Mậu Thân 1968
Năm Mậu Thân 1968, HT Thích Đôn Hậu đã lên đài phát thanh MTGPMN kêu gọi, "Chư Tăng, Ni và đồng bào Phật tử đoàn kết với nhau, nhất tề đứng lên đánh đuổi Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Đế Quốc và bất hợp tác với tay sai Đế Quốc".
Kèm theo HT Thích Đôn Hậu phải kể tới Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện sống ở Huế (1992), có chân trong ban biên tập của tạp chí Sông Hương, cùng với các tạp chí như Tuổi Trẻ, Văn Nghê.... Đã phổ biến các tác phẩm của những tác giả như Dương Thu Hương, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Lưu Quang Vũ...nhà xuất bản Văn Uyển (Hoa Kỳ) đã giới thiệu Hoàng Phủ Ngọc Tường qua truyện ngắn "Tìm Ma Phiêu Du Ký" trong tuyển tập Văn Chương Đối Kháng Quốc Nội xuất bản vào tháng 5/1990. Nhưng ông ta là ai và đã làm gì ?
HPNT được về giảng dạy môn Việt Văn trường Quốc Học Huế vào năm 1961, thời ông Đinh Qui làm hiệu trưởng và ông Văn Đình Hy làm giám học, vào thời đó Huế có 2 giáo sư dạy Việt Văn nổi tiếng, ở trung học đệ nhất cấp có Tôn Thất Dương Tiềm, ở đệ nhị cấp có HPNT, mãi đến sau khi trận tấn công Mậu Thân của VC vào thành phố Huế chấm dứt, cơ quan an ninh VNCH mới biết rõ sự liên hệ 2 người này với CS.
HPNT trưởng thành tại Huế, có người em ruột tên là Hoàng Phủ Ngọc Phan, gia đình ở Thành Nội, thuộc thành phần trung lưu, sau khi đỗ xong Tú tài hai, Tường được gia đình cho vào Saigon học Đại học Sư Phạm Triết, ra trường, Tường có luôn bằng cử nhân văn chương, mang triết áp dụng vào văn chương, giáo sư HPNT có một lối giảng dạy rất mới lạ so với các giáo sư Việt Văn khác, chỉ dựa vào các sách của Dương Quảng Hàm, Nghiêm Toản, Hà Như Chi....để soạn bàị Học sinh các lớp văn chương rất mến mộ ông vì Tường dạy hay, dù dáng người ốm, cao cỡ 1.6m, nhưng giọng nói rất tốt, giảng bài hấp dẫn, cách phục sức giảng dị, thân tình với học sinh, thầy Tường lúc nào cũng có vẻ như một nhà triết học, trở thành thần tượng của giới trẻ lúc bấy giờ.
HPNT có người yêu tên là HTTN, cũng ở Thành Nội Huế, nữ sinh viên Văn Khoa, nhưng vì những trắc trở, 2 người không lấy nhau được, về sau, cô này lại là vợ của một trong những người bạn của Tường.
Số bạn thân nhất của Tường có thể đếm ở đầu ngón tay : Ngô Kha, Trịnh Công Sơn, Trần Quang Long. Trần Quang Long đã chết, Ngô Kha cũng đã chết, nguyên là giáo sư Việt Văn trường Hàm Nghi Huế, vợ Kha là em gái của Trịnh Công Sơn, cô này đã vượt biển, hiện sống tại Canada và đã tái giá. Trần Quang Long và Ngô Kha đều là những đồng chí của HPNT; năm 1964, Kha và Long lập ra nhóm Quán Bạn, thật ra đây chỉ là địa điểm ngụy trang nhằm để tuyên truyền chống chính phủ, năm 1966, cùng với Nguyễn Đắc Xuân, Ngô Kha thành lập Chiến Đoàn Nguyễn Đại Thức, năm 1970, Ngô Kha chủ biên tập san Tự Quyết (Ban biên tập gồm có Trịng Công Sơn, Đinh Cường, Bửu Ý), năm 1971, Ngô Kha chủ biên tập san Mặt Trận Văn Học Dân Tộc Miền Trung, đặt dưới sự lãnh đạo của
Thành ủy CS Huế, tháng 6/1973, trong một cuộc hành quân của Quân đội VNCH từ Phá Tam Giang đến cửa Tư Hiền, Ngô Kha đã bị bắn chết khi đang tìm cách vượt thoát vòng vâỵ
Sau khi biến động miền Trung chấm dứt vào giữa năm 1966 thì mãi đến tháng 10/1967, chính quyền Thừa Thiên, vị tỉnh trưởng lúc bấy giờ là Trung tá Phan Văn Khoa, mới kết thúc hồ sơ của HPNT và một số giáo sư dạy tại trường Trung học Bồ Đề Thành Nội Huế, liên quan đến những hoạt động cho CS, nhưng viên ty trưởng cảnh sát là Đoàn Công Lập, lại là một cán bộ CS nằm vùng, cho nên án lệnh bắt giữ những người trên chỉ được thi hành một cách lỏng lẻo, trong lúc đó thì CS đã hoàn tất kế hoạch tổng tấn công Tết Mậu Thân.
Hiệp định Geneva năm 1954, một số cán bộ CS tập kết ra Bắc, nhưng số khác được lệnh ở lại để bám trụ, trong đó có Nguyễn Đóa, gốc người Quảng Nam, ra Huế dạy Pháp văn tại trường Bồ Đề Thành Nội vào năm 1955, hiệu trưởng lúc bấy giờ là ông Lê Mộng Đạo, hoàn toàn không hay biết gì về việc mình đang điều khiển một trường trung học được xem là trung tâm tổ chức trí vận Trị Thiên và thành phố Huế; Nguyễn Đóa nhận lãnh trách nhiệm để xây dựng cơ sở nàỵ Đóa gả con gái cho Tôn Thất Dương Tiềm, được xem là giáo sư có thế lực nhất tại trường này và rất thân cận với tỉnh giáo hội PG Thừa Thiên.
Một thời gian sau, Tiềm vào tổ chức, trong tổ chức này còn có Võ Đình Cường, Hoàng Nguyên Cao Tự Phúc (tác giả các nhạc phẩm hay như Đàn Ơi, Xa Rồi), Phan Văn Vinh, Tôn Thất Dương Kỵ,... Tường lúc bấy giờ còn là cậu học sinh hiền lành, trầm tư, có khuynh hướng xã hội; trong lớp
Tường rất giỏi môn Việt Văn và môn Triết, Tôn Thất Dương Tiềm chú ý, móc nối và tuyên truyền. Năm 1961, Tường được bổ nhiệm về Trường Quốc Học, Tiềm giao cho Tường công tác xây dựng cơ sở trong giới học sinh và sinh viên; qua sự giới thiệu của các thầy ở chùa Từ Đàm, HPNT cùng với Nguyễn Khắc Từ (thư ký của GHPG Thừa Thiên) là bộ não của tất cả các cuộc xuống đường ở Huế trước ngày 1/11/1963.
Năm 1964, lợi dụng tình trạng hỗn loạn của nền Đệ II Cộng Hòa, cùng với một số cán bộ cơ sở như Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đính, Trần Minh Thảo, Trần Duy Phiên...Tường gia tăng hoạt động trong giới trẻ như cho người nằm trong các ban đại diện học sinh, sinh viên, tổ chức các cuộc nói chuyện chống chính phủ, đòi trung lập hóa miền Nam VN, người Mỹ phải rút khỏi VN...
Cùng với một số giáo sư đại học như Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên, Cao Huy Thuần...Tường nằm trong Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc, do BS Lê Khắc Quyến làm Chủ tịch, tuần báo Lập Trường là tiếng nói chính thức của Hội Đồng; bài quan điểm, do Cao Huy Thuần phụ trách, có tác dụng rất lớn tại Huế, Miền Trung, ngay tại Saigon và một số tỉnh Miền Tâỵ Cuối năm 1965, đầu năm 1966, Tường giao cho Nguyễn Đắc Xuân và Trần Mậu Tý thành lập Đoàn Sinh Viên Quyết Tử. Về sau nhóm của Tường biết rằng Tý là người của 1 đảng phái quốc gia đưa vào nằm vùng trong tổ chức sinh viên này, khi CS tràn vào thành phố Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968, Tường và Xuân đã lùng bắt Tý, Xuân là người đã xử tử Tý bằng cách bắn từng phát một.
Đoàn Sinh Viên Quyết Tử được huấn luyện quân sự trong vòng nửa tháng, được trang bị vủ khí nhẹ, và đặt dưới sự chỉ huy của Tường, Nguyễn Đắc Xuân và Trần Mậu Tý.
Đoàn Sinh Viên này được máy bay quân sự Sư Đoàn I đưa vào Đà Nẵng, thị trưởng của thành phố này là BS Nguyễn Văn Mẫn, người trách nhiệm quân sự ở đây là là Đại tá Đàm Quang Yên đều theo phe chống đốị Chính Tường là người đã tổ chức cuộc tấn công vào 2 làng công giáo Thanh Bồ, Đức Lợi, tạo ra những cuộc đổ máụ
Tháng 4/1966, Tường, Ngô Kha và Nguyễn Đắc Xuân thành lập Chiến Đoàn Nguyễn Đại Thức để chống lại quân đội trung ương. Tháng 5/1966, phong trào đấu tranh tại Huế bị dập tắt, Tường và Xuân "nhảy núi", riêng những người khác, như Nguyễn Đóa, Trần Minh Thảo chưa bị lộ diện, cho nên vẫn tiếp tục ở lại để xây dựng và phát triển cơ sở.
Cuối năm 1967, để chuẩn bị cho cuộc tấn công vào thành phố Huế về mặt chính trị, Tường đã âm thầm trở lại thành phố này và trú trong nhà Nguyễn Đóạ Sau mấy ngày thảo luận, Tường lên núị Lần này đi theo Tường có Thượng Tọa Thích Đôn Hậu, giáo sư Lê Văn Hảo, Nguyễn Đóa và bà Đào Thị Xuân Yến (tức bà Thuần Chi). Tối ngày 29 Tết, theo đài phát thanh Hà Nội, một tổ chức lấy tên là Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình được thành lập. Chủ tịch là Lê Văn Hảo, các ủy viên gồm Thích Đôn Hậu, Đào Thị Xuân Yến, Tổng thư ký là Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ngày mồng 2 Tết, Tường đã có mặt tại Huế, cùng với Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan (em ruột Tường), Nguyễn Thị Trinh (con gái út của Nguyễn Đóa).
Theo tài liệu của Chính Đạo qua cuốn "Mậu Thân 68 : Thắng hay bại ?" thì "tại khu tả ngạn, dưới quyền Nguyên, các toán an ninh có 2 nhiệm vụ : lùng bắt các sĩ quan, viên chức cao cấp trong vùng, và bảo vệ một số khuôn mặt chính trị như Thích Đôn Hậu, bà Thuần Chi, Nguyễn Đóa, Lê Văn Hảo" (trang 139), nghĩa là toàn bộ lãnh đạo Liên Minh đều có mặt tại Huế trong cuộc Tổng tấn công.
Nhưng Lê Văn Hảo (hiện sống tại Pháp) đã trả lời cuộc phỏng vấn của Trần Nghi, đăg trên Quê Mẹ số 105 & 106 tháng 1/1990 :
"- Ông nghĩ sao về dư luận của đồng bào Huế cho là ông chịu trách nhiệm chính trong vụ thảm sát dân chúng Thừa Thiên - Huế hồi Tết Mậu Thân ?"
- Dư luận đó không đúng. Thứ nhất, lúc quân đội CS đánh chiếm Huế, tôi không có mặt trong thành phố. Trước Tết 5 ngày, tôi được dẫn lên núi nói là mời họp và sau đó tôi phải ở lại luôn trên đó, không về lại thành phố lần nào cả. Cùng ở với tôi có Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Trong giới trí thức và văn nghệ sĩ tham gia MTGPMN lúc ấy có Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân là theo bộ đội về Huế và tôi được biết, đã từng ngồi xét xử nhiều người có quan hệ với chính quyền Saigon trong những phiên xử của cái gọi là tòa án nhân dân. Thứ hai, trên danh nghĩa, tôi là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên - Huế, tuy nhiên trên thực tế, tôi chẳng có tí quyền nào cả. Tôi chỉ là bù nhìn. Mọi quyền hành từ lãnh vực quân sự đến chính tri.....đều nằm trong tay các cán bộ cao cấp của CS" (trang 66).
Như thế, theo Lê Văn Hảo, trách nhiệm vụ tàn sát dân lành tại Huế một phần do nhóm Hoàng Phủ Ngọc Tường và phần khác do các tư lệnh quân sự, chính trị CS như Tướng Trần Văn Quang, Bí thư khu ủy Trị Thiên - Huế, Lê Minh, Bí thư thành ủy Huế, Lê Chương, Tư lệnh Mặt trận Huế... Nhưng dù ai chịu trách nhiệm đi nửa, thì lịch sử của VN cũng đã ghi đậm nét : chiếm Huế chưa đầy một tháng ( từ 30/1/1968 - 24/2/1968), CSVN đã tàn sát khoảng 7,000 dân vô tộị Họ bị giết bằng đủ kiểu : bị chặt đầu, bị chôn sống, bị mổ bụng... Một thời đại và nhiều thời đại có thể qua đi, nhưng lịch sử thì không bao giờ bị tảy xóạ Thật là bi thảm cho dân Huế.
Ngày 24/2/1968, bộ đội CS bị đánh bật ra khỏi thành phố Huế, tàn quân rút về rừng, trong đó có Nguyễn Đắc Xuân, Phan, Tường...để lại Huế những cảnh chết chóc, tan nát, đau thương. Gia đình Tường ở Huế bị đồng bào oán hờn, căm thù. Người đau khổ nhất là thân phụ của Tường; có lúc ông cụ gần như điên khùng. Tiếp tục đường cách mạng, Tường được đưa ra Hà Nội và rồi trở lại Huế vào năm 1972, móc nối với Trần Quang Long, Trịnh Công Sơn và Ngô Kha để xây dựng và phát triển cơ sở, nhằm mục đích phá hoại chính quyền trong giới học sinh, sinh viên và trí thức. Sau khi Long và Kha chết, người ta không còn thấy Tường hoạt động trong vùng này nữạ Ngày 30/4/1975, Tường vào Saigon, trong lần xuất hiện nói chuyện với giới trí thức, người ta thấy có Nguyễn Thị Trinh, Cao Thị Huế Hương (bà con với Cao Huy Thuần). Tường chỉ làm việc ở Saigon một thời gian ngắn, về sau được đưa trở lại làm việc tại Huế.
HPNT lớn lên ở Huế, bỏ Huế ra đi vào năm 1966, trở về Huế và ra đi vào khoảng đầu năm 1968 sau khi để lại những giải khăn sộ Một vài nhà biên khảo cho rằng Tường và Hảo là bạn học với nhau, chính Tường là người móc nối Hảo với Tiềm và Đóạ Ngày nay, Hảo tỵ nạn chính trị tại Pháp, còn Tường thì vẫn đi đi về về với núi Ngự sông Hương. Đồng bào cố đô và Tường nhìn nhau mỗi ngày...
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog Archive
-
▼
2009
(183)
-
▼
January
(28)
- Những Mảnh Đời Đầu Đường Xó Chợ(Một câu chuyện có ...
- Tâm Thư Gửi Bà Khúc Minh ThơAustin ngày 6 tháng 10...
- Làm việc từ thiện hay đi nuôi béo bọn việt gian cộ...
- Mậu Thân 1968Năm Mậu Thân 1968, HT Thích Đôn Hậu đ...
- Phương thức đấu tranh để lật đổ chế độ cộng sảnTrầ...
- Những kẻ đâm sau lưng chiến sĩTrần ThanhNgày 24 th...
- hinh ba Ngo Dinh Nhu
- NGÀY XUÂN NÂNG CHÉN ÐỂ QUÊN ÐỜI Viết từ Xóm Côn Hạ...
- Trận Chiến Khe Sanh Linh Vũ , Jan 24, 2009 Trong ...
- Mùa thu Paris - Cung trầm Tưởng -Mùa thu Paris Tr...
- Tên đặc công đỏ, giặc cái Dương Thu Hương Trần Tha...
- Nguyễn minh Triết "ăn ké" danh thơm người Việt hải...
- Mượn đầu heo nấu cháo! Nghị quyết 36 của Cộng Đảng...
- Sự Phản Bội Đáng Phỉ nhổĐỗ Văn Phúc.Những năm tôi ...
- Mồ Côi ... Con, Cháu KIÊM ÁI Công cuộc chống bãi n...
- Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (II) Liên Thành Luậ...
- BÍ ẨN VỀ TRUNG TƯỚNG ĐẶNG VĂN QUANG VÙNG 4 CHIẾN T...
- Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan Liên Thành Thế nhưn...
- Câu chuyện một con temCách đây hơn nửa thế kỷ, đún...
- Đôi Mắt Trần Trung Đạo, Jan 10, 2009 Đôi mắt. Vâng...
- PHONG TRÀO ĐÒI DÂN CHỦ & TRANH ĐẤU BẤT BẠO ĐỘNG Đ...
- DU SINH VIỆT NAM NỐI VÒNG TAY LỚN Đinh Lâm ThanhTr...
- Nên Hay Không Nên “Xóa Bỏ Hận Thù, Hoà Hợp Hoà Giả...
- TÌNH YÊU VÀ ĐỊNH MỆNHLê Bá Thông==========Lời Mở Đ...
- ANH HÙNG TRẦN VĂN BÁ (14.5.1945 – 08.01.1985) Đinh...
- Cha Tôi Và Mùa Xuân Yêu Dấu CÁT BIỂN Tác giả hiện...
- Món quà đặc biệt đầu nămLê Bình, Jan 03, 2009 Cali...
- Đà Lạt trong tôi và những điều đã mất Ðinh Thị N...
-
▼
January
(28)
No comments:
Post a Comment