Tuesday, July 7, 2009

Vì yêu thơ mà hy sinh lý tưởng!!!
Nguyễn Q. Duy - Melbourne VIC

Tôi không đồng ý khi ông Hữu Nguyên cho rằng Hoàng Ngọc Tuấn không biết Nguyễn Quang Thiều là một cán bộ VC. Trong chính bài viết của mình, ông HN-T đã viết rất rõ, xin ông HN đọc kỹ đoạn này: Tôi là người nghiên cứu văn học nghệ thuật nên tôi muốn gặp Thiều để tìm hiểu về tình hình tư duy và sáng tác ở Việt Nam lúc ấy. Tôi hẹn sẽ đón Thiều ở phi trường Sydney vào ngày hôm sau. Khi Thiều ra khỏi sân bay, tôi cùng nhóm bạn trẻ văn nghệ sĩ tỵ nạn của tạp chí Tập Họp đã chào đón Thiều, và tôi đã thương lượng với nhân viên của Bộ Ngoại Giao Úc để đưa Thiều về nhà vui chơi với anh em văn nghệ.

Lúc ấy khoảng 9 giờ tối, chúng tôi chở Thiều trên xe hơi, khi qua một quãng đường vắng, Võ Quốc Linh, một người bạn thơ của tôi, hỏi Thiều: "Anh có biết chúng tôi sẽ chở anh đi đâu không?" Thiều đáp: "Không." Linh nói "Chúng tôi chở anh đến một cánh đồng hoang và sẽ giết anh vì anh là Cộng Sản." Thiều giật mình "Ấy! Nghe ghê quá!" Và chúng tôi cười ầm lên.

Tôi nói: "Đáng lẽ chúng tôi phải giết anh, nhưng thơ của anh đã cứu anh đấy nhé." Qua đó chứng tỏ ông HN-T đã biết rất rõ Thiều là VC. Biết nhưng ông vẫn tiếp xúc, chỉ vì ông HN-T yêu thơ của Thiều. Nhưng có đúng ông HN-T vì yêu thơ của Thiều, vì "muốn gặp Thiều để tìm hiểu về tình hình tư duy và sáng tác ở Việt Nam lúc ấy" nên ông HN-T vội vàng đón tiếp Thiều hay không? Điều này tôi thực sự nghi ngờ vì mấy điểm. Trước hết, người nghiên cứu văn học nghệ thuật không hẳn phải gặp nhà văn, nhà thơ thì mới nghiên cứu, tìm hiểu được tình hình tư duy và sáng tác của một nền văn học.

Xưa nay trên thế giới, cũng như trước đây ở Miền Nam, có bao nhiêu nhà nghiên cứu vẫn có những công trình nghiên cứu về văn học các nước, trong đó có cả văn học các nước CS, như Miền Bắc chẳng hạn, mà đâu có cần phải tiếp xúc với các nhà văn CS. Thứ hai là ông NQ Thiều khi đó mới chân ướt chân ráo từ Cuba về VN, rồi mới được vô hội nhà văn vào năm 1992, thì đâu đã nổi tiếng thơ văn đến độ ông Tuấn biết tiếng rồi phải vội vàng lái xe ra phi trường đón rước? Bằng chứng là ông Tuấn đã viết, nhờ có Tạ Duy Bình gọi điện thoại nói chuyện về NQ Thiều, ông mới biết, rồi mới đi đón tiếp. Thứ ba là cho dù ông Tuấn có mê thơ của ông Thiều mấy đi nữa, thì một người tỵ nạn CS như ông Tuấn cũng khiến ông ngần ngại, không muốn gặp gỡ ông Thiều, người mà ông Tuấn đã biết rõ là một VC.

Đằng này, như quý vị đã thấy, ông Tuấn đã "hồ hởi, phấn khởi" đưa rước ông Thiều, rồi trò chuyện đùa cợt với ông Thiều rất thân tình, cho dù trước đó cả hai chẳng hề quen biết./-

No comments:

Blog Archive