Saturday, July 13, 2024

" THORN IN THE HEART "


THORN IN THE HEART là một tác phẩm viết bằng anh ngữ mà Khánh Lan xin tạm dịch nôm na là “Trái tim vụn vỡ”. Tác phẩm do nhà Văn Chinh Nguyên viết tại Hoa Kỳ năm 2019 bằng Việt ngữ, và được chính tác giả chuyển dịch sang anh ngữ năm 2023, với mục đích giới thiệu đến thế hệ trẻ về những nỗi đau đớn mà ông cha của các em đã trải qua.

Sách dày 570 trang gồm 12 chương với hình bìa rất đẹp và gợi hình, bởi những gai nhọn trong lòng trái tim rướm máu, màu đỏ nổi bật giữa màu đen của nền sách.

Kính thưa quý vị, phải chăng khi vừa nhìn hình bìa của quyển sách và tựa đề của nó. Chúng ta những tưởng đây là một thiên trường tiểu thuyết tình cảm xã hội ướt át. Nhưng thưa không, đây là một tác phẩm ghi lại cuộc đời của một chiến sĩ viễn du nơi đất khách quê người, cố tìm sống lại quãng thời gian đã mất, và quay ngược về quá khứ trải dài qua nhiều giai đoạn khác nhau.

Duyệt qua phần đầu của tác phẩm, ta thấy hình như ẩn hiện trong tiềm thức của tác giả những ngày tháng cũ, với bức tranh thanh bình của một thời thơ ấu, sống vô tư trong cảnh thiên nhiên, với cánh đồng lúa vàng, bụi tre đầu ngõ, con trâu đi cày. Với lời văn nhẹ nhàng, giản dị và dễ hiểu, tác giả ghi lại trên trang giấy những kỷ niệm vàng son, tràn gặp niềm vui của tuổi trưởng thành nhiều mơ ước. Tuy nhiên, những mơ ước chỉ là ước mơ thôi, bởi những ngày đen tối của chiến tranh đã hủy diệt giấc mộng của nhân loại, ngày đất nước chuyển mình và thay vào đấy những biến cố tang thương với âu lo, bom đạn và chiến tranh trường kỳ.

Thời gian đã mất có tìm lại được chăng? Thưa không, cũng như văn hào Marcel Proust đã viết trong tác phẩm À la recherche du temps perdu (In search of lost time-Đi tìm thời gian đã mất)

It is, unfortunately, easier to lose a lover
than complete in search of lost time

(Thật không may, dễ mất người yêu
hơn là hoàn thành tìm kiếm thời gian đã mất)

THORN IN THE HEART là một tác phẩm ghi lại những sự kiện lịch sử, những biến cố tang thương, bi thảm đã xảy ra cho người dân Việt, cho chính tác giả, và cho đất nước Việt Nam. Một đất nước đã gánh chịu sự tàn bạo của chiến tranh trong một thời gian quá dài. Bởi chính cái dĩ vãng tàn khốc ấy như đã hằn sâu vào ký ức của người chiến sĩ mang tên Chinh Nguyên nói riêng và cho những Quân Nhân Cán Chính VNCH nói chung. Từ những hồn Việt và ước mơ cho một ngày thanh bình của những đứa con yêu nước đã được thay thế bởi những “Người tù không bản án”.

Sau bao năm xa quê, một ngày kia đứa con xa xứ đi theo tiếng gọi của con tim, trở về thăm lại cố quê và đã chứng kiến những cảnh điêu tàn của đất nước, cảnh mất mát của gia đình, và cảnh tù đầy của người thân, khiến chạnh lòng lữ khách với những bồi hồi, xúc động khiến giọt lệ tuôn rơi.

Qua 12 chương sách, Khánh Lan tin rằng đây là những trang hồi ký mà tác giả đã viết về chính cuộc đời của mình. Một chứng nhân sống kể lại những biến cố lịch sử. Cô đọng trong 12 chương, tác giả đã bày tỏ cho chúng ta thấy nỗi lòng của một người trai nước Việt đã trải qua ba lần di tản trong cuộc đời của ông. Ba lần đi tản ấy đã để lại trong ký ức của người viễn xứ một ấn tượng thật đau buồn và khắc khoải. Ba lần di tản là ba lần bỏ lại sau lưng những gì quý giá nhất của một đời người: đó là gia đình, tổ tiên, sự nghiệp, gia tài, bạn bè và kỷ niệm.

Thân phụ của nhà văn Chinh Nguyên dã chiến dấu vì chính nghìa quốc gia Việt Nam, lý tưởng vì dân tộc, ông mất tích khi bôn ba dấu tranh ở những năm dầu những năm 1950, giữ tinh thần quang phục quê hương của của cha, Chinh Nguyền mang nỗi lòng nối gót vì tiền đồ quốc gia. Do vậy tác phẩm "Trái Tim Vụn Vỡ" dã tiềm ẩn nội dung, những chàng trai thế hệ nay vẫn lưu vong vì thời cuộc binh biến trong những giấc mộng Kinh Kha phục vụ quê hương, sách mới biểu lộ nỗi lõng của tác giả với những uẩn ức trước thời cuộc nước nhà, Khánh Lan xin thân tặng dại bàng Không Quân Chinh Nguyên những vần thơ kết như sau:

Chiến sĩ lưu vong tạm gác binh nghiệp
Hồn Việt cơ dồ giắc điệp khôn nguôi

Khánh Lan xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả tác phẩm Thorn in the heart của tác giả nhà văn Chính Nguyên.

Xin cảm ơn quý vị. Khánh Lan.


No comments:

Blog Archive