Wednesday, April 21, 2021

Sự phủ nhận cái ác - Trường hợp của chủ nghĩa cộng sản

Một trong những cuốn sách được đánh giá cao nhất trong thế kỷ 20 là “Sự phủ nhận cái chết” của tác giả Ernest Becker. Cuốn sách đạt giải thưởng Pulitzer năm 1974 này đã được xem là một tác phẩm kinh điển vì những phân tích về cách mà con người phủ nhận cái chết của mình.

Nhưng có một thứ mà người ta đang phủ nhận còn hơn cả cái chết: đó là tội ác. Cần phải có ai đó viết một quyển sách về việc phủ nhận cái ác; điều này quan trọng hơn nhiều, bởi vì chúng ta không thể ngăn chặn cái chết, nhưng chúng ta có thể ngăn chặn cái ác.

Một ví dụ rõ ràng cho việc phủ nhận cái ác chính là chủ nghĩa cộng sản, một hệ tư tưởng mà chỉ trong vòng vỏn vẹn 60 năm, đã tạo ra một chủ nghĩa toàn trị hiện đại, và đã tước đoạt nhân quyền, tra tấn, bỏ đói, và lấy đi mạng sống của nhiều người hơn bất cứ hệ tư tưởng nào trong lịch sử.

Nguyên nhân người ta phớt lờ hay thậm chí phủ nhận sự tàn ác của cộng sản là một chủ đề trong chuyên mục trước và trong một video của Đại học Prager, “Tại sao chủ nghĩa cộng sản không bị ghét như chủ nghĩa quốc xã? Do đó, tôi sẽ không trả lời câu hỏi đó tại đây.

Tôi sẽ chỉ đơn giản là đưa ra những dữ kiện.

Nhưng trước khi làm việc đó, tôi cần trả lời một câu hỏi khác: Tại sao việc chúng ta cần biết những gì chủ nghĩa cộng sản đã làm lại quan trọng đến vậy?

Đây là ba nguyên nhân:
Lính Khmer Đỏ vẫy súng ra lệnh cho các chủ cửa hàng phải bỏ cửa hàng của họ ở Phnom Penh, Campuchia vào ngày 17/4/1975, khi thành phố thủ đô này rơi vào tay cộng sản.

Đầu tiên, chúng ta có một nghĩa vụ đạo đức đối với các nạn nhân để họ không bị lãng quên. Cũng giống như người Hoa Kỳ có nghĩa vụ đạo đức trong việc tưởng nhớ các nạn nhân của chế độ nô lệ, chúng ta cũng có một nghĩa vụ tương tự đối với hàng tỷ nạn nhân của chế độ cộng sản, đặc biệt là đối với 100 triệu người đã bị sát hại.

Thứ hai, cách tốt nhất để ngăn chặn sự tái diễn của cái ác chính là đối diện với mọi mặt kinh hoàng của nó. Việc con người chúng ta hôm nay, đặc biệt là những người trẻ tuổi, tin rằng chủ nghĩa cộng sản là một lựa chọn khả thi–thậm chí là vượt trội hơn về mặt đạo đức –cho xã hội hiện đại, đã chứng minh rằng họ không hề hiểu gì về hồ sơ vi phạm đạo đức của chủ nghĩa cộng sản. Vậy nên họ không thực sự sợ hãi trước chủ nghĩa này, và điều đó có nghĩa là cái ác có thể tái diễn.

Và tại sao nó có thể tái diễn?
Điều này đưa chúng ta đến với vấn đề thứ ba. Các lãnh tụ cộng sản và một số lượng lớn những người góp phần trong việc tra tấn, nô dịch, và sát hại–cộng thêm rất nhiều người đã tố giác những người hàng xóm của mình vì đã nói những lời phản đối chế độ cộng sản–hầu hết đều là người bình thường. Tất nhiên, có một số có nhân cách biến dị, nhưng phần lớn thì không phải. Điều đó có nghĩa là bất cứ xã hội nào–bao gồm cả xã hội tự do–đều có thể trở thành chủ nghĩa cộng sản hoặc một dạng thức tà ác tương tự.

Và sau đây là một vài dữ kiện:
Theo “Sách Đen về Chủ nghĩa Cộng sản” viết bởi sáu học giả người Pháp và đã được xuất bản tại Hoa Kỳ bởi nhà xuất bản Đại Học Harvard, số người bị sát hại bởi các chế độ cộng sản (không tính những người tử vong trong chiến tranh mà chỉ tính những thường dân) là:

Mỹ La-tinh: 150,000.
Việt Nam: 1 triệu.
Đông Âu : 1 triệu.
Ethiopia: 1.5 triệu.
Bắc Hàn: 2 triệu.
Campuchia: 2 triệu.
Liên Xô: 20 triệu (nhiều học giả tin rằng con số thực phải lớn hơn nhiều).
Trung cộng: 65 triệu.

Đây là những con số khá cẩn trọng. Ví dụ, chỉ ở Ukraine, chế độ Xô Viết và những tay sai thuộc Đảng Cộng sản Ukraine đã bỏ đói 5–6 triệu người đến tử vong trong vòng 2 năm. Khó mà tin được khi chỉ có 14–15 triệu người dân Liên Xô khác bị sát hại.

Và dĩ nhiên, những con số này không mô tả được những thống khổ mà hàng trăm triệu người không bị sát hại phải chịu đựng: họ bị buộc từ bỏ một cách có hệ thống đối với quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, kinh doanh, hoặc thậm chí là đi lại mà không được sự cho phép của đảng; không có thể chế tư pháp hoặc truyền thông phi cộng sản; tình trạng cận nghèo trong hầu hết những quốc gia cộng sản; việc một số lượng lớn người dân bị giam cầm và tra tấn; và tất nhiên là nỗi đau thương của hàng trăm triệu người là bạn bè hoặc thân nhân của những người bị sát hại và giam cầm.

Những con số này không cho quý vị biết về việc nhiều người Ukraine khi đang chết dần vì đói đã phải ăn thịt người, thường là trẻ em, đôi khi là chính con của họ; hay những tín đồ Cơ Đốc giáo người Romania đã bị những tên cai tù cộng sản ép phải ăn phân để bắt họ từ bỏ đức tin; hay hàng triệu người đã bị chết cóng trong hệ thống trại tù rộng lớn ở Siberia của Liên Xô gọi là Gulag Archipelago; hay việc cộng sản Việt Nam thường chôn sống nông dân để khủng bố và buộc người dân phải ủng hộ cộng sản; hay việc Mao Trạch Đông thường sử dụng cách tra tấn để trừng phạt đối thủ và đe dọa các nông dân, như dắt đàn ông đi trên đường với một cọng dây rỉ sét xuyên qua tinh hoàn hay đốt âm đạo của vợ các đối thủ bằng đèn đang cháy–đó là những cách của Mao để khủng bố nông dân nhằm buộc họ ủng hộ Trung Cộng trong những ngày đầu thành lập.

Nguồn của các thông tin trên đến từ:
Ukraine: Anne Applebaum, “Nạn đói đỏ: Cuộc chiến của Stalin ở Ukraine.”

Romania: Eugen Magirescu, “Nhà máy của quỷ dữ: Hồi ức về nhà tù Pitesti” (Được trích dẫn trong cuốn “Ác quỷ và Karl Marx: Hành trình dài của chết chóc, lừa dối và xâm nhập của chủ nghĩa cộng sản”).

Việt Nam: Max Hastings, “Việt Nam: Một bi kịch vĩ đại, 1945–1975”.

Trung cộng: Jung Chang và Jon Halliday, “Mao: Chuyện chưa biết”.

Tôi trở lại chủ đề phủ nhận cái ác.
Người ta liên kết cái ác với bóng tối. Nhưng nó không chính xác: nhìn vào bóng tối thì rất dễ, nhưng nhìn chăm chú vào ánh sáng mạnh thì rất khó. Do đó chúng ta nên liên kết cái ác với nguồn sáng cực độ, bởi vì người ta hiếm khi nhìn vào cái ác thực sự. Và những ai không đương đầu với cái ác thực sự thường sẽ tự bịa ra cái ác (như “phân biệt chủng tộc có hệ thống”, “sự nam tính độc hại”, và “thuyết dị thời gian” tại Hoa Kỳ thế kỷ 21), là những thứ dễ đương đầu hơn nhiều.

Sách Thánh Vịnh đã viết “Những ai trong quý vị yêu mến Đức Chúa Trời–thì phải ghét cái ác”.

Nói cách khác, quý vị không thể yêu mến Đức Chúa Trời nếu quý vị không ghét cái ác.

Và nếu quý vị không tin vào Đức Chúa Trời, thì đây là một cách nói khác: “Những ai trong quý vị yêu mến con người–thì phải ghét cái ác”. Và nếu quý vị không ghét chủ nghĩa cộng sản, thì quý vị không quan tâm đến con người, chứ đừng nói đến việc yêu mến họ.

Tác giả Dennis Prager là một ký giả và là người dẫn chương trình radio được phủ sóng toàn quốc.

Dennis Prager _ Thiên Minh

No comments:

Blog Archive