trong nhà thờ, cạnh bức hình trên quan tài, nghe các cha giảng, nghĩ lại về quãng đời và thời gian đã qua trong nửa thế kỷ từ ngày tôi biết bà, bà chị Hướng Ðạo của tôi quả là một người đàn bà Việt Nam đẹp. Người phụ nữ nổi tiếng trong cả hai thời Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam là người miền Nam, 86 năm trước sinh ra tại thôn Thạnh Lộc, Gia Ðịnh lớn lên theo giáo dục Pháp, học trường tiểu học dành riêng cho con gái Ecole des Jeunne Filles, lên Ðà Lạt học Couvent des Oiseaux qua Pháp tốt nghiệp Lyceé des Jeunes Filles, St Germaine en Laie. Trong thời đại của bà, năm 1949 qua Mỹ học ở Rochester New York tốt nghiệp ngành xã hội học, sau lấy bằng cao học xã hội ở đại học NYU và thêm một năm nghiên cứu tại Ðại Học Yale, bà là một trong những phụ nữ trí thức xuất sắc của miền Nam. Tuy là một phụ nữ học cao nổi tiếng trên nhiều lãnh vực từ giáo sư Anh Văn trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký đến đại học Văn Khoa và sư phạm qua chính trị, bà vẫn giữ được sắc thái của một phụ nữ Việt Nam nổi tiếng đẹp trong chiếc áo dài tha thướt.

Trong hai thập niên 1960 và 1970, miền Nam Việt Nam có nhiều phụ nữ nổi tiếng. Tôi kém bà Nguyệt Minh 20 tuổi, ngày bà là dân biểu Ðệ Nhất Cộng Hòa (1959-63), tôi là học sinh trung học.

Qua đến Ðệ Nhị Cộng Hòa, với vai trò thượng nghị sĩ Quốc Hội (từ 1967-1973) bà Phan Nguyệt Minh đã là một ngôi sao sáng được các giới từ báo chí đến ngoại giao và chính trị trong và ngoài nước chú ý. Có lẽ ngôi sao của bà chỉ kém bà Tuyết Mai, đệ nhị phụ nhân, vợ Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, phó tổng thống. Bà Tuyết Mai được báo chí ngoại quốc khen là một người đẹp có nhan sắc quyến rũ (glamorous) nhưng bà Tuyết Mai đã để lại nhiều tiếng không được đẹp trong thời gian ông Nguyễn Cao Kỳ làm phó tổng thống. Như trong thời gian theo chồng qua hội nghị Paris bà đã làm người mẫu chụp hình, Tướng Colin Powell đã than phiền trong hồi ký là Tướng Kỳ đã không làm nhiệm vụ trưởng phái đoàn thương thuyết của VNCH chỉ lo đi trượt tuyết với Tuyết Mai khác với bà TNS Nguyệt Minh không mang tiếng xấu trong suốt sáu năm làm thượng nghị sĩ.

Báo chí Sài Gòn thời ấy chọc ghẹo, gọi bà là bà nghị sĩ “trăng sáng vườn chè.” Hồi trẻ tôi hay theo giới báo chí, viết “chuyện phiếm” cho báo Chính Luận thấy biệt hiệu “trăng sáng vườn chè” rất dí dỏm ngộ nghĩnh. Năm ngoái tôi hỏi bà chị có bực minh khi bị báo chí gọi là bà “trăng sáng vườn chè” không? bà trả lời: “Chị chỉ thấy vui vui” câu trả lời cho thấy một tinh thần tự do báo chí, dân chủ.

Bà và bà Thượng Nghị Sĩ Nguyễn Phước Ðại (tên thật là Nguyễn thị Quỳnh Anh), vợ của Bác Sĩ Nguyễn Phước Ðại, giáo sư y khoa giải phẫu Ðại Học Y khoa Sài Gòn, giám đốc bệnh viện Ðô Thành) đã là những hãnh diện cho giới phụ nữ miền Nam. Bà Nguyễn Phước Ðại nổi tiếng trong vụ án cô Qườn đốt chồng, sau lên làm đến phó chủ tịch Thượng Viện là một luật sự giỏi, sau năm 1975 chính quyền CSVN phải nhờ đến bà trong những vụ tranh cãi về Hoàng Sa và Trường Sa ở Liên Hiệp Quốc. Hai bà thượng nghị sĩ có học vấn cao đã đối đầu với hai người đàn bà nổi tiếng của Cộng Sản, khác hẳn về vóc dáng lẫn trình độ trí thức, nữ tướng Nguyễn Thị Ðịnh và bà Nguyễn Thị Bình đại diện Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trong Hiệp Ðịnh Paris. Hai bà Nguyệt Minh và Quỳnh Anh đã cho thấy miền Nam không cần phong trào phụ nữ đòi quyền sống (do Việt Cộng giựt dây). 

Phụ nữ sống và lớn lên ở miền Nam, một xã hội tự do dân chủ (dù không hoàn toàn như Hoa Kỳ) vẫn vươn lên, bình đẳng với nam giới qua nền giáo dục ở các nghành đại học chứ không qua đấu tranh giai cấp bằng bạo lực cách mạng trong xã hội tự do giả tạo miền Bắc Việt Nam.

Bà là người đã “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi,” trôi theo dòng lịch sử. Những năm sau khi Trưởng Nguyễn Văn Thơ, người anh cả trong phong trào Hướng Ðạo qua đời tôi thường hay đến nhà thăm bà chị. Ở phòng khách là những bức hình của những năm tháng ngày bà còn rất trẻ, những bức hình lịch sử gợi lại những tháng năm trong hai mươi năm lịch sử của hai nền cộng hòa, có lẽ bà là một trong những chứng nhân lịch sử hiếm có.

Năm 30 tuổi, bà Dân Biểu Phan Nguyệt Minh đã gặp TT Eishenhower với sứ mạng của TT Ngô Ðình Diệm giao phó. Bức hình ngày bà còn rất trẻ trong dáng áo dài gợi đến hình ảnh bà Ngô Ðình Nhu nhưng với nụ cười nhã nhặn được lòng TT Eishenhower hơn. TT Eisheinhower là người đã từ chối giúp Pháp trong chiến tranh Việt Nam trong trận Ðiện Biên Phủ năm 1954 nhưng sau đó thay đổi ý kiến, viện trợ quân sự cho Pháp và diễn văn lịch sử tháng 7 năm 1954, với chủ thuyết cờ Domino, TT đảng Cộng Hòa Eishenhower đã tiếp tục làm cố vấn cho hai TT đảng Dân Chủ kế tiếp John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson.

Năm 32 tuổi, bà lại được đi gặp T.T. trẻ tuổi John F. Kennedy cũng với sứ mạng ngoại giao. Bức hình cho thấy nụ cười thân thiện của TT John F. Kenndy trước khi bị ám sát trong tháng 11 năm 1963 một tổng thống Dân Chủ đã tăng gấp ba viện trợ quân sự và kinh tế cho chính quyền Ngô Ðình Diệm cũng như tăng quân nhưng đồng ý đứng ngoài (như Ðại Sứ Cabot Lodge thú nhận với nhà báo Peter Arnett) để các tướng lãnh đảo chánh T.T. Ngô Ðình Diệm.

Tang lễ bà Nghị Sĩ Phan Nguyệt Minh. (Hình: Tác giả cung cấp)

Bức hình với TT Johnson đánh dấu Hoa Kỳ đổ thêm quân vào Việt Nam, hứa hẹn sẽ đem quân Hoa Kỳ về nước, oanh tạc Bắc Việt sau Tết Mậu Thân 1968.

Bức hình với TT Richard Nixon đánh dấu đoạn kết thúc chiến tranh Việt Nam sau Hiệp Ðịnh Paris tháng 1 năm 1973, năm bà 50 tuổi không còn trẻ như ngày bà gặp TT Eishenhower. Những nụ cười ngoại giao không thay đổi được sự phản bội của người Mỹ. Những người Mỹ có tinh thần như nhà văn Hoa Kỳ, tốt nghiệp Columbia, gốc Do Thái Isaac Asimov, viết truyện khoa học giả tưởng nổi tiếng với đại tác phẩm “Foundation and Empire,” tin tưởng vào quốc gia với nền tảng vững chắc, tin tưởng vào lịch sử tâm lý, thua bọn đế quốc đỏ vì chiến thuật nhưng sẽ chiến thắng trên con đường dài. Hoa Kỳ thua trước nhưng sau thắng khối Cộng Sản. Ðảng Cộng Hòa với các TT Nixon và Ford phản bội Việt Nam, không quay lại can thiệp khi quân Cộng Sản Bắc Việt xâm phạm Hiệp Ðịnh Paris, như đã hứa với đồng minh. Hoa Kỳ thắng trên đường dài còn Việt Nam Công Hòa phải chịu thân phận nhược tiểu.

Bà Phan Nguyệt Minh theo đảng Cộng Hòa với lý tưởng của những người Cộng Hòa Thiên Chúa Giáo, khuynh hướng bảo thủ hữu khuynh xem chủ thuyết Cộng Sản và con người Cộng Sản như Quỷ và Satan, chiến tranh lạnh của Hoa Kỳ là chiến tranh của tự do chống độc tài. Ðại diện cho khuynh hướng Cộng Hòa Thiên Chúa Giáo là Mục Sư Reinhold Niebur. Những lời cầu nguyện của Mục Sư Niebur được đọc bởi đảng Cộng Hòa và ông cũng ảnh hưởng đến TT Barrack Obama, ông chủ trương không cần xin Chúa, người có đạo không thụ động. Thánh thiện và quỉ quái là xung đột lớn trong đời sống hàng ngày và trong lịch sử nhân loại. Chiến thắng luôn luôn theo sau chiến bại. Ông Niebur cảnh cáo Hoa Kỳ phải xem chừng Stalin, đôi khi tư tưởng chao đảo khi chứng kiến những cuộc cách mạng Marxist thành công năm 1932, 1934 và 1959 nhưng ông đã chứng kiến nền dân chủ Hoa Kỳ tưởng thất bại nhưng bền vững qua bao nhiêu thử thách.

Con người chính trị của bà tiếp tục ở Mỹ, sau năm 1975 với lập trường Cộng Hòa bảo thủ, giữ chức cố vấn và chủ tịch liên đoàn cử tri Cộng Hòa người Mỹ gốc Việt. Tiếng nói của bà Phan Nguyệt Minh tranh đấu cho nhân quyền và tư do cho Việt Nam trước ngày Hoa Kỳ bang giao với Việt Nam cùng với các bà Khúc Minh Thơ, Nguyễn Văn Bông đã được chính quyền Hoa Kỳ lắng nghe. Bức hình của bà đứng với TT Geoge H. Bush (bố) đánh dấu một thời chuyển tiếp khuynh hướng chính trị Hoa Kỳ.

Bà không viết hồi ký như một lần Trọng Kim báo Ngày Nay đã đề nghị mặc dù bà là một chứng nhân quan trọng trong hai chế độ đệ nhất và Ðệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam. Những nhân vật ngoại giao và khuôn mặt chính trị lớn, như Ðại Sứ Bùi Diễm, đã viết nhiều hồi ký nhưng không hiểu tại sao bà không động tâm vì khiêm tốn hay muốn giữ bí mật? Dù vậy, nhờ bà mà tôi biết được nhiều và kiểm điểm lại được nhiều sự kiện có khi đúng có khi sai trong những cuốn hồi ký nổi tiếng của các tác giả đã xuất bản.

Bà không viết sách nhưng sách báo đã viết nhiều về bà thượng nghị sĩ nổi tiếng Phan Nguyệt Minh. Tờ Christian Science Moniton năm 1983 đã viết về bà giám đốc và điều hành chương trình định cư tị nạn tại Houston Texas văn phòng hội USCC (Hội Từ Thiện Công Giáo). Báo Houston Chronicle năm 2005 đã nhắc lại công của bà giúp định cư hơn 3000 người việt qua hai cơ quan USCC và YMCA. Sách của trùm CIA Mỹ William Edgar Colby (Shadow Warrior) đã nhắc đến tên bà. Trong thời chiến tranh Việt Nam, giám đốc CIA Colby đã “mê bà” đến nỗi TT Nguyễn Văn Thiệu có lúc nghi ngờ bà là CIA. (Tôi có dịp tâm tình với bà một lần như chị em trong nhà và hỏi bà về lời đồn này, bà cười và thanh minh lời đồn thất thiệt. Sau này xem lại danh sách những người đã làm CIA và thấy không có tên bà Phan Nguyệt Minh). Về tình yêu của ông Colby, bà chị tôi đã cười trả lời: “Không ai giỏi và dễ thương như anh Thơ của chị.”

BS Clement Hall trong sách “Hồi ký của một y sĩ” trong thời gian ở Việt Nam có viết về BS Nha khoa Nguyễn Văn Thơ, ông cho rằng Giáo Sư Nha Khoa Nguyễn Văn Thơ lên chức nhờ vợ bà Pauline Nguyễn Văn Thơ gia nhập “phong trào phụ nữ liên đới” của bà Ngô Ðình Nhu nhưng không gia nhập đảng Cần Lao sau này là thượng nghị sĩ thân với TT Nguyễn Văn Thiệu. Giáo Sư Nguyễn Văn Thơ lúc ấy là phó viện trưởng Viện Ðại Học Sài Gòn phụ tá GS Y khoa Trần Quang Ðệ sau ông lên làm viện trưởng và bộ trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Khoảng thời gian trước năm 1975, quả tình xã hội Việt Nam có quá nhiều thiên kiến, con người nhìn nhau qua nhiều cặp kính màu: Phật Giáo, Công Giáo, người Nam, người Bắc, Bác sĩ, Nha Sĩ; cho nên ông Bộ Trưởng Nguyễn Văn Thơ bị nghi ngờ khả năng ngay đến Clement Hall cũng nhìn ông qua cặp kính màu. Bốn mươi năm sau nhìn lại học vấn của BS Nguyễn Văn Thơ tốt nghiệp tối ưu trường Petrus Ký, tốt nghiệp Ðại Học Oxford rồi qua Havard lấy bằng tiến sĩ Nha Khoa, đêm hôm ấy ở phòng khách tôi cúi đầu kính phục ông Trưởng Hướng Ðạo của tôi.

Bà Phan Nguyệt Minh là một trong những tiếng nói của cộng đồng Việt Nam ở Houston từ năm 1975 nhờ quá khứ Thượng Nghị Sĩ ở Việt Nam, giám đốc định cư của USCC, hoạt động trong đảng Cộng Hòa và là sáng lập viên Hội Ái Hữu Việt Nam ở Houston tiền thân của hội Cộng Ðồng Việt Nam ở Houston. Tờ Houston Chronicle năm 2005 ngoài việc nhắc đến công giúp người Việt Nam tị nạn còn nhắc đến bà Pauline Văn Thơ cũng là người tị nạn khi bà đang đi dự hội nghị quốc tế phụ nữ ở Paris tháng 4 năm 1975. Hai ông bà đoàn tụ ở Oakland California. Trong vụ ký giả Ðạm Phong bị ám sát ở Houston, các tờ báo lớn cũng phỏng vấn bà Pauline Văn Thơ.

Tôi còn nhớ năm đầu tiên về Houston, chợ Tết Việt Nam đã được tổ chức ở khu thương mại Sharptown do hội Ái Hữu Việt Nam của bà tổ chức và những đêm tiệc Tết Tây cũng do hai ông bà đứng ra tổ chức. Bà là người hoạt động tích cực từ lãnh vực quốc gia đến địa phương. Trong những tổ chức bao giờ cũng có lá cờ vàng ba sọc đỏ Việt Nam Cộng Hòa và hát quốc ca. Bà không phục vụ trong quân đội nhưng bảo vệ lá cờ khác với những ý nghĩ xem “lá cờ vàng được Mỹ cho treo ở các khu thương mại Việt Nam thì cũng như những lá cờ khác được treo ở các đại lý bán xe hơi!” Lá cờ vàng ba sọc đỏ mang hồn nước, hồn chiến sĩ của hàng triệu chiến sĩ Việt Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã khiến tôi và hàng trăm ngàn thuyền nhân tỵ nạn ứa nước mắt khi nhìn thấy ngày lên đảo tị nạn sau bao ngày lênh đênh trên biển cả. Lá cờ ấy được dương lên ở các nơi và trong những buổi họp Mỹ Việt do công những người Việt thầm lặng không giữ những chức vụ to lớn trong cộng đồng người Việt ở Houston.

Ngày 12 tháng 7 năm 2015, cuộc gặp mặt giữa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Ted Osius, với cộng đồng gốc Việt tại San Jose đã xảy ra một việc gây tranh cãi, liên quan đến lá cờ vàng. Sự việc này sau đó đã khiến Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phải gởi thư giải thích.

Tôi và bà Pauline Văn Thơ (hai tuần trước khi mất) đã có dịp bàn với nhau về câu chuyện không thể xảy ra ở Houston, Texas đã xảy ra ở San Jose, California. Lá cờ vàng ba sọc đỏ VNCH được bảo vệ ở Houston và Texas. Lá cờ ấy được treo ở tượng đài chiến sĩ, ở các thương xá, trong các buổi họp, trong những buổi diễn hành. Lá cờ ấy không được đặt thành vấn đề trong những buổi họp với cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, Michael Michalak hay Tổng lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn, ông Lê Thành Ân. Năm 2003, thành phố Houston, qua bà thị trưởng Annise Parker, đã có nghị quyết công nhận lá cờ vàng cũng như tiểu bang Texas qua công của Dân Biểu Tiểu Bang Hubert Võ chỉ treo lá cờ vàng ba sọc đỏ ở các trường đại học dù các trường ấy có nhiều du học sinh Việt Nam. Quyết định của Ðại Sứ Ted Osius và ban tổ chức, theo tôi nghĩ, chỉ là quyết định cá nhân như lời đính chính của bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Các ông này đến San Jose có thể đã bị ảnh hưởng của các thành phần khuynh tả tại địa phương.

Trong khi vụ lá cờ vàng ba sọc đỏ vẫn còn sôi nổi ở California thì lá cờ đỏ sao vàng của CSVN treo ở phi trường quốc tế George H. Bush ở Houston đã bị kéo xuống và cất vào kho. Lá cờ đỏ sao vàng chỉ được treo ở những cơ sở ngoại giao như tòa tổng lãnh sự, tòa đại sứ, trụ sở Liên Hiệp Quốc. Ở những nơi khác lá cờ vàng ba sọc đỏ được tôn trọng. Các công dân Việt gốc Mỹ đi làm đóng thuế, đi bầu đã có tiếng nói với chính quyền Mỹ. Công gỡ lá cờ đỏ sao vàng cất vào kho là công của nghị viên thành phố Richard Nguyễn.

Mùa Hè năm 1970 là một mùa hè đẹp với trại Giữ Vững Suối Tiên ở Thủ Ðức đây cũng là trại họp bạn Hướng Ðạo toàn quốc cuối cùng. Có lẽ trại cũng là một kỷ niệm đẹp trong đời của ông bà Nguyễn Văn Thơ với ông là Hội Trưởng Hội Hướng Ðạo còn bà là hội trưởng Hội Nữ Hướng Ðạo. Trại họp bạn lớn thành công trong thời chiến tranh với bài hát theo dòng lịch sử, từ Phạm Duy, Trịnh Cộng Sơn, những người Hướng Ðạo năm ấy đã hát bài “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” của Nguyễn Ðức Quang mỗi ngày và trong đêm lửa trại khai mạc và bế mạc:

“Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Ðường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
...
Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm người huy hoàng phải chọn là người dân Nam”

Trưởng Phan Nguyệt Minh đã chọn làm người Việt Nam, đã giữ tinh thần Hướng Ðạo từ Việt Nam qua đến đời tị nạn với những hoạt động xã hội giúp ích. Ngày 10 tháng 8 năm 2015, chúng tôi các Hướng Ðạo sinh đã đến tiễn Trưởng Hướng Ðạo 86 tuổi, không còn trẻ như ngày: “Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đường, kiếm nguồn tươi sáng ta cùng đồng lòng điểm tô non sông” bằng bài hát “Nguồn thật”:

“Anh em chúng ta chung một đường lên
Chung một đường lên đến nơi nguồn thật
Nguồn thật là đầy sức sống vô biên
Sống vô biên là sống cùng tạo vật”

Tạo vật đã đón một người phụ nữ đẹp Việt trở về.


(21.8.2015)
Việt Nguyên (Texas)

Sunday, August 30, 2015

Cô gái An Lộc
 Phạm Đào Nguyên
Trích vn. net   
Nhớ đến hai câu thơ

An Lộc Địa Sử Ghi Chiến Tích,
Biệt Kích Dù Vị Quốc Vong Thân.

Hai câu thơ trên không phải được viết ra từ một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng, hay của một vị quan to tước lớn có trọng trách ghi vào quân sử hào hùng của binh chủng Biệt Kích Dù, mà được viết ra từ người con gái sinh ra lớn lên tại thị xã An Lộc.

Cô đã gặp người thương, người yêu trong chiến trận, và cô đã yêu thiết tha bằng trái tim nồng nàn của mình. Tình yêu thương ấy dành riêng cho người chiến binh của binh chủng Dù, đã đi vào lịch sử của Tổ Quốc VN mến yêu qua hai câu thơ, đánh dấu một thời chinh chiến điêu linh.

Những đợt pháo kích kinh hoàng rót vào thị xã An Lộc như những trận mưa bom, bão đạn cả ngày lẫn đêm, tỉnh lỵ hầu như tê liệt. Thủ phủ tỉnh Bình Long đang nằm trong cơn mưa pháo dưới sức nóng đầu hè. Từng đoàn người tỵ nạn lũ lượt từ phía tây kéo về, kẻ bị thương, người rách rưới, chìm hẳn giữa cơn mưa pháo.

Cộng quân đang vây khốn thị xã An Lộc. Nhà cửa sụp đổ lần hồi, phố xá trở nên tiêu điều. Đợt tấn công đầu tiên khoảng đầu tháng 4, năm 1972, sau chiến thuật tiền pháo hậu xung. Nhưng quân Việt cộng đã bị quân đội Trung đoàn 5 VNCH đánh bật, những chiếc xe tăng của cộng quân cháy ngấu nghiến giữa ban ngày. Những người lính trẻ đang cố thủ và làm chủ tình hình An Lộc. Dân, lính bị thương những đợt đầu rất nhiều, thế mà những người lính dường như coi thường cái chết, họ không hề sợ chết là gì. Niềm tin, và hạnh phúc của họ là giữ vững An Lộc, giữ bình yên hay an toàn cho Sài gòn. Mất An Lộc, Sài gòn sẽ bị đe dọa, mà nào người dân Sài gòn có cần biết đến; họ an hưởng cảnh phồn hoa đô hội trong thanh bình. Thanh niên thanh nữ đang ôm nhau ca hát, múa nhảy trong các vũ trường. Những người giàu có, an hưởng hạnh phúc gia đình, ăn sung mặc sướng. Nhưng ở đây, những người lính ngày đêm vần vũ với pháo đạn rền vang, đói khát liên miên vì chiến trận. Họ đem sinh mạng của mình ra tranh, giữ từng tấc đất, để che làn đạn xâm lăng cho Sài gòn bình an và hạnh phúc.
*
Bọn cộng quân hình như là những thằng ngố, thằng ngốc, xe tăng cứ ngông nghênh xông vào thị trấn giữa ban ngày để rồi bị bắn cháy rụi, chết khộ Tiếng hò hét vui mừng của những người lính trẻ khoái chí khi chận được bước tiến của quân thù. Nhìn những xe tăng trúng đạn khi chúng ồ ạt tiến vào thị xã sau đợt pháo nặng.

Thì ra người tài xế bị xích chân trên xe để những người lính cộng quân không đường trốn chạy, một chính sách tàn ác và vô nhân đạo của cộng sản bắt buộc những người trẻ chết một cách cuồng tín. Cả tháng trời, tiểu khu Bình Long chìm trong maù lửa, gia đình Bình nằm trong hầm nghe tiếng người nói, tiếng chuyện trò, gia đình Bình vững lòng, chứng tỏ cộng quân chưa chiếm được thị xã này. Cả tháng trời ròng rã nằm trong hầm, gia đình Bình bị đói, nhưng nhờ có giếng nước trong nhà nên không chết khát. Rồi một sáng sớm lặng im tiếng pháo, ông Châu bò ra khỏi hầm nhìn cửa nhà tan hoang, ông bảo hãy bỏ chạy về Bình Dương bằng mọi cách. Được bước nào hay bước nấy, chỉ mong gia đình rời khỏi An Lộc mà thôi.

Chúng ta phải ra đi, để chiến trường trống cho anh em lính họ chiến đấu dễ dàng. Đi từng đợt một, để khỏi chết chùm. Đợt đầu, ông và An, đứa con út đi trước. Đợt hai, Dương là con trai dẫn mẹ và Bình ra ngỏ chùa, tránh khỏi các căn cứ quân sự là được. Đài BBC cứ loan những tin xấu, An Lộc chỉ có mất vì lực lượng cộng quân quá đông, gấp mấy lần bên VNCH, chỉ mang lại chán chường thất vọng, và lo lắng cho lính cho dân thêm mà thôi. Nhưng người lính một lòng không nao núng, họ quyết tâm tử thủ An Lộc, giữ vững vòng đai cho đô thành Sài gòn.

Hơn một tháng qua cộng quân cắt đứt quốc lộ 13. Niềm hy vọng sau cùng là chỉ có binh chủng Dù sẽ giải vây được An Lộc. Hy vọng mỏng manh ấy đã làm sống lại niềm tin trong lòng người An Lộc. Họ chờ đợi đoàn quân Dù đến cứu viện. Binh chủng Nhảy Dù là lực lượng cứu tinh của đồng bào khắp bốn vùng chiến thuật, và bây giờ cứu nguy riêng cho An Lộc. Ba và An đã rời thị xã được một ngày. Mẹ, Dương và Bình định ngày sau chạy, nhưng từng đợt mưa pháo bay đến, cầm chân họ.

Hôm đó có hơn 7000 trái, từng thước đất, từng trái pháo. Trái vô nhà thương, trái vào trường học, còn xóm chợ đã tan tành. Rồi căn nhà trúng pháo bị sụp, hầm sụp Bình nằm trong đống gạch ngói vụn đổ nát tan hoang. Bình không còn biết gì nữa. Dương kéo mẹ ra khỏi căn nhà đổ nát trong tiếng kêu gào thảm thiết não lòng của mẹ.

Dương dẫn mẹ chạy sau đợt pháo kích phủ đầu nặng nề đó. Bà bị thương nhẹ. Nhà sập, bà Mai nghĩ rằng Bình chết trong đống gạch đổ kia rồi.
*
Bình vừa đậu tú tài một, là thi vào sư phạm. Học xong cái bằng sư phạm hai năm để về làm cô giáo làng tại thị xã An Lộc được một năm. Người con gái mang tên Bình, nên cái gì cũng bình thường, như ước mơ của cha mẹ nàng. Học hành trung bình, nhan sắc trung bình, thơ văn trung bình, ăn nói, cử chỉ bặt thiệp trung bình, và thi cử cũng đỗ bình, nhưng tình yêu lại đến không bình thường.

Cả gia đình là giáo chức, ông Châu giáo sư trung học đệ nhất cấp. Trước kia ông là giáo viên tiểu học, sau đậu bằng tú tài hai, được đồng hóa vào ngạch trung học. Ông dạy thêm giờ, và có thể dạy thêm ở các trường tư. Mẹ nàng, bà Mai là giáo viên công nhật. Nghề giáo là nghề thanh bạch không giàu có, nhưng không nghèo, đủ sống là được rồi. Ông Châu thường nói vậy.

Những năm sau 70, đồng lương công chức nhỏ dần theo vật giá leo thang, nhưng đời sống đạm bạc của nhà giáo ở tỉnh lẻ giúp gia đình ông Châu sống đủ. Bà Mai mở thêm gian hàng bán tạp hóa lẻ trong hiên, vì lúc nào cũng có người ở nhà. Sáng thì Bình đi dạy cùng ba, chỉ cách nhà một đoạn ngắn, chiều mẹ đi dạy cũng gần nhà nên cuộc sống tạm đủ đầy, chỉ có một điều lạ là Bình chưa có bạn trai.

Hồn nàng cứ lãng đãng trời mây, có lẽ nàng mơ ước một cuộc tình ở cõi trăng sao, mà người trong mộng là ai nàng chưa hề biết đến. Ở đây có hiếm chi người theo đuổi, sẵn sàng dang rộng vòng tay để chào đón tình yêu của Bình, mà nàng được quyền chọn lựa. Xứ núi rừng có một bóng hồng vừa có học, vừa có nghề, Bình đắt giá lắm kia mà. Vài anh chàng giáo làng dạy cùng trường, vài ông giáo trẻ trung học trong thị trấn, thêm vài anh chàng sĩ quan của trung đoàn V thường tới lui thăm viếng.

Mẹ khuyên Bình chọn một chàng nào đó cho có bạn trai với người ta, đã hai mươi rồi còn chờ gì nữa, nhưng Bình cứ ấm ứ hoài. Bình dạy lớp Ba rất dễ, nên nàng đề nghị ba mẹ mở thêm quán cà phê bán buổi sáng, và buổi chiều từ 6 giờ đến 9 giờ tối. Ba nàng phản đối, nhưng mẹ nàng khuyến khích, cuối cùng ông giáo Châu cũng đồng ý.

Không phải Bình không ưa giáo làng, nhưng có nhiều anh giáo làng cứ nói rằng, chiến tranh đã đến lúc kết thúc, và những anh chàng lính trận sẽ thất nghiệp dài dài thời hậu chiến, cùng lắm các anh sĩ quan thì chỉ xin vào ngạch giáo viên công nhật là cùng. Chỉ có giáo viên, công chức có ngạch trật đàng hoàng, sau này đủ điều kiện lo cho gia đình, vợ con? Ngay hồi còn sư phạm, một số các anh đã lộ vẽ tự mãn vì ngạch trật của mình thường hay nói muốn "cộng chỉ số," với phe con gái.

Từ đó, trong lòng Bình nảy sinh những ý tưởng không mấy đẹp với những anh chàng coi trọng nghề nghiệp mà không hề nghĩ đến quốc gia, dân tộc. Không có nước thì làm sao có nhà? Không làm nghề giáo thì làm nghề khác vậy, có gì phải lọ Bổn phận làm người, làm con dân một nước nhiễu nhương chinh chiến mà không ra sức giữ thì chỉ là loại người ăn hại, phường giá áo túi cơm mà thôi. Nàng đâm ra thích cái khí phách hiên ngang, kiêu hùng của những người lính trận. "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm?" Nàng vẫn chưa tìm thấy được anh chàng lính trận trong mộng hiện rả Cô bé cứ ngông nghênh như đang chờ đợi một bóng hình?

*
Quán nước của cô giáo Bình rất đông khách, chỉ bán cà phê, nước ngọt, có khi buổi sáng được cả ngàn đồng. Buổi tối cũng vậy, những bản nhạc của Trần Thiện Thanh, Phạm Duy qua giọng ca Thanh Thúy thì trời ơi, làm đẹp đời đẹp người. Vào đây ngồi nghe nhạc, được cô giáo mời chào, thì ấm lòng người chiến sĩ xa nhà biết bao. Vả lại cô Bình bình thản quá làm bao chàng hy vọng ngẩn ngợ Biết bao chàng đã đặt tên cho quán nước là "Quán Chiêu Phu," hay quán Bình An, là tên hai chị em nàng. An cô bé mới 15, xinh và nhí nhảnh hơn chị. Ít ai để ý tới An vì còn bé, chỉ còn có Bình là tới tuổi đi tìm tình yêu. Bình với nụ cười rực rỡ thời con gái, rất nhiều anh chàng mong được lọt mắt xanh của nàng. Thời gian êm đềm trôi qua, gia đình làng xóm ở thị trấn An Lộc đang sống trong những ngày hạnh phúc an lành của vùng đất mới có những kế hoạch đang phát triển của tỉnh mới. Tháng 4 năm 1972, năm Mậu Thân, năm tai ương không những dẫy đầy trên vùng đất An Lộc, mà còn biết bao nơi chốn đau thương khác trên mảnh đất thân yêu, làm ai ở đây cũng lo sợ ưu phiền.

*
-Đại ca, anh kiếm gì vậy, chúng nó hở, bị thương hở?

-Anh nghe có tiếng người rên, tiếng đàn bà con gái, không phải Việt cộng? Giúp anh một tay đi ?

-Anh làm đi, em coi chừng, mới vừa xáp lá cà vô đây, lu bu lại bị đớp vô duyên, em canh, anh kiếm.

-Kiên, nè coi kìa, thấy chưa, "Cứu nhất nhân đắc vạn phúc," phụ với anh, ê Bản, Tâm tới giúp tay.

Tiếng nói yếu ớt đứt quãng của con gái từ trong đống gạch vọng ra, "l..à. m... phước...," làm các anh vui mừng hơn. Tiếng kêu cứu gần hơn, "..tôi.... đây.

-Nghe rồi, biết rồi, chờ một chút. Thế là cả ba nhào lại gở gỗ, vứt gạch và một lúc nhìn thấy cô gái với những vết maù bê bét khô, dính vùi vào những vết trầy đã lâu trên mặt, trên tay chân.

-Nhờ có bờ giếng, chứ nếu không, cô đã chết rồi.

Cả ba đã cùng nhau lôi cô ra, và trước hết Hiển hỏi:

-Cô kiểm soát thử chân tay có cử động được không, có chỗ nào đau không?" Xong rồi, dang ra nghe tụi bay, dồn đống bị một quả, là rồi đời. Nhớ kêu y tá vào đây cho anh.

-Cô rờ đầu, rờ chân thử chỗ nào đau, coi tay chân lại một lần nữa đi.

Các anh nắm tay dắt cô đi thử, vừa đói khát cả tháng nay, và vừa sợ. Không còn làm chủ được chân tay, Bình mệt lả, tai điếc, đầu ù, nên cô ngã quỵ không đi nổi, khi cả ba vừa thả tay. Hiển chúi tới nắm áo giữ cô lại.

-Thôi, ngồi xuống đây kiểm soát lại tay chân, có nước lạnh đây, cô hãy uống một chút cho khỏe.

Đã ốm yếu, đói khát cả tháng, nên thân hình Bình ốm teo như chú mèo mướp. Nước da xanh mướt, vì sợ vì đói.

-"Bình khát.. nước," nàng nói thật nhỏ.

Cô không còn đủ sức dơ đôi tay. Bình gật đầu, hoặc lắc đầu chứ không thể nói nhiều được. Đôi mắt thất thần nhìn Hiển như ngầm nói lời cảm ơn.

Một người lính bị thương cánh tay trái vì mãnh đạn được dẫn tới, và anh y tá lẽo đẽo theo sau, cùng vào chỗ của Bình. Một phần vách nhà còn lại, làm chỗ dựa lưng cho Bình và người thương binh được băng bó xong. Không thể ở lại đó nữa, vì các anh đang bận rộn tiến quân, phải đánh phá vào, để bắt tay với anh em của trung đoàn ở tiểu khu Bình Long. Các anh phải đi tiếp. Bỏ Bình ở lại là không đành lòng, nên Hiển đề nghị bồng Bình sang bệnh viện. Anh đi sau cùng với người thương binh, trong khi anh em trong trung đội mở đường. Anh thương binh vẫn lăm lăm cầm chặt tay súng, tỉnh queo đi bên cạnh.

Ngôi nhà thương đã tiêu điều, không biết bệnh nhân đi đâu mất hết, chỉ còn một số xác chết mà thôi, họ di tản đi đâu rồi. Hiển đưa Bình một bao gạo sấy và bảo:

-Giờ các anh không thể giúp em được nữa, các anh phải làm bổn phận của các anh. Hãy ngồi yên trong hầm bỏ trống này ở bệnh viện, an toàn hơn là ở nhà em. Phòng tuyến phía ngoài bệnh viện được thực hiện.

Thế rồi cả tuần, khi có thể được là Hiển trở lại thăm Bình, mang cơm sấy, nước lạnh cho Bình và một vài người bị thương nằm đó. Bệnh viện không còn ai cả, nghe nói họ di tản ra ngoài chùa để băng bó cho dân. Quân y của lính Dù băng bó xong, họ lại ra đi.

Từ khi được Hiển bồng nàng trên tay từ nhà đến bệnh viện, Bình đã cảm thấy một sức hút trầm ấm đầy tình người, đầy nghị lực trong Hiển. Lần đầu tiên tỉnh trí, nhìn sâu vào mắt Hiển, Bình ước ao, và thèm được vòng tay anh. Anh là định mệnh của đời nàng.

Anh đi rồi, Bình trằn trọc không yên, lắng nghe tiếng súng xa gần. Nàng rộn ràng lo lắng cho anh, và mộng mị vu vợ Bình chỉ mong đêm qua nhanh, sáng đến mau để biết chuyện gì đã xảy ra, và anh có còn trở lại thăm Bình? Bình hồi phục rất nhanh, nhờ sự săn sóc, hỏi han, và cơm nước của các anh em Dù. Nằm một mình trong hầm, Bình cầu Trời khẩn Phật cho nàng đừng gặp ma, và cầu xin cho Hiển bình an.
*
Ngày đó mãi mãi đi vào ký ức, với giọng nói vui vẻ, nhỏ nhẹ của anh. Bình ngồi nghe anh hỏi tên, nói chuyện đời lính, chuyện quê hương, và chuyện trời mây. Trong anh toát ra một sức sống mãnh liệt, một niềm tự tin và lòng thương người bao la. Bình không nhớ và hiểu anh nói gì, vì tim nàng đang bồng bềnh giữa khoảng trời mây, như cơn sóng nhấp nhô giữa biển khơi. Nhưng cần gì hiểu, nàng chỉ muốn nghe giọng nói của anh, nhìn anh thật gần mà thôi. Bình chỉ muốn được nói với anh rằng, Bình yêu anh, và anh cũng sẽ yêu Bình. Hiển, anh là tất cả, hào hùng, can đảm và đầy lòng nhân ái. Người lính Dù ấy có đủ các đức tính cao quý để Bình yêu.

Bên anh, Bình thấy mình nhỏ bé, được che chở, và an toàn. Bên anh là cả một trời bình yên! Cả hai tuần anh đóng quân giữ chốt này, cho đại đội tiến vào giải vây đồng đội, nên cả hai thường được chuyện trò. Chưa ai mở lời yêu ai, nhưng giữa Bình và anh, ai cũng hiểu rằng sự liên hệ của nhau đã ngày càng thắm thiết hơn. Cả hai không ai nói lời nào, vậy mà nó thiết tha làm sao! Vắng anh, Bình lo lắng khôn cùng. Một lần, anh cầm bàn tay đau của Bình để hỏi han, rồi anh quên không buông, và Bình cũng ... quên không giật về, tình cảm đã chuyền từ bàn tay sang bàn tay, ấm áp làm sao. Thì ra, cả hai đều hiểu rằng họ là một, và hai trái tim đang cùng nhịp đập. Trong tay anh, Bình nghe ấm lòng, và hạnh phúc biết bao! Sự im lặng bao trùm, Bình bị thu hút bởi những điều anh chưa nói.

Đợt hai hay đợt ba, Bình không biết, không nhớ, cộng quân tấn công tiếp, lực lượng Dù đang đụng độ mạnh với giặc. Đơn vị anh bây giờ đang đánh lớn, và lần cầm tay nhau, là lần cuối trong đời Bình có anh. Ước gì lúc đó Bình cả gan, ôm anh, hay hôn anh để nói lời cảm ơn, hay nói hết lòng mình yêu anh. Anh ra đi bên tuyến hào, trong đợt pháo và giao tranh quyết liệt như những lần trước. Tại sao? Bình ngẩn ngơ dại khờ khi nhìn thấy xác anh. Mất anh là mất tất cả bầu trời, thế gian còn lại với Bình bây giờ là vô nghĩa.

- Hiển ơi, em đi tìm anh trong mưa pháo, và tại sao em lại đi tìm anh lúc này, vì Bình sợ.

Linh tính báo cho nàng một chuyện không lành đã xảy ra. Một cuộc tình không hẹn, đã chia xa, vĩnh viễn không còn thấy lại nhau. Bạn anh, đồng đội anh chôn anh vội vàng trong sân trường tiểu học. Bình ngồi bên cạnh, nhìn nấm mồ, nàng đã xuất khẩu thành thơ. Nàng hẹn hò với chính mình rằng sau này, Bình sẽ gặp anh hàng ngày trong sân trường tiểu học, chúng ta sẽ có hàng ngàn lời để nói cho nhau. Trên nấm mộ anh, nàng viết hai câu thơ bằng tất cả sự biết ơn, kính phục và lòng thương cảm dạt dào.
An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân!

Quê hương VN của tôi hiếm có niềm vui, và tràn đầy nước mắt. Từng lớp người bỏ ra đi vĩnh viễn vào lòng đất quê hương. Bình đã khóc hết nước mắt, tiếc thương cho mối tình đầu thật đẹp, với đầy ắp mộng mơ.

Cuộc tình chợt đến chợt mất của Bình và Hiển đã đi vào thiên thu, như hai câu thơ đã đi vào dòng lịch sử. Còn ai biết tên anh, chỉ có nàng. Tên anh đã chìm vào quên... nhưng hai câu thơ bất hủ đã mãi mãi là một lời biết ơn với các chiến sĩ Dù. Họ đã vĩnh viễn là niềm yêu thương và kính phục vô bờ của bạn, của tôi, và nhất là của người dân An Lộc và của riêng Bình.

Ngày Khai Trường... mới 
Bùi Bảo Trúc


alt

Nhà văn Thanh Tịnh vừa gửi cho độc giả của ông đoạn cập nhật hóa bài văn mà chúng ta ai cũng thuộc nằm lòng, bài viết về ngày khai trường. Ông cho biết nếu không thay đổi, bài viết nhan đề Tôi Đi Học của ông từng được cả mấy thế hệ người Việt yêu mến, khi đọc lại, có thể các độc giả ấy sẽ không còn có được những cảm thông đã có từ gần một thế kỷ nay nữa.

Chúng ta ai cũng nhớ mấy câu trong đoạn mở đầu của đoạn văn xuôi đầy chất thơ đó của Thanh Tịnh: 

“Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường... Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy ...”

Thanh Tịnh bỏ hẳn những đoạn sau đó và viết lại như thế này: 

“Tôi không mặc chiếc áo vải dù đen như thằng học sinh ngày xưa mà cha Thanh Tịnh tả, tôi mặc chiếc áo trắng đã ngả sang màu cháo lòng tôi đòi mẹ mua cho cái mới mà mẹ tôi vẫn chưa mua. Trên cổ quàng chiếc khăn đỏ mà mẹ tôi bắt buộc vào cổ, cái khăn tôi ghét cay ghét đắng không bao giờ muốn tròng vào, vậy mà mẹ tôi vẫn bắt tôi phải đeo vào cổ mới cho tôi đi học, nói rằng tôi là cháu ngoan bác Hồ thì phải đeo vào mới được đến trường. Tôi biết tôi cóc phải cháu ngoan bao giờ hết mặc dù trong lớp treo đầy những khẩu hiệu kêu gọi học tập theo gương đạo đức của bác Hồ, lại còn bắt học sinh tuyên thệ mới được đeo khăn quàng đỏ của thiếu nhi tiền phong. Mẹ kiếp cháu ngoan cái con củ ... cải.”

Tôi nhớ lại những ngày nghỉ hè tuyệt vời không phải đến lớp, rảnh rỗi lại còn thỉnh thoảng ra chợ nhìn thấy thầy giáo đứng bán rau, tôi giả vờ mua rau rồi vứt xuống bỏ đi cho bõ những ngày trong lớp bị nó gọi lên bảng làm khó.

Năm nay tôi đã lớn nên mẹ tôi không còn nắm tay dẫn đi học nữa, tôi cứ tha thẩn trên đường trở lại trường. Tôi trông thấy thằng Tí Cu, con thằng chủ tịch xã, đang đi trước. Thằng khốn nạn Tí Cu cầm con dế mới đang áp vào tai không biết nó nói chuyện với ai. Sao mà tôi thèm được như nó làm vậy! Nó còn có phây búc mở ra xem bao nhiêu thứ hơi bị vui, nào là mấy con học trò chỉ lớn hơn tôi một hai tuổi cũng đã có người yêu, ghen nhau, đánh nhau xé áo nhau bị bạn thu được cảnh cởi trần cho lên phây búc xem thích quá. 

Tôi lấy tay thò vào cái ba lô xem con dao Thái Lan có còn không, thì yên trí là vẫn còn. Năm nay thằng nào đụng vào bố, bố cho một nhát là đi gặp bác Hồ lập tức. Tôi thấy yên bụng lạ thường. Năm ngoái trong lớp tôi đã có mấy trận đánh nhau mà toàn con gái đánh con gái thôi. Bọn con trai thì đứng xem còn lấy dế ra quay video cho lên phây búc. Có đứa còn xúi bọn con gái xé áo xem cho vui. Mà sao chúng nó đánh hay thế, vừa đánh vừa chửi nghe sướng cả lỗ tai. Còn có vụ thầy giáo bị học trò bức xúc chạy lên bục tung chưởng đấm đá, lên gối xem sướng con mắt.

Trước cửa trường bọn học sinh đến đã đông, tụ tập nói chuyện và chửi tục vang một khu. Đừng tưởng là tôi không biết chửi tục nhá. Ông chửi lành nghề lắm đấy. Cứ thử chọc ông lên mà xem. Bà ngoại tôi hồi còn trẻ chửi mất gà hay đến độ những đứa trộm gà trong làng động lòng phải ném vào sân nhà luôn cả những con gà không phải của bà tôi. Đến mẹ tôi thì nghề chửi đã cao tay nghề lắm rồi. Cả các thầy giáo cô giáo cũng nói tục hay lắm. Ngay Phan Văn Khải, một lãnh đạo nước ta có hôm trước mặt Sáu Búa Lê Đức Thọ cũng chửi lớn “Đù má chào cờ... chào!” thì tại sao tôi không được chửi tục ?

Nghĩ tới việc phải đi học thêm vài năm nữa mà thấy mệt. Tôi chỉ mong sao chóng ra trường đi xuất khẩu lao động chứ học nữa mà làm gì. Như đồng chí Ba Ếch có học Luật ngày nào đâu mà vẫn xưng là có cử nhân Luật đó thôi. Muốn có bằng gì thì cứ làm như nó. Hay nếu không thì mua bằng giả, thuê người học, thuê người thi hộ. Đi thi thì phao trắng cả sân trường, tha hồ có bằng giả bằng thật rồi bỏ túi chạy đầy đường cho vui. Ngay bây giờ đang có cả trăm nghìn thằng cử nhân thạc sĩ thất nghiệp chạy nhông đầy đường thì đi học làm con mẹ gì.

Chẳng biết năm thằng thầy nào sẽ dạy chúng tôi tiếng Anh. Tiếng Nga thì chỉ có chó mới học. Tôi có cuốn sách dạy tiếng Anh hay đáo để. Thí dụ con-cu-lây-tinh, rồi lại min-mai-địt... không biết là gì nhưng đọc lên là thấy mê luôn. Nếu học xong tiếng Anh là tôi đi kiếm việc ngay. Không đi Hàn quốc, Nhật thì Hương Cảng, Thái Lan, Singapore... cũng tìm được việc. Có việc xong còn làm thêm việc chôm chỉa ở các cửa hàng để tăng thêm thu nhập. Có những đứa đi xuất khẩu lao động vài năm là có tiền tậu nhà tậu xe. Con Kiều Trinh xuất ngoại ăn cắp bị bắt rồi có sao đâu, vẫn lên truyền hình nhí nhố như thường. Mấy con bạn cùng lớp chắc cũng nghĩ như tôi, mong sớm ra khỏi trường để còn đi lấy chồng Đài, chồng Hàn chứ cũng chẳng thèm ngó bọn tôi đâu. Vài năm sau thân tàn ma dại thì lại về nước tìm chúng tôi mà lấy chứ còn lấy ai nữa. Nghĩ thế là tôi lại thấy yên lòng.

Tôi vào trong sân trường và thấy cha hiệu trưởng hắc ám đã đứng trên hàng hiên. Cha này năm ngoái bị tố là dụ dỗ vài ba nữ học sinh vào nhà nghỉ mà rồi có sao đâu hệt như thằng hiệu trưởng Sầm Đức Xương rủ mấy nữ sinh làm trò dâm đãng mà vẫn được một con mụ điên làm báo gọi tôn lên là “vị hiệu trưởng” đó thôi!

Tôi xếp hàng vào lớp, ngồi lại chỗ cũ. Thằng bạn năm ngoái đã bỏ học vì bố nó ngáo đá bị đi cải tạo, mẹ nó lấy ngay thằng cán bộ trong xóm.

Tôi ngồi xuống ghế, chợt nghe từ đàng sau vọng lên giọng nói quen thuộc của một thằng bạn khác biến mất suốt mùa hè bỗng đưa tôi về thực tế: “Tổ tiên sư cha mày, cũng đi học đấy à?”

Nghe nó chào lập tức tôi biết là thật chứ không phải là đang nằm mơ: đéo mẹ nó... hôm nay tôi đi học thật mới đểu chứ!

Tôi tháo cái khăn đỏ chết tiệt ra khỏi cổ áo và kiểm soát lại để biết con dao Thái Lan vẫn còn nguyên.



KHÔNG THẮNG, KHÔNG PHANH

Thưa quí vị,
Tôi viết bài này khoảng 10 năm về trước. Không ngờ những tiên đoán này có vẻ càng ngày càng trở thành hiện thực. Xin mời qúi vị thưởng lãm.

Vũ Linh Châu.


Đoàn tầu kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc hiện nay thật là kỳ lạ, chưa từng thấy có trong lịch sử loài người.

Nó giống như là người ta đã gắn một đầu máy cực mạnh, cực tối tân - đầu máy Kinh Tế Thị Trường, nhập cảng toàn bộ từ Tây phương - vào một đoàn xe lửa cộng sản ọp ẹp, với một hệ thống phanh thắng rệu rạo cũ kĩ sản xuất từ cả trăm năm về trước.

Đoàn tầu lửa của các nước dân chủ tự do cũng gắn cái đầu máy cực mạnh này, nhưng nó đã có một hệ thống phanh thắng cực tốt. Đó là:
- Sợ bị đảng đối lập phanh phui chỉ trích.
- Sợ dân lật đổ bằng lá phiếu trong cuộc tuyển cử sắp tới.
- Sợ báo chí vạch trần các nham nhở bê bối.
- Sợ pháp luật nghiêm minh trừng trị.
- Sợ Tư pháp, sợ Lập pháp theo dõi...
- Và nhất là sợ bị trừng phạt ở đời sau.

Đoàn tầu kinh tế của CS Việt Nam và của CS Trung Quốc, vì cái đầu máy nhập từ “kinh tế thị trường Tây phương”, nên cũng rất tối tân và đoàn tầu đang lao đi vun vút.

Nhưng khác hẳn với đoàn tầu lửa của các nước Tây phương, đoàn tầu của TQ và VN hiện nay chỉ có cái đầu máy là tối tân hiện đại mà thôi, còn khung sườn, nhất là hệ thống phanh thắng thì lại rất lỗi thời cũ kĩ, vì đã được làm trong thời đế quốc Liên Xô từ gần một trăm năm về trước.

Đó là quyền lực đến từ mũi súng. Đó là đàn áp, là bưng bít, là tuyên truyền láo khoét một chiều. Đó là dối trá lừa bịp, là bá cáo láo. Đó là độc đảng, độc quyền, độc tài, độc tôn...

Thắng với phanh cũ kĩ lạc hậu như vậy thì có cũng như không. Ấy là chưa nói tới những bộ phanh bộ thắng bằng ... giấy, bằng hàng mã, sơn phết lòe loẹt để biểu diễn với người ngoại quốc... thí dụ: Tam quyền phân lập giả bộ, tự do báo chí giả bộ, tự do bầu cử giả bộ...

Như mọi người đã biết, đối với các nước tư bản, tất cả hệ thống tài chánh đều dựa trên Chữ Tín, nghĩa là dựa trên lòng tin, dựa trên sự thật, nên mới có các danh từ Tín chỉ, Tín phiếu (đồng tiền), Ngân hàng Tín dụng...Đồng tiền chỉ là một tờ giấy, nhưng mọi người tin rằng nó có giá trị nên nó đã được mọi người quí mến. Chúng ta bỏ tiền vào ngân hàng tín dụng hay mua tín phiếu, vì chúng ta tin tưởng vào hệ thống ngân hàng làm ăn một cách ngay thẳng thật thà, mọi bá cáo phúc trinh đều đúng sự thật...

Đó là trong các nước tư bản tự do, còn trong các nước “Định hướng xã hội chủ nghĩa”, tất cả mọi chuyện, từ lớn tới nhỏ, từ kinh tế cho tới chính trị, từ báo chí cho tới ngân hàng...tất cả đều đặt nền móng trên sự dối trá, bưng bít. Từ diễn văn của Tổng Bí Thư trước Đại Hội Đảng, cho tới ông thầy giáo đang giảng bài trong lớp, từ thông tư chỉ thị, cho tới mọi diễn văn, báo cáo... tất cả đều là nói láo. Mọi người, người nói cũng như người nghe, tất cả đều biết rõ ràng rằng mình đang nói láo và mình đang nghe những điều dối trá.

Cả nước đang tự dối người, dối mình, toàn dân đang tự lừa bịp lẫn nhau.

Đoàn tầu kinh tế của Cộng sản Việt Nam và Trung Cộng đang lao đi vun vút, nhưng khung sườn, phanh thắng của các toa tầu này không làm bằng thép bằng sắt của chữ TÍN như trong các nước tư bản tự do, mà làm bằng tre, bằng nứa, bằng giấy bồi của dối trá, lừa bịp, bưng bít và bằng đàn áp, tù đầy... Các toa tầu này đã được sản xuất từ hơn một thế kỷ về trước, từ thời... Cụ Lê, Cụ Sít.


Đấy là chưa kể, đoàn tầu tốc hành đó cũng đang chở theo rất nhiều trái bom nổ chậm, bom hối mại quyền thế, bom tham nhũng bóc lột, bom hà hiếp chèn ép nhân dân, bom cách biệt giầu nghèo, bom tệ đoan xã hội, bom kèn cựa ghen ăn, bom thân Tầu thân Mỹ, bom đàn áp tôn giáo, bom bóc lột dân oan...

Thế mà toàn thể đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, cùng với bầu đoàn thê tử, gia đình vợ con dòng họ, đang chen chúc trên chuyến tầu không thắng không phanh này, chuyến tầu đang phóng như bay về hướng Dollar. Đừng thấy họ ăn nhậu say sưa, ca hát om sòm trên đoàn tầu đang lao đi vun vút đó mà buồn rầu tuyệt vọng.

Biết đâu chế độ CS lạc hậu tại Bắc Hàn mà lại có cơ tồn tại lâu dài hơn các chế độ Cộng Sản tại Trung Quốc và Việt Nam, vì nó hài hòa giữa cái đầu máy cà rịch cà tàng với một hệ thống phanh thắng cũ kĩ rệu rạo, nó là nồi nào vung nấy, chứ không cọc cạch, râu ông nọ cắm cằm bà kia, nó không phản khoa học, phản kỹ thuật như hai đoàn tầu của Việt Nam và Trung Quốc hiện nay.

Tại Việt Nam , người ta đang nói tới theo Tầu hay theo Mỹ:
- Theo Tầu nghĩa là nhập cảng một đầu máy cực mạnh, cực tối tân nhưng gắn vào cái khung tầu cũ kĩ, phanh thắng ọp ẹp rệu rạo...

- Theo Mỹ nghĩa là toàn bộ con tầu đều phải hoàn toàn mới, hoàn toàn tối tân, cả đầu máy, cả giàn khung, giàn thắng...

Tại Trung quốc cũng như tại Việt Nam hiện nay, hệ thống “phanh, thắng” rệu rạo, cũ kỹ, lỗi thời nhập cảng từ Liên Xô thời Stalin, đã không thể điều khiển được, không thể lèo lái được đoàn tầu lửa với cái đầu máy “kinh tế thị trường” cực kỳ tối tân đang lao đi vun vút nữa rồi.

Vũ Linh Châu.


Những sự thật thú vị về ngôi trường Harvard

Được biết đến như một trong những trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới nhưng ẩn chứa phía sau "cái nôi đào tạo ra thiên tài" này còn là những bí mật thú vị mà ít người biết tới.

Bức tượng dối trá giữa sân trường

Tọa lạc trong khuôn viên của trường Đại học Harvard, bức tượng Giáo sĩ John Harvard được xem như tượng đài tưởng nhớ tới người sáng lập ra ngôi trường danh tiếng. Như một cách để thể hiện lòng thành kính tới người quá cố, sinh viên trường Đại học Harvard thường xoa vào mũi giày của tượng John Harvard để lấy may mắn trước mỗi kỳ thi.


Mũi giày bạc màu của bức tượng John Harvard.
Tuy nhiên, họ vẫn vui đùa gọi bức tượng này là "Bức tượng 3 điều dối trá". Tên gọi vui này được bắt nguồn từ 3 sự thật ẩn chứa phía sau bức tượng mà không phải ai cũng biết được:

Thứ nhất, Giáo sĩ John Harvard thực chất không phải là người đã sáng lập ra ngôi trường. Ông chỉ là một tu sĩ hảo tâm đã dành hết nửa gia sản và thư viện sách gồm hơn 400 cuốn của mình để xây dựng nên ngôi trường trong những ngày đầu.

Thứ hai, Đại học Harvard chính thức được thành lập từ năm 1636 chứ không phải là từ năm 1638 như đã khắc trên bức tượng. Trong những ngày đầu mới thành lập, trường được biết đến với tên gọi New College (tạm dịch: Cao đẳng Tân thời) và được thành lập ra để đào tạo tu sĩ. Phải tới tháng 3/1639, trường mới chính thức được đổi tên theo họ của vị "Mạnh Thường Quân" đáng kính.

Thứ ba, bức tượng John Harvard không phải là chân dung thực sự của Giáo sĩ John Harvard vì trên thực tế, không có bất kỳ hình ảnh nào còn sót lại của ông. Các nhà điêu khắc đã phải sử dụng chân dung của một sinh viên đẹp trai trong trường có tên Sherman Hoar làm mẫu thay thế.


Cái nôi kiến thức của những vĩ nhân

Harvard đã đào tạo ra 8 tổng thống Mỹ, trong đó có tổng thống đương nhiệm Barack Obama, 62 tỷ phú (chỉ tính những người còn sống) và 150 chủ nhân giải Nobel.


Tại sao nhiều người gọi ngôi trường này là Harvard Đỏ thẫm?

Năm 1858, 2 thành viên của câu lạc bộ đua thuyền Harvard là Charles Eliot và Benjamin Crowninshield đã mua 6 chiếc khăn mùi-xoa màu đỏ tươi để lau mồ hôi cho cả đội, sau khi cuộc đua kết thúc, những chiếc khăn ướt nhẹp đã biến thành màu đỏ sẫm (crimson) và trở thành màu đại diện cho Harvard đến tận ngày hôm nay, đại diện cho sự cố gắng không mệt mỏi của các thế hệ sinh viên.


Truyền thống "truổng cời chạy dông" khi hết một học kỳ

Hằng năm, khi chuông đồng hồ điểm đúng 12 giờ đêm báo hiệu một học kỳ đã kết thúc, sinh viên Harvard có truyền thống chạy bộ, hò hét, uống bia, nhảy múa trong tình trạng "trần như nhộng" như một cách để thể hiện sự tự do và thoải mái.


Sở hữu sân vận động nổi tiếng nhất nước Mỹ
Ít ai biết, kích thước sân vận động chính của trường Harvard là nguyên mẫu để xây dựng nên các sân bóng bầu dục chuẩn quốc tế ngày nay. Bên cạnh đó, sân bóng được xây từ năm 1903 này là công trình đầu tiên sử dụng bê tông cốt thép trên thế giới. Năm 1987, sân bóng Harvard được công nhận là di tích lịch sử quốc gia Mỹ.



14% sinh viên Harvard là "cậu ấm cô chiêu"
Hiện tại, 14% sinh viên trong trường có xuất thân từ những gia đình giàu có với mức thu nhập hơn 500.000 USD/năm (khoảng hơn 11 tỷ đồng). Bên cạnh đó là 15% sinh viên nghèo đến từ những gia đình có thu nhập dưới 40.000 USD/năm (khoảng 889 triệu đồng).

Theo thống kê, những sinh viên đến từ những gia đình giàu có thường có điểm thi SAT (kỳ thi chuẩn hóa) cao nhất.

Thư viện Widener


Thư viện chính của trường đại học Harvard được đặt theo tên của ông Henry Widener, một cựu sinh viên của Harvard và là một nhà sưu tập sách, năm 1907, khi đang trên đường từ Pháp trở về Mỹ sau một chuyến đi tìm sách, con tàu ông đi đã đâm vào băng trôi, khiến Widener mãi mãi nằm lại nơi biển khơi, đó chính là con tàu Titanic huyền thoại.

Sau khi ông mất, bà Eleanor Elkins - mẹ của Henry - đã quyên góp toàn bộ số sách của con cho trường và chi ra thêm 3,5 triệu USD để xây dựng thư viện này. Vì hết đất để mở rộng mà số sách ngày càng nhiều, nên sau này các kỹ sư đã phải đào đường hầm để chứa. Hiện tại, có khoảng 3 triệu đầu sách quý đang nằm dưới lòng đất trong khuôn viên Harvard

Cánh cổng chính cô đơn


Cổng vào chính của trường Harvard là cánh cổng Johnston, không như các cổng phụ khác, cổng Johnston đóng quanh năm ngày tháng và chỉ mở ra 2 lần mỗi năm.

Trong suốt những tháng ngày học tập tại Harvard, mỗi sinh viên chỉ đi qua cổng này đúng 2 lần: Một lần trong ngày nhập trường và một lần trong ngày tốt nghiệp. Sinh viên Harvard tin rằng nếu đi qua cánh cổng này quá 2 lần thì sẽ gặp xui xẻo đủ đường.

Vì thế, tuy cổng Johnston không bao giờ khóa, nhưng nó luôn lặng lẽ và hiu quạnh từ hàng trăm năm nay.

Theo Chi Mai, Hoàng Ân / Trí Thức Trẻ

Saturday, August 29, 2015

Nỗi đau văn hóa

Gửi lại bà con nhân chuyện Huế (8/15) đang lấy nhà của Bà Từ Cung để mở quán cà phê. (Huy Phương)

Huy Phương

“Tứ Phương Vô Sự” thuộc quần thể Ðại Nội, cố đô Huế, được các vua Nguyễn xây trên mặt thành phía Bắc, có cửa ra mang tên Hòa Bình để nhà vua những lúc rỗi rảnh không cần nhọc công vi hành ra ngoài dân dã, đứng từ ngôi lầu này có thể quan sát cả một vùng đất rộng lớn ngoài cung cấm, nhìn sự sinh hoạt đi lại của người dân, mà mong rằng, bốn phương không có sự gì xảy ra. Lầu “Tứ Phương Vô Sự” cũng như tên cửa “Hòa Bình” chính là điều mong muốn của nhà lãnh đạo quốc gia mong cho (bốn phương) đất nước được an bình, thịnh trị.

Thật ra chúng tôi không lấy gì làm ngạc nhiên khi nghe tin di tích này trở thành quán cà phê cho du khách để kiếm lợi. Nói kiếm lợi không phải là nói oan, vì đây là một mưu mô có tính toán của tập thể những kẻ cầm quyền ở Huế, sau khi đã bỏ ra khoảng 45,000 đô la (ngân khoản của UNESCO) để sơn sửa, trùng tu để sau đó lại cho một nhân viên phe cánh cùng cơ quan, thuộc Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích (!)“bảo tồn” bằng cách bỏ thầu 10,000 đô la mỗi năm để khai thác. Ðể có lợi nhuận chia chác với các “giới chức văn hóa” có trách nhiệm, đương nhiên quán cà phê phải khai thác kiểu “phi văn hóa” cho đông khách. 

Không ngạc nhiên vì từ năm 1982, khi đi tù về, có cơ hội trở lại Huế, chúng tôi đã thấy đàn Nam Giao là nơi triều Nguyễn lập ra để tế lễ Trời Ðất đã bị các đảng viên vô văn hóa ở Huế “lấy điểm” với trung ương Hà Nội, biến thành bia “Tổ Quốc Ghi Công” liệt sĩ Cộng Sản. Nếu không có sự can thiệp của cơ quan UNESCO Liên Hiệp Quốc, thì khu vực thiêng liêng này, ngày nay chưa chừng đã thành khách sạn hay nhà nghỉ cao cấp của trung ương đảng, vì đàn Nam Giao là một đại điểm đặc biệt, từ đây, gạch một trục thẳng vào điện Thái Hòa, Ðại Nội sẽ qua đường Nam Giao, sông Hương, Phú Văn Lâu, Kỳ Ðài và Ngọ Môn.

Thời gian 1980, Ty Văn Hóa đã dùng tầng trệt của cửa Ngọ Môn làm rạp chiếu phim Liên Xô-Tiệp Khắc, lấy tiền để “cải thiện”. Mười năm trước đây, chính quyền Huế đã có dự án cho xây khách sạn trên đồi Vọng Cảnh (Belvédère) là một ngọn đồi rất đẹp, đứng nơi đây có thể nhìn được cảnh non nước hữu tình của dòng sông Hương. Nếu không có sự phản ứng mạnh mẽ của quần chúng, truyền thông và những người còn tâm huyết với văn hóa, thì bọn trục lợi (có làm có ăn) của Huế đã phá tan nát một quang cảnh thiên nhiên hiếm quý của đất nước.

Trong toàn bộ cung cách “vô văn hóa” như vậy, nên những nhà làm phim (cũng là văn hóa), thay vì phải dựng phim trường sau khi nghiên cứu trang phục, kiến trúc, phong tục... của thời đại lịch sử của chuyện phim, thì lại dễ dãi vay mượn các di tích lịch sử có sẵn, sơn phết qua loa để làm phim trường. 

Năm 1991, nhà làm phim “Tình Người” đã mượn phòng ngủ tại tư dinh của Vua Bảo Ðại ở Ðà Lạt để quay cảnh ân ái của hai tài tử Thanh Lan-Lê Tuấn. 

Mới đây, trong phim Trần Thủ Ðộ, ngoài việc đoàn làm phim sang Tàu mượn cung điện nơi này để làm phim lịch sử Việt Nam, vua, quan, lính đều mặc y phục của Tàu, tại Huế, đạo diễn đã cho dẹp toàn bộ sập thờ, án thờ, Kim vị (thờ Vua Minh Mạng), Khánh vị (thờ Hoàng Hậu Hồ Thị Hoa) trong lăng Minh Mạng... để dựng thành phòng ngủ, chỗ “giường chiếu” cho vua và hoàng hậu nhà Lý. Khi nhiều người, ngay cả con cháu Nguyễn Phước Tộc phản đối việc làm vô văn hóa này thì chính quyền Huế chỉ nói là sẽ làm việc với đoàn làm phim và họ hứa sẽ hoàn trả lại nguyên cảnh trí như cũ. Ðây là chủ trương “không để lãng phí một công trình tuyệt tác của kinh đô Huế xưa” của chính quyền để có thể cho vay, mượn, thuê... di tích cố đô một cách tự nhiên, miễn là có tiền bỏ túi.

Bây giờ tiền là trên hết. Tất cả các cơ quan từ trung ương đến địa phương đều có các cơ quan, nhân viên ăn lương nhà nước nhưng làm dịch vụ kiếm tiền chia nhau. Trường học có căng tin, Bộ Nội Vụ có nhà nghỉ cho khách thuê, Bộ Công An có xe du lịch cho mướn. Quân đội có nhà máy sản xuất. Một cựu tù “cải tạo” có thể trả thù xưa bằng cách đi du lịch Hà Nội, hợp đồng thuê xe du lịch của Bộ Công An, do một anh trung úy công an lái, mở và đóng cửa xe mỗi khi muốn đi đâu cho bõ những ngày gian khổ, nhục nhã “chém tre đẵn gỗ trên ngàn” trong trại tù tập trung dưới sự canh chừng, hoạnh họe của những tên lính canh tù oắt con. 

Từ Nam ra Bắc, từ cao xuống thấp, từ trung ương đảng cho đến dân đen, ai cũng vì tiền. Chồng chở vợ đi khách, mẹ đưa con nhỏ qua biên giới bán thân, người ta đổi danh dự để lấy tiền, bỏ đạo lý vì tiền, nhất là những kẻ có quyền lực, sá chi chút di tích “phong kiến” còn sót lại.

Một kiến trúc cổ, đẹp đẽ và có ý nghĩa như lầu Tứ Phương Vô Sự lại trở thành một quán cà phê tầm thường, chỗ cho khách lui tới, ồ ào. Di tích lịch sử này bây giờ lại có bàn ông Ðịa, bàn thờ Thần Tài để mong thần linh phù hộ cho đắt khách vãng lai. Cà phê hẳn có nhạc, có bóng tối đồng lõa. Bỏ ra một số tiền lớn để đấu thầu, hẳn chủ nhân phải có đầu óc tính toán sao cho có lời. Trước phản ứng của bà con Nguyễn Phước Tộc tại Huế cũng như dân chúng trước cảnh “chướng tai gai mắt” này, các giới chức “lãnh đạo” không biết hổ thẹn và phục thiện lại biện minh: 

“Ðó không phải là quán cà phê (!), mà là chỗ để trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế phục vụ du khách tham quan. Với địa điểm này, du khách khi đến Ðại Nội Huế sẽ có một chỗ đàng hoàng, tử tế để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. Chủ trương của UBND tỉnh là nơi đây sẽ là mô hình thí điểm làm cho di tích trở nên sống động và phát huy hết giá trị của di tích”, và cho rằng đây là “nơi dừng chân cho du khách chứ không phải vì mục đích kinh doanh”. 

Nói là mô hình, thí điểm, như vậy trong tương lai, lầu “Tứ Phương Vô Sự” bán cà phê đắt khách có lời thì những nhà “văn hóa xứ Huế” sẽ tiếp tục khai thác đến Ngọ Môn, điện Thái Hòa hay tháp Thiên Mụ để mở thêm quán cà phê nữa chăng?

Ở Huế hiện nay với mục đích kinh doanh, con cháu đã khai thác các khu nhà thờ, phủ, dinh xưa của ông cha ở những nơi như Vỹ Dạ, Gia Hội, Thành Nội có vườn cây bóng mát, để làm “cà phê vườn” đến nỗi du khách đi đâu cũng gặp quán cà phê, chưa đủ hay sao mà còn khai thác đến các đền đài, cung điện, di tích lịch sử để kiếm tiền trong thời mở cửa của Cộng Sản. 

Dân Huế và con cháu nhà Nguyễn chưa quên tội ác của Việt Minh Cộng Sản tàn phá cung diện, di tích lịch sử của triều Nguyễn trong chiến dịch “tiêu thổ kháng chiến”, khi Pháp trở lại, vào tháng 12 năm 1946 đã đốt cháy ba ngôi điện trong đại nội là điện Cần Chánh, Càn Thành và Kiến Trung, lửa cháy một tháng chưa tắt.

Con cháu nhà Nguyễn xót xa, con dân xứ Huế cũng hổ thẹn mà đồng bào trong và ngoài nước cũng đau chung nỗi đau... văn hóa. Các công trình văn hóa đang được quản lý bởi một đường lối và những con người “vô văn hóa”. Không những vô văn hóa mà còn bị chửi là “vô giáo dục”, như ngày xưa lúc còn nhỏ, chúng tôi tinh nghịch thách nhau đứng đái trước sân đình làng, bị các bô lão nắm đầu giao cho cha mẹ. Bây giờ có một bọn đang đái vào di tích lịch sử của cha ông mà miệng vẫn bô bô hô hào văn hóa, văn minh.


Thursday, August 27, 2015

Trương Vĩnh Ký và những nỗ lực phổ biến chữ quốc ngữ cuối thế kỷ XIX


Thu Hằng



Trong suốt cuối thế kỷ XVI và nửa đầu thế kỷ XIX, chữ quốc ngữ chỉ được dùng trong mục đích truyền giáo. Đây là loại ky tự dùng chữ cái La tinh để ghi lại tiếng nói của người Việt. Công trình này lần lượt được các nhà truyền giáo dòng Tên khởi nguồn và hoàn thành, từ Gaspard d’Amaral và Antonio Barbosa, hai giáo sĩ dòng Tên người Bồ Đào Nha, cho tới Alexandre de Rhodes (cha Đắc Lộ) hay Pigneaux de Béhaine (cha Bá Đa Lộc), người Pháp.

Khi mới đặt chân tới Tourane (Đà Nẵng) vào năm 1624, cha Đắc Lộ đã không khỏi ngạc nhiên khi nghe người bản địa, đặc biệt là phụ nữ, nói như "chim hót” và đã từng nghĩ không thể nào học được tiếng nói này. Sau này, chính ông là người đã hệ thống hóa và phổ biến loại chữ viết La tinh, vừa dễ học vừa nhanh hơn so với chữ Hán và chữ Nôm. Tuy nhiên, chữ quốc ngữ được hoàn thiện như ngày nay là nhờ vào công sức của cha Bá Đa Lộc trong khoảng cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX.

Sau khi chiếm được Sài Gòn và bắt đầu công cuộc khai thác, chữ quốc ngữ trở thành công cụ hữu ích cho chính sách đô hộ. Chính quyền Pháp muốn sử dụng loại chữ viết này để cắt hẳn mọi liên hệ giữa người dân Nam Kỳ, giờ đây nằm dưới sự cai trị của người Pháp, với nền văn minh Trung Hoa, tiếp theo là phổ biến học thuật Pháp và đồng hoá dân bản địa.

Trong thư văn đề ngày 15/01/1866 gởi cho thống đốc Sài Gòn, giám đốc nội vụ Paulin Vial có viết :

« Từ những ngày đầu người ta (Pháp) đã hiểu rằng chữ Hán còn là một ngăn trở giữa chúng ta và người bản xứ ; sự giáo dục bằng thứ chữ tượng hình khó hiểu làm chúng ta thất bại ​hoàn toàn ; lối viết này chỉ tổ khó cho việc truyền đạt đến dân chúng những điều tạp sự cần thiết có liên quan tới khung cảnh của nền cai trị mới cũng như cho việc thương mại... Chúng ta bắt buộc phải theo truyền thống nền giáo dục riêng của chúng ta ; đó là cách duy nhất khiến chúng ta có thể gần gũi người An Nam thuộc địa hơn, ghi vào tâm não họ những manh mối của nền văn minh Âu châu đồng thời cô lập họ khỏi ảnh hưởng đối nghịch của các lân quốc của chúng ta ».

Tuy nhiên, các đô đốc Pháp nhanh chóng hiểu rằng rất khó thay đổi được một đất nước chịu ảnh hưởng của Khổng giáo và lòng trung thành sâu sắc của người dân đối với triều đình. Họ chú ý tăng cường ảnh hưởng của Pháp tới đời sống và phong tục của người Nam Kỳ. Để thực hiện thành công chính sách cai trị và ”mị dân”, các “quan” Pháp được khuyến khích học chữ hán, chữ quốc ngữ, nghiên cứu phong tục tập quán, ngôn ngữ và lịch sử của Việt Nam. Chính vì thế, rất nhiều tài liệu bằng tiếng Pháp và tiếng Việt mang tính chuyên môn cao được các "học giả” quân sự dịch và soạn thảo trong giai đoạn này.

Mặt khác, họ đưa chữ quốc ngữ ra khỏi khuôn khổ của Giáo Hội để phổ biến trong dân. Ngay từ năm 1864, các trường tiểu học quốc ngữ được thành lập tại các trung tâm quan trọng nhất và các làng công giáo. Mục đích chính là nhằm đào tạo một thế hệ công chức tương lai tận tâm với nước Pháp, đồng thời cắt đứt ảnh hưởng của Nho giáo. Bắt đầu từ năm 1882, chữ quốc ngữ được dùng là văn tự chính thức trong giao dịch, giấy tờ hành chính, tư pháp và thương mại của nhà cầm quyền thuộc địa. Các quan địa phương phải học chữ quốc ngữ và chỉ được thăng chức hay giảm thuế nếu biết đọc, biết viết loại văn tự này

Biên soạn giáo trình dạy chữ quốc ngữ

Về phần mình, từ khi được bổ nhiệm làm chủ nhiệm tờ Gia-định báo (16/09/1869), Trương Vĩnh Ký có cơ hội để phát triển sự nghiệp dịch thuật và viết văn. Đây cũng là vị trí và công cụ giúp ông phổ biến rộng rãi hơn chữ quốc ngữ. Thái độ ủng hộ việc truyền bá học thuật bằng ky tự La tinh này đã được ông thể hiện với Richard Cortembert ngay từ chuyến công du sang Pháp.

Sau này, lợi ích và vai trò của nó còn được ông nhấn mạnh trong cuốn Manuel des écoles primaires (Giáo trình cho các trường tiểu học, 1876) như sau :

«Chữ quốc ngữ phải trở thành chữ viết của nước nhà. Cần phải nắm vững nó cho điều tốt đẹp và cho sự tiến bộ. Vì thế, chúng ta phải tìm mọi cách để phổ biến chữ viết này».

Ông cho rằng loại chữ viết đơn giản, dễ học này sẽ là phương tiện hiệu quả để tiếp thu những kiến thức mới vì ba lý do : Thứ nhất, do nạn mù chữ trong dân, tiếp theo là chữ hán sẽ không còn có ích một khi người Pháp cai trị Nam Kỳ và cuối cùng, chỉ cần ba tháng là có thể biết đọc và viết chữ quốc ngữ.

Ngoài ra, ông còn khuyên nhủ người học như sau :

Sách nầy là sách rút tóm lại những điều người ta phải học, để cho con trẻ mới vô trường, học những đều đại lược mà phá ngu, cho đặng đến sau khi vào trường chung nghe dạy nghe giải rộng các đều ấy thì mau hiểu hơn là một ; hai nữa là để mà tập coi, tập đọc tập viết tiếng Annam trong chữ quốc-ngữ cho trúng tiếng, cho nhằm giọng, phân biệt ra cho rõ-ràng.

Khuyên các trò hãy bớt tính ham chơi, mà chuyên việc học-hành, chữ-nghĩa, văn-chương cho được vào đường công-danh với người-ta cho sớm, trước là cho đặng đẹp mặt nở mày cha mẹ, giúp đời dạy dân, sau là cho mình được công thành danh toại, thơm danh, tốt tiếng ở đời”
.

Dù tên sách viết bằng tiếng Pháp nhưng đây là bộ ​sách giáo dục giành cho giáo viên, gồm hai phần, phần một là « phép học chữ quốc ngữ, lịch sử An Nam và Tàu », và phần hai gồm « các khái niệm khoa học cơ bản ». Trong đó, Trương Vĩnh Ký giải thích cách tổ chức một buổi lên lớp, các hoạt động hay cách đánh giá học sinh.

« Hễ trò nào mới vô thì phóng vở theo đã ra trước nầy, giao cho nó, cấp cho một trò cũ đã biết mà nhác-biểu chỉ-vẽ cho nó.

Phân lớp ra mà dạy cho dễ : Như học-trò đã biết viết, biết đọc thì băt nó viết mò, bắt đọc một đoạn sách cho lẹ cho xuôi. Viết mò thì lấy những tuồng, văn, thơ, phú, mà nói cho nó viết, viết rồi thì thầy coi mà sửa lại cho nó, cho đúng câu ​đúng ​ chữ.

Còn mỗi bữa học, bát nó kiếm câu hát, câu đối, lời phương ngôn tục ngữ, diêu ngôn vân vân, mà viết ra một đô​i​câu chẳng hạn, đem tới nộp cho thầy sửa, góp những cái ấy lại, để một nơi.

Dạy toán thì trước hết dạy bốn phép, cộng, trừ, nhơn, chia, cho rõ. Rồi cứ ra bài đố cho nó mần cho quen. Dạy phép đo cũng vậy… Những tập nó học nó viết mỗi bữa học thì thầy sửa rồi đề ngày vô cho nó, cho dễ xét đứa nào trễ-nải, đặng như quan có đòi thì thầy có sẵn mà nộp cho quan
».

Một tài liệu khác được Trương Vĩnh Ký biên soạn nhằm chinh ​yếu vào giới quan lại địa phương khi có nghị định bắt buộc dùng chữ quốc ngữ trong các văn bản hành chính. L’Alphabet quốc ngữ en treize tableaux avec des exercices de lecture(Vần quốc ngữ thông qua 13 bảng và các bài tập đọc, 1887) giúp các quan học loại chữ viết này trong một thời gian ngắn. Tám bảng đầu dạy học nguyên âm và phụ âm cùng với sáu thanh điệu và cách ghép vần. Các bảng còn lại gồm các bài tập đọc, từ đơn giản tới phức tạp.

Sưu tầm-dịch thuật

Song song với việc soạ tài liệu Trương Vĩnh Ký dùng chữ quốc ngữ ghi lại những cuốn sách Tàu và những tác phẩm được viết bằng chữ nôm. Trên thực tế, hai loại chữ tượng hình trên dần dần bị sao nhãng và ngày càng có ít người sử dụng. Chữ Hán chỉ dành cho một bộ phận nhỏ gồm các nhà nho và quan lại. Trong khi đó, chữ Nôm còn phức tạp hơn do mượn Hán tự. Vì vậy, cần phải biết chữ Hán mới có thể học được loại chữ này.

Hơn nữa, Trương Vĩnh Ký cho rằng văn học Việt Nam mới chỉ có thơ ca với nhiều thể loại khác nhau, song không có văn xuôi và các loại khảo cứu, nghị luận. Dịch thuật là một cách giúp học làm văn và làm giàu ngữ vựng tiếng Việt. Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi một phần ba trong tổng số 118 tác phẩm của ông là các công trình dịch thuật.

Vấn đề phiên dịch các tác phẩm Tầu ra thể văn vần chữ quốc ngữ cũng đã được Luro, một thanh tra bản xứ ,trong bản báo cáo ngày 06/01/1873, ghi chú:

«Từ lâu, tôi thỉnh cầu một cách vô hiệu rằng người ta phải phiên dịch, dưới sự chăm sóc của một hội đồng có đủ quyền hành, lịch sử nước An Nam và những sách cao quí triết lý của Trung Hoa. Người dân ít nghe tiếng Quan thoại, họ sẽ rất sung sướng có được những cuốn sách dịch bằng ngôn ngữ thường ngày của họ một cách thanh nhã. Họ sẽ mua, sẽ đọc những cuốn sách đó. Trong số các thừa sai và viên chức của chúng ta, chúng ta có nhiều người có đủ khả năng để hoàn thành những sách dịch thanh nhã từ tiếng Quan thoại ra tiếng nói hàng ngày».

Như vậy, cả chính phủ Pháp và Trương Vĩnh Ký đều tận dụng thời cơ để phổ biến chữ quốc ngữ. Chính quyền Pháp muốn « mượn tay » những công chức Pháp hóa để tách rời dân chúng khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Còn Trương Vĩnh Ký thì hoàn toàn tin vào chính sách khai hóa của nước Pháp. Và, theo ông, công cụ duy nhất để có thể đạt tới trình độ «Học thuật Châu Âu» là chữ quốc ngữ. Chính vì thế, ông tìm mọi cách để loại chữ viết La tinh này được phổ biến rộng rãi tới các tầng lớp dân chúng

Từ khi chữ quốc ngữ trở thành văn tự chính thức tại Nam Kỳ vào năm 1882, ông chuyển ngữ ngay nền văn chương truyền khẩu bình dân, gồm những áng văn vần và chuyện dân gian rất được ưa chuộng, như: Phép lịch sự Annam (1881), Thơ dạy làm dâu (1882), Thơ mẹ dạy con (1882), Nữ tắc (1882), Thạnh suy bỉ thới phú (1883), Cờ bạc nha phiến (1884), Ngư tiều trường điệu (1884)…

Trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nhận định rất đúng khi viết :

« Hồi đó, ông (Trương Vĩnh Ký) cần phải xuất bản như thế, cốt dùng những chuyện phổ thông làm cái lợi khí cho chữ quốc ngữ được lan rộng trong nhân gian... »

Tất cả đều được bán với giá rất hợp lý. Thường những tập dày 7 đến 10 trang, được bán với giá từ 35 đến 50 xu franc và từ 1 đến 2 franc đối với những tập dày trên hai mươi trang.

Viết văn

Thông qua những bản dịch, lần đầu tiên một loại hình văn học mới được đưa vào Việt Nam. Đó là văn xuôi, với nhiều thể loại khác nhau, như tiểu luận, ky sự hay tiểu thuyết. Tại thời kỳ đó, thể loại này còn chưa được ưa chuộng và không được coi là « văn học », vì người ta cho rằng văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ ngang như lời nói. Công bằng mà nói, lời nhận xét khá đúng, vì ngôn  ngữ và cách hành văn trong các tác phẩm thời đó thiếu trau chuốt và tự nhiên như văn của thế hệ sau này.

Bài văn xuôi đầu tiên do Trương Vĩnh Ký biên soạn, dài khoảng bẩy trang, xuất hiện trên tờ Gia-định báo vào năm 1863, dưới tựa đề Ghi về vương quốc Khơ Me (1863). Phải chờ tới năm 1881, Trương Vĩnh Ký viết một tập bút ký khác, Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876), công phu hơn và trau chuốt hơn. Tuy nhiên, ông phải mượn rất nhiều danh từ Hán để có thể miêu tả tỉ mỉ chuyến đi này. Không bàn tới mục đích của chuyến công du Bắc Kỳ của Trương Vĩnh Ký, ở đây chúng ta chỉ quan tâm sau chuyến đi này, ông viết một bản hồi ky ghi lại những ky niệm, những điều « mắt thấy tai nghe », vị trí địa lý, lịch sử, những phong tục tập quán của những địa phương nơi ông đi qua.

Ví dụ văn phong trong một đoạn miêu tả « Chợ » ở Bắc Kỳ :

« Chợ-búa nội cả tỉnh cũng nhiều lắm. Mà chợ lớn có tiếng và đủ đồ hơn hết tại Bắc-kỳ, thì là những chợ kể trong câu ví nầy : Xứ Nam là chợ Bằng Vồi ; xứ bắc Giâu, Khám, xứ đoài Xuân Canh ; nghĩa là tỉnh Hà-nội, Hưng-yên, Ninh-bình, Nam-định là phía nam, thì có chợ Bằng, chợ Vồi có tiếng hơn hết. Còn bắc là Bắc-ninh, thì có chợ Giâu, chợ Khám ; xứ đoài là trên Sơn-tây thì là chợ Thâm-xuân-canh ».

Một nhà nghiên cứu nhận xét đây là «một trong vài tác phẩm viết bằng chữ quốc ngữ sớm nhất của thế kỷ XIX, Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi để lại nhiều dấu ấn ngôn ngữ với những phương ngữ, tiếng Việt cổ có giá trị về mặt ngôn ngữ. Câu văn khúc chiết, sinh động chứng tỏ năng lực viết văn xuôi quốc ngữ của tác giả trong buổi sơ khai của loại chữ mới mẻ này ».

Tới năm 1918, quốc ngữ trở thành chữ viết bắt buộc tại Bắc Kỳ. Từ giai đoạn này trở đi, các nhà trí thức trẻ không ngừng trau dồi, phát triển và phổ biến nền văn học hiện đại Việt Nam. Năm 1954, quốc ngữ trở thành chữ chính thức của các cơ quan hành chính Việt Nam. Điều này đã khẳng định tiên đoán cũng như mong muốn của Trương Vĩnh Ký vào năm 1876 :

“Chữ quốc ngữ phải trở thành chữ viết của nước nhà”

Thứ Năm, ngày 30 tháng 7 năm 2015


Thu Hằng

Blog Archive