Tuesday, May 20, 2008

Hòa Bình? Bại Trận
Những Người Chống Ðối Chiến Tranh Việt Nam Muốn Gỉ ?

James Webb
Chuyển Dịch: Nguyễn Phượng Hoàng

LTS: Nhận thấy đây là một bài viết nhiều giá trị liên quan đến chiến tranh Việt Nam và những lý do đưa đến sự trói tay Quân Lực VNCH của ông James Webb, cựu Bộ trưởng Hải Quân của Hoa Kỳ, chúng tôi liên lạc với ông để xin phép đăng lại bài này. Xin giới thiệu với quý bạn đọc Ông James Webb, một vị chỉ huy tiểu đội và đại đội súng trường Thủy Quân Lục Chiến tại Việt Nam, đã từng giữ chức Bộ Trưởng Hải Quân và là tác giả của nhiều cuốn sách.

Thật là khó để giải thích cho các con của tôi là lúc tôi ở tuổi thiếu niên và đầu lứa tuổi 20, tiếng nói thường được nghe từ các người đồng lứa là những nỗ lực tiêu diệt các nền tảng của xã hội Hoa Kỳ để kiến tạo lại theo những quan niệm yêu thích của họ. Hồi tưởng lại, ngay chính chúng tôi cũng khó hiểu tại sao những người có học vấn cao - hầu hết họ thuộc giòng giống sung sướng, giới trung lưu cao cấp - đã có thể nghiêm trọng triển khai những quan niệm tai hại trong bầu khí quyển của cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70. Ngay chính Quốc Hội cũng bị ảnh hưởng bởi những lời nói độc hại này.

Sau khi Tổng Thống Nixon từ chức hôm tháng 8 năm 1974, cuộc bầu cử quốc hội mùa thu năm đó đã mang lại 76 Dân Biểu và 8 Thượng Nghị Sĩ mới cho Ðảng Dân Chủ. Ðiểm ưu thế khi vận động của những người mới này trên lập trường của ông McGovern. Nhiều người được xem là những ứng cử viên yếu kém trước khi ông Nixon từ chức, và một số người rõ ràng là không đủ khả năng, thí dụ như Tom Downey của New York, 26 tuổi lúc đó, người mà cả đời chưa bao giờ có một công việc gì và hãy còn đang sống ở nhà mẹ.

Cái Quốc Hội được mệnh danh là Quốc Hội Thủy Ðại Môn này đã đi vào chính trường với một nhiệm vụ bất thường và trở thành điểm tụ khởi của cánh thiên tả Hoa Kỳ: chấm dứt mọi viện trợ của Hoa Kỳ dưới bất kỳ hình thức nào với chính quyền Miền Nam Việt Nam đang bị vây hãm. Ðừng có lầm - đây không phải là lời la hét của những năm trước đó đòi ngưng ngay việc chết chóc của những người trẻ tuổi Hoa Kỳ. Nó đã được hai năm từ lúc người lính Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, và đúng bốn năm sau lần tổn thất nghiêm trọng cuối cùng của người Mỹ ở Việt Nam.

Vì những lý do nào đó mà sự biện minh không cả có trong sử liệu, ngay cả sau khi quân đội Hoa Kỳ đã kéo quân về, phe Thiên Tả đã tiếp tục các nỗ lực hạ nền dân chủ mới phôi thai của Miền Nam Việt Nam. Viên phụ tá tương lai của tòa Bạch Ốc Harold Ickes và những người khác trong "Kế Hoạch Xiết Giây Túi Tiền (Project Pursestrings)" - có lúc được phụ bởi người nhiều tham vọng Bill Clinton hồi còn trẻ -đã ra sức cắt đứt tất cả các quỹ quốc hội dùng để trợ giúp những người Miền Nam Việt Nam tự mình chống đỡ. Liên Minh Hòa Bình Ðông Nam Á, điều hành bởi Đavi Dellinger và cầm đầu bởi Jane Fonda và Tom Hayden, đã phối hợp mật thiết với Hà Nội trong suốt năm 1973 và 1974, và đã đi vận động chính trị ở khắp học đường Mỹ, tập hợp các sinh viên qua các tội ác, mà họ giả định, của chính quyền Miền Nam Việt Nam. Các phe liên minh ở quốc hội ra các bản tu chính hàng loạt về ngân sách chuẩn chi để chấm dứt sự yểm trợ của Hoa Kỳ tới những người Việt Nam chống Cộng, loại cả những vụ oanh tạc để yểm trợ lính Miền Nam Việt Nam đang bị tấn công bởi những đơn vị Bắc Việt đã được sự viện trợ của khối lực lượng Sô Viết.

Thế rồi vào đầu năm 1975, Quốc Hội Thủy Ðại Môn này đã giáng một cú cuối cùng tới các nước Ðông Nam Á không Cộng Sản. Quốc Hội mới này đã lạnh lùng chống lại lời thỉnh cầu hôm tháng Giêng của TT Ford về việc viện trợ quân sự thêm cho Việt Nam và Cam Bốt. Khoản tiền trợ cấp này sẽ cung cấp đạn dược, đồ phụ tùng và những vũ khí chiến lược cho quân đội Miền Nam Việt Nam và Cam Bốt đang bị bao vây để tiếp tục tự vệ. Bất chấp cả sự kiện Hiệp Ðịnh Paris 1973 đã nói rõ ràng "viện trợ quân sự thay thế vô giới hạn" cho Miền Nam Việt Nam, vào tháng Ba, cuộc họp Hạ Viện của Ðảng Dân Chủ đã bỏ phiếu đa số, 189-49, chống bất cứ khoản viện trợ quân sự thêm nào cho Việt Nam và Cam Bốt.

Lý luận của phe Tả phản chiến trong những cuộc tranh luận thì đầy rẫy những sự lên án các đồng minh Hoa Kỳ đang bị tơi tả vì chiến tranh, và những lời hứa hẹn một đời sống khá hơn cho họ dưới chủ thuyết Cộng Sản mà chắc chắn được theo sau đó. Dân biểu
Christopher Đo, lúc đó, là điển hình cho sự ngây thơ một cách vô vọng của những người cùng bọn với ông ta khi ông ta phát biểu rằng "Gọi chế độ Lon Nol là một đồng minh là làm giảm giá trị của từ đọ\ Món quà lớn nhất của quốc gia chúng ta có thể tặng nhân dân Cam Bốt là hòa bình, không phải súng đạn. Và đường lối hay nhất để đạt được mục đích đó là bằng cách chấm dứt việc viện trợ quân sự ngay bi giờ" .

Tom Downey, trở thành một chuyên gia về chính sách đối ngoại trong vòng hai tháng từ khi được tự do không phải bám gấu quần mẹ, đã bác bỏ việc tàn sát dân chúng Cam Bốt khủng khiếp sắp được diễn ra mà sẽ giết hơn một phần ba dân số của quốc gia này, nói rằng "Chính phủ đã cảnh cáo rằng nếu chúng ta bỏ thì sẽ có một cuộc tắm máu. Nhưng để cảnh cáo một cuộc tắm máu mới không phải là một biện minh để tiếp tục cuộc tắm máu
hiện tại"

Trên các bãi chiến trường Việt Nam, việc chấm dứt tất cả các sự yểm trợ hậu cần của Hoa Kỳ là một điều sững sờ và là tin không dự trù. Các vị tư lệnh Miền Nam Việt Nam đã được bảo đảm yểm trợ quân liệu khi quân đội Mỹ rút khỏi - Cùng loại viện trợ mà
Hoa Kỳ cung cấp một cách thường lệ cho đồng minh từ Nam Hàn đến Tây Ðức - và Hoa Kỳ sẽ tái oanh tạc nếu Miền Bắc tấn công Miền Nam, một vi phạm Hiệp Ðịnh Hòa Bình Paris 1973. Giờ đây, họ đang nhìn vào một tương lai bất định khủng khiếp, trong khi đó Sô Viết vẫn tiếp tục viện trợ cho Cộng Sản Miền Bắc.

Trong lúc quân đội Miền Nam Việt Nam đang bàng hoàng và mất tinh thần, cố gắng tái phối trí các lực lượng để thích ứng với những thiếu hụt nghiêm trọng, Miền Bắc Việt Nam mới được tái trang đã ngay lập tức phóng một cuộc tấn công rộng lớn. Loại nhiều đơn vị ra khỏi vòng chiến, Miền Bắc tiến xuống vùng ngoại ô trong vòng 55 ngày. Vào những năm sau đó, tôi đã phỏng vấn những người lính Miền Nam sống sót sau các trận
chiến này, nhiều người đã bị ở cả hàng 10 năm hay hơn trong những trại tập trung của Cộng Sản sau cuộc chiến.

Lời kinh cầu nguyện tiếp tục: "Tôi chẳng có đạn dược" "Tôi mỗi ngày chỉ còn có thể bắn ba viên cho mỗi khẩu trọng pha'o" "Tôi chẳng còn gì để cho lính của tôi cả" "Tôi phải tắt máy gọi vì tôi không đủ can đảm tiếp tục nghe tiếng kêu cứu của họ".

Phản ứng trong Hoa Kỳ về cuộc sụp đổ bất thần này cho thấy có hai phe rõ ràng và còn tiếp tục thấy trong nhiều vấn đề mà chúng ta phải đương đầu ngày hôm nay. Với hầu hết những người đã tham dự cuộc chiến VN, và với gia đình của họ, bạn bè của họ, và những người chính trị đồng đội của họ, đây là một tháng đen tối và đầy đau buồn. Những khuôn mặt mà chúng ta thấy chạy trong sự kinh hoàng từ sự tấn công của Miền Bắc
VN là thật và quen thuộc, không hẳn chỉ đơn giản là những hình ảnh video. Những thân người rơi như những bông tuyết quay tròn xuống cái chết ác nghiệt sau khi cố bám một cách vô vọng vào những bộ phận bên ngoài của máy bay và máy bay trực thăng cất cánh, đã có thể là những người mà chúng ta biết hay cố giúp. Ngay cả những người đã mất tin tưởng vào khả năng của Hoa Kỳ có thể đánh bại Cộng Sản, đây không phải là cách để
chấm dứt.

Với những người đã trốn tránh cuộc chiến và đến tuổi, vì một lý do nào đó, để tin rằng quốc gia chúng ta thì ác độc, ngay cho dù họ tiểu thuyết hóa những ý định của người Cộng Sản, những tuần lễ ngắn ngủi này đã mang đến những sự phủ nhận trách nhiệm của chính họ trong cuộc sụp đổ bất ngờ, ngồi sa lông chỉ trích quân đội Miền Nam Việt Nam, hay mở những cuộc liên hoan. Ở Trung Tâm Trường Luật của viện Ðại Học Georgetown mà tôi là cựu sinh viên, sự vứt bỏ hiển nhiên của Miền Bắc về những hứa hẹn cho các cuộc bầu cử và hòa bình trong Hiệp Ðịnh Paris 1973, tiếp theo là những
chiếc xe tăng chạy rầm rộ trên đường phố Saigòn, đã được nhiều người coi như là lý do để vui mừng!

Lời chạy tội lan tràn khắp nơi trong năm 1997, nhưng sự thật rõ ràng kết quả chấm dứt này là mục đích tiếp tục những nỗ lực của phong trào phản chiến trong những năm sau khi Mỹ rút quân. George McGovern, thẳn thắng hơn hầu hết những người khác, đã nói thẳng với người viết trong một lúc nghỉ giải lao khi thu hình chương trình "Crossfire" của đài truyền hình CNN năm 1995. Sau khi tôi đã tranh luận rằng cuộc chiến thì rõ ràng đã có thể thắng ngay cả ở lúc cuối cùng nếu chúng ta đã thay đổi chiến lược, vị ứng cử viên Tổng Thống năm 1972, người đã bảo đi Hà Nội bằng đầu gối của mình, nói: "Những gì ông không hiểu là tôi không muốn chúng ta thắng cuộc chiến đọ" Không phải chỉ có một mình ông McGovern. Ông ta là một phần tử của một số nhỏ nhưng một thiểu số cực kỳ có ảnh hưởng và đã đạt được mục đích của họ.

Không có một lời chứng nào lớn hơn lời chứng trong một bầu khí quyển ăn mừng xung quanh cuộc chiến thắng của Cộng Sản ở Việt Nam trong buổi lễ trao giải thưởng Academy năm 1975, xẩy ra hôm mùng 8 tháng 4, chỉ ba tuần trước khi Miền Nam đầu hàng. Giải thưởng cho cuốn phim tài liệu hay nhất được trao cho cuốn "Hearts and Minds (Trắi Tim và Trí Óc)", một mẩu tuyên truyền nham hiểm đả kích những giá trị văn hóa của Người Mỹ cũng như những nỗ lực của chúng ta trong việc trợ giúp cho Miền Nam Việt Nam tranh đấu cho một nền Dân Chủ. Các nhà sản xuất, Peter Davis và Bert Schneider, cùng nhau nhận giải thưởng Oscar. Schneider thẳng thừng trong việc ủng hộ
những người Cộng Sản. Khi đứng trước máy nói, ông ta nói rằng "Thật là trớ trêu khi chúng ta ở đây, lúc này, khi Việt Nam sắp sửa được giải phóng" Và rồi đến giây phút sững sờ nhất - nếu đã bị cố ý quên - trong lịch sử Hollywood. Khi một quốc gia đang tranh đấu mà nhiều người Mỹ đã đổ máu và nước mắt để cố gắng gìn giữ, đang biến mất dần dưới sự tấn công của xe tăng, Schneider lấy một bức điện tín gửi từ quân thù của ta, phái đoàn CSVN tại Paris, và đọc thật lớn lời chúc mừng của họ về cuốn phim của ông ta. Không cả ngần ngừ, Những người có thế lực mạnh nhất Hollywood đã đứng lên vỗ tay nồng nhiệt tán thưởng lời đọc bức điện tín của Schneidẹr.

Chúng ta, những người một là đã chiến đấu ở Việt Nam, hai là ủng hộ những nỗ lực của chúng ta ở đó, xem "phong trào phim ảnh" 1975 này với sự ngạc nhiên không giảm suy và không thể quên. Những người này là ai mà đầy nhiệt năng trong việc gây độc quan điểm tới cả thế giới về chúng ta? Làm sao mà họ đã có thể quay lại chống đối đồng bào của chính họ một cách thâm độc như vậy? Làm sao họ có thể đứng vỗ tay tán thưởng
sự chiến thắng của quân thù CS đã cướp đi mạng sống của 58.000 người Mỹ và đánh trí mạng một đồng minh tranh đấu, ủng hộ nền dân chủ? Họ và chúng ta có thể nói là cùng chung sống trong cùng một quốc gia nữa không ?

Không cả một tiếng kêu được nghe, hay kể từ lúc đó, từ Hollywood về những người biến mất đằng sau bức màn tre của Việt Nam. Không một người nào nhắc đến những trại tập trung mà hàng triệu người lính Miền Nam Việt Nam được đưa đến; 56.000 chết, 250.000 bị tù hơn 6 năm, và một số tù tới cả 18 năm. Không một người nào chỉ trích việc cưỡng ép dời chỗ ở, việc tham nhũng, hay sự tiếp tục một Nhà Nước công an. Nói thẳng tới điểm chính, ngoại trừ cuốn phim Hamburger Hill với ý định tốt nhưng nghệ thuật yếu kém, người ta khó tìm thấy một cuốn phim lớn từ đó nói về những người lính Hoa Kỳ ở Việt Nam với nhân cách và nội dung sự thật.

Tại sao? Bởi vì giới phim ảnh, giống như những giới trưởng giả khác, chưa bao giờ thích, coi trọng, hay ngay cả hiểu những người đã đáp lời kêu gọi và phục vụ đất nước. Và trong lúc một bãi chiến trường yên lặng nhưng không nao núng bắt đầu thành hình để lịch sử sẽ ghi nhớ tổ quốc chúng ta đã tham dự cuộc chiến tranh Việt Nam ra sao, những người chỉ trích chính sách chính phủ, những kẻ trốn lính, và những người tích cực ủng hộ quân thù, mà đã hiện hình là những kẻ xấu xa và thối nát, không muốn được ghi nhận như là những kẻ ngây thơ và sai lầm.

Với những người Mỹ bình thường, thái độ của họ trong thời gian sôi động này thì lành mạnh hơn nhiều. Đằng sau những lọc tin của giới truyền thông và bóp méo hình ảnh về Việt Nam, sự thật là các công dân của chúng ta đồng thuận nhiều với những người chiến
đấu như chúng ta hơn là với những người phá hoại cuộc chiến đấu của chúng ta. Điều này là điều thật sự, một cách thích thú, với những người Mỹ trẻ tuổi hiện tại đã được xem như là những người nổi loạn chống chiến tranh.

Như được tường trình trong Công Luận (Public Opinion), thống kê của viện Gallup từ 1966 tới lúc chấm dứt sự tham dự của Hoa Kỳ cho thấy những người Mỹ trẻ thật sự ủng hộ cuộc chiến Việt Nam lâu hơn bất cứ nhóm tuổi nào khác. Ngay cả lúc tháng Giêng năm 1973, khi 68% người Mỹ hơn 50 tuổi tin đó là một điều lầm lẫn để gửi quân vào Việt Nam, chỉ có 49% những người giữa 25 và 29 tuổi đồng ý. Những điều khám phá cho
thấy nhóm trẻ nói chung rõ ràng không cấp tiến dựa thêm trên cuộc bầu cử năm 1972 - khi 18 tới 29 tuổi đã bầu cho ông Richard Nixon thay vì ông McGovern qua số phiếu bỏ 52% tới 46%.

Tương tự như thế, mặc dù những lời buộc tội dai dẳng trái ngược của những người chống đối cũ hiện giờ đang khuynh đảo giới truyền thông và học đường,cuộc xâm lăng Cam Bốt năm 1970 - đã gây nên những cuộc biểu tình khắp nơi tại học đường, bao gồm một cuộc nổi loạn khiến bốn người chết tại viện Đại Học Kent- đã được công chúng ủng hộ mạnh mẽ. Theo thống kê của viện Harris, gần 6 trong số 10 người Mỹ tin rằng cuộc xâm chiếm Cam Bốt là điều đúng. Đa số những người được hỏi ý kiến trong cùng thống kê tháng 5, 1979, đã ủng hộ một cuộc tái oanh tạc ngay tức khắc Miền Bắc Việt Nam, một việc hoàn toàn không thừa nhận, chối bỏ phong trào phản chiến.

Các cựu chiến binh Việt Nam, mặc dù bị bôi nhọ dai dẳng trong các phim, các bản tin tường trình, và trong các lớp học như là những người lính thất bại, không ý chí, được nghĩ tốt bởi những người Mỹ bình thường. Trong một cuộc nghiên cứu toàn diện kỹ lưỡng nhất từ xưa tới giờ về các cựu chiến binh Việt Nam Hărris Survey, 1980, tài trợ bởi Bộ Cựu Chiến Binh), 73% công chúng và 89% các cựu chiến binh Việt Nam đồng ý
với câu "Vấn đề ở Việt Nam là quân đội của chúng ta đã bị đưa đánh một cuộc chiến mà những nhà lãnh đạo chính trị ở Washington không muốn họ thặng" 75% những người đã chiến đấu ở Việt Nam không đồng ý với câu "Đó là điều xấu hổ cho những gì tổ quốc của tôi đã gây tới người Việt Nam" Hoàn toàn 91% những người đi lính, chiến đấu ở Việt Nam nói rằng họ sung sướng là họ đã phục vụ đất nước, và 74% nói họ rất thích thú trong thời gian ở quân đội. Hơn thế nữa, 71% những người cho biết ý kiến là họ sẽ, một lần nữa, đi lính ở Việt Nam, ngay cho dù được biết kết cuộc và những lời chế nhạo họ khi họ hồi hương trở về.

Cùng bản thống kê này chứa điều được gọi là "nhiệt kế cảm giác", đo lường thái độ của công chúng hướng về nhiều nhóm trên mức điểm từ 1 tới 10. Các cựu chiến binh tham gia ở Việt Nam được 9.8 điểm, Bác sĩ được 7.9 điểm, phóng viên TV được 6.1 điểm, chính trị gia được 5.2 điểm, những kẻ biểu tình phản chiến được 5.0 điểm, và những người trốn lính chạy sang Canada được 3.3 điểm.

Ngược với lời thần thoại dai dẳng, hai phần ba những người đi lính ở Việt Nam là tình nguyện chứ không phải bị bắt quân dịch, và 77% lính tử trận là những người tình nguyện. Trong số những người tử trận, 86% là người da trắng, 12.5% là người Mỹ gốc Phi Châu, và 1.2 % thuộc các loại chủng tộc khác. Lời kêu ca thường nghe là chỉ những người thiểu số và những người nghèo nàn bị làm công việc đi lính ở Việt Nam là sai. Điều không cân xứng căn bản trong cuộc chiến đơn giản là những kẻ giàu sang đã trốn tránh trách nhiệm của mình, và đã khăng khăng từ lúc đó bôi bẩn những việc đã xẩy ra để bảo vệ cho chính họ từ phán xét của lịch sữ.

Và những người cao sang này đã nói sai không chỉ một cuộc chiến mà cả những người đồng bào của mình bi giờ là gì? Họ đang ở đâu, ngoài tòa Bạch Ốc? Trên vấn đề lịch sử sống động đã định rõ thế hệ của chúng ta, họ hiện giờ đang nằm im, và họ nên như vậy.

Nó phải là một cảm giác rờn rợn cho những người đã đóng cọc cuộc hành trình tuổi trẻ của họ trên ý niệm là chính tổ quốc của mình là một lực lượng ác độc, đã phải theo dõi sự ngây thơ của mình trải phơi ra trong những năm sau 1975. Nó phải là sự điềm tĩnh vô cùng cho những người đã tự để chính mình vượt trên cả bản năng phủ nhận của mình, để xem cảnh tượng hàng trăm ngàn người Miền Nam Việt Nam đang chạy trốn "ngọn lửa tinh khiết cách mạng" trên những chiếc thuyền ọp ẹp khiến họ có thể 50% tử nạn trong lòng đại dương, hay coi trên những màn ảnh TV hàng ngàn sọ người Cam Bốt lăn lóc trên những cánh đồng, một phần của hàng triệu người bị giết bởi những người "giải phóng" Cộng Sản. Quá rỗng tuếch các lần tập hợp phản chiến với những liều thuốc lớn ma túy và tôn thờ tình dục; quá sai lầm với loại nhạc ban phúc cho những quan điểm bất đồng cao quý, mà họ nghĩ, của họ.

Thật ra, hãy thẳng thắn với nhau. Thật là một sự ám ảnh âm thầm khi nhìn thẳng vào khuôn mặt của một cựu chiến binh tàn phế, hay theo dõi bài diễn văn ra trường hạng nhất của một trẻ Mỹ gốc Việt Nam mà người cha quá cố của em đã chiến đấu bên cạnh những người Mỹ cho nguyên nhân mà họ đã mỉa mai, nhạo báng và khinh bỉ. Và quả là một điều xấu hổ khi một guồng máy chính phủ đã cho phép người học sinh đó thành công một cách nhanh chóng ở đây lại không có được ở quê hương cũ của cô ta.

James Webb

No comments:

Blog Archive