'Ra tay giúp đỡ' hay 'Bỏ đi cho lành' ?
Trên mạng có câu chuyện thế này, xin đăng lại để cùng suy nghĩ. Một đêm khuya nọ, anh lái xe dọc theo con đường lờ mờ ánh đèn trở về nhà. Đi qua một cánh rừng, anh chợt nghe thấy tiếng ai đó đang vùng vẫy và thở dốc. Anh hoảng sợ dừng lại và cẩn thận lắng nghe...
Quả nhiên không sai, đó là âm thanh của hai người đang xô đẩy lẫn nhau, thỉnh thoảng xen lẫn tiếng quần áo bị xé rách và tiếng rên nho nhỏ. Anh hiểu ngay rằng một phụ nữ đang bị tấn công chỉ cách đó không xa!
Anh bắt đầu suy nghĩ: "Mình có nên can thiệp vào sự việc này không? Có nên ra tay giúp đỡ cô ấy không ?".
Anh một mặt lo lắng cho sự an nguy của mình, một mặt thầm rủa: "Tại sao đêm nay mình lại đi con đường này về nhà, nếu như mình cũng trở thành một nạn nhân khác thì biết xử lý ra sao?".
"Mình có nên chạy đến một bốt điện thoại gần đó gọi điện cho cảnh sát và coi như làm xong việc giúp đỡ hay không?".
Quá trình đắn đo quyết định này tưởng chừng như vô tận, nhưng trên thực tế không mất vài giây đồng hồ, và anh có thể nghe thấy tiếng thở dốc và giãy dụa của cô gái kia càng lúc càng yếu đi.
Anh biết mình phải hành động. Làm sao mình có thể khoanh tay đứng nhìn, cứ như vậy bỏ đi?
Không được!! Cuối cùng anh đã đưa ra quyết định. Coi như liều mạng, cũng quyết không thể để người phụ nữ yếu đuối vô danh kia bị một tên lưu mạnh xâm hại.
Anh không phải là một người dũng cảm, cũng không phải là một người mạnh mẽ, thậm chí càng không biết dũng khí và sức mạnh đạo đức đến từ việc chiến đấu này. Anh chỉ biết rằng khi quyết định giúp đỡ người phụ nữ yếu đuối này, anh đã trở nên mạnh mẽ hơn. Vì vậy, anh ngay lập tức lao tới phía sau và kéo tên côn đồ ra khỏi người phụ nữ kia. Hai người quay lại đánh nhau vật lộn và cùng ngã ra đất lăn lộn. Cuối cùng, tên côn đồ cũng chịu thua, nhảy lên và tẩu thoát.
Anh thở hổn hển đứng dậy, cô gái kia ngồi trong bóng tối vẫn đang khóc nức nở, anh không thể nhìn thấy dáng vẻ của cô gái, chỉ biết rằng cô ấy đang không ngừng run rẩy. Anh không muốn làm cô gái sợ nữa, vì vậy giữ một khoảng cách với cô ấy và từ tốn nói: "Được rồi! Người kia đã đi rồi, hiện tại cô đã an toàn".
Tiếp sau là một khoảng thời gian im lặng, rồi anh mới nghe thấy cô gái cất tiếng nói, kèm theo sự kinh ngạc không thể tưởng tượng nổi: "Bố! Là con đây!"
Sau đó, anh đỡ cô con gái út Catherine đứng dậy và cùng về nhà.
***
Nhiều người nghi ngờ rằng làm việc tốt chưa chắc nhận được hồi báo tốt. Chúng ta thường nghe người ta nói: “Làm ơn mắc oán”, 'Bỏ đi cho lành'..., đồng thời dường như có rất nhiều trường hợp ủng hộ lập luận này.
Trong câu chuyện này, nhân vật nam đã liều mạng để giúp đỡ một người phụ nữ yếu đuối không rõ danh tính bị tấn công, nhưng kết quả là anh đã cứu mạng chính con gái của mình.
Tại thời điểm người cha hạ quyết tâm cứu người, anh đã trở thành một một con người mạnh mẽ đến khó tin. Theo lẽ thường mà nói, anh ấy không thể nào có thể đánh bại một tên côn đồ mạnh bạo, nhưng sự quyết tâm và lòng dũng cảm đã giúp anh có được sức mạnh không biết đến từ đâu, và giành được chiến thắng.
Kỳ thực, chúng ta không cần nghĩ đến việc làm chuyện tốt có được hồi báo hay không. Giống như người cha này, anh vì người khác mà làm một chút chuyện tốt, kết quả hồi báo nhận được lại là chính bản thân anh.
Nhà tâm lý học người Mỹ Maslow từng nói: "Nếu suy nghĩ của bạn thay đổi thì thái độ của bạn sẽ thay đổi theo; thái độ của bạn thay đổi thì thói quen của bạn thay đổi theo; thói quen của bạn thay đổi thì tính cách của bạn thay đổi theo; tính cách của bạn thay đổi thì cuộc sống của bạn cũng thay đổi theo".
Hãy nghĩ về ước mơ của bạn, hãy đi đến nơi bạn thích đến, hãy làm những việc tốt bạn muốn làm... bởi vì chúng ta cần sống một đời có ý nghĩa.
Tâm nghĩ điều thiện, tay làm việc thiện, cuộc đời sẽ nở hoa!
Giờ thì bạn đã biết nên 'Ra tay giúp đỡ' hay 'Bỏ đi cho lành' nhỉ ?
No comments:
Post a Comment