Monday, July 6, 2009

Một Trong Những Ưu Tư

Vân Hải

Bà con, thanh niên Việt Nam thân mến,

Hôm rồi, đi ăn cơm nhà bạn, vô tình gặp được một cô trẻ, khoảng hơn 30 t. Cô ta hỏi rất nhiều về lý do tại sao gia đình cô ta và gia đình tôi vượt biên và chuyến đi ra sao. Trước khi ra về, cô ta bảo “con rất cám ơn tata, bây giờ con mới thật sự biết được vì sao và thế nào chúng ta ở xứ ngoài. Con còn đang muốn ba con kể cho con biết thời gian ba con bị tù CS ra sao, nhưng ba con không chịu kể”.

Vì thế, tôi không nhắm riêng ai khi viết bài phân tích dài này. Tôi chỉ nhân cơ hội được nói chuyện với cô em kia và đọc thấy vài chữ của thời XHCN trong sách, báo và trên internet, để hàn huyên với anh em, nhất là các em trẻ, như cô trẻ nọ, vượt biên khi còn quá nhỏ, sang xứ này, ít có thì giờ tâm sự với cha mẹ, ông bà về CSVN và lý do gia đình phải bỏ nước ra đi, và dùng ngôn ngữ VN ra sao để không thiệt thòi cho nền văn hoá VN, mà thôi.

Như những trẻ mồ côi hoặc được nhận làm con nuôi, thường khi lớn lên, tìm đủ mọi cách để biết về cha mẹ thật và nguồn gốc của mình. Vì thế, tôi cũng mong mỏi các bậc ông bà, cha mẹ, cô cậu, chú bác, anh chị, chịu khó bỏ thì giờ hàn huyên, tâm sự, với các cháu, con, còn trẻ, biết đến những lý do và phương tiện để lìa bỏ quê hương, biết đến những trại tù của CSVN, để giúp cho những người trẻ không còn hoang mang, không còn thắc mắc, hay không còn thờ ơ với nguồn gốc của mình, trước khi quý vị về với Đất Trời, mang theo cả một kho tàng hiểu biết và kinh nghiệm. Hãy cố gắng tìm cơ hội chia sẻ kho tàng quý báu đó cho hậu thế.

Người Do Thái bị Đức Quốc Xã giết hơn 5 triệu người trong các trại tập trung và lò thiêu. Những người sống sót và con cháu họ, hàng năm, cho trình chiếu thường xuyên trên các đài truyền hình khắp thế giới, những phim tài liệu hay xã hội có cốt truyện thời kỳ bị tận diệt dã man ấy, để con cháu họ, và cả thế giới, đời đời, biết được thảm cảnh đó và sự dã man đó, không nhằm mục đích nuôi hận thù, mà chỉ để làm bổn phận một chứng nhân, làm sáng tỏ một thời điểm lịch sử.

Mới đây nhân đọc thấy vài tin tức trên internet viết với loại ngôn ngữ “mới lạ”, nên hôm nay tôi xin đề cập một cách rất sơ xài đến vấn đề văn chương, văn hoá VN, vì khả năng khiêm tốn không cho phép đào sâu hơn.

Văn chương, văn hoá không thuộc về (= không của) một thể chế chính trị nào.

Nhưng văn hoá, văn chương là cái gương phản ảnh xã hội và những biến chuyển của nó, tức thời cuộc. Vì thế văn hoá, văn chương không tách dời với thể chế và sự hưng suy của một Quốc Gia.

Tôi gọi là văn chương QG và văn chương VC, để phân biệt cái cũ và cái mới nhập.

Có người nói rằng “tôi chỉ làm văn hoá thôi, tôi không thích dính dấp đến chính trị”, có người khác nói rằng “tôi không bao giờ tham dự những buổi họp chính trị, lôi thôi, nhức đầu và chán lắm, tôi chỉ thích nghe tân nhạc, hay cải lương thôi”.

Những người này thật ra không biết rằng mỗi suy nghĩ, mỗi quyết định trong đời sống hàng ngày luôn luôn mang tính chất chính trị. Và chính trị chẳng có gì xấu xa, chỉ có những “hạng làm chính trị xôi thịt” làm cho xấu xa thôi. Trái lại ý thức chính trị càng cao, càng đưa con người đến tự do.

Ví dụ 1 : khi VC đánh miền Nam VN, suốt từ khi tôi di cư năm 1954 đến năm 1975, người dân lành chất phác, ở vùng chiến tranh chạy loạn. Họ chạy đi đâu, chạy về hướng nào ? Ta nhìn thấy trong truyền hình, họ chạy về miền Nam VN, về phía Quốc Gia. Họ đâu có chạy ngược ra Bắc ?

Tại sao ? Tại vì họ đã có một quyết định chính trị, mặc dù họ không biết đấy là chính trị, họ chỉ nghĩ rằng chạy về nơi an toàn thôi.

Từ 1954 đến 1965, có ai người miền Nam ra đánh miền Bắc đâu ? Tức là miền Bắc trong những năm đó đang … thái bình mà. Vậy tại sao dân lành không tìm trú ẩn ngoài Bắc ? Không xin … tỵ nạn ngoài Bắc ? Là nơi khi đó đang yên ổn và cũng là đất nước VN mà, mặc dù sau hiệp định Genève đã trở thành 2 Quốc Gia khác nhau ? (VC tiếp tục đánh miền Nam tơi bời, đến nỗi từ 1965, HK lấy cớ đó đem quân sang VN và từ khi đó mới có chuyện Mỹ bỏ bom Bắc Việt … Từ đó Bắc Việt mới bị bất ổn).

Ví dụ 2 : Khi mất miền Nam VN, cả miền Nam tháo chạy … băng rừng, vượt suối sang Cao Miên, hoặc … tìm thuyền chạy ra biển, hay tìm mọi cách ra đi, nào theo diện con lai, lai gì cũng Ok, cũng Đắc Co hết, miễn cứ “được là lai” là mừng hết lớn), nào tìm thân nhân ở ngoại quốc, ba đời không liên lạc, vẫn nhờ bảo lãnh … để trốn xa CSVN.

Đó là một quyết định chính trị.

Ví dụ 3 : Khi an toàn ở Hải Ngoại rồi, làm ăn khấm khá, 20 chục năm sau, thoải mái rồi, nghĩ đến du lịch cho sướng thân. Về VN cho thỏa nhớ mong v.v … Rồi khi trở về xứ “tạm dung” (tạm dung là thời đó thôi, sau này công ăn việc làm thịnh vượng, con cháu đầy nhà, thì kêu bằng quê hương thứ hai), một thiểu số la bài hải rằng “trở về đây rồi, chỉ thích xem Truyền Hình hay DVD của VC, có cải lương, có kịch, có tân nhạc VN, và VN ngày nay đẹp lắm, sướng lắm” và thường dùng ngôn ngữ của chế độ CS (có lẽ 1 phần vì e ngại lỡ quen miệng dùng ngôn ngữ QG khi về chơi VN sẽ lộ nguyên hình Boat people ngày xưa, hay chạy từ 75. (Tôi biết có gia đình về chơi VN, bà mẹ dặn dò mấy đứa con sinh ra và lớn lên ở ngoại quốc rằng : ra đường không được nói tiếng Pháp và khi thấy công an thì cấm không được gọi là VC). Hay giản dị và thực tế hơn … vì dễ dãi với chính mình, tự để cho mình tiêm nhiễm ngôn từ sai lệch, thoái hoá của kẻ 34 năm trước đã khiến mình tìm đường chạy trốn té khói … Hoặc để giống như người trong nước, kẻo bị … giá cả chém, cứa cổ. Nhưng những người khen nức nở này … vẫn sinh sống ở “Quốc Gia tạm dung”, mặc dù chính họ nhận xét thấy “VN bây giờ sướng lắm”, nhưng họ vẫn không về VN ở luôn như xa xưa. Tại sao ? Tại vì họ có một quyết định chính trị. Nên nhớ rằng, muốn trở thành đảng viên CS, phải có 3 đời là bần cố. Bần cố là gì ? là những người dân ở hạ tầng xã hội, vô học, vô giáo dục, du đãng, du côn, giết người, cướp của, ít ra cũng có thành tích bất hảo, khố rách áo ôm, không làm nên việc gì. Khá hơn tí xiú thì là tá điền, người giúp việc (= đầy tớ, là chữ mà tôi không thích dùng), bị chủ bạc đãi hoặc ganh tị vô lối với chủ, đâm ra thù oán chủ. Đảng CSVN, một nhóm người ma mãnh, chọn lựa những kẻ bần cố hay bị thiệt thòi này, huấn luyện thành đảng viên. Vì ngu dốt, nghèo hèn, nên bọn bần cố này sung sướng được gia nhập đảng, được giao phó cho 1 công tác gì đó. Tất nhiên ra công phục vụ đảng. Sau này nhờ công trạng với đảng (có nghĩa là đấu tố cha mẹ, tận diệt người Quốc Gia chúng ta), rồi nhờ ma mãnh, mà trở thành ông nọ bà kia trong đảng. Một bọn ngu dốt và tham tàn chỉ lấy đảng CS làm lá chắn và văn hoá thui chột của bọn xuất thân bần cố đó làm kim chỉ nam, sau này nhét trong lý lịch những bằng cấp giả, thì văn chương, văn hoá của chúng có gì sáng lạn ? để mình … học hỏi hay … bắt chước ? Sự thật 100 %, cách đây gần 20 năm, tôi vô tình gặp 1 đảng viên CS sang Pháp học Nàm Người Nái (phi công) để về Nái cho ViệtLam AirNines, khoe rằng trước đó đã Nà Người Nái xuất thân bên Mốt Cô Va, đã Nái In Nu Chin cơ đấy.
Nhưng mà anh ta … Lói ngọng (L=N và ngược Nại) và không biết 1 chữ tiếng Pháp.

Khi học, có người thông dịch sang tiếng VN. Ba tháng sau, nghe tin anh ta … thi rớt. May phúc bẩy mươi đời cho dân VN cần đi máy bay. Một anh Lói ngọng (cho dù là tật bẩm sinh hay do quê quán) mà đảng CSVN cũng lựa chọn cho đi học Nái máy bay dân sự, thì thấy rõ đảng Lày coi trọng sinh mạng hành khách hay không và chứng minh rằng cứ con ông cháu cha thì … suông sẻ cả. Một anh Lói ngọng, mà đã tốt nghiệp Người Nái ở Thiên Đường CS Nà Niên Xô, thì đủ hiểu bằng cấp của những đảng viên CSVN có giá trị cao đến thế nào. Tuy nhiên vẫn bị loại bỏ khi sang “đế quốc Pháp” học.

Sự thật 100 % nữa, năm ngoái, khi sang Sydney. Chúng tôi ghé vào casino ở Sydney, vì đi du lịch thì hay tò mò chứ không để đánh bài. Gặp 2 cô VN trẻ, ăn mặc hở hang, nói tiếng … Bắc Kỳ … kỳ cục, trong thang máy. Hai cô cứ bô bô bảo nhau như chỗ không người “mày cứ bám trụ cái thằng đó cho tao, nó đông bạc nhưng cáu cạnh” … Vợ chồng tôi nhìn nhau, chỉ hiểu lơ mơ thôi. Ra khỏi thang máy, tò mò thúc đẩy, chúng tôi theo chân, thấy 2 cô này đi tới 1 nhóm chừng hơn 20 cô cậu trạc tuổi, cũng có cách ăn mặc, giọng nói và ngôn ngữ … kỳ cục này, đang đánh bạc. Khi đó là hơn 10 đêm thứ Tư. Những thanh niên này có thể là … sinh viên du học (tiếng VC là du sinh), chắc chắn đa số là con ông cháu cha, tức là con cháu bọn bần cố ngày xa xưa, nay thành … bộ trưởng, thứ trưởng này nọ. Ngay buổi tối giữa tuần, mà đi đánh bạc, thay vì ở nhà học (tiền ở đâu mà những sinh viên đó có để đánh bạc ? Chắc chắn tiền ông bà, cha mẹ chúng ăn cướp và tham nhũng rồi). Thử hỏi học hành như thế, tư cách như thế, ngôn ngữ như thế, văn chương, văn hoá của chúng có gì làm đẹp thêm cho nền văn hoá đã có từ xa xưa, của người Quốc Gia không ? Chỉ một số rất hiếm sinh viên du học đến nơi đến chốn, có bằng cấp thật sự, nhưng truy ra thì là … ”con của nguỵ” kẹt lại. Sau khi xét thấy cần phải cho đám “con nguỵ” này học lên đại học (trước đây thì cấm vì lý lịch của cha mẹ), nếu không sẽ chẳng còn ai làm việc cho ra hồn, thì những thanh niên “con của nguỵ” đó mới được ngoi lên, được du học. Nhưng khi về nước cũng không được làm những chức vụ tối cao xứng với bằng cấp. Nếu truy ra được bằng cấp của những bộ trưởng, thứ trưởng, tổng giám đốc hiện nay ở VNXãNghĩa xem thế nào ? Tóm lại, người ta đánh giá một Quốc Gia qua văn hoá, qua văn chương và qua … .ý thức chính trị của người dân xứ đó. Qua thời gian, văn chương, văn hoá thay đổi, thêm, thắt, chết đi, sống thêm, giầu có thêm hay thui chột đi, trong sáng hơn hay nghèo nàn hơn là tuỳ ở mỗi người dân qua nhiều thời đại, ở mỗi người chúng ta ngày nay. Theo một ít người thì ngôn ngữ QG hay ngôn ngữ VC cũng là tiếng VN cả, thì cứ tha hồ dùng thoải mái, câu nệ gì QG hay VC, những tính chất chính trị linh tinh ấy, không kiêng kỵ gì chữ nghĩa khi viết, mà phải phân biệt ? Lòng tôi rất bất mãn khi phải nhận bọn VGCS là người VN. Tuy nhiên, nếu thấy sai lệch mà vẫn dùng, thấy nặng nề mà vẫn viết, vẫn đọc, vẫn phổ biến, thì hoá ra chấp nhận sự thui chột của văn chương, của văn hoá VN. Không cần phải là nhà văn mới cần gìn giữ văn chương cho hay, cho đẹp. Những ca dao hay, đẹp, ý nhị, đôi khi tục mà thanh, thanh mà tục, của VN được lưu truyền đến ngày nay, cũng là nhờ người dân VN bình thường, chất phác, trong dân gian, sáng tác ra hoặc biết gạn lọc những cái hay, cái dở. Nhưng ngày nay mình được ở nơi tự do, mình có quyền chọn lựa cái hay, cái đẹp của văn hoá VN, chưa kể còn có bổn phận phát huy, duy trì, bảo tồn nữa, tại sao mình còn dùng những từ ngữ ... sai bét của VC như thế ?Ví dụ chữ “phát huy” trong câu viết trên, nếu cho rằng “đó là chữ của VC” mà tôi vẫn dùng, thì xin hiểu rằng : khi tôi dùng chữ này đúng với ý nghĩ của tôi muốn nói là “cần mở rộng ra 1 cách mạnh mẽ”, ai đọc chữ này trong câu viết ấy vẫn hiểu ý tôi, thì tại sao không thể dùng ? Tôi chỉ viết rằng không nên dùng ngôn ngữ VC nếu như nó sai lệch, ngây ngô, hay vô nghĩa hoặc là làm cho câu văn nặng nề, hay tối tăm. Ví dụ câu : hàng giả, hàng nhái diễn ra ở diện rộng (văn chương VC). Chúng ta có thể thay bằng câu này = hàng giả xuất hiện ở khắp nơi (văn chương Quốc Gia). Vừa nhẹ nhàng vừa dễ hiểu. Phân tích thêm, chúng ta nhận thấy tại sao câu văn VC nặng nề, tối nghĩa.a/ hàng giả = hàng bắt chước, cũng tức là hàng nhái rồi, không cần phải viết lập lại, chỉ trừ cho rằng hai thứ hàng này … khác nhau. b/ ở diện rộng = là bao nhiêu km2, bao nhiêu hecta hay mấy thành phố, mấy vùng ? Thì viết rằng, ở khắp nơi, có phải tiện hơn không ? Nếu cho rằng cả miền Nam bây giờ xài ngôn ngữ sai lệch đó thì chúng ta cũng xài, chẳng hoá ra quá dễ dãi với chính mình ? và vì thế vô tình làm hại cho văn chương, cho văn hoá VN. Nhất là chúng ta may mắn hơn những người ở VNXHCN, họ không có chọn lựa nào khác, họ đành phải chấp nhận các từ ngữ què quặt, vô nghĩa, ngây ngô đó và rồi theo thời gian ngôn ngữ đó trở thành … thông dụng mà thôi, và cứ … cha truyền con nối … Có người nói rằng : hiện nay thanh niên thế giới và kể cả ở VN, toàn dùng SMS, hay CHAT tiếng lóng với nhau, mà họ hiểu nhau nhanh như chớp, để dẫn chứng rằng thứ ngôn ngữ đó trở thành … thông thường, thông dụng, vậy ngôn ngữ VC cũng … thế thôi. Tôi xin đưa ra một bằng chứng về phản ứng ở Pháp : Bộ Giáo Dục Pháp hiện nay kêu trời vì nhận thấy rằng bọn trẻ ở Pháp không biết viết 1 câu cho ra hồn, sai be bét, từ chính tả, đến cách dùng từ ngữ, nói gì đến câu văn. Tại sao ? tại vì chúng chỉ viết SMS, hay Chat với nhau bằng tiếng … lóng (như dẫn chứng trên). Một thứ ngôn ngữ mới, thật ra chỉ giới hạn trong giới trẻ. Thứ ngôn ngữ mới này phản ảnh xã hội … mới và tuy có làm “văn chương dân gian” phong phú hơn, nhưng ngược lại nó làm thui chột con người và văn hoá của Quốc Gia đó. Thử tưởng tượng trong 20 năm ròng, đứa trẻ này cứ dùng loại tiếng lóng đó để viết và nói, sau này, nó còn biết nói và viết như chúng ta bây giờ không ? Cái xã hội mà chúng và bạn bè trang lứa của chúng, những trẻ chỉ biết viết SMS và Chat tiếng lóng đó, sẽ ra sao ? Sau này chúng làm bộ trưởng, tổng thống ư ? Vậy các bậc cha anh và bộ giáo dục kéo còi báo động là quá đúng. Trở lại chuyện ngôn ngữ VN. Khi tôi di cư vô Nam, tôi 11 t. Ở trường, ở lớp, tất nhiên có 1, 2 bạn người Bắc di cư như mình và rất nhiều bạn miền Nam. Tôi học được nhiều từ ngữ của miền Nam và tôi xài cho tới nay. (Những chữ tôi gạch dưới ở nhiều nơi trong bài viết này), nhưng tôi vẫn giữ giọng và rất nhiều từ ngữ Bắc. Tại sao phải bỏ để bắt chước các bạn miền Nam ? vì mấy chục triệu người, tức cả miền Nam, người ta nói thế, viết thế, rồi mình cũng phải bắt chước ư ? kể cả nói sai và viết sai, ư ? (Ây là cùng QG với nhau, có cùng mức giá trị). Ngược lại các bạn miền Nam cũng vẫn giữ giọng, vẫn giữ cách viết của mình, đâu có bắt chước người Bắc, kể cả khi họ nói sai và viết sai. Và người cả 2 miền thêm vào ngôn ngữ của mình “cái mới” nếu thấy tốt, đẹp, và đúng. Vì thế mà văn chương miền Nam VN (của người Bắc và người Nam ở dưới vĩ tuyến 17 = người Quốc Gia) rất phong phú và rất đẹp. Không chịu tìm hiểu và xử dụng là … rất dại, rất uổng. Trong khi ở VNXãNghĩa, có hơn 82, 83 triệu người, chỉ có hơn 1 triệu đảng viên thôi, mà chúng áp đảo nổi cả nước phải dùng ngôn ngữ dốt nát của chúng hay sao ? Hồi chúng mới cưỡng chiếm, thì dân còn sợ chúng, nhưng ngày nay … Hay là cũng tại chính mình quá dễ dãi, cho rằng đó là … tiếng VN cả nên cứ xài tưới hột sen ? vô tình giúp cho cái xấu tràn lan ra thêm ở cả Hải Ngoại ? Tại sao tôi xài chữ miền Nam ? tại vì những từ ngữ đó không làm sai lệch ý nghĩ của tôi khi tôi nói hay viết, tại vì chỉ làm phong phú hơn ngôn ngữ VN và không làm câu văn nặng nề, tối tăm hơn. Ở miền Nam được ít lâu, tôi thấy nẩy sinh ra một lô những chữ mới và được dân gian dùng rất nhiều, đôi khi tôi cũng dùng, như : hết sẩy, sức mấy, sức mấy mà buồn, bỏ qua đi tám, nghèo mà ham, quê một cục, tưới hột sen … Vì những chữ dân gian này vẫn lột tả đúng ý của người dùng nó, không làm thui chột văn chương VN, trái lại nó làm cho giầu thêm văn chương dân gian. Tuy nhiên cũng có thấy xuất hiện vài từ ngữ ngây ngô, vô nghĩa (rất ít, không nhớ làm gì, chỉ đáng loại bỏ) và chắc chắn không thể dùng ngôn ngữ này khi hành văn có tính cách văn chương cao. Lại nhân đọc thấy rất nhiều trong các bài viết qua internet, tôi xin nói về tên cái xứ Tầu Cộng. Từ ngàn xưa, tiền nhân VN vẫn gọi là Trung Hoa. Tưởng là một tên … xưa lắc, xưa lơ chăng ? Thưa không.Thì họ là Trung Hoa, dù qua bao nhiêu thế kỷ thì vẫn là Trung Hoa chứ ? Đâu phải tên Trung Hoa có từ đời … Khổng Minh mà rồi hết xài được, và mình xài giờ này thì hơi … quê ? Tại miền Nam VN, người Tầu ở Chợ Lớn được gọi là Hoa kiều. Sau họ lấy quốc tịch VN, thì gọi họ là người Việt gốc Hoa. Qua lối gọi Trung Hoa hay Hoa Kiều, tiền nhân của chúng ta, kể cả người VN thế kỷ 20 và người ở Hải Ngoại có ý thức, của thế kỷ 21, đã rất thông minh, âm thầm “từ chối”, “không công nhận” nước Tầu là Trung Quốc (1 qg ở chính giữa) và khẳng định nước VN của chúng ta “không phải và không bao giờ” là … chư hầu. Từ 1949 Trung Hoa thay đổi thể chế, trở thành cộng sản, thì gọi là Trung Cộng. Đúng quá rồi. Nhưng bây giờ chúng lộ liễu muốn chiếm đoạt đất nước mình, thì gọi chúng là Tầu Cộng, có gì … xúc phạm ? Chỉ kể từ khi đảng CSVN thôn tính miền Nam, để tâng bốc đàn anh, môi hở răng Nạnh, sông Niền sông, Lúi Niền Lúi, tên Trung Quốc được đem ra dùng và vô tình hay hữu ý … người dân cũng dùng một cách rất vô ý thức. Tất nhiên người trong nước XHCNVN bây giờ bắt buộc dùng tên này vì bị nhà cầm quyền CSVN áp đặt, không gọi giống như nhà Lước, Nỡ ra bị ghim tội “xách mé phản động” thì Nàm thế Lào đây ? hoặc cũng … ngây thơ cho rằng … mọi người gọi thế, thì mình cũng gọi như thế … vì cũng là chữ VN cả ? Người miền Nam VN có rất nhiều đức tính, rất tốt, nhưng đồng thời cái tốt đó bị kèm theo sự ngây thơ. Trong khi hơn 700 ngàn người Bắc bỏ nhà bỏ cửa, bỏ gia đình thân quyến, nước mắt ngắn dài, vô Nam xa lánh chế độ CS, thì vài chục hay vài trăm ngàn (không rõ con số) người miền Nam đi tập kết ra Bắc, chỉ vì ngây thơ, nghe ngon ngọt của CSVN. Khi chia đôi xong đất nước, VC cho người vào nằm vùng, đặt mìn nơi trường học, chợ búa, sẻ đường, đắp mô, gây rối loạn, xúi dục … và chiêu mộ người Nam nằm vùng, làm lợi cho chúng, phá hại Quốc Gia, ăn cơm Quốc Gia thờ ma CS, cõng rắn cắn gà nhà. Tất cả cũng chỉ vì ngây thơ và dễ tính, xuề xòa. Khi mất miền Nam rồi, chính những người “chấp chứa” VC trong nhà, nằm vùng, chúng ta gọi là bọn 30 tháng 04 (vì vào ngày đó mới lộ nguyên hình), mới tá hỏa, biết rằng bị lừa gạt. Những “dân oan” đang biểu tình, đòi đất, đòi ruộng ngày nay, đa số là người đã làm ơn cho VC năm nào. Những ruộng, vườn trước đây nó thí cho (nó lấy của người điền chủ chứ nó đâu có đất ruộng mà cho ai), thì bây giờ nó cướp lại để xây sân golf, hay xây resort, hoặc bán cho ngoại quốc … Sự dễ tính, ngây thơ đã đem lại hậu quả ngày nay. Chẳng lẽ kinh nghiệm chua cay đó cứ tái diễn mãi, kể cả trong phạm vi văn chương, ngôn ngữ ? Đảng CSVN có lời dạy đảng viên rằng : “cứ nói dối, nói riết, nói mãi, sẽ trở thành sự thật”. Mình cũng nên hiểu rộng ra rằng chúng ngầm muốn bảo : lời ngu, lời sai, cứ dùng mãi sẽ trở thành … ”chân lý”. Tóm lại, tôi không trách móc, càng không có tư cách gì cấm đoán, những ai dùng ngôn ngữ VC, tôi chỉ mong mỏi họ không dùng, vì ngôn ngữ đó làm hại cho nền văn chương và văn hoá VN.
Như 2 người cùng đi trên một con đường, một người nhìn thấy hòn đá nằm ngang đường mà chỉ cho người đang bước tới để tránh mà thôi. Chắc chắn là với ý tốt. Tất nhiên người đang bước tới có hoàn toàn tự do tránh né hòn đá hay vẫn bước lên nó. Té (ngã) hay không là tuỳ ở tài năng hay may mắn của họ. Chạm tự ái hay không (ai khiến bạn chỉ ? tôi cũng nhìn thấy hòn đá nhưng tôi không cho rằng nó có thể hại đến tôi) là tuỳ ở sự hiểu ra hay không lòng tốt hay ưu tư của người nọ.

Nếu nói rằng : những người chán, ghét Cộng Sản (như tôi) “quá khích” thì có lẽ vẫn chưa hiểu vì sao chúng ta vượt biên (vượt qua biên giới VN bằng đường bộ, đường biển, bảo lãnh). Chưa hiểu vì sao cả Liên Sô và Đông Âu sụp đổ.

Cái “quá khích” của chúng tôi chưa bằng hạt bụi, so với tội ác tầy trời của lũ buôn dân bán nước VGCS và hậu quả tai hại của ngôn ngữ thui chột kia.

Nếu nói rằng : ai không thích loại ngôn ngữ VN (VC) đó … thì đừng đọc nữa … thì hết chuyện để nói.

Và như thế chỉ còn rất buồn và rất lo cho văn chương VN.

Thân mến,

Vân Hải

No comments:

Blog Archive