NGƯỜI NGHỆ SĨ CHÂN CHÁNH: VÂN HÙNG
Ca Sĩ Thanh Thúy
Trong Tuyển Tập Nghệ Sĩ số 5 của Trường-Kỳ 2001, xuất bản tại Canada, có đoạn nói về nghệ sĩ Vân Hùng, tác giã Phạm Phong Dinh viết như sau:
”Vân Hùng là một trong hai kịch-sĩ bô trai nhất thời đó (thập niên 60-70), người kia là kịch-sĩ La-Thoại-Tân.
Nguyên Vân-Hùng là ca-sĩ tân-nhạc. Ông có giọng ca trầm-ấm rất quyến-rũ, vì vậy trong hầu hết các vở kịch ông đóng, nhất là trên sân-khấu Ban Kim-Cương, soạn-giã thường chêm thêm một vài bài nhạc tình-cảm da-diết cho Vân-Hùng có chổ thi-thố tài ca hát).
Sau ngày 30.4.1975 Vân-Hùng u-buồn khuất mình vào bóng tối, ông không còn lòng dạ nào đứng trên sân-khấu để nhục-mạ hình-ảnh người lính Việt-Nam Cộng-Hòa mà ngày xưa ông từng thủ-diễn. Như trong vở kịch của Ban Kịch Sống Túy Hồng, Vân Hùng cùng Thanh Tú đóng vai hai sĩ-quan Nhãy Dù có một lần trở lại thôn xưa tìm người yêu do Túy-Hồng thủ-diễn. Nàng đã chết, đứa con của hai người được một vị linh-mục nuôi-dưỡng. Vân Hùng diễn quá hay cảnh hai cha con gặp lại nhau dưới mái giáo đường loang-lổ vết chiến-tranh, rồi người lính Dù cắn răng từ giã đứa con còn nhỏ dại lên đường chiến-đấu.
Giữ mãi trong lòng hình-ảnh đẹp của những ngày Saigon tự-do trước kia, ông ôm mối tiết-tháo của một người nghệ-sĩ chân-chính trong cảnh nghèo-khó cùng sự quên-lãng của thời-gian và người đời”.
Vân Hùng là một nghệ-sĩ tài-danh của Miền Nam Việt-Nam từ thập niên 60 cho đến ngày 30/4/1975, ông ca hay và diễn giỏi chẳng những trên màn-ảnh của sân-khấu, kịch-trường mà ngay cả trên lãnh-vực phim ảnh, tên tuổi của ông ngang hàng với nghệ-sĩ La Thoại Tân, kịch-sĩ số 1 của Miền Nam Việt Nam thời bấy giờ. Có thể nói, Vân-Hùng trình-bày nhạc-phẩm Sắc Hoa Màu Nhớ của Nguyễn Văn Đông, cho đến nay, chưa có ca-sĩ nào trình-bày hay và rung-động lòng người được như ông.
Đúng như lời nói của Phạm Phong Dinh, một số người về Việt-Nam có dịp tiếp-xúc với Vân Hùng đều đã xác-nhận như thế, ngay cả nghệ-sĩ Kim Cương có lần tuyên-bố trên đài truyền-hình là Vân Hùng có tâm-sự với cô:” Vân Hùng nhớ sân-khấu quá Kim Cương ơi!” Nhưng nhớ là nhớ, Vân Hùng vẫn giữ sĩ-khí của mình cho đến chết, không bao giờ chịu xuất-hiện trên sân-khấu, ông quả là một viên kim-cương rất quý-giá trong làng ca-nhạc mà những kẻ mang danh nghệ-sĩ ở hải ngoại mon-men về nước nên nhìn cái gương sáng của Vân Hùng mà tự xấu-hổ với mình.
Sau ngày 30.4.1975 quả thật nghệ-sĩ tài-danh Vân Hùng không bao giờ xuất hiện trên bất cứ sân-khấu nào của chế độ mới cho đến khi ông nhắm mắt lìa đời vào năm 2000 trong âm-thầm lặng-lẽ.
Vân Hùng quả thật xứng-đáng là một Nghệ Sĩ Chân Chánh trong làng ca nhạc, kịch nghệ và điện ảnh của Việt Nam Cộng Hòa.
No comments:
Post a Comment