Văn hoá XHCN
Chiều, tản bộ dọc theo bờ sông SG tôi thấy một anh đang vật vã với con cá cắn câu vùng vẫy dưới nước. Lâu lắm, anh mới kéo được con cá ấy lên bờ. Một con cá lạt to đùng, dài ngoằng có trên cả thước. Tôi thích quá, móc điện thoại ra tính chụp vài bô hình. Cũng có ba bốn đứa bé mặt mày sáng sủa khoảng chừng chín, mười tuổi, có lẽ trên đường đi học về, đừng gần đấy.
Tôi chìa điện thoại về phía một em cao lớn hơn mấy em khác và hỏi
- Cháu có thể chụp dùm chú một vài tấm ảnh please!
Nói xong mới thấy mình vô duyên, nói theo thói quen ở xứ người, muốn ngừng cũng không kịp. Tôi chìa điện thoại ra đồng thời trong đầu tôi chợt nghĩ. Mẹ! Lỡ nó cầm chiếc điện thoại chạy mất thì hỏng bét. Nhưng lo khỉ gì, chiếc điện thoại nầy vốn là vật phế thãi của con tôi, thứ mà lỡ tôi có đánh rơi ngoài đường, người thấy chỉ đá tới đá lui chơi chớ chẳng ai thèm lượm nó.
Thằng bé vói lấy điện thoại, ngắm qua, ngắm lại rồi bảo tôi đứng cạnh anh câu, cầm cá tòn ten. Cậu ngồi, cậu nghiêng, cậu đứng, cậu bấm lia chia. Tôi la. Đủ rồi, đủ rồi.
Tôi lấy lại máy, nói cám ơn, vừa bước đi vừa check lại hình, mấy nhóc cũng đi lọt tọt sau tôi.
Đi được một quảng ngắn, tôi nghe như ai khều nhẹ vào lưng, quay lại, thì ra là em bé chụp ảnh cho tôi khi nãy. Em chìa tay ra.
-Một trăm hai chục đô!
- Cái gì?
- Một trăm hai chục đô!
- No way! Tôi trừng mắt nhìn em và tiếp tục bước đi
Em vẫn lẽo đẽo bên đít tôi, khi đám nhóc ở phía sau một tí. Tôi bực quá, dừng lại, cúi xuống nói với thằng nhóc.
- Thôi này! Chú cho cháu năm đô đi ăn cà rem, chịu không?
- Một trăm hai chục đô! Tay chìa ra và cứ lặp lại như thế.
- No! Tôi nạt to và bước đi
Tôi chợt nghe tiếng khóc to, nức nở phía sau
- Một trăm hai chục đô hu hu hu! Một trăm hai chục đô hu hu hu!
Vài người bên đường tò mò nhìn chúng tôi, cái chuyện vô lý, vô duyên, tức học máu, giờ thành rắc rối giữa kẻ lớn và trẻ nít ở công cộng. Tôi cố ý tìm một ông công an đâu đây để giải quyết vấn đề, nhưng chỉ thấy bá quan văn võ lạ hoắc, đưa mắt ngó đứa bé khóc hu hu sau lưng tên đàn ông mặt đồ bảnh bao đang cãi nhau với nó.
Tôi đi, em vẫn đi sau và khóc. Vẫn một trăm hai chục đô! Một trăm hai chục đô!
Lòng bực bội mà không biết mình phải làm thế nào để khỏi mất tiền một cách vô lý, vừa tránh được phiền toái vô duyên nầy. Lúc ấy, tôi nhìn thấy một anh bạn trẻ, áo thun trắng, quần jean mode, đang ngồi phì thuốc, cạnh anh đậu chiếc xe gắn mày mới tinh. Tôi mừng quá, bước đến.
- Chào anh! Tôi bị cháu nầy gây phiền nhiễu quá, anh có thể giúp tôi một chút không anh?
- Chuyện chi?
- Tôi nhờ cháu này chụp cho tôi vài tấm ảnh trên điện thoại, chụp xong, cháu đòi tôi 120 đô, tôi không chịu, mấy cháu cứ mè nheo sau tôi nãy giờ, anh thấy có vô lý không?
Tên này vụt đứng lên, ném mẫu tàn thuốc dùng chân dí bẹp, trừng mắt nhìn thằng bé quát lên.
- Cút xéo đi ngay! Biến ngay! Cướp ngày hử!.
- Tao không đi, tao không đi hu hu hu!
- Ở vùng này lũ ranh chúng bây chưa biết tên tao đấy à. Đựợc lắm con!
Anh chàng thọc tay vào túi quần lôi ra cây dao xếp, bấm cách một cái, lưỡi dao bén nhọn bật ra.
- Chúng mày muốn ông ký tên ông trên da của chúng mầy không? Hử hử hử!
Mấy đứa bé giãn ra, lùi lại xa xa đứng ngó lại. Tôi mừng húm nói lia lịa. Cám ơn! Cám ơn! Cám ơn anh nghe!
Tôi dợm bước đi thì thấy anh chàng chìa tay ra phía tôi và nói chắc nịt.
- MỘT TRĂM HAI CHỤC ĐÔ!
TT
No comments:
Post a Comment