Wednesday, January 14, 2009

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (II)

Liên Thành

Luật pháp quốc gia, công ước quốc tế

Sáng ngày mồng 2 Tết Mậu Thân, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan đang chỉ huy trận đánh khốc liệt tại khu vực Chợ Lớn, đường Sư Vạn Hạnh, thì một sĩ quan thuộc Chiến Đoàn TQLC/VNCH giải giao đến Thiếu tướng Loan tên Đại úy VC, Nguyễn văn Lém tự Bảy Lốp, mà Chiến đoàn TQLC vừa bắt được.Nguyễn văn Lém tự Bảy Lốp chỉ huy đơn vị đặc công, trư ớc đó vài giờ đã giết hết gia đình của một sĩ quan CSQG gồm: Vợ, con và thân nhân của vị sĩ quan này. Sau đó y chỉ huy tấn công và kiểm soát trại Phù Đổng của binh chủng Thiết Giáp, Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung tá Nguyễn Tuấn, dùng vợ con của Trung tá Tuấn áp lực và bắt Trung Tá Tuấn chỉ dẫn cách xử dụng xe tăng còn lại trong trại, Trung Tá Nguyễn Tuấn từ chối, Bảy Lốp đã giết chết toàn gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn, gồm cả bà mẹ già của Trung Tá Tuấn đã 80 tuổi, chỉ có một bé trai bị thương nặng và sau đó đã được cứu sống.mTrước đó y là thủ phạm đã giết chết 34 thường dân vô tội và là tác giả của mồ chôn tập thể 34 đồng bào này. Y còn khai y rất hãnh diện về thành tích này.

Nhân chứng Nguyễn Trường Toại một thường dân đã kể,

“Tôi biết hắn đã làm những gì, trong cuộc chạm súng với QLVNCH, hắn xử dụng trẻ em làm lá chắn, đẩy trẻ thơ vô tội làm bia đỡ đạn, QLVNCH không thể nổ súng, để cho đồng đội hắn tẩu thoát”.

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan đã được báo cáo đầy đủ về tội trạng và hành động man rợ của tên VC này, và khi nhìn những xác chết của trẻ thơ vô tội, ông đã hỏi:

“Tại sao, chuyện gì vậy”,

khi được biết tại sao, và ai là hung thủ, phải chịu trách nhiệm, Thiếu tướng Loan đã nổ súng, hạ sát tên thủ phạm Đại úy Đặc công Nguyễn văn Lém tự Bảy Lốp.

Bám sát theo theo BCH hành quân của Thiếu tướng Loan lúc đó là đám ký giả chiến truờng ngoại quốc, trong đó có nhiếp ảnh gia Eddie Adams của hãng thông tấn AP, và phóng viên quay phim cho hàng tin NBC người Việt Nam là ông Võ Sửu. Tất cả diễn biến về việc Thiếu tướng Loan xử bắn tên đặc công Bảy Lốp đã được Võ Sửu và Eddie Adams thâu hết vào ống kính, Tướng Loan thấy rõ việc này, nếu muốn, ông có thể ra lệnh tịch thu hết các các cuốn phim, nhưng không, ông không làm như vậy, và ông đã nói với Eddie Adams cùng các ký giả ngọai quốc cũng như ông Võ Sửu lúc đó:

– Tên VC này đã giết vô số đồng bào của tôi và một số người Hoa Kỳ.

Và Eddie Adams kể lại

– Lúc đầu tôi tưởng Lém được dẫn đến để Tướng Loan thẩm vấn. Khi ông rút súng chĩa vào Lém, tôi vẫn còn tưởng ông chỉ dọa thôi, hóa ra, ông bắn thật.
Chuẩn tướng Loan bắn VC Nguyễn Văn Lém (Bảy Lốp) hay Lê Công Nà (Bảy Nà/Nè) tại Chợ Lớn (01/02/1968)Nguồn: Photos của Eddie Adams/Vietnam: A Complete Photographic History by Michael Maclear, Hal Buell

Ngay tối hôm đó, mồng 2 Tết Mậu Thân, Eddie Adams đã chuyển bức hình Thiếu tướng Loan xử bắn tên đặc công Bảy Lốp từ Sài Gòn đi khắp thế giới. (3)Cả thế giới rúng động, và đám ký giả ngọai quốc, các phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ, Việt Nam, Âu Châu, và nhiều quốc gia khác, tận tình khai thác bức hình này. Nó chính là bức hình oan nghiệt, đã đưa cuộc đời của Thiếu tướng Loan vào khúc quanh nghiệt ngã.

Tranh luận về bức hình, và hành động của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan: Đúng hay Sai .Theo Thẩm phán Trần An Bài, giảng sư Học viện CSQG/VNCH:
Nhóm phản chiến Hoa Kỳ lý luận rằng: Đại úy đặc công VC đã bị bắt, hai tay bị trói về sau lưng, tức Nguyễn văn Lém tự Bảy Lốp đã thật sự trở thành tù binh chiến tranh. Tướng Loan không có quyền hành quyết một kẻ thù đã trở thành tù binh chiến tranh, không còn phương tiện tấn công. Hành động này trái với Điều 3 Quy Ước Geneva ngày 12/08/1949 về tù binh.

Phóng viên chiến trường của Úc Đại lợi, ký giả Neil David trong cuống “In the Frontline” đã bênh vực Thiếu tướng Loan, cho rằng:

-Tên đặc công mặc áo dân sự, tức không phải quân nhân địch như đã qui định trong qui uớc Geneva về tù binh. Bảy Lém đã phạm tội quá rõ ràng là giết nhiều đàn bà con nít, và ngoan cố không chịu đầu hàng, Tướng Loan xử bắn một tên phản loạn trong thời gian Thiết Quân Luật thì cũng không có gì gọi là quá đáng.

Tướng William Westmoreland, Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, đã nhận định về hành động của Thiếu tướng Loan:

-Không khôn ngoan, nhưng Tướng Loan đã làm dưới áp lực. Vấn đề này liên quan đến pháp lý mà ông không thể phán đoán được. Ông chỉ muốn nhấn mạnh áp lực vào thời điểm đó, tức là sự giận dữ về những hành động khủng bố của Cộng Sản.

Và tấm hình đã đem lại oan nghiệt, cay đắng cho Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan; Eddie Adams đã nói là tấm hình của ông chỉ nói lên được một nửa sự thật. Ông đã ân hận, giải thích trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, để cảnh giác thế giới rằng họ đã hiểu lầm về ý nghĩa tấm hình của ông. Tấm hình là cái bánh, một nửa cái bánh là sự thật, một nửa cái bánh kia là sự sai, sự gian xảo, sự lừa lọc và lầm lẫn. Thế mà cả thế giới nhắm mắt, bịt tai và im lặng, để cho Tướng Loan chết trong nỗi oan khiên, và VNCH chết tức tưởi trong nhục nh1n.

Vậy nửa sự thực kia là gì? 

1. Không ai ghi lại được những hình ảnh mà Bảy Lốp đã bắn giết và chôn sống dã man những người dân vô tội mà Tướng Loan có trách nhiệm phải bảo vệ. Họ là đàn bà, con nít không có phương tiện tự vệ trong tay. Sự việc này cũng đã được Điều 4 qui ước Geneva ngăn cấm các quân nhân tham dự chiến tranh không được làm như vậy.

2. Cũng không ai diễn tả được cảnh Bắc Việt đã lợi dụng hưu chiến ngày Tết, tấn công VNCH, gieo bao nhiêu đau thương chết chóc cho dân chúng Nam Việt Nam.

3. Không ai ghi lại được cảnh hàng ngàn dân lành bị chôn sống tại Huế trong tết Mậu Thân, do tay các đồng chí của Bảy Lốp gây ra.Tóm lại nửa sự thật không ai trình bày được là nguyên nhan dẫn đến nửa sự thật trong bức hình của Eddie Adams. Nói cách khác, Tướng Loan nổ súng kết liễu đời Nguyễn văn Lém tự Bảy Lốp chỉ là hậu quả tất nhiên của chính việc làm của Bảy Lốp đã giết hại những người dân vô tội mà thôi.

Tranh luận về pháp lý.
1. Bốn phe tham chiến tại Việt Nam chỉ có VNCH đã không hề ký kết vào bất cứ phần nào của Quy ước Geneva về tù binh và còn công khai bác bỏ vào ngày 18/02/1974. Trong khi đó thì Hoa Kỳ ký vào ngày 2-8-1955. Bắc Việt ký vào các năm 1953, 1957 và 1976 Mặt trận Giải Phóng Miền Nam ký vào 1973,1974. Như vậy thì làm sao có thể quy kết cho Chính phủ VNCH và Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan đã vi phạm Quy ước này được.

2. Dù có phê chuẩn Quy Uớc nhưng mỗi quốc gia lại tự giải thích Quy ước theo quan niệm và quyền lợi riêng tư của mình. Hãy lấy ngay Bắc Việt và Hoa Kỳ làm bằng chứng. Bắc Việt không tuân thủ quy ước dành cho tù binh Hoa Kỳ với lý do Hoa Kỳ đã mở cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược Việt Nam, tức là cuộc chiến không có chính nghĩa, cho nên tù bimh Mỹ không đáng được hưởng những đặc ân của quy chế tù binh. Hoa Kỳ lại cũng không cho binh lính Bắc Việt và MTGPMN được hưởng quy ước, viện lý do là Bắc Việt và Mặt Trận đã áp dụng những chiến thuật du kích quá dã man, không thích hợp cho một cuộc chiến quân sự, binh lính Bắc Vịêt và Mặt Trận bị bắt thật sự chỉ là những can phạm hình sự, chứ không phải đúng nghĩa là tù binh. Giả nhu VNCH có ký vào quy ước Geneva, thì có thể giải thích rằng Nguyễn văn Lém không phải là tù binh chiến tranh và khi bị bắt, y không giao tranh với QLVNCH, mà lại đang lùng kiếm giết hại dân lành vô tội. Rõ ràng y là tội nhân hình sự chứ không phải là tù binh. MTGPMN được khai sinh vào ngày 20/12/1960, với mục đích lật đổ chế độ chính trị miền Nam bằng bạo lực, và Bắc Việt luôn luôn chối bỏ là không hề tham dự vào các trận đánh ở miền Nam, và đó chỉ là chuyện riêng tư giữa nhân dân Miền Nam nổi dậy chống nhà cầm quyền của họ. Nếu lập luận này là đúng, thì hai hậu quả được đặt ra cho vụ Tướng Loan:

- Thứ nhất, Nguyễn văn Lém là một phần tử trong tổ chức nỗi loạn chống chính phủ miền Nam nên không phải áp dụng quy chế Geneva, mà là luật lệ của VNCH.

- Thứ hai, luật Pháp của VNCH thời đó đã đặt Cộng Sản ra ngoài vòng pháp luật, nghĩa là các cán binh Cộng Sản chống lại VNCH bằng vũ lực, không còn được luật pháp bảo vệ như một công dân thường. Nguyễn văn Lém là một phần tử trong tổ chức bị luật pháp đặt ra ngoài pháp luật, y lại còn bị bắt quả tang trong lúc phạm tôi hình nguy hiểm. Vậy thì Tướng Loan vị chỉ huy cao cấp nhất của ngành CSQG/VNCH, đang có mặt trên phạm trường có quyền thụ lý nội vụ và quyết định những biện pháp thích nghi. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan đã hành xử đúng quyền hạn của ông, khi quyết định xử tử Nguyễn văn Lém ngay tại phạm trường, để chấm dứt tội ác của y. Quyết định của Tướng Loan phải được gọi là hợp luật.

Và sau cùng luận về việc Thiếu tướng Loan xử tử Bảy Lốp có đúng thủ tục pháp lý và nhân đạo hay không? Theo Thẩm phán Trần An Bài, Lý lẽ quan trọng nhất người ta thường nêu lên để trách cứ Tướng Loan là đã xử tử Nguyễn văn Lém tức Bảy Lốp mà không có án lệnh của tòa án. Không, nguời ta đã lầm, lầm hoàn toàn. Người ta đòi hỏi Nguyễn văn Lém phải được bắt giữ đúng thủ tục tư pháp? Và ai có quyền bắt giữ kẻ phạm pháp? Đó là cảnh sát. Nhưng chính cảnh sát lại là những người đang bị Bảy Lốp tìm giết, chẳng những giết cảnh sát, mà Bảy Lốp còn giết cả vợ con gia đình cảnh sát. Người ta còn đòi hỏi phải đem Bảy Lốp ra tòa án xét xử, còn tòa đâu mà xử, tòa án và các cơ sở công quyền là mục tiêu của Bảy Lốp và đồng chí của y đang chủ trương, đốt phá cho kỳ hết, và Thẩm Phán là những người mà Bảy Lốp đang tìm bắt để chôn sống. Trong hoàn cảnh chiến tranh, chết chóc lửa đạn như vậy, mà còn đòi hỏi nào Quy ước, nào là cảnh sát Tư Pháp, nào là tòa án, nào là Thẩm phán. Tất cả những thứ đó Nguyễn văn Lém tự Bảy Lốp không cần, điều mà y thật sự cần là chấm dứt tội ác và đền tội.

Nguyễn văn Lém đã không mặc quân phục đội nón cối đi dép râu, để giao tranh với quân đội VNCH như các bộ đội Bắc Việt khác. Nguyễn văn Lém mặc thường phục, đi giết hại khủng bố đàn bà con nít để bắt họ làm bia đỡ đạn. Lém chẳng những đã không phủ nhận mà còn hãnh diện về các vụ giết và chôn sống đàn bà con nít của y. Hành vi này kết thành tội sát nhân với trường hợp gia trọng, bắt buộc phải bị tử hình. Phương cách thi hành bản án tử hình vẫn được áp dụng vào thời đó tại Việt Nam là tử tôi bị trói vào cột và một tiểu đội hành quyết nổ súng, sau đó viên tiểu đội trưởng đến gần bắn một phát súng ân huệ vào đầu tử tội để chắc chắn y đã chết. Nguyễn văn Lém đã bị hành quyết đúng theo thủ tục: Tử tội bị trói đem ra pháp trường, và hưởng phát súng hành quyết cũng chính là phát súng ân huệ của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng Giám Đốc CSQG.

Th. T. Nguyễn Ngọc Loan đến Huế QLVNCH và CSQG đã tiêu diệt hầu như toàn bộ các lực lượng VC tấn công Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam tạm yên. Nhưng Huế, mặt trận Huế vẫn còn khốc liệt, Công quân chiếm Huế 22 ngày, kể từ 2giờ 32 phút đêm mồng một Tết rạng ngày mồng 2 Tết, đến khuya ngày 22 Tết Mậu Thân, bọn chúng mới bắt đầu tháo chạy, và Huế thật sự ngưng tiếng súng vào sáng ngày 26 tháng giêng Âm lịch. Huế trong cảnh đổ nát điêu tàn, Huế đầy xác người đã sình thối, Huế nhiều mồ chôn tập thể trong thành phố, Huế đói, Huế lạnh, Huế cơ cực, Huế có quá nhiều đồng bào Huế tỵ nạn ngay thành phố Huế, Huế có quá nhiều trại tỵ nạn và, trẻ thơ, góa phụ, ông bà già đang đói, đang run rẩy trong c1c trại tỵ nạn, vì trời Huế quá lạnh. Huế với những tiếng khóc tức tưởi, Huế với những tiếng nấc và giòng nước mặt nghẹn ngào của thiếu phụ, của cha, của mẹ, của anh, của em, của bạn bè gần xa, Huế với những tiếng thét kinh hoàng, thất thanh, vút tận trời xanh khi tìm ra thân xác thân nhân mình đã sình thối.

Huế sau 26 ngày bị VC chiếm đóng và tàn sát dân lành là thế đó, với 5327 thường dân vô tội bị tên sát nhân tàn bạo nhất thế kỷ là Hồ Chí Minh và bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam của y sát hại, cùng với 1200 thường dân bị chúng bắt dẫn đi mất tích. Huế trong tuyệt vọng thì Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan Tư Lệnh CSQG đến Huế, cùng với những phi cơ C-130 của Không Quân VNCH, với những phẩm vật tiếp cứu khẩn cấp cho đồng bào Huế. Tôi đón ông tại Phi trường Phú Bài, vừa bước xuống cầu thang máy bay, ông đã nói:

– Tưởng mày bị bọn nó chôn sống rồi.

– Đâu dễ vậy Thiếu tướng, em là lính mà.

Trong khi chờ đợi bốc hàng khỏi máy bay, tại phòng khách danh dự của phi trường Phú bài, tôi trình với ông tất cả những diễn biến xẩy ra trong suốt 26 ngày qua. Ông nắm tình hình Huế rất vững, chính xác, có thể ngoài việc hằng ngày tôi báo trình vào BTL, ông còn hai hệ thống an ninh báo cáo cho ông, đó là Cục An Ninh Quân Đội và Phủ Đặc Ủy Trung Ương tình báo. Ông hỏi tôi:

– Hai thằng Cán, và Đoàn Công Lập mày bắt đã bắt chúng nó chưa?

– Quận Cán thì đã bắt rồi, nhưng Đoàn Công Lập thì chưa, vì ông ta đang còn là sếp của em và cũng chưa có lệnh của Thiếu tướng làm sao bắt được. Hơn nữa chuyện ông ta làm nội tuyến em đang bám sát, có bắt bây giờ cũng chưa đủ dữ kiện để truy tố ra tòa.

– Bao nhiêu anh em tử trận, bị thương.

– Trình Thiếu tướng, 150 người tử trận, bị thương nặng nhẹ gần 60 người.

– Số bị thương nằm ở đâu?

– Trình Thiếu tướng ở tại Bệnh viện Trung ương Huế

– Ngày mai đi thăm họ.

Tại BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế, Thiếu tướng Loan đã có quyết định giao Quận trưởng Nguyễn văn Cán, nguyên Trưởng Ty CSQG Thị xã Huế, cho Trung tá Nguyễn Tự Cường, Trưởng ty ANQĐ Thị xã Đà Nẵng thụ lý, hoàn tất hồ sơ nội vụ trong thời hạn sớm nhất, truy tố ra Tòa Án Quân sự Mặt TrA Dn Vùng I, với tội danh hoạt động cho địch, tiếp tay với kẻ thù sát hại đồng bào và đồng đội trong thời gian Tết Mậu Thân, với bản án đề nghị: Tử hình – Và sẽ đem ra Huế hành quyết.

Về phía ông Đoàn Công Lập, Trưởng Ty CSQG Thừa Thiên-Huế, Tướng Loan, giải nhiệm chức vụ Trưởng Ty tại chỗ, bắt giữ đương sự với tội danh hèn nhát trước địch quân, bỏ trốn đơn vị khi tác chiến và tẩu tán tài sản quốc gia (hơn 400 vũ khí trong kho đã bị thất thoát). Ông Lập bị giải vào BTL/CSQG ngày 27/2/1968.Cũng trong ngày 27/02/1968, trong khi thăm viếng và tặng một số phẩm vật cho đồng bào tỵ nạn như chăn, màn, thực phẩm, cho đồng bào tại các trại tỵ nạn ở các trường Trung và Tiểu học trong thành Phố Huế, tôi thấy nét mặt của ông đăm chiêu và buồn bã, bất chợt ông nói với tôi:

– Thật quá tội, tình hình đã tạm ổn sao họ chưa về nhà?

– Trình Thiếu tướng, những người còn nhà họ đã về từ hôm qua, những người này nhà cửa bọn VC đã đốt cháy rụi rồi, còn nhà đâu nữa mà về.

Nghe tôi nói xong, ông im lặng, chẳng nói gì. Sau khi thăm một số anh em cảnh sát bị thương đang nằm tại Bệnh viện Trung ương Huế, trên đường trở về lại BCH/CSQG, bỗng ông chợt nói với tôi:

– Tao đã có cách giúp họ, đi gặp Tỉnh Trưởng, xin thằng này một khu đất, mình làm nhà cho họ ở.

Tôi thật ngạc nhiên, chẳng nói gì, nhưng thầm nghĩ vật dụng đâu mà làm? Nhân đi gặp ông Tỉnh Trưởng, tôi nghĩ đây là cơ hội tốt đe Thiếu tướng Loan có thể can thiệp cho tôi với ông ta về việc một mình kiêm hai chức vụ: Phó Ty CSĐB và Quận Trưởng Quận III, Thị xã Huế:

– Thiếu tướng, em kiêm hai chức vụ, trọng trách quá nặng, sợ không chu toàn nổi, bây giờ tình hình quân sự đã tạm ổn, Thiếu tướng nói với ông ta cho em giao lại chức vụ Quận Trưởng Quận 3 để về làm công việc tình báo bên CSĐB

– Đúng rồi, đó là điều tao muốn nói với ông Tỉnh Trưởng, mày trả lại cho ông ta, còn nhiều việc phải làm.

Ba hôm sau tôi bàn giao Quận III Thị xã Huế cho một Thiếu Tá, và trở lại thuần túy lo công việc của ngành CSĐB.

Trại tỵ nạn Tình thương cho đồng bào Huế.
Theo yêu cầu của Thiếu tướng Loan, ông Tỉnh Trưởng đã cấp một khu đất rộng và dài tại đường Hòa Bình, thuộc Quận I thành nội Huế. Khu đất rộng mênh mông này nằm sát Tử Cấm Thành của Hoàng Cung. Cầu không vận của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa đã được thiết lập giữa Sài Gòn-Huế, nhiều tấn hàng vật liệu xây cất như tôn, xi măng đã được chở ra Huế. Với hơn 100 nhân viên cảnh sát do tôi tuyển chọn, và khoảng 200 đồng bào tình nguyện, như vậy là 300 nhân công, lọai có tay nghề và lọai tay mơ, do ông cai thầu là Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan tức “Anh Sáu Lèo” chỉ huy, và phụ tá cai thầu là Trung úy Liên Thành. Chỉ trong 16 ngày chúng tôi hoàn tất khoảng 500 nhà mái lợp tôn, vách bằng đủ thứ có được, nhưng hầu hết là ván ép, như vậy có chỗ cho 500 gia đình tru ngụ tạm thời, không phân biệt họ là ai, gia đình quân đội, cảnh sát, Công chức, thường dân, những ai mất nhà mất cửa đều được mời vào trú ngụ. Trong suốt 16 ngày xây cất, ngoại trừ những lúc phải giải quyết công việc khẩn cấp, hầu hết thì giờ Thiếu tướng Loan đều có mặt, ông cũng xắn tay áo, tay cầm búa cầm đinh, miệng la hét đốc thúc, y như một ông cai thầu thứ thiệt. Có lần tôi cũng như ông, tay búa tay đinh cùng đám đệ tử đứng gần ông, nhìn dáng dấp của ông, tôi nín cười không được quay qua nói với đám đệ tử:

– Bọn bây nhìn Ông Tướng mình giống anh cai thầu quá phải không?

Cả bọn cùng cười bị ông bắt gặp, ông hỏi chúng tôi:

– Đ ... cụ chúng mày cười gì đó.

Tôi trả lời ông tỉnh bơ:

– Thì cười Thiếu tướng đó, trông ông giống y chang ông Cai thầu.

Ông cũng cười, nụ cười thật hiền lành.

– Thôi làm việc đi, làm nhanh lên cho đồng bào có chỗ ở.

Mười sáu ngày sau, ngày khánh thành khu Trại Tình Thương cho đồng bào tỵ nạn Huế, Thiếu tướng Loan đứng vòng tay ngay cửa chính nhìn đồng bào nhập trại với nụ cười thỏa nguyện, mọi người đi ngang trước mặt ông đều cất tiếng:

– Cám ơn Thiếu tướng,

– Cám ơn Ông Tướng,

– Cám ơn Ôn.

Và ông vẫn đứng vòng tay im lặng, nhìn họ bằng ánh mắt trìu mến.

Dân Huế chạy trốn cộng sản Tết Mậu Thân (1968)Nguồn: Copyright Time Inc.
Người dân Huế với trăm ngàn nỗi khổ đau và khốn cùng – đã nghiến răng, gồng mình chịu đựng suốt 26 ngày VC tàn sát thân nhân – đã chịu kinh hoàng, đã chịu đói, đã chịu lạnh, đã run rẩy trong những trại tỵ nạn. Thiếu tướng Loan đã tìm về với họ, về với Huế, thành phố đầy ắp những kỷ niệm thời niên thiếu của ông bằng một tấm lòng, một vòng tay mở rộng cứu giúp họ. (Còn tiếp)

No comments:

Blog Archive