Hoàng Hậu «Tây Phương» vừa băng hà tại Paris
Tác giả : Nguyễn Thị Cỏ May Nguồn: Đàn Chim Việt Ngày đăng: 2021-10-24
Cựu hoàng Bảo Đại và bà Monique Baudot
Năm nay là năm xấu cho Việt nam nên có nhiều mất mát làm nhiều người ngạc nhiên. Cỏ May tôi nói như vậy chắc không tránh khỏi sẽ có người hỏi «Việt nam nào»?
Xin chịu thôi!
Những mất mát
Đầu năm, ngày 16 tháng giêng 2021, Công chúa (thật sự) Phương Mai, con gái của Cụu Hoàng Đế Bảo Đại, vị Vua cuối cùng của Việt Nam, sanh năm 1937, mất tại tư gia ở thành phố Louveciennes (78 Yvelines), ngoại ô Tây-Bắc Paris, cách Paris chừng hơn 30 km.
Tang lễ của bà được tổ chức trong vòng thân mật, cùng ngày với Cáo phó trên nhựt báo Le Figaro, ngoài các con và cháu của bà, có tên 2 Công chúa em là Phương Liên và Phương Dung.
Bà và các anh chị em theo gia đình rời Việt nam qua Pháp sống sau khi Cựu Hoàng bị truất phế bằng một cuộc «trưng cầu dân ý» để tuyên bố Đệ I Cộng hòa ra đời!
Công chúa Phương Mai có chồng là người Pháp gốc Ý, ông Pietro Badoglio, có thêm tước Công tước Addis Abeba do ông nội lưu truyền cho con trai, mất năm 1992. Ông nội của ông là Thống chế Pietro Badoglio, Thủ tướng Ý sau khi Mussolini sụp đổ.
Bà rất khiêm tốn, sống bình dị, vui vẻ thân tình với mọi người. Những người quen biết không ai nghĩ bà là Công chúa .
Công chúa Phương Mai cùng cha là cựu hoàng Bảo Đại tại Giải đua xe công thức 1 ở Monza (Ý) năm 1955
Hôm 19 tháng 10 vừa qua, Phu nhơn Cụu TT. Nguyễn văn Thiệu, Bà Nguyễn thị Mai Anh, vừa tạ thế tại California, Huê kỳ, hưởng thọ 90 tuổi. Bà có tiếng là người phụ nữ quyền thế mà khiêm tốn, không can thiệp vào công việc của chồng, dành thì giờ làm việc xã hội. Ước mơ của Bà có ngày về lại quê hương Mỹ Tho. Ông bà có 3 người con, một gái và 2 trai, đều ở Huê kỳ.
Cùng thời gian cuối năm, hôm 27 tháng 9, Hoàng Hậu Tây Phương, bà vợ sau cùng của Cựu Hoàng Bảo Đại chết tại nhà (Appartement) ở Đại lộ Suchet, Paris XVI, hưởng thọ 75 tuổi. Tang lễ tổ chức tại nhà thờ Sainte Bernadette d’Auteuil, Paris XVI, hôm 14 tháng 10, do Cha sở Rodde chủ lễ.
Theo thông tin pháp ngữ, chỉ trên mạng, không có trên báo nào hết, tin bà mất và tang lễ được viết khá lịch sự « Les funérailles de Son Altesse Impériale la princesse Vĩnh Thụy», nhũ danh Monique Baudot.
Tên đầy đủ của bà là Monique Marie Eugénie Baudot, quê quán ở Pont-à-Mousson, thành phố Meurthe-et-Moselle, miền Đông-Bắc giáp nước Đức. Năm 1969, bà gặp Cụu Hoàng, chịu khó giúp đỡ ông trong đời sống cực kỳ khó khăn của ông lúc đó. Năm 1972, bà thành hôn chánh thức với ông, lúc ông đã 59 tuổi, bà mới 26. Năm 1988, Cụu Hoàng nghe lời bà vào Công giáo dưới tên Jean-Robert. Điều này làm cho Hoàng tộc vô cùng bất mản và từ từ xa rời ông.
Dưới thời Pháp cai trị, ông thành hôn với Bà Nguyễn Hũu thị Lan, Công giáo, nhưng ông không vô đạo để giữ truyền thống cúng tế Trời Đất và thờ các Tiên Vương. Ông phong cho bà làm Hoàng Hậu, Nam Phương Hoàng Hậu. Điều ngoại lệ đầu tiên vì ở Triều Nguyễn chỉ được phong Hoàng Hậu sau khi qua đời.
Ông vào Công giáo là một quyết định cực kỳ quan trọng. Vì nay nước mất, tuổi già, cô đơn, mà phải nghe lời ngon ngọt của bà vợ trẻ cho yên thân qua ngày?
Bà Monique Baudot trước đây là người bạn thân tín và «tâm tình» hay bồ của hoàng thân Louis de Bourbon, theo hệ hoàng gia, ông phải là Vua Louis XX. Bà thường có mặt bên ông như trong lễ kỷ niệm ngày sanh của Saint Louis.
Sau khi Cựu Hoàng qua đời năm 1997, bà Monique Baudot tự xưng là «Hoàng Hậu Tây Phương».
Để đối lại «Nam Phương»? Chắc có ai đó dạy cho bà điều này, vì cũng rặp theo hệ hoàng gia như người bạn tâm tình Louis de Bourbon của bà trước khi bà lấy Cụu Hoàng Bảo Đại. Nhưng những người quen biết gọi bà là «princesse Vĩnh Thụy». Cũng do bà chọn ! Chắc bà mê được làm người hoàng tộc !
Bà chọn «Tây Phương Hoàng Hậu », phải chăng bà ngụ ý muốn nói bà là hương thơm, tiếng tốt của đất Tây? Hay Phương để chỉ bà là người đức hạnh, tốt đẹp, mang lại cảm giác vui tươi, hoan hỉ và nhiều phúc lành cho những người xung quanh?
Về tên «Hoàng Hậu Tây Phương», nhiều bản tin pháp ngữ viết «Thai Phương», có vài bản viết «Tai Phương» và «Tay Phương».
Cũng theo những bản tin pháp ngữ, sau khi Cụu Hoàng mất, bà Monique hằng năm tổ chức lể cầu nguyện cho ông ở nhà thờ Saint-Louis-des-Invalides. Và bà còn liên lạc với tòa Đại sứ Hà nội ở Paris để xin một «nơi tưởng niệm Cựu Hoàng» (Theo Vexilla Galliae). Nhưng không biết vc có chấp thuận hay không. Chắc bà nghĩ Cụu Hoàng cũng là Vua của việt cộng luôn.
Vài chuyện loại «điền dã» về «Hoàng Hậu Tây Phương»
Bà Monique sống với Cựu Hoàng trong một căn phố nhỏ ở Paris XVI. Khi ông mất, tang lễ cử hành trong vòng thân mật. Các con của ông tới tham dự gặp phải nhiều khó khăn với bà dì ghẻ. Mãi đến khi làm lễ cầu siêu 49 ngày cho ông ở Chùa Phật Quốc tế trong Bois de Vincennes, do cộng đồng Người Việt và Hoàng tộc tổ chức, các con cháu của ông với tang phục cổ truyền tới cúng đông đảo. Hoàng tử Bảo Long chánh thức nói về cha mình và cảm tạ quan khách.
UNESCO chấp thuận tài trợ dự án trùng tu di tích Huế với một ngân khoản lên tới 45 triêu quan (tiền pháp cũ) . Nghe nói bà Monique can thiệp đòi lấy ngân khoản ấy để chính bà làm . Thế là dự án lại trì hoãn .
Năm 1980, khi nhà xuất bản Plon ở Paris phát hành quyển hồi ký «Le Dragon d’Annam», ông Bảo Đại được nhà báo Frédéric Mitterrand, cháu ruột của Cụu TT. Mitterrand nhưng không socialiste, xin phỏng vấn. Ông này chuyên phỏng vấn những chánh khách và có tiếng là kiếm chuyện rắc rối với người được phỏng vấn trên TV nên ông Bảo Đại nhờ luật sư cam kết nhà báo chỉ hỏi trong phạm vi quyển sách của ông mà thôi. Nhưng một người quen biết nhiều ông Bảo Đại, thường mời ông bà đi nhà hàng và mỗi khi ông Bảo Đại được mời cơm khách, thì cầm tới một món quà để ông Bảo Đại biếu, khuyên ông F.Mitterrand hảy đặt điều kiện không có bà Monique xuất hiện trong buổi phỏng vấn TV. Có như vậy ông Bảo Đại mới nói chuyện thoải mái được. Vì người này biết, trong bữa cơm, ông Bảo Đại ngồi ăn im lặng. Ai nói gì, ông chỉ ừ hử. Nhưng khi bà Monique đi khuất thì ông nói huyên thuyên cho tới khi bà Monique trở lại bàn, ông lại nín.
Thỏa thuận bà Monique không có mặt lại cũng phải mất một số tiền trà nước không nhỏ !
Tướng Trần văn Đôn và Đại tá Nguyễn Linh Chiêu, nguyên Tùy viên Quân sự VNCH tại Huê kỳ, có sáng kiến tổ chức với cánh Hoàng tộc, mời Cụu Hoàng qua Mỹ du ngoạn, thăm viếng, tiếp xúc đồng bào. Dĩ nhiên phải có bà Monique đi theo. Ông bà ở nhà của Đại tà NLC. Điều rất đẹp là chánh quyền địa phương cho an ninh tới giữ an ninh và đi theo xe của ông mỗi khi ông di chuyển.
Trong buổi tiếp tân đầu tiên, vì bà Monique được giới thiệu là bí thư riêng của Cựu Hoàng, ban tổ chức xếp bà ngồi riêng. Thế là bà nổi tam bành làm mọi người hoảng hồn và từ đó chương trình dự định kéo dài trọn tháng đành xếp lại. Ông và bà Monique chỉ ở nhà Đại tá Chiêu, đi loanh quanh gần đó cho tới ngày về lại Paris.
Ông Bảo Đại mang tiếng ăn chơi, hết sòng bạc tới đàn bà mà không lo việc nước. Đúng về mặt tiêu cực của ông. Nhưng trong thời gian đó, ông có làm được nhiều chuyện vô cùng tích cực, hoàn toàn cho đất nước chớ không cho gia đình hay cho phe đảng, đáng lẽ ra lịch sử đã thay đổi nhưng thât bất hạnh, dân tộc vẫn không có chổ đứng trong lịch. Chánh nghĩa bị vc gian manh cướp đoạt. Và những chuyện này lại bị quên mất vì hai luồn tuyên truyền ác ôn của hai phe cùng «bài phong đả thực» !
Nhưng ông Bảo Đại, trước sau vẫn khác hẳn Hồ Chí Minh, bàn tay ông không dính máu đồng bào. Trong chuyện liên hệ ngoài luồng với đàn bà, ông đều thừa nhận, và nhìn nhận con. Cả với bà đầm ở Strasbourg, lúc ông ở Alsace, có một người con trai sanh năm 1958 không mang họ của ông được vì người chồng không chịu ly dị.
Theo Ls NGK, ở rue de Rennes, Paris VI, khi ông Bảo Đại ly dị với Bà Nam Phương, ông để lại tài sản cho bà và các con. Ông không giữ một phần nào cho ông hết cả.
Thời gian này, ông sống cơ cực. Những người quen biết giúp. Cả khi bịnh hoạn. Tây chưa trợ cấp cho ông tuy trong lúc đó, Tây trợ cấp khá lớn cho ông Sihanouk. Mãi sau dó, Cụ Thái văn Kiểm và một số người trong chánh quyền thời ông làm Quốc trưởng, lập ra như một « Cabinet Impérial », vận động chánh phủ Pháp, dựa theo trường hợp Vua Sihanouk, xin trợ cấp cho ông. Được chấp thuận. Khi ông mất, bà Monique hưởng được phân nữa vì vợ chánh thức.
Trong thời gian sống khó khăn, ông thường tới chơi với nhóm ông HCH, cụu sĩ quan Ngự Lâm quân của ông, ở khu Belleville, Paris XX. Ông này mời ông đi ăn phở mỗi lần ông tới. Một hôm bất ngờ hết thuốc hút, ông nói với ông HCH «Cho TUI mượn một điếu thuốc» !
Có ai nghĩ một ông Vua khi mất ngôi và mất nước, luu vong ngay trên xứ của chủ cũ, một buổi trưa hè, tới tắm rửa trong một nhà tắm công cộng của Paris XX? (Ở trong Paris ngày nay vẫn còn 18 nhà tấm công cộng «Bains và Douches») .
Nguyễn thị Cỏ May
No comments:
Post a Comment