Monday, July 27, 2009

On Vietnam, Cronkite told it the way it wasn’t

Robert J. Caldwell
OpEd Contributor

July 27, 2009 Late CBS News anchor Walter Cronkite may have been at one time “the most trusted man in America,” but he was hardly infallible.

When he broke his own code of objectivity to editorialize against the Vietnam War, he got it very wrong with terrible consequences.

Cronkite made a celebrity trip to South Vietnam in the immediate wake of the 1968 Tet Offensive, during which some 100 cities and towns were attacked by communist Viet Cong forces. Cronkite and much of the American press played this as a disaster for American efforts.

Cronkite returned to deliver an unprecedented on-air editorial calling the war an “unwinnable stalemate.” He urged an end to U.S. “escalation” and called for negotiations with the North Vietnamese to end the conflict. Despite its undoubted shock effect and its damaging political consequences in the United States, Tet was in fact a crushing military defeat for the communists. The Viet Cong lost 40,000 of their best troops, a shattering blow from which they never recovered.

The national uprising confidently predicted by the communists never occurred. South Vietnamese troops, which the Viet Cong hoped would collapse or defect, instead fought resolutely. The communists failed to hold a single town or city they attacked.

The strategic consequences of Tet were also far from what Cronkite supposed. Tet effectively destroyed the Viet Cong as a major military force. Thereafter, the brunt of ground fighting in South Vietnam on the communist side was borne by the North Vietnamese army, a distinctly alien force in the South Vietnamese countryside.

South Vietnam rallied after Tet. A reinvigorated Saigon government significantly expanded and improved its armed forces.

Communist atrocities, notably the systematic execution of 6,000 defenseless civilians by Viet Cong forces in Hue, helped an unprecedented civilian mobilization across South Vietnam. Four million South Vietnamese civilians (out of a total population of about 17 million) joined local self-defense militias to help defend their villages.

On the American side, new commanders in Vietnam and a new president in Washington brought better strategy – an aggressive pacification campaign, modern arms, a central role for the South Vietnamese army, and, in a bow to political necessity, a concomitant draw down of U.S. combat troops.

By 1972, Cronkite’s “unwinnable stalemate” was looking far more promising. A stronger, more stable Saigon government controlled most of the land area of South Vietnam and 90 percent of the country’s population.

The badly battered Viet Cong were largely neutralized. The North Vietnamese army’s Easter Offensive that year, an outright invasion of South Vietnam, was defeated by South Vietnamese forces backed vigorously by U.S. air power.

Here were the makings for the survival of a non-communist South Vietnam that, like South Korea, could have endured and prospered as a free nation. That it all ended instead in the fall of Saigon to North Vietnam’s invading army in 1975 was a consequence of flawed American diplomacy, Hanoi’s flagrant violation of the 1973 Paris Peace Accords, the Watergate scandal that removed Nixon, and an American Congress that shamefully pulled the plug on U.S. aid pledged to our allies in Cambodia and South Vietnam.

Cronkite was unrepentant. In a 1992 interview, he blithely suggested his stand helped shorten the war. No one, it seems, asked him about an American defeat, millions of boat people refugees, communist genocide in Cambodia, and a long night of tyranny for our abandoned allies.
Whatever Cronkite’s skills as a broadcast journalist -- and they were undeniably impressive -- his legacy is tarnished by the one time he publicly switched from facts to opinion, and got it all so wrong.
Việt Nam quê hương cha mẹ tôi

Nước Việt ngàn năm đau thương
Tôi trở lại quê hương vào một tuần trước Tết. Lòng bồi hồi, nôn nóng vợ chồng tôi đi vào cổng hải quan. Sau lưng tôi và trước mặt tôi là những người Việt sống ở nước ngoài (thường có biệt hiệu là ... việt kiều), mọi người đều “nhét” một hai tờ “giấy xanh” vào trong passport của mình. Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao thì họ cười mĩm chi và bẻn lẻn trả lời: “Ối thì thí một chút đỉnh cho đở bị làm khó dễ”. Tội nghiệp cho dòng máu anh hùng bất khuất của những Phạm Ngũ Lão, Quang Trung, Lê Lợi, Hai bà Trưng của đất nước Việt ! Tôi rất buồn vì thấy người Việt Nam, phần đông nhúc nhát, sợ khó khăn và ích kỷ. Họ không biết rằng hành động của họ là nguồn cội của tham nhũng và hối lộ. Càng tệ hại hơn là họ là những người đã được sống ở nước văn minh, tiếp xúc với nguồn máy thanh liêm, trong sạch của nước tiến bộ, thế mà họ lại “tự thụt lùi, cuối mặt trước mặt ... hải quan Việt Nam !”.

Ra khỏi phi trường Tân Sơn Nhứt chúng tôi được tiếp đón “nồng hậu” bởi một đoàn tài xế Taxi. Thật sự mà nói, họ toàn là phần tử của một tổ chức làm tiền của phi trường mà thôi. Taxi phi trường là taxi “đặc biệt”, không dùng đồng hồ để tính tiền, họ chuyên nghiệp lừa đão ngoại kiều hay việt kiều về giá cả. Họ biết rất rỏ là những người này, vừa đến VN nên chưa biết tiền nong ở đây, là những con mồi béo bở nhất. Hơn thế nữa, họ cấm tất cả các loại Taxi khác vào phi trường để đón khách. Vì thế, vừa bước chân xuống đất mẹ, chúng tôi đã bị làm thịt bởi một đám “mafia phi trường rồi”. Từ phi trường về An đông plaza khoảng 10km, theo đồng hồ thì 10,000đ/1km, vậy thay vì chúng tôi phải trả 100,000đ, chúng tôi phải trả 250,000đ. Đó là sau khi đã trả giá gần nữa tiếng đồng hồ và đã thay đổi hơn 4 tài xế. Có tên còn đòi 500,000đ một cách trắng trợn. Ôi dân tộc Việt hiền lành, chấc phát và cần cù ở đâu cà ?
Taxi chạy từ phi trường ra đường thành phố tôi mới tận mắt thấy thế nào là lối chạy “rừng rú” của một dân tộc tự hào rêu rao là mình đã có “ 4000 năm văn hiến”. Xe lớn ép xe bé, xe bé ép người đi bộ lớn, người đi bộ lớn ép em bé nhỏ hay người tàn tật, già cả. Cái tinh thần rừng rú đó là do đâu ? là do dân trí và đạo đức Việt còn quá thấp. Nếu ông, cha, mẹ, chị, anh mà hành động rừng rú thì hỏi làm sao con em có thể đạo đức được. Chúng ta hảy nhìn vào cách chạy xe của dân ta, nếu ta chạy xe đúng luật, không chèn ép xe nhỏ hay yếu hơn ta, nhường nhịn người hay xe nhỏ hơn ta như những quốc gia văn minh mà tôi biết, thì tôi sẽ là “quái vật ở thành phố mang tên Bác !!” và tôi sẽ đứng một chổ cho đến nửa đêm khi phần đông dân chúng đã ... đi ngũ.

Nhìn từ sân thượng nhìn xuống vùng Chợ Lớn An Đông tôi tưởng chừng mình đang sống ở thời kỳ Tết Mậu Thân, khi Chợ Lớn bị dội bom và chảy lớn. Tất cả đều bị bao phủ bởi một lớp khói xám xịt dơ bẩn bám lấy toàn vạn vật bên dưới. Tiếng xe máy dầu, tiếng bóp kèn in ỏi, tiếng chửi bới, rao hàng lẫn lộn với nhau cộng với mùi hôi thúi ... từ đâu tới tạo thành một không khí bất hủ của ... hòn ngọc viễn đông xứ Việt ta !!. Nhìn qua chợ An Đông, dọc đường vào chợ, ôi thôi rác ơi là rác. Dân ta rất ư ... thực tiển: chổ nào của chung là ta cứ ... tận dụng. Có gì phế thải hay dơ bẩn thì ta cứ cho vào chổ chung đó, còn có gì có thể lấy xài được ở chổ chung đó thì ta cứ ... chơm. Vì thế rác từ nhà tư, cửa hàng bán đồ, hàng gánh, và người đi chợ đều dồn cả ra đường cản trở lưu thông, xú uế toàn vùng. Xin đừng đổ tội cho sự nghèo nàn nhé. Cái câu “nghèo cho sạch rách cho thơm” mà thầy giáo tôi đã dậy tôi từ thuở sơ cấp bây giờ chắc đã đi vào quên lãng hay chỉ còn xuất hiện trong những chương trỉnh TV đề cao tinh thần “tự giác” của nước Việt anh hùng láo khoét mà thôi.

Chán nản, tôi vào phòng, bật TV, tìm coi HTVN thì ô hay, 2 đài đều chiếu phim .... ba tàu, hàn quốc còn một đài thì đang đề cao tinh túy của ... đảng ta. Thôi thà ta tìm đài CNN hay BBC để theo dỏi tình hình của Barack Obama còn có lý hơn !

Không có gì quí hơn đô la và chức phận
Ra đến Long Hải ngày mùng hai Tết, vợ chồng tôi ngụ tại Long Hải Beach Resort. Nơi đây dập dìu bà lớn ông to. Ai nấy đều tận hưởng cái đẹp của resort này. Sau vài ngày ở đây, chúng tôi cảm thấy hoàn toàn lạc lỏng giữa đám Việt “thượng lưu” này. Ngu dốt, xấc xược, thô bỉ là những từ rất xứng đáng với hạng người này. Từ cha, mẹ đến con cháu đều đối xử tệ hại với ngưởi phục dịch cho mình. Họ nghỉ khi họ có tiền tung ra tức họ là chủ, họ có quyền chửi mắng người khác đúng với tinh thần “đồng chí” của Bác. Họ nghỉ khi họ có tiền bỏ ra để vào nhà hàng ăn Buffet là họ có quyền phung phí, ăn một lấy mười, đem cả chai whiskey của mình vào nhà hàng để nhậu một cách vô tư. Họ còn không biết hổ thẹn không buồn thay cả cái quần tấm dơ bẩn tục tỉu mặc ở bải biển và cái áo ba lỗ tồi tệ hôi hám vào nhà hàng sạch sẽ, đẹp đẻ để ăn. Họ nghỉ rằng ta có tiền thì ta có quyền “làm gì thì làm”. Đó, chính đó là ngu xuẩn của họ đó. Nhưng mấy tên đó, những cái đĩ đó có biết là mình đang làm trò hề cho thiên hạ xem hay không ? Người Việt, ngoại quốc và luôn cả nhửng anh phục dịch nghĩ sao về loại “đười ươi” này? Còn những cậu ấm, cô nhiêu thì sao? Cha mẹ như thế thì làm sao mà khá cho nổi. Cô cậu thì mặc sức “một hai ba dzô!”, lâu lâu xọt ra những câu ngoại ... bồi như ...lết xì gô để tỏ ra là mình ... có học, đi đâu cũng vênh váo cái mặt xấc xược của mình và mặc sức sai bảo bồi bàn chạy như dế. Một buổi trưa nọ, vợ chồng tôi đang chơi billard thì có khoản 6-7 cô cậu đến. Có lẽ đã quen cái lối “ngồi trên ăn trước”, nên cô cậu ngứa ngáy không muốn chờ phiên mình. Họ bèn xúm nhau đứng sát vào bản chúng tôi đang chơi mà ... ngó. Tội cho cô cậu là cô cậu quá nhút nhát không đủ can đảm để hỏi một cách lễ phép người đang chơi bao giờ xong bàn và từ tốn chờ đợi phiên mình. Có thế người đang chơi tất nhiên sẽ cảm phục và sẽ nhường bàn cho họ. Nhưng không, cô cậu lại ào lại, chỉ lấy mắt ngó và nghĩ là người đang chơi sẽ ... rùn mình mà nhường bàn cho mình vì mình là “con ông bự đang du hí ở .... resort mà”. Còn lâu con ạ, con cứ chờ đi. Chúng tôi từ từ chơi hết bàn này đến bàn khác, chơi cho đến cô cậu nhìn đến lòa mắt và phải hô lớn chử “lết xì gô”.

Chưa hết, sau 5 ngày ở Long Hải, chúng tôi đến đai sảnh của resort để checkout. Đúng là một cái chợ. Không biết người Việt có còn biết từ kiên nhẫn là gì không nhỉ? Mặc sức anh, mặc sức chị, mặc kệ anh đứng trước hay chị đứng sau, tao mạnh tao “cồ” tao đi đầu. Nhưng thật sự những tên “cồ” đó lại là những tên nhát nhất. Tôi phải vổ hai cái vai, nắm một cái tay và đã “dạy” gần 4 lần bài học lễ phép cho đàn Việt “thượng lưu” này. Chúng nghe xong liền bẻn lẻn cúi mặt đi xuống phía sau một cách ngoan ngoản mà thôi. Đúng, dân Việt “anh hùng” chỉ hù được những kẻ ngu dốt, sợ sệt vô cớ (như những ... Việt Kiều yếu bóng vía), chứ nếu ta đường hoàng, kỷ luật và lễ phép thì chúng sẽ xấu hổ và sẽ cúp cổ trước ta. Tôi nói đây là nói cho trường hợp của tôi mà thôi vì tôi hiểu rất rỏ là nếu tôi là dân Việt, làm việc và sinh sống dưới gộng kèm của bọn rừng rú này thì tôi cũng phái ngậm câm miệng mà nuốc hận.

Không lẽ thành phần lãnh đạo, cán bộ cao cấp Việt Nam và con em của họ phần đông là như thế cả sao? Thế thì nếu tôi ở lại Việt Nam, tôi sẽ phải dạ dạ vâng vâng với loại “đười ươi” này sao? Tôi nghỉ tôi sẽ phải lội ra biển đông để tìm đất. chết còn hơn.
Xin tặng mấy em sinh viên xuất ngoại một câu ca dao sau đây nhé:
“thà ta làm quỉ ngoại bang, còn hơn làm dân đất Việt” .

Một khi cửa nguc tù mở rộng, rồng sẽ bay ra (lời của Bác).
Đã hơn 33 năm cửa tù đã mở chúng ta vẫn còn ... chờ rồng bay ra. Tôi không thấy bóng dán rồng đâu nhưng tôi lại thấy đầy dẫy ruồi nhặn, côn trùng, ếch nhái ... bò ra. Nào là ruồi Lan Anh, ruồi Lan Rừng, ruồi Taxi Mai Linh, trùng Saigon Tourist, trùng hải quan VN, ếch thành ủy thành phố, nhái đại tá công an lo việc giao thông và trật tự cho thành phố mang tên Bác. À quên bên cạnh lủ đó còn xông ra mùi ... ống cống của những tỉnh lỵ hay thành phố mà tôi được đi qua. Chắc nơi suối vàng Bác sẽ vuốt râu mà khóc khi nhìn lại cái quê hương mà Bác đã thí hết một đời mình để giải phóng.
Khi tôi đi tới một nước nào đó, tôi rất chú trọng đến lối giao thông trên đường phố của quốc gia đó. Nó sẽ cho tôi một cái nhìn rất chính xác về nhiều sắc thái của nước này:
1) Luật pháp
Đường xá có đầy đủ ranh, có đầy đủ đèn giao thông, có đầy đủ bản chỉ dẫn, có đầy đủ cảnh sát công an để bảo trì luật pháp. Nếu những điểm chủ yếu trên mà không có thì chứng tỏ quốc gia đó thiếu kỷ luật, hành chính nước đỏ lỏng lẻo, và cán bộ đầu nảo xứ đó không lo lắng cho an nguy, sức khoẻ và dân trí của nước mình. Trong tất cả quốc gia tôi đã đi qua Việt Nam “4000 năm văn hiến” đứng hàng ... chót cùng với Campuchia.
Tôi đã đi qua: Pháp, Bỉ, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hòa Lan, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Hoa, Hồng Kông, Ma Cao, Thái Lan, Indonesia, Mễ Tay Cơ, Campuchia.
2) Dân trí
Người xử dụng xe trên đường phố chính là dân dã bình thường. Trong một khoản khắc, chỉ nhìn về lối cư xử của người lái xe trên đường phố sẽ cho tôi một khái niệm rất chính xác về dân trí của đại đa số người dân quốc gia đó. Tất cả người xử dụng đường xá phải theo đúng luật là điều tiên quyết tối thiểu mà người dân phải nằm lòng cho dù không có công an đứng canh. Xe là phương tiện di chuyển nhưng cũng là vũ khí giết người. Chỉ cần một người phạm pháp sẽ có thể gây ra biết bao nhiêu đình trệ, nguy hiểm, rắc rối cho rất nhiều người khác. Nhìn vào lối xữ dụng xe, tôi có thể cho biết dân xứ ấy có nhẫn nhục, kiên trì, kỷ luật, nhân đạo, nhường nhịn hay không. Trong tất cả quốc gia tôi đã đi qua Việt Nam “4000 năm văn hiến” đứng hàng ... chót cùng với campuchia.

Rồng Việt là trò cười cho cả thế giới. Tôi chỉ cần ba tuần lể sống ở đây cũng đã am hiểu luật pháp, hành chính, và cả dân trí của quốc gia này rồi. Ngày xưa Bác gọi Mỹ là con hổ giấy, thì bây giờ tôi gọi Việt Nam là con rồng vẽ. Có được không các ngài lảnh tụ của xứ Việt ... anh hùng?

Ai ơi nên thuộc nằm lòng, chỗ chung cứ xả, của chung cứ xài
Có ai từng đi dạo ở trên đường Thùy Vân Vũng Tàu thì chắc là sẽ chứng kiến cái cảnh sau đây. Một chiếc xe “cá mập” ngừng giữa lộ, đổ mọi người trên xe xuống. Họ rất hớn hở, tự động khiêng từ trong xe xuống giữa lề đường một cái lò gaz to tướng và bắt đầu “picnic” ngay tại đấy. Khoảng 10 người lớn và 8-9 trẻ em chiếm trọn hết lề đường và bắt đầu cuộc tiệc “một hai ba dzô” một cách thoải mái tự nhiên. Bao nilon, vỏ chuối, chơm chơm, vỏ cua, vỏ sò, vỏ óc, xương heo, xương bò dãy đầy trên chổ ăn uống, ve rượu, lon bia vứt đầy trên lề đường và lan ra tận mặt đường. Tội nghiệp thay cho những anh chị đoàn vệ sinh của Vũng Tàu, vừa quét dọn xong ở lề đường mỗi sáng !!.

Đó là dân trí Việt Nam. Dân không biết quí trọng nơi công cộng, không biết giữ gìn của chung, chỉ biết có mình mà không biết người khác cũng đang xử dụng lề đường. Cái mà tôi không thể nào hiểu là họ có biết thế nào là tự trọng hay không khi xả rác đầy lề đường trong lúc đó có 2 thùng rác tại nơi họ đang ăn hoàn toàn ... trống toét. Tội nghiệp cho đàn trẻ con vì chúng sống trong một gia đình mà cha mẹ anh chị chú bác là những con mọt của xã hội, và đang thi hành chiến dịch “dạy con” bằng chính hành động của mình.

Bãi biển Thùy Vân thật sự ... đáng tởm. Nào là chiếu rách, quần, vỏ bắp, lon bia, bao nylon, v..v.. đầy trên bờ cát. Dù che nắng thì cấm tận dến chí mí với mực sóng của biển để tận dụng chổ có thể cho mướn. Vì thế ta sẽ không còn thấy bải cát trắng của biển nữa mà chỉ thấy dù che nắng, dãy rác hôi hám rồi biển đục ngừ mà thôi.
Đang chen lấn giữa đám người “dạo biển” thì tôi giật mình khi nghe một giọng cười ngắt nghẻo của một người đàn bà: ”Chí ơi chí lại coi ba mầy đái bậy nè”. Tôi vội nhìn về hướng người đàn bà đang chỉ tay. Ối trời dất ơi, một tên đàn ông đang ngon lành phóng uế (xỉ c.. đứng đái) một cách ... tự nhiên giữa đám đông, đưa dương vật đen đuốc, tồi bại trước mặt biết bao nhiêu phụ nữ, con nít mà không có một chút ... ngại ngùng. Cái điều mà làm tôi ngạc nhiên nhất là mọi người hình như ... rất quen với hình ảnh này nên không có một phản ứng nào hiện trên mặt họ. Họ vẫn bình thản nói cười, ăn uống, đi đứng như không có gì lạ cả. Tôi lại càng ngạc nhiên khi thấy bé Chí ... vỗ tay cười ngặt nghẻo cùng với mẹ và hai mẹ con không tỏ một vẽ nào là hỗ thẹn hay tức giận với hành động tồi bại và tục tỉu mà cha và chồng mình đang thực hiện giữa chốn đông người. Đây là dân Việt của tổ tiên tôi đây sao? Đây là người Việt mà Bác đã hết lòng ca tụng đây sao?

Nhìn ra biển tôi thấy dân chúng tấp nập lăn mình vào sóng nước, dẫn con cháu tung tăng “nhảy sóng” ở ngay cả những vùng mà có bản “Đừng tắm vì vùng nước xoáy” và cờ đen phất phới. Đối với họ, những bản đó là dấu hiệu của những vùng ít người tắm, đở chen lấn, ít rác, là những vùng lý tưởng cho gia đình tận hưởng thú tắm biển. Đó là dân trí ... ngu xuẫn của dân Việt ta đó.

Nhưng nói làm gì đến dân ngu khi chánh quyền cũng không “khôn” gì hơn. Bãi biển Long Hải trước mặt Anaoasis và Long Hải Beach resort (hai resort sang trọng nhất nhì ở VN) có mùi thum thủm mỗi khi chúng tôi đi dạo ở đây. Nhìn kỷ lại thì té ra chánh quyền “quên”cho ống cống “nho nhỏ” của vùng đổ vào biển Đông. Với dòng nước ... đen ngồm hôi hám đó chảy vào nước biển thì chánh phủ đã nhiệt tình giúp đở các bệnh viện, nhà tang lễ, và ... trại bán quan tài được dồi dào ngân sách. Cách đó vài thước tôi thấy vài ngư dân và vài chị đàn bà đang câu cá hay đang đào sò hến. Tội nghiệp cho người mua những sãn phẩm bắt được ở đây. Tôi sực nhớ một tin tức từ báo Vietnam News có thông báo là từ nay Nga Xô sẽ không còn mua cá basa VN vì phẫm chất và vệ sinh nuôi cá không đạt được standard của quốc gia họ. Trời ơi Nga Xô mà còn chê đồ ta thì còn ai trên thế giới có thể mua đồ CON RỒNG VN đây, Chắc ta phải cho Bắc Hàn quá (Bắc Hàn đã từng tuyên bố là sẵn sàng nhận thịt bò phế thải của Âu, Úc, Mỹ châu vì thịt ấy có thể nhiểm bệnh “bò điên”).

Tôi rất ngạc nhiên khi thấy những hàng chữ “xin đừng cắt bê tông” đầy dẫy ở những vách tường trên những đường phố ở thành phố mang tên Bác và ở Vũng Tàu Long Hải. Hỏi ra mới biết là dân ta rất ư là “lao động” nghe theo lời Bác lao đông tốt . tự tay mình cưa những cột bê tông, hay khiêng những bệ xi măng về làm của. Thay vì kêu thợ đổ bê tông làm cột hay tráng xi măng làm sân thì ta rão một vòng ở những chỗ đang xây lở vở và đang bị khó khăn về tài chánh lại không đũ tiền mướn người canh giữ, đó là “của chùa”, ta mặc sức cắt, nậy, xúc tất cả cáí gì mà ta cần hay không cần (không cần thì ta bán) và “lao động khiêng về xài”.Dân Việt ta quả xứng đáng là ... cần cù, cần kiệm, lao động vinh quang ... ăn cướp.

Em ơi em … ngũm cho yên, để anh khiêng xác em ra kiếm tiền (ca dao thời đại)
Sau một buổi dạo nắng và hít không khi thum thủm của Biển Đông ở tại bãi biển Thùy Vân Vũng Tàu, vợ chồng tôi về khách sạn và bật TV. HTVN7 đang chiếu một buổi họp bàn về “làm thế nào cho thiếu nhi Việt Nam Anh Hùng . đở chết vì bị ... xe đụng” (nói văn chương hơn là chương trình an toàn giao thông cho thiếu nhi Việt Nam). Trên diễn đàn có một cái bàn to, một anh công an “thứ bự” đang oanh oanh xùi bọt mếp và bên cạnh anh là lũ ruồi nhện BÀ chủ tịt, CHỊ phó chủ tịt (quên phải nên viết là tịch mới đúng), và vô số ếch nhái trưởng ủy ban, trưởng văn phòng, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, cùng với một mớ dân vỗ tay mướn đầy nghẹt. Trên bàn nào là bông, hoa đủ màu sắc trang hoàng tỉ mỉ cùng với trà nước cho đúng với tư cách sang trọng bề thế của cuộc họp có tầm vóc “quốc gia”. Ôi trẻ em Việt được “cưng” như thế đó. Anh Cán Bộ cao cấp phát biểu như sau: “Thành Phố mang tên Bác năm nay có 900 tử vong vì giao thông trong đó có 300 em thiếu nhi. Tại sao số các em chết lại nhiều như thế? Theo điều tra của công an thành phố thì lý do chính là do ... lổi các em ... thiếu hiểu biết về luật giao thông. Các em chỉ được học ... từ chương về luật đi đường nhưng chưa bao giờ được học luật giao thông một cách THỰC DỤNG” Bác ơi là Bác, nếu linh hồn Bác còn lẫn quẫn ở trần gian này thì xin bác hảy .. khóc dùm cho thiếu nhi Việt Nam nhé. Các em chắc sẽ còn chết dài dài nếu cái tên công an “thứ bự” này còn tại ngũ. Sự ngu muội cùa nó thật ... hết thuốc chữa rồi. Tôi chỉ nhìn sơ qua vài tiếng đồng hồ và tính nhẫm vài phút là đã biết chính xác tại sao 300 em đã tử vong. Tôi, một tráng niên 55 tuổi, mỗi lần băng qua một ngã tư, ngã ba của thành phố mang tên Bác có trung bình là 1/1000 xắc xuất ... tử vong. Vậy các em nhi đồng, thì xắc xuất ấy ắc cao hơn, nhưng thôi cứ cho là bằng đi. Mỗi ngày các em đi học, đi chơi, không kể những lúc mấy em được cha mẹ chở 2, 3, 4, 5 trên cái xe ... 2 bánh của cha mẹ, tổng kết trung bình 5 lần. Vậy trung bình một em thiếu nhi ... cưng của Bác có khoảng .5/1000 xắc xuất ... chết mỗi ngày. Một năm là 365 ngày, vì vậy em . cưng ...được xắc xuất ... chết rất cao nếu chưa ... ngủm khi đạt đến tuổi vị thành niên vì dân trí của cha em, mẹ em, chị em, anh em, bà con em, láng giềng em, dân Việt anh hùng của em quá ư là ... thấp kém. Vậy mà anh cán bộ “thứ bự” cứ lãi nhãi đỗ lổi cho các em. Nưc cười hơn nữa, là bà ruồi chù tịt, bà nhện phó chủ tịt, ông ếch trưởng ủy ban, ông nhái trưởng văn phòng, bà rận hiệu trưởng, vv ...vv mọi người đều vỗ tay táng thưởng một sự khám phá vô cùng ... ngu xuẩn của một tên dốt. Chưa hết, anh cán bộ “thứ bự” còn ... đề ra một dự án vô cùng ... thâm sâu: Tại sao ta lại không theo gương của Sin GA bua lập ra một “ủy ban mới chuyên dạy các em thực dụng về kỷ luật giao thông” và xây những công viên dành riêng cho mấy em “thực dụng luật đi đường” ? Các ruồi nhện,chí rận, ếch nhái vỗ tay hăng hái hồ hởi. Bác ơi là Bác, Bác có biết bọn chúng đang dự tính gì không? So sánh Việt Nam Anh Hùng chí rận với Singapore giống như so sánh Âu Châu trong thời kỳ Đen Tối (Dark Age) với Singapore thế kỷ 21. Và tôi cũng dư biết là chúng cũng biết rõ điều đó nhưng chúng đang xòe hai bàn tay đẫm đầy máu của nhi đồng Việt để xin tài khoản và chức phận cho công trình mà chúng biết là vô ích, phung phí. Bọn chúng hè nhau vỗ tay, khen thưởng anh tài cô giỏi, ý kiến hay một cách trần truồng, dơ bẩn mà không biết là mình đang bòn rút tài nguyên quốc gia, ăn trên thịt xương các em thiếu nhi bằng cách che dấu cái sự bất lực của mình trong cái phận sự mà nhà nước đã giao phó và trả lương cho mình là BẢO VỆ CON EM trên đường xá thành phố mang tên Bác. “Ông công an thứ bự” thực sự đang rao bán hai con rồng vẽ mà hắn đã ra công kì còm vẽ mấy tháng nay. Đó là rồng vẽ tên là “ủy ban giáo dục thực dụng giao thông dành cho thiếu nhi VN” và rồng vẽ “công viên dành cho thiếu nhi để thực dụng luật lệ giao thông”. Hai con rồng này được bà con chí rận, ếch nhái, ruồi nhện hồ hởi ủng hộ hết mình vì họ biết họ sẽ dư sức hốt bạc khi họ đem bán lại cho các “đồng chí có tuổi đảng lớn hơn họ”. Và cứ thế mà cái dây chuyền ... rồng vẽ có thể lên tận tới ngài thủ tướng. Ngài thủ tướng chắc chắn sẽ gật gù khen ngợi là rồng vẽ đẹp quá và không ngần ngại ký nghị quyết đồng ý mua rồng vẽ này bằng giá rồng thật vì phải là rồng thật mới được “bỏ túi” đô la thật mà. Rốt cuộc ta vui cả nhà, mọi người đều lời lớn. Nhưng họ có biết rằng họ đang ăn trên xương máu dân tộc Việt hay không? Họ còn quên cả việc chôn cất cái xác chết của các em thiếu nhi mà họ đã lấy làm đề tài vẽ rồng của họ. Nhà nước Việt Nam Anh Hùng là thế đó, chánh quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là thế đó.

Xin nhận nơi này là quê hương
Trở về Mỹ quốc, bước chân ra khỏi phi trường, vợ chồng tôi liền bắt chuyến xe điện để về nhà. Đường phố vắng vẽ, im lìm, không khí trong lành, phố xá sạch sẽ thúc đẩy tôi hít một hơi thật dài vì tôi muốn thu lấy tất cả những thứ quí giá đó, cái quí giá mà tôi cứ tưởng đã mất khi sống ba tuần lễ ở Việt Nam. Tôi lim dim tận hưởng cái thanh bình, cái du dương của vạn vật xung quanh.

“Kìa dãi Trường Sơn uốn mình quanh ven bờ biển Đông,
Tiếng sóng ngoài khơi dồn, Xa xa chiều thôn Làng,
Kìa từng vạt lúa đùa trong nắng phất phơ nhẹ run,
Kìa lấp lánh than trên tầng dưới trời trong,
Hồng Hà Cửu Long nước hòa chung và biển Đông,
Ánh sáng ngoài khơi còn sáng chiếu khắp non song,
Ta mang bầu máu nóng, tay ta mang cuộc sống,
Vìệt Nam yêu dấu là đất nước bốn mùa kết hoa,
Mang nặng tình thiết tha.
Quê nghèo yêu dấu,
Tiếng hát hòa không gian, mây đen rồi dần tan,
Tiếng hát đùa tươi vui, say sưa ca muôn lời, mối tình TỔ QUỐC TA.”
.........
Văng vẳng đâu đây bản nhạc của nhạc sĩ Phạm thế Mỹ trong trí não tôi. Hồi đầu rất rõ, rồi nhỏ dần, nhỏ dần....

Cuối cùng là một sự yên tỉnh tuyệt vời. Tôi thật sự HẠNH PHÚC.

Thursday, July 23, 2009

34 Năm Sau và Họ Là Ai ?

Lão Gà Tre

Ba mươi bốn năm (34) so với chiều dài lịch sử của một triều đại thời xưa thì ngắn, nhưng với một đời người thì dài lắm, nhất là đối với những ai quan tâm đến thời cuộc, đến vận mệnh khổ đau của dân tộc Việt Nam thì nó lại càng dài hơn.

Ba mươi bốn năm trôi qua quả thật như một giấc mơ hãi hùng! Máu, nước mắt, khổ lụy, nghiệt ngã vẫn còn đây! Những cuộc vượt thoát vô tiền khoáng hậu của người Việt trốn chạy cộng sản – mà cả thế giới đều biết – vẫn còn ghi đậm trong lịch sử nhân loại. Riêng đối với người Việt tị nạn, làm sao có thể quên được những ngày tháng hãi hùng ấy. Có lẽ nó sẽ nằm sâu, nằm mãi trong tiềm thức của mỗi chúng ta.Ba mươi bốn năm rồi mà người đi vẫn đi, không còn đi được bằng cách vượt biển, vượt biên thì cũng tìm cơ hội khác để đi: ODP (đoàn tụ), lấy vợ, lấy chồng, du học, chạy chọt làm sao để rời xa cái gọi là “thiên đường xã hội chủ nghĩa” . Chính ngay những người theo cộng sản cả đời, những người được hưởng ơn mưa móc như núi, nhưng nếu có cơ hội ra đi là họ đi ngay để trốn khỏi cái “thiên đường” quái đản ấy.Chừng đó thôi cũng đủ để chứng minh một cách hùng hồn rằng con người không thể sống dưới chế độ cộng sản. Khổ thay, Việt Nam là một trong bốn nước cộng sản còn lại mà loay hoay mãi vẫn không thể nào thoát khỏi cái thiên đường mù đầy oan nghiệt ấy! Nếu miền Nam Việt Nam không bị bán đứng vào tay cộng sản vào 1975, thì chắc chắn, sau sự sụp đổ của khối cộng sản Ðông Âu và Nga Sô, toàn cõi Việt Nam bây giờ đã là một xứ tự do, giàu mạnh như bao nhiêu quốc gia văn minh khác. Ít ra cũng bằng Nam Hàn với nền văn minh nhân bản như ngày nay. Khỏi cần phải tố cáo hay chê bai chế độ; khỏi cần luận tội tập đoàn cộng sản lãnh đạo đất nước đã tàn phá quê hương như thế nào sau 34 năm thống nhất hai miền Nam-Bắc; khỏi cần so sánh với các nước láng giềng và các quốc gia khác trên thế giới – cũng bằng ấy thời gian đã vươn lên như đi hia bảy dặm – mà cứ nhìn vào xã hội tan nát, luân thường đạo lý tiêu tan, thị trường cung cầu quái dị, con người chạy theo vật chất một cách điên cuồng là biết ngay. Khỏi cần phải nghe những luận điệu vì cảm tính của một số người về thăm quê hương rồi trở lại hồ hỡi ca ngợi: “Ðất nước ngày nay khá rồi, thôn quê đã có điện nước, người dân có quyền đi lại và có quyền chửi luôn cán bộ cộng sản”.

Thế sao? Chỉ có ba bóng đèn thắp sáng trong vài túp lều thô sơ, nghèo khổ, lạc hậu; chỉ có vài người vụt miệng chửi đổng cán bộ là đã có tự do, là đất nước khá rồi hay sao? Trong khi đó đa số các quốc gia tự do trên thế giới đã và đang tiến vào một đời sống sung túc và văn minh nhất của con người lại không đem ra so sánh! Ðúng! Việt Nam đã có tự do, nhưng đó là thứ tự do của giai cấp cai trị được “tự do” ăn trên ngồi trước, “tự do” trấn lột quần chúng để thụ hưởng những xa hoa, phù phiếm trên nỗi thống khổ của toàn dân, vốn đã quá khổ trong một thế kỷ qua vì chiến tranh bom đạn. Phải, Tự là “tự” họ quyết định sự sống của người khác bằng họng súng và Do là “do” họ tạo nên những thủ đoạn đê hèn để áp đảo người dân, tước đoạt mọi thứ quyền tự do căn bản của con người. Ðúng! Có tiến bộ, nhưng là thứ tiến bộ lừa đảo, mưu mô xảo quyệt cướp giựt để đàn áp mọi sự chống đối của người dân – khao khát hít thở không khí tự do – đã và đang đứng lên đòi tự do tôn giáo, tự do được sống làm người. Nói tới chính trị là phải chứng minh bằng dữ kiện, bằng đường lối cai trị của một chế độ đang điều hành guồng máy quốc gia. Chế độ ấy như thế nào thì chúng ta đã thừa biết, khỏi cần nhắc lại làm gì cho tốn giấy tốn mực. Nếu họ thật tâm lo lắng cho quyền lợi của quê hương đất nước, cho người dân được hưởng những quyền tối thiểu của con người thì 34 năm qua đất nước đã khá lên rồi. Nếu họ có thật tâm xây dựng đất nước thì tại sao chúng ta phải bỏ nước ra đi, phải tiếp tục ra đi cho đến ngày nay, và phải chấp nhận sống chết trong đường tơ kẽ tóc để tìm tự do? Vì thế, những luận điệu nông cạn thiếu suy nghĩ ấy chỉ là mớ lý luận có lợi cho cục tuyên vận của CSVN.

Vậy, họ là ai? Họ là những thành phần ích kỷ, chỉ biết sống cho mình, miễn sao có một đời sống sung túc trên xứ người là đã thỏa mãn. Còn quê nhà, bà con làng xóm có sống như thời kỳ “đồ đá” thì cũng mặc. Miễn sao lâu lâu ta về thăm cái xứ lạc hậu ấy để thí cho một vài đồng đô, vừa được tiếng, vừa được những người thọ ơn ca tụng cho thỏa cái tự ái vị kỷ của mình.

Họ là ai? Họ là thành phần cán bộ được cộng sản cấy theo đoàn người tỵ nạn, nằm vùng khắp mọi nơi, đóng vai quốc gia trá hình, chờ cơ hội là bò dậy tấn công vào hàng ngũ người Việt Quốc Gia, vốn đã chia rẽ trầm trọng do bản chất vị kỷ, phi chính trị của những người sinh hoạt ngoài công cộng. Họ có mặt sinh hoạt nội gian, nội gián trong mọi tổ chức, đảng phái chính trị. Mục tiêu chính của họ là phá nát các tổ chức chính trị chống cộng, bày mưu, chước kế đâm bên này, thọc bên kia, gây mâu thuẫn nội bộ, tung những nguồn tin giật gân ra ngoài làm cho quần chúng mất niềm tin... Mục tiêu của họ chỉ có thế thôi. Khi đã thành công vì phá được các tổ chức chính trị đi đến tình trạng gần như bị tê liệt thì họ đi đâu và làm gì? Dĩ nhiên là họ đã lặn thật kỹ, viện cớ chán ngán thế sự, lui về ngồi rung đùi đếm tiền và hưởng nhàn, ôm theo một đống tiền, gọi là công tác phí trọn đời.

Họ là ai? Thà rằng tỏ rõ thái độ đầu hàng như một ông tướng, ông nhạc sĩ “nhớn” đã quay về với đảng và nhà nước, ăn năn sám hối để được hưởng “lộc” cuối đời. Dù xú danh muôn thuở, người đời nguyền rủa, nhưng ít ra họ đã biểu lộ thái độ chính trị dứt khoát theo cộng để người ta phân biệt lằn ranh biên giới rõ ràng giữa họ và chúng ta. Còn hơn những tên nằm vùng sống với nhiều mặt nạ khác nhau để quậy phá các tổ chức chính trị, hội đoàn, cộng đồng; thậm chí trong giới cầm bút cũng không thiếu những tên tự xưng là người cầm bút, nhưng bất xứng, lại háo danh, hám lợi. Chính họ là một thứ bồi bút không hơn không kém, viết lách theo đơn đặt hàng, núp bóng trong tổ chức Văn Bút, để “cố đấm ăn xôi” một cách quyết liệt với mục đích xé nát tổ chức nhằm xóa bỏ dấu tích còn lại của người Việt quốc gia trên diễn đàn quốc tế. Họ cố đấm dù không ăn được xôi đến độ một cách phi lý, phi văn hóa mà bất cứ ai có chút suy nghĩ cũng phải nghi ngờ chắc chắn đàng sau họ phải có một sức đẩy nào đó. Họ chính là “những kẻ vô lại may mắn” như nhà văn Phạm Ngũ Yên đã đặt tên trong một loạt bài tố cáo đích danh những tên vô lại này trước công luận vào năm 2008.

Họ là ai? Họ cũng là những người vượt biển vượt biên ra đi tìm tự do, nhưng sống “với vật chất và vì vật chất” nên theo thời gian, thời thế thế thời phải thế. Họ đã quay lưng, cúi đầu phục vụ trực tiếp, hay gián tiếp cho cục tuyên vận CSVN, sẵn sàng đâm vào vết thương lòng của tập thể người Việt tỵ nạn để kiếm lợi.

Họ là ai? Họ là những nhà “làm chính trị” theo kiểu lập dị, với mớ lý luận thiên tả, ưa bềnh bồng, không định hướng như con thuyền không bến. Họ sống bên này với thế giới tự do văn minh, phủ phê vật chất nhưng luôn luôn mơ mộng ở một “thiên đường” khác: thiên đường của hoang tưởng, thiên đường của không tưởng. Nhưng nếu họ được sống thực trong cái “thiên đường” ấy, chắc chắn là họ phải lên cơn điên và trở thành người điên sớm nhất. Tiếc thay, khi va chạm với thực tế trong cái xã hội tha hóa ấy thì hối hận cũng đã muộn màng!

Họ là ai? Họ là thành phần làm chính trị theo kiểu salon, thích đọc diễn văn “xa đấm, gần đâm”. Nghĩa là ở xa thì hô hào “Ðấm” đá, nhưng ở gần thì “Ðâm” đầu bỏ chạy. Họ cứ tưởng sẽ hòa hợp được với cộng sản bằng một mớ kiến thức về kỹ thuật mà họ học được từ hải ngoại. Về nước họ sẽ được trọng dụng và đảng cộng sản sẽ nghe theo họ. Ðúng là hoang tưởng!

Họ là ai? Họ là những thương gia, với quan niệm “chỉ làm thương mại, không làm chính trị”. Giấc mơ của họ là giấc mơ của những “đại gia” thời mới, đượỳc nhà nước ca tụng và tâng bốc trên tận mây xanh. Trước khi đặt vấn đề đầu tiên là “tiền đâu”; dĩ nhiên là họ phải chạy theo giai cấp thống trị, làm theo lệnh của bạo quyền để kiếm lợi. Vì vậy, với thành phần chỉ biết mua bán để kiếm lợi thì trách họ làm gì cho bận tâm. Với họ, quê hương dân tộc không bằng một quả chanh, khi vắt hết nước là liệng vỏ ngay. Gần đây, nhiều “đại gia” đổ tiền về làm ăn vì được đảng nâng bi ca tụng hết mình, nhưng chỉ một thời gian sau thì những đại gia này đều bị trấn lột sạch sành sanh... kêu Trời không thấu! Cái giá “không làm chính trị, chỉ biết làm ăn” họ đã phải trả một cách cay đắng.

Lời kết:
May thay, dân tộc Việt trường tồn qua mấy ngàn năm nay cũng nhờ vào hồn thiêng tổ tiên phù trợ, nên thành phần “Họ Là Ai” nói trên chỉ là thiểu số ung nhọt, sâu mọt trong đại gia đình dân tộc Việt mà thời nào cũng có trong lịch sử. Còn đại đa số những người bỏ nước ra đi tìm tự do thật sự từ năm 1975 đến nay, vẫn một lòng, một chí hướng, đó là giải thể chế độ cộng sản để đưa đất nước tiến lên trong tự do dân chủ. Ngày nào còn bóng dáng cộng sản là còn đấu tranh đòi quyền sống cho đồng bào ruột thịt đang chịu đựng trăm đắng ngàn cay ở quê nhà.Ba mươi bốn năm rồi, mặc dù những hiện tượng chia rẽ trong hàng ngũ của chúng ta đã xảy ra vì địch và vì chính chúng ta tạo nên cũng có, nhưng những chiến sĩ can trường đã và đang âm thầm hay công khai đấu đầu với CSVN ở khắp mọi nơi vẫn kiên trì, bất khuất, vẫn một lòng với đại cuộc đấu tranh chống cộng. Ở quốc nội, các vị chân tu của các tôn giáo, các nhà đấu tranh cho dân chủ vẫn không sờn lòng đứng lên đòi quyền sống, quyền hành đạo, quyền được phát biểu tư tưởng, mặc dù bị bắt bớ giam cầm dã man trong suốt 34 năm qua.

Ở hải ngoại, vẫn những chiến sĩ xung trận ngăn chặn mọi sự xâm nhập của CSVN trên mọi chiến tuyến. Xin cầu chúc “chân cứng đá mềm” tới những tấm lòng bất khuất mà thời nào họ cũng đứng lên trong dòng sinh mệnh của dân tộc Việt. Là những người may mắn thoát khỏi nanh vuốt của tập đoàn cộng sản, chúng ta không thể nào ngồi yên để hưởng thụ, mà đã đến lúc phải góp sức vào công cuộc chung, tiếp tay với những anh hùng đang xả thân vì nước bằng cách vận động, góp tinh thần – dù chỉ là lời nói – cho quí vị lãnh đạo tinh thần, những nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước đang ngày đêm gian khổ, sống chết trước sự đàn áp dã man của bạo quyền cộng sản.Có như thế thì chúng ta mới không phụ lòng những anh hùng liệt sĩ đã nằm xuống cho chính chúng ta được sống. Có như thế thì mới không hổ thẹn với chính lương tâm mình mỗi khi nhìn lại chặng đường lưu lạc gian khổ suốt ba mươi bốn năm qua: “Ta đã làm được gì cho quê hương dân tộc”? Có như thế mới làm gương cho thế hệ trẻ trong việc gìn giữ nguồn gốc và tinh thần trách nhiệm đối với sự sinh tồn của dân tộc. Một Brian Doan, một Madison Nguyễn, một John Nguyễn... cũng chỉ là một thiểu số nhỏ bé, bé hơn cả những hòn sỏi khi ném xuống mặt hồ yên lặng, vẫn chưa đủ sức làm gợn sóng lăn tăn.

Thế nhưng, mặt khác của vấn đề là sự tỉnh thức của chúng ta, của tập thể người Việt không cộng sản, đó là đoàn kết và cố gắng chăm sóc cho thế hệ nối tiếp gìn giữ truyền thống giáo dục gia đình.Nhân mùa quốc nạn, xin được thắp nén hương lòng gửi đến hồn thiêng của các anh linh tử sĩ, đồng bào vượt biển, vượt biên đã anh dũng nằm xuống cho đất mẹ sớm nở hoa tự do.

Ðồng thời cũng xin được nguyện cầu bình an cho những anh hùng dân tộc đang ngày đêm chiến đấu một mất một còn với CSVN trên mọi mặt trận./-
Tù Cải Tạo: Tội ác chống nhân loại của Cộng sản Viet Nam

Đỗ Ngọc Uyển

Sau khi chiếm được chính quyền tại Miền Bắc Việt Nam vào năm 1954, Hồ Chí Minh đã bê nguyên cái mô hình "hoc tập cải tạo" của Mao Trạch Đông từ Trung Cộng vào Miền Bắc Việt Nam. Đây là một kế hoạch nằm trong chính sách giết người có chủ đích, có tính toán dưới cái chiêu bài giả hiệu là "cải tạo" những người chống đối chủ nghĩa xã hội để trở thành công dân của nước xã hội chủ nghĩa. Với kế hoạch "cải tạo giết người" này, Hồ Chí Minh đã giết và thủ tiêu 850,000 người dân Miền Bắc trong những cái gọi là "trại học tập cải tạo."

Sau ngày 30-4-1975, lũ Việt gian cộng sản cũng tiếp tục kế hoạch giết người này, và chúng đã giết và thủ tiêu 165,000 quân, cán, chính VNCH và những người quốc gia trong 150 "trại cải tạo" của chúng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

"Học Tập Cải Tạo"
Bắt Đầu tại Miền Bắc Việt Nam

Để xây dựng xã hội chủ nghĩa tại Miền Bắc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tiêu diệt tất cả những thành phần chống đối bằng những kế hoạch khủng bố sắt máu như: Rèn Cán Chỉnh Quân, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Cải Cách Ruộng Đất, và đàn áp những phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, Trăm Hoa Đua Nở…

Số nạn nhân của những vụ khủng bố này không ai biết là bao nhiêu, nhưng có thể ước tính là trên một triệu người, bởi vì chỉ riêng vụ gọi là Cải Cách Ruộng Đất đã có 700,000 nạn nhân. Nói chung, cho tới đầu năm 1960 toàn thể xã hội Miền Bắc đã bị "cào bằng," không còn giai cấp (social class). Các giai cấp trí, phú, địa, hào đã bị đào tận gốc, trốc tận rễ. Không ai có quyền tư hữu và mọi người đều nghèo khổ, đói rách như nhau. Mỗi năm, mỗi người được phát 2 thước vải thô Nam Định chỉ có thể may được một cái quần hay một cái áo, và hàng tháng được phát 15kg gạo, 200gr đường…

Chưa hết, với chủ trương tuyệt diệt những thành phần chống đối, Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho cái quốc hội bù nhìn "ban hành" một nghị quyết về "học tập cải tạo." Đây là một mẻ lưới "vĩ đại" cuối cùng nhằm vét hết những thành phần có thể gây cản trở cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của y. Các trại "cải tạo" của Hồ Chí Minh được rập theo đúng khuôn mẫu các trại "lao cải" (laogai hay laojiao) của Mao Trạch Đông. . .

Theo lệnh của Hồ, quốc hội cộng sản đã "ban hành" một Nghị Quyết (Resolution) về "học tập cải tạo" mang số 49-NQTVQH ngày 20-6-1961. Căn cứ vào nghị quyết này, hội đồng chính phủ đã "đẻ" ra cái Thông Tư (General Circular) số 121-CP ngày 8-9-1961 để áp dụng trong toàn nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Những nạn nhân bị chi phối bởi cái nghị quyết trên gồm những thành phần sau đây:

1. Tất cả những gián điệp nguy hiểm, những biệt động; tất cả những quân nhân và viên chức hành chánh của chính quyền quốc gia trước đây.
2. Tất cả những nhân vật nòng cốt của các tổ chứvà đảng phái đối lập.
3. Tất cả những thành phần ngoan cố thuộc giai cấp bóc lột và những kẻ chống phá cách mạng.
4. Tất cả những kẻ chống phá cách mạng đã bị tù và hết hạn tù nhưng không chịu cải tạo.

Bốn thành phần trên đây đều có một đặc điểm chung mà cộng sản gọi là "những thành phần ngoan cố, chống phá cách Mạng." (obstinate counter-revolutionary elements). Thời gian "cải tạo" được ấn định là 3 năm, nhưng sau 3 năm mà chưa "tiến bộ" thì "cải tạo" thêm 3 năm nữa và cứ như thế tiếp tục tăng thêm 3 năm nữa… cho đến khi nào "học tập tốt, cải tạo tốt" thì về, thực tế là vô thời hạn.

Ngoài Hồ Chí Minh và những tên đồng đảng ra, không ai biết được số nạn nhân bị đưa đi "cải tạo" là bao nhiêu; nhưng có thể ước tính là nhiều triệu người, căn cứ vào con số nạn nhân chết trong các "trại cải tạo" là 850,000 người do Tổ Chức Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản (The Victims of Communism Memorial Foundation) đưa ra: (…When Ho Chi Minh sent 850,000 Vietnamese to their graves in reeducation camps ...)

"Học Tập Cải Tạo" tại Miền Nam Việt Nam
Cộng sản ước tính rằng tại Miền Nam có 1,300,000 người đã tham gia vào chính quyền Quốc Gia và Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, và mỗi gia đình có 5 người; như vậy là có 6,500,000 người có nợ máu với chúng. Những người nào phục vụ trong quân đội hay trong chính quyền thì phải đi "cải tạo" và những thành phần còn lại trong gia đình thì phải đi những "khu kinh tế mới;" cũng là một cách đưa đi đầy ải tại những vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh. Đây là một kế hoạch "tắm máu trắng" đã được nghiên cứu và tính toán rất kỹ của của tập đoàn Việt gian cộng sản.

Một tháng sau khi xâm chiếm được Miền Nam, lũ bán nước cộng sản áp dụng Nghị Quyết số 49-NQTVQH ngày 20-6-1961 và Thông Tư số 121-CP ngày 8-9-1961 của chúng để đưa một triệu quân, cán, chính VNCH và những người quốc gia chống cộng đi "học tập cải tạo," thưc chất là đưa đi tù để trả thù (revenge). Đây là cung cách hành xử man rợ của thời trung cổ. Và bằng lối hành xử dã man, rừng rú này, cộng sản đã phạm 5 trong số 11 Tội Ác chống Nhân Loại [1] (Crimes against Humanity) theo luật pháp quốc tế được dự liệu tại Điều 7 của Đạo Luật Rome (Article 7 of The Rome Statute) như sau:

Tội ác thứ 1
- Tội cầm tù hay tước đoạt tự do thân thể một cách nghiêm trọng, vi phạm những điều luật căn bản của luật pháp quốc tế (Imprisonment or other severe deprivation of physical liberty in violation of fundamental rules of international law)

Những người bị cộng sản cầm tù (imprisonment) sau ngày 30-4-1975 là những người bị cộng sản trả thù vì lý do chống cộng tức lý do chính trị. Cộng sản không thể mang những người này - công dân của một một quốc gia độc lập đã bị Việt gian cộng sản, tay sai của Quốc Tế 3, xâm chiếm bằng vũ lực (aggression) một cách phi pháp - ra toà án để kết tội.

Cộng sản nguỵ biện một cách láo xược rằng những người này là những tội phạm chiến tranh (war criminals) theo điều 3 của đạo luật về tội chống phá cách mạng ban hành ngày 30-9-1967 của chúng (article 3 of the 30 October 1967 law on counter-revolutiona ry crimes) và rằng nếu mang ra tòa án xét xử thì những người này có thể bị kết án từ 20 năm tù đến chung thân hay tử hình; nhưng vì chính sách "khoan hồng" và sự "chiếu cố" của đảng nên những người này được đưa đi "học tập cải tạo" thay vì đưa ra toà án xét xử. Đây là một sự nguỵ biện trơ trẽn và lếu láo.

Luật rừng rú của đảng cộng sản không có một chút gì gọi là công lý của thời đại văn minh mà chỉ là một công cụ man rợ của thời trung cổ để khủng bố người dân Miền Bắc dưới sự thống trị của chúng, và không thể mang ra áp dụng cho công dân của một quốc gia văn minh như VNCH được.

Tóm lại, giam cầm người không chính thức kết án, không xét xử (imprisonment without formal charge or trial) là vi phạm nhân quyền và là Tội Ác chống Loài Người.

Tội ác thứ 2 - Tội tra tấn, hành hạ (Torture)
Đối với cộng sản, các quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hoà và những người quốc gia chống cộng là kẻ thù không đội trời chung của chúng. Do đó, một khi đã sa cơ rơi vào tay chúng là dịp để chúng trả thù bằng tra tấn và hành hạ. Mục đích trả thù của chúng là nhằm tiêu diệt hết khả năng chống cự của cả thể chất lẫn tinh thần của người tù. Sau đây là vài đòn thù tiêu biểu:

a. Hành hạ bằng cách bỏ đói

- Đây là một đòn thù thâm độc nhằm tiêu diệt ý chí của người tù về lâu về dài. Người tù bị đói triền miên, không còn nghĩ đến chuyện gì khác ngoài miếng ăn. Quanh năm suốt tháng không một bữa được ăn no; càng ăn càng đói và đói cho tới khi chết. Ngay cả trong giấc ngủ cũng chỉ mơ đến miếng ăn. Bát cơm và miếng thịt là một ước mơ xa vời.

Trên nguyên tắc, mỗi người tù được cấp mỗi tháng 12kg gạo. Nhưng thực tế, người tù chỉ được cấp ngô, khoai, sắn, bo bo… tương đương với 12kg gạo mà chúng gọi là "quy ra gạo." Ngô, khoai, sắn và bo bo mà chúng cho tù ăn là những thứ được cất giữ lâu ngày trong những kho ẩm thấp, bị mục nát, hư hỏng và đầy sâu bọ. Với số lượng và phẩm chất lương thực như thế, tính ra chỉ cung cấp đươc khoảng từ 600 đến 800 calories một ngày, không đủ để sống cầm hơi, lại phải làm công việc khổ sai nặng nhọc cho nên đã có rất nhiều tù nhân chết vì đói, vì suy dinh dưỡng.

Sau đây là một ví dụ: vào cuối năm 1978, tại trại 2 thuộc liên trại 1 Hoàng Liên Sơn có một anh bạn tù vì "lao động" nặng nhọc và suy dinh dưỡng đang nằm chờ chết. Anh em bạn tù thấy vậy bèn hỏi xem anh ta có muốn nhắn gì về cho vợ con hay người thân không? Anh bạn tù sắp chết nói rằng anh ta chỉ muốn được ăn no một bữa khoai mì luộc! Nghe vậy, có một anh tù, vì thương bạn, đã mạo hiểm chui qua hàng rào, đào trộm vài củ khoai mì do chính tù trồng, mang về luộc, rồi mang lên cho bạn thì anh bạn đã chết.

Thỉnh thoảng tù cũng được cho ăn cơm nhưng lại độn hai phần sắn hay khoai với một phần gạo, và mỗi bữa ăn, mỗi người được phân phát một chén nhỏ với nước muối. Đến mùa "thu hoạch" ngô và khoai mì do tù trồng, anh em tù cũng được cấp phát ngô và khoai mì luộc.

Mỗi bữa ăn được phân phát hai cái bắp ngô, chỉ đếm được chừng 1000 hạt, và khoai mì thì được cấp phát hai khúc, mỗi khúc ngắn độ một gang tay. Còn thịt thì chỉ được cấp phát vào những dịp đặc biệt như ngày tết Nguyên Đán, ngày lễ độc lập của chúng, ngày sinh nhật "Bác"của chúng; mỗi phần ăn được khoảng 100gr thịt heo hay thịt trâu.

Bỏ đói tù là một thủ đoạn tra tấn/hành hạ (torture) đê tiện, có tính toán của cộng sản. Ngoài việc huỷ diệt ý chí của người tù, sự bỏ đói còn nhằm huỷ hoại thể chất của người tù để không còn sức đề kháng chống lại bệnh tật. Do đó, đã có rất nhiều anh em mắc những chứng bệnh do suy dinh dưỡng như lao phổi, kiệt sức, phù thũng, kiết lỵ, ghẻ lở…, và có rất nhiều cái chết rất đau lòng chỉ vì đói, vì suy dinh dưỡng, vì thiếu thuốc men và không được chữa trị…

b. Hành hạ thể xác

- Cộng sản vẽ ra khẩu hiệu "lao động là vinh quang." Chúng bắt người tù phải làm công việc khổ sai nặng nhọc như cuồc đất, đào đất, làm đường, đào ao, chặt cây, đốn gỗ, cưa xẻ, làm gạch…Người tù đã thiếu ăn, kiệt sức; chúng lại đặt ra những chỉ tiêu cao để người tù không thể đạt được, và chúng kiếm cớ để hành hạ thể xác:

• Cắt tiêu chuẩn lương thực từ 12kg xuống còn 9kg và nhốt vào conex, khoá chặt. Người tù bị nhốt như vậy có khi hàng tháng. Với sức nóng mùa Hè và khí lạnh mùa Đông không thể chịu đựng nổi, người tù bị chết vì sức nóng và chết vì rét.

• Cắt tiêu chuẩn lương thực xuống còn 9kg; nhốt trong sà lim; hai chân bị cùm siết chặt đến chảy máu; da thịt bị nhiễm trùng, lở loét; người tù bị nhốt như vậy trong nhiều tháng trời và khi được thả ra chỉ còn da bọc xương, đi không nổi phải bò.

• Chúng cột người tù vào một cây cột và bắt người tù phải đứng thẳng hoặc nằm hay ngồi cả tuần lễ có khi lâu hơn.

• Chúng trói người tù theo kiểu cánh bướm "butterfly style or contorted position" bằng cách bắt một cánh tay bắt chéo qua vai và cánh tay kia bắt qua sau lưng và cột chặt hai ngón tay cái với nhau.
Chúng cột người tù trong tư thế bị trói như vậy vào một cái cột và bắt đứng trong nhiều tiếng đồng hồ. Người tù chịu không nổi, bị ngất xỉu.

Trên đây chỉ là vài cách hành hạ (torture) thể xác tiêu biểu. Cộng sản còn nhiêu kiểu hành hạ độc ác khác như nhốt người tù vào chuồng cọp hay bỏ xuống những giếng nước khô cạn, bỏ hoang lâu ngày, đầy những ổ rắn rết…

c. Tra tấn tinh thần

- Mục đích của cộng sản là làm cho tinh thần người tù luôn luôn bị căng thẳng để gây tổn thương trầm trọng cho sức khoẻ thể chất và tinh thần (causing serious injury to physical and mental health) bằng hai phương pháp sau đây:

- Nhồi sọ chính trị (Political indoctrination) - Để mở đầu kế hoạch "cải tạo," cộng sản bắt người tù phải học 9 bài chính trị. Mỗi bài phải học từ một tuần lễ đến 10 ngày gồm: lên lớp, thảo luận trong tổ, trong đội… Cuối mỗi bài học, người tù phải viết một bản gọi là "thâu hoạch" để nộp cho chúng.

Nội dung những bài học gọi là chính trị này chỉ là những bài tuyên truyền rẻ tiền như: Mỹ là tên đầu sỏ đế quốc, là con bạch tuộc có hai vòi: một vòi hút máu nhân dân Mỹ và một vòi hút máu nhân dân nước ngoài. Ta đánh Mỹ cũng là giải phóng cho nhân dân Mỹ thoát khỏi sự bóc lột của đế quốc Mỹ. Đế quốc Mỹ là con hổ giấy. Mỹ giầu nhưng không mạnh.

Ta nghèo nhưng ta mạnh. Dưới sự lãnh đạo của đảng quang vinh, ta đã đánh thắng tên đế quốc sừng sỏ nhất thời đại. Nguỵ quân, nguỵ quyền là tay sai của đế quốc Mỹ, có nợ máu với nhân dân và là tội phạm chiến tranh…Bài học cuối cùng là bài "lao động là vinh quang" để chuẩn bị bắt người tù làm những việc khổ sai nặng nhọc.

Những bài tuyên truyền rẻ tiền và ấu trĩ trên đây chỉ có thể áp dụng cho người dân bị bưng bít và thiếu học ở Miền Bắc đã bị cộng sản u mê hoá chứ không có tác dụng gì đối với những người đã sống dưới chính thể tự do tại Miền Nam. Tuy nhiên, cái không khí khủng bố của trại tù đã làm cho một số anh em hoang mang và căng thẳng tinh thần. Do đó, đã có một số người tự sát và trốn trại. Những người trốn trại chẳng may bị bắt lại đã bị chúng mang ra toà án nhân dân của chúng kết tội và bắn chết ngay tại chỗ. Đây là đòn khủng bố tinh thần phủ đầu của cộng sản theo kiểu "sát nhất nhân, vạn nhân cụ."

- Tự phê (Confession) - Tiếp theo phần "học tập chính trị" là phần "tự phê." Người tù phải viết một bản tiểu sử kể từ khi còn nhỏ cho tới khi vào tù; phải kê khai thành phần giai cấp của dòng họ từ ba đời trước cho đến con cháu sau này; phải kê khai những việc làm trong quá khứ và phải kết tội những việc làm đó là gian ác cũng như phải tự kết tội mình có nợ máu với nhân dân.

Người phát thư cũng bị kết tội là đã chuyển thư tín giúp cho bộ máy kìm kẹp của nguỵ quân, nguỵ quyền. Các vị tuyên uý trong quân đội bị kết tội là đã nâng cao tinh thần chiến đấu của nguỵ quân. Các bác sĩ quân y thì bị kết tội là đã chữa trị cho các thương, bệnh binh để mau chóng phục hồi sức chiến đấu của nguỵ quân…

Tóm lại, tất cả nguỵ quân, nguỵ quyền đều là những thành phần ác ôn, có nợ máu với nhân dân và phải thành khẩn khai báo những tội ác cũng như phải thành khẩn lao động sản xuất để sớm được đảng cứu xét cho về đứng "trong lòng dân tộc." Trong suốt thòi gian bị tù, người tù phải liên tiếp viết những bản tự phê; phải moi óc tìm và "phịa" ra những "tội ác" để tự gán và kết tội mình, và nếu bản viết lần sau thiếu vài "tội ác" so với bản viết lần trước, anh sẽ bị kết tội là vẫn còn ngoan cố và thời gian học tập sẽ còn lâu dài.

"Tự phê" một đòn tra tấn tinh thần rất ác ôn. Nó làm cho người tù bị căng thẳng tinh thần triền miên kể cả trong giấc ngủ và đã có một số anh em gần như phát điên, la hét, nói năng lảm nhảm và có người đã tự vẫn…

Tội ác thứ 3 - Tội giết người (Murder)

Những anh em trốn trại bị bắt lại đã bị cộng sản mang ra xử tại toà án nhân dân của chúng và bị bắn chết ngay tại chỗ. Đây là tội ác giết người (murder) bởi vì trên danh nghĩa cũng như theo pháp lý thì những người này chỉ là những người đi học tập. Và khi một người đi học tập mà trốn trại học tập là chuyện rất thường tình, không có tội lỗi gì đối với pháp luật. Nhưng đối với bọn vô nhân tính cộng sản thì không thể nói chuyện lý lẽ với chúng được.

Vào một ngày cuối năm 1975, tại trại giam Suối Máu, Biên Hoà, chúng mang hai anh sĩ quan cấp uý trốn trại bị bắt lại ra xử tại toà án nhân dân rừng rú của chúng được thiết lập ngay trong trại giam. Trước khi mang ra xử, chúng đã tra tấn hai anh này đến mềm người, rũ rượi, xụi lơ, không còn biết gì nữa.

Ngồi trên ghế xử, tên "chánh án" cùng ba tên đồng đảng giết người mặt sắt đen sì, răng đen mã tấu, dép râu, nón cối, ngập ngọng giọng Bắc Kỳ 75 đọc xong "bản án giết người" đã viết sẵn và ngay lập tức chúng mang hai anh ra bắn chết cạnh hai cái hố đã đào sẵn. Buổi trưa hôm đó bầu trời Biên Hoà có nắng đẹp, nhưng khi tiếng súng giết người nổ vang lên, mây đen bỗng kéo đến phủ tối cả bầu trời và đổ xuống những hạt mưa nặng hạt. Tất cả anh em trong trại giam lặng lẽ cúi đầu tiễn đưa hai đồng đội sa cơ, thất thế.

Ngoài cách giết người rừng rú trên đây, cộng sản còn chủ tâm giết người bằng nhiều cách khác như cho ăn đói và bắt làm khổ sai nặng nhọc để chết dần chết mòn; để cho chết bệnh, không cung cấp thuốc men, không chữa trị; bắt làm những việc nguy hiểm chết người như gỡ mìn bằng tay không…

Tôi ác thứ 4 - Tội bắt làm nô lệ (Enslavement)

Người tù phải sản xuất lương thực như trồng sắn, trồng ngô, trồng khoai, trồng rau…để tự nuôi mình; ngoài ra, còn phải sản xuất hàng hoá, sản phẩm để bán ra ngoài thị trường. Tại các trại tù trong vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn, người tù phải đốn gỗ, cưa xẻ, chặt giang, chặt nứa, chặt vầu… để trại tù mang đi bán.

Tai trại tù Hà Sơn Bình có những đội cưa xẻ, đội mộc, đội gạch để sản xuất bàn, ghế, giường, tủ và gạch để bán. Tại trại tù Z30D, Hàm Tân, người tù phải trồng mía, sản xuất đường; mỗi tháng bán hàng tấn đường ra ngoài thị trường… Cộng sản bắt người tù phải làm công việc như người nô lệ thời trung cổ khi phe thắng trận bắt người bên phe thua trận phải làm nô lệ lao động (slave labour) thay vì mang đi giết. Đây là sự vi phạm nhân quyền một cách man rợ của thời trung cổ và là một Tội Ác chống Loài Người.

Tội ác thứ 5- Tội thủ tiêu mất tích người
(Enforced disappearance of persons)

Theo các tài liệu nghiên cứu có giá trị hàn lâm tại Hoa Kỳ và Âu Châu thì số nạn nhân chết trong các "trại cải tạo" là 165,000 người. Hiện nay, ngoài cộng sản ra, không ai biết nơi chôn cất các nạn nhân này. Suốt 33 năm nay, chúng không cho thân nhân cải táng để mang hài cốt về quê quán.

Đây là đòn thù vô nhân đạo đối với những nạn nhân đã nằm xuống, và là hành vi độc ác (inhumane act) gây đau khổ tinh thần triền miên, suốt đời cho thân nhân các nạn nhân. Chỉ có một số rất ít, không đáng kể, thân nhân các nạn nhân đã chạy chọt, tìm được cách cải táng người thân của họ; còn tuyệt đại đa số 165,000 người tù chính trị được coi như đã bị thủ tiêu mất tích. Đây là chủ tâm trả thù dã man của cộng sản và là một Tội Ác chống Nhân Loại.

Mới đây nhất, trong cuộc họp với tổng thống George W. Bush tai Bạch Cung ngày 24-6-2008, Việt cộng Nguyễn Tấn Dũng hứa sẽ tiếp tục tìm kiếm và trao cho Hoa Kỳ hài cốt những quân nhân Mỹ mất tích (MIA) trong cuộc chiến VN. Trong khi đó quân cộng sản giết người đang chôn giấu để thủ tiêu mất tích hài cốt của 165,000 quân, cán, chính VNCH và những người quốc gia đã bị chúng sát hại, sau ngày 30-4-1975, trong 150 "trại tù cải tạo" của chúng trên toàn cõi VN. Điều này chứng tỏ rằng lũ Việt gian cộng sản tiếp tục nuôi dưỡng hận thù đối với người Việt quốc gia, ngay cả đối với những người đã nằm xuống, trong khi miệng chúng luôn luôn hô hào hoà hợp hoà giải. "Đừng nghe những gì cộng sản nói; hãy nhìn kỹ những gì chúng làm."

Ngoài 5 tội ác chống loài người kể trên, vào năm 1980, cộng sản đã có kế hoạch đưa gia đình những người tù từ Miền Nam để cùng với những thân nhân của họ đang bị tù tại Miền Bắc đi "định cư" tại những "khu kinh tế mới" ở Miền Bắc mà thí điểm đầu tiên là khu Thanh Phong/Thanh Cầm, một khu rừng thiêng nước độc tại Miền Bắc, nơi đang có những "trại cải tạo."

Ý đồ của âm mưu thâm hiểm này là đưa đi đầy chung thân, khổ sai, biệt xứ để giết dần, giết mòn tất cả những người tù cùng với gia đình họ. Đây là một kế hoạch diệt chủng (genocide) được nghiên cứu và tính toán rất kỹ của tập đoàn Việt gian cộng sản. Nhưng trời bất dung gian, chúng không thực hiện được âm mưu diệt chủng này vì cục diện thế giới thay đổi dẫn đến sự phá sản của chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới, và chúng đã phải thả những nạn nhân của chúng ra để họ đi định cư tại Hoa Kỳ với tư cách là những người tỵ nạn chính trị (political refugees).

Cái nghị quyết số 49-NQTVQH ngày 20-6-1961 của tên đại Việt gian bán nước Hồ Chí Minh - cho tới ngày hôm nay vẫn còn hiệu lực - là một dụng cụ đàn áp thâm hiểm nhất để chống lại nhân quyền (the most repressive tool against human rights). Suốt nửa thế kỷ vừa qua, bằng cái nghị quyết phản động này, lũ bán nước cộng sản đã và đang tiếp tục đưa hàng triệu, triệu người Việt Nam đi "học tập cải tạo" mà không qua một thủ tục pháp lý nào cả. Với 5 Tội Ác chống Nhân Loại (Crimes against Humanity) như đã trình bày trên đây, bọn Việt gian cộng sản phải bị mang ra xét xử tại Toà Án Hình Sự Quốc Tế [2] (International Criminal Court).

Số Nạn Nhân Bị Giam Cầm,
Số Nạn Nhân Chết và Số "Trại Tù Cải Tạo"

Theo sự ước tính của các tài liệu nghiên cứu có tính hàn lâm tại Hoa Kỳ và Âu Châu đã được phổ biến "…According to the published academic studies in the United States and Europe…" thì số nạn nhân và số các "trại tù cải tạo" được ước tính như sau:

• 1 triệu nạn nhân đã bị giam giữ không bị chính thức kết tội hay xét xử (without formal charge or trial).

• 165,000 nạn nhân chết tại các "trại tù cải tạo."

• Có ít nhất 150 "trại tù cải tạo" sau khi Sàigòn sụp đổ.

Thời Gian "Cải tao"
Có những nạn nhân đã bị giam giữ tới 17 năm, và theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì đại đa số nạn nhân bị giam giữ từ 3 tới 10 năm, và tính trung bình mỗi người phải trải qua 5 trại giam. "…according to the U.S. Department of State, most term ranging from three to 10 years…" Nếu lấy con số trung bình là 7 năm tù cho mỗi người thì số năm tù của một triệu nạn nhân là 7 triệu năm. Đây là một tội ác lịch sử không tiền khoáng hậu của bọn Việt gian cộng sản; vượt xa cả tội ác một ngàn năm của bọn giặc Tầu và một trăm năm bon giặc Tây cộng lại.

Món Nợ của Hoa Kỳ Đối Với Đồng Minh.
Chính phủ Hoa Kỳ công nhận những người bị giam cầm (imprisonment) này là những ngưòi tù chính trị, và đã điều đình với phỉ quyền cộng sản để cho những người này được thả ra để cùng với gia đình đi đinh cư tỵ nạn tại Mỹ ưu tiên theo Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự (Orderly Departure Program) đối với những người bị giam cầm từ 3 năm trở lên. "…The U.S. government considers reeducation detainees to be political prisoners. In 1989 the Reagan administration entered into an agreement with the Vietnamese government, pursuant to which Vietnam would free all former AVN soldiers and officials held in reeducation camps and allow them to immigrate to the United States… that gives priority to those who spent at least three years in reeducation…"

Hoa Kỳ coi việc đưa những người tù chính trị này sang định cư tỵ nạn tại Mỹ là để trả một món nợ quốc gia đối với đồng minh trong thời chiến. Những người này đã bị giam cầm vì đã cộng tác mật thiết với Hoa Kỳ trong cuộc chiến. "…

Resettling this group will be a step toward closing out this nation's debt to its Indochina wartime allies. "These people have been detained because of their closed association with us during the war," said Robert Funseth, the senior deputy assistance secretary of state for refugee affairs who spent most of this decade negotiating their resettlement…"

Phải nói môt cách chính xác rằng những người tù chính trị Việt Nam đi định cư tỵ nạn tại Mỹ theo một chương trình ra đi đặc biệt (a special program) nằm trong khuôn khổ của Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự (Orderly Departure Program) chứ không phải theo chương trình HO (Humanitarian Operation) tưởng tượng nào cả. Cái gọi là chương trình HO chỉ là sự suy diễn từ các con số thứ tự của các danh sách những người tù chính trị đã được cộng sản trao cho Hoa Kỳ để phỏng vấn đi tỵ nạn tại Mỹ theo thứ tự: H.01, H.02…. H.10, H.11, H.12…

Cộng sản và tay sai có thể lợi dụng cái danh xưng "HO" không Chính không Thực và Lập Lờ này cho những âm mưu đen tối của chúng. Chúng có thể tuyên truyền lếu láo rằng: "Không những đảng đã tha chết cho bọn tội phạm chiến tranh này, mà còn tổ chức cả một "Chiến Dịch Nhân Đạo/HO" để cho đi định cư tại ngoại quốc. Ra đến ngoại quốc đã không biết ơn lại còn đi đấu tranh, biểu tình chống lại đảng…" Sự kiện tù chính trị là một sự kiện có tính chính trị và lịch sử; phải xử dụng Danh cho Chính. Không thể Lộng Giả Thành Chân cái nguỵ danh "HO" để xuyên tạc sự thật lịch.

Học tập cải tạo" là một nguỵ danh để che đậy 5 Tội Ác chống Loài Người (Crimes against Humanity) được dự liệu tại Điều 7 của Đạo Luật Rome (Article 7 of The Rome Statute) của bè lũ Việt gian cộng sản đối với quân, dân, cán, chính VNCH đã bị chúng giam cầm (imprisonment) một cách phi pháp sau ngày 30-4-1975.

Đây cũng là một tội ác có tính lịch sử của lũ Việt gian cộng sản. Cái nguỵ danh "tù cải tạo/HO" phải được Chính Danh là: Tù Nhân Chính Trị và Nạn Nhân của Tội Ác chống Loài Người của Hồ Chí Minh và bè lũ cộng sản.

Cũng cần phải nói thêm rằng khi dùng cái danh từ "cải tạo" của cộng sản là mắc mưu chúng bởi vì chúng tuyên bố lếu láo rằng vì các anh có "nợ máu" với nhân dân nên các anh phải đi "cải tạo," và khi tự gọi mình là "tù cải tạo" tức là tự nhận mình có tội. Cũng như khi tự gọi mình là một "HO"- một cái nguỵ danh đã bị lộng giả thành chân để chỉ một người "tù cải tạo" - là tự từ bỏ cái căn cước người tù chính trị của mình. Cho nên, Chính Danh là vấn đề rất quan trọng cả về chính trị và lịch sử. Dùng Nguỵ Danh để che đậy và bóp méo một sự kiện lịch sử là tội đại gian và có tội đối với lịch sử.

Đỗ Ngọc Uyển
Tháng 10 năm 2008
Sanjose, California

Tài liệu tham khảo:

-http://en.wikipedia .org/wiki/ Reeducation_ camp
-http://www.ofc. berkeley. edu/~sdenney/ Vietnam-Reeducat ion-Camps- 1982
-ttp://www.victimsof communism. org/history_ communism. php
-http://untreaty. un.org/cod/ icc/STATUTE/ 99_corr/cstatute .htm (Rome Statute of International Criminal Court)
-http://www.optional journal.com/ best/?id= 110010372" (The Wall Street Journal, Monday, July 23, 2007 – Best of The Web Today by James Tananto)
http://query. nytimes.com/ gst/fullpage. html?res= 953D7103DF936A25 753C1A96F948260&sec= &spon=…(The New York Times, October 15, 1989
- THE NATION; The Next Wave From Vietnam: A new Disability by Seth Mydans)
- U.S Department of State – Fact sheet - Bureau of Population, Refugee and Migration – Washington DC – January 16, 2004

Chú thích

[1] 11 tội ác chống nhân loại được dự liệu trong Điều 7 của Đạo Luật Rome gồm có:
1- Murder;
2- Extermination ;
3- Enslavement;
4- Deportation or forcible transfer of population;
5- Imprisonment or other severe deprivation of physical liberty in violation of fundamental rules of international law;
6- Torture;
7- Rape, sexual slavery, enforced prostitution, forced pregnancy, enforced sterilization or other form of sexual violence of comparable gravity;
8- Persecution against any identifiable group or collectivity on political, racial, national, ethnic, cultural, religious, gender as defined in paragraph 3, or other grounds that are universally recognized as impermissible under international law in connection with any crime within the jurisdiction of the court;
9- Enforced disappearance of persons;
10- The crime of apartheid;
11- Other inhumane acts of a similar character causing great suffering, or serious injury to body or to mental or physical health;

[2] Toà Án Hình Sự Quốc Tế (International Criminal Court) là toà án độc lập và thường trực được thành lập theo Đạo Luật Rome (The Rome Statute) để điều tra và xét xử 4 loại tội ác sau đây:
1- Crimes against humanity (Tội ác chống nhân loại);
2- The crime of genocide (Tội ác diệt chủng);
3- Crimes of war (Tội ác chiến tranh);
4- Crimes of aggression (tội ác xâm lược).

Tuesday, July 21, 2009

Câu Chuyện NGƯỜI DI TẢN BUỒN
và Bài hát "Người di tản buồn" (Sáng tác: Nam Lộc)

1.Chiều nay có một người đôi mắt buồn
Nhìn xa xăm về quê hương rất xa
Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhòa...
Bạn ơi đó là người di tản buồn
Ngày ra đi lặng câm trong đớn đau
Rồi đêm khuya về trong đôi mắt sâu
Đời như chôn vào con phố u sầu...
Cho tôi xin lại một ngày, ở nơi nơi thành phố cũ
Cho tôi xin lại một đời, một đời sống với quê hương
Cho tôi đi lại đoạn đường, hàng cây vương dài bóng mát
Cho tôi an phận ngàn đời, bên bờ đê vắng làng tôi

2. Chiều nay có một người di tản buồn
Gọi tên ai gởi theo cơn gió bay
Tình yêu ơi còn đâu những ngất say
Người yêu ơi giờ thương nhớ dâng đầy !
Này em có bao giờ em biết rằng
Ở nơi đây mùa thu rất ngỡ ngàng
Chiều rơi nhanh và đêm xuống rất mau
Thời gian không còn những phút nhiệm màu...
Cho tôi xin lại nụ cười, nở trên môi người yêu dấu
Cho tôi yêu lại từ đầu, khi vừa chớm biết thương đau
Cho tôi xin lại cuộc tình, từ lâu tôi hằng mơ ước
Xin cho tôi gởi lòng này, đến người yếu dấu ngày xưa

3. Chiều nay có một người di tản buồn
Gọi anh em còn ai hay mất ai
Còn bao nhiêu thằng xông pha chiến khu
Và bao nhiêu nằm trong những lao tù !
Ở đây có những chiều mưa rất nhiều
Nhiều hơn khi hành quân trong tháng mưa
Buồn hơn đêm rừng thưa vang tiếng bom
Ngày vui ơi giờ đâu nữa không còn
Cho tôi xin lại ngọn đồi, ở nơi tôi dừng quân cũ
Cho tôi xin lại bờ rừng, nơi từng chiến đấu bên nhau
Cho tôi xin một lần chào, chào bao nhiêu người đã khuất
Xin cho tôi một mộ phần, bên ngàn chiến hữu của tôi ...

Người Di Tản Buồn

Xin phép nhạc sĩ Nam Lộc mượn tạm tựa bài hát trên đây để viết về những mảng đời tị nạn mà chúng ta đã hoặc đang bắt gặp hằng ngày trong cuộc sống. Tôi đã nhiều lần gặp họ mỗi khi có dịp xuống phố Bolsa, đã được dịp trò chuyện với họ và hôm nay xin được làm người kể chuyện hầu quý vị.
.
Hôm đó tôi có hẹn với mấy người bạn cũ đi uống cà phê ở một quán khá quen thuôc, nơi mà nhiều văn nghệ sĩ thích ngồi uống và trò chuyện vì không khí ấm cúng và dễ thương của quán. Đang ngồi tán dóc với nhau sau nhiều năm tháng không gặp thì chúng tôi nghe một giọng nói nhỏ nhẹ: "Các anh có thể gọi cho em một ly cà phê đen đá không?" Chúng tôi ngước lên và thấy một anh chàng trung niên mặt mày khá nghệ sĩ với bộ râu quai nón và chiếc mũ rất "ngầu" đang khoanh tay đứng ở một góc quán. Chúng tôi kéo thêm một chiếc ghế, mời anh ngồi chung cho vui và ra quầy gọi thêm một ly cà phê đen đá. Anh tự giới thiệu trước:

"Thấy mấy anh ngồi nói chuyện thân mật với nhau, em bỗng dưng nhớ lại đám bạn bè cũ ngày xưa quá, cũng ngồi uống cà phê với nhau như thế này sau những lần đi hành quân về…" Ly cà phê đen đá được mang ra, anh uống một ngụm nhỏ rồi xin phép được hút thuốc. Bốn anh em chúng tôi im lặng vì biết sẽ được nghe một câu chuyện lý thú từ anh chàng này. Tôi hỏi, như để bắt trớn cho anh vào đề: "Anh hiện đang ở đâu? Vợ con ra sao rồi? Anh qua Mỹ lâu chưa? Đi theo diện nào?" Như bị điểm đúng huyệt, anh hơi giật mình, dụi điếu thuốc vừa mới châm vào chiếc gạt tàn rồi bắt đầu câu chuyện đời mình.

"Em xin phép được dông dài một chút, nếu mấy anh có bận gì thì cứ đi, vì câu chuyện của em dài và nhàm chán lắm. Em cũng xin cám ơn mấy anh trước về ly cà phê này. Em tên Quang, qua Mỹ được vài năm nay. Em tốt nghiệp khóa áp chót của Thủ Đức trước ngày mất nước chưa đầy một năm, ra đơn vị và được xung vào trinh sát. Em cũng đã cưới vợ năm đó, và sau 1975 thì em đi tù.

Mấy tháng đầu tiên vợ em còn lên thăm nuôi và cho biết là đã có thai mấy tháng. Nhưng việc thăm nuôi thưa dần, chỉ nhờ người nhắn lên cho em là vì cái thai hành quá, tiền bạc cũng khó khăn nên không thể lên thăm thường xuyên được, mong em thông cảm. Rồi cả năm sau cho đến lúc ra tù, em bỗng nhiên trở thành "con bà phước", chuyên viên ăn cơm tù và thỉnh thoảng anh em thương chia xẻ cho một ít thức ăn thăm nuôi. Có vài anh em ở gần nhà thỉnh thoảng hỏi em, như một lời nhắn tin khéo: "Chà, bây giờ nếu tụi mình ra tù mà vợ đi lấy chồng khác thì sao nhỉ? Chắc là sẽ tự tử quá! Mất mát hết thì còn tha thiết gì nữa?" Em chỉ cười buồn không trả lời, và cũng không ngờ là anh em đã cho biết một cách khéo léo về hoàn cảnh của chính mình.

Đổi đi hết trại này đến trại khác em cũng vẫn là chuyên viên cơm tù và chuyên viên ăn ké người khác. Hơn ba năm sau, gần cuối năm 1980, em mới được thả. Cầm tờ giấy ra trại, anh em xúm lại chúc mừng và gom góp mỗi người cho được vài đồng để đi xe về nhà. Xe lửa, rồi xe ôm, rồi xe lam, hai ngày sau khi ra khỏi trại em cũng đã tìm về được đến ngôi nhà nhỏ đầy kỷ niệm bên Thủ Thiêm. Em vẫn còn tần ngần chưa dám gọi cổng, vẫn còn ngờ ngợ trong lòng vì em thấy sao căn nhà của vợ chồng em bây giờ có vẻ đẹp hơn xưa, đồ đạc trong nhà nhiều hơn xưa (em nhìn qua cửa sổ và thấy có cả một bộ Salon gỗ quý và TV nữa!). Một người đàn ông thấy em thập thò mãi ngoài cổng, mở cửa đi ra hỏi: "Chú tìm nhà ai?" sau lưng người đàn ông lúc đó vợ em xuất hiện, và đứng kế bên là một đứa bé trai khoảng 5 tuổi. Vợ em nhìn em chăm chăm và hình như cô ấy lắc đầu muốn bảo em nên đi đi. Em nói với người đàn ông: "Xin lỗi anh, tôi lộn nhà".

Đất trời như quay cuồng sụp đổ dưới chân em. Em quay gót, và khi gần đến cuối xóm, một giọng nói từ trong một quán nước gọi tên em: "Chú Quang, chú Quang phải không? Chú về hồi nào? Vào đây uống ly cà phê đã!" Như người mất hồn, em vào quán và nhận ra bà Năm, bà bạn già của má vợ em ngày trước. Bà Năm làm cho em một ly đen nhỏ, cho em một điếu thuốc Vàm Cỏ, rồi kể cho em nghe chuyện gia đình sau khi em đi tù: "Chú Quang cũng đừng trách cô ấy tội nghiệp. Những tháng đầu tiên, như tất cả mọi người, cô ấy dù bụng mang dạ chửa cũng phải xin đi làm công nhân tổ hợp để giữ lại căn nhà mong chú về. Đến lúc gần sinh cháu Minh- nó chính là con của chú đó- thì tài sản trong nhà có bao nhiêu đã bán hết đi để đi thăm nuôi chú và cũng để cô ấy sinh sống chờ ngày sinh nở. Nhà cửa bị hăm dọa tịch thu vì có dính dấp đến ngụy quân nên cô phải lên phường tìm cách xin chứng nhận căn nhà là của ba mẹ cô ấy cho hai vợ chồng. Và trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó tên công an phường đã "bắt chẹt" cô phải lấy hắn làm chồng để hắn xin với cấp trên giữ lại căn nhà cho cô. Hắn còn nói là khi nào chú về hắn sẽ rút lui để vợ chồng con cái sum họp. Cô ấy đã khóc lóc và kể hết cho tôi nghe vì tin chắc rằng, ngày chú ra tù sẽ về nhà, sẽ bỏ đi và sẽ ghé quán của tôi và tôi sẽ thay mặt cô ấy để giải thích cho chú hiểu hoàn cảnh trên đe dưới búa lúc đó. "Con tin anh Quang sẽ hiểu và tha thứ cho con. Nếu có dịp thuận tiện con sẽ đưa thằng Minh đến thăm ảnh."

Sau đó bà Năm tìm mướn cho em một căn chòi nhỏ để tá túc cho qua những ngày còn bị quản chế. Hằng ngày em ra phụ với bà Năm mở quán, dọn dẹp và lau chùi bàn ghế, rửa ly chén, tối đóng cửa quán rồi về chòi ngủ. Như vậy cũng tạm có được hai bữa cơm và hai cử cà phê qua ngày. Khi nào bà đau yếu thì em ra chợ phụ dọn mấy sạp thịt cá của những người quen do bà Năm giới thiệu, và cũng có thêm vài đồng bạc.

Sống như vậy hai năm, em gặp người đàn bà thứ hai. Cô ta có một sạp bán thịt nhỏ trong chợ Thủ Thiêm, và em cũng đã từng phụ cô dọn hàng ra dọn hàng vào. Một hôm trời bỗng đổ mưa lớn, không buôn bán gì được, cả cô ta và em ngồi bó gối nhìn trời mưa vần vũ và thở dài. Bỗng nhiên em nghe cô ta cười lớn, rồi bật nói một mình, như quên mất rằng đang có mặt em ở đó: "Không được, không được! Kỳ quá!" Em hỏi cô ta: "Cái gì mà không được? Cái gì mà kỳ quá?" lúc đó cô mới tỉnh người, quay qua thấy em đang nhìn và đợi câu trả lời: "Không có gì đâu. Thôi anh về đi, để tối tui dọn hàng một mình cũng được. Anh về đi!" Ủa sao kỳ cục vậy ta? Đang mưa mà "đuổi" người ta về?" Nhưng em cũng đứng dậy và dầm mưa về quán thăm bà Năm đang bệnh. Thấy em ướt như chuột lột đi vào quán, bà Năm cười cười hỏi: "Bộ bị con Sáu quầy thịt đuổi về hả?"
"Sao bà Năm biết là cô Sáu đuổi con về?"
"Ôi, nhìn cái mặt chú dầm mưa về là tao biết rồi. Tại sao trời mưa như vầy mà chú không ở lại tâm tình với nó?"
"Trời đất, con thân phận là người dọn hàng mướn cho người ta mà tâm tình cái nỗ gì bà Năm?"
"Ủa, vậy chớ chú mầy không biết là con Sáu nó thương chú mầy sao? Nó nói là thấy anh Quang tội nghiệp, cũng quan này, quan nọ với người ta mà bị vợ con bỏ rơi. Hôm nọ nghe nó nói như vậy là tao biết ngay là nó "chịu đèn" chú mầy rồi. Nó là con gái mới lên, đang đi học đến lớp 12 thì "mấy ổng" vào, nó bỏ học luôn ở nhà phụ mẹ bán thịt. Ráng lên nghe chú Quang, có gì bà Năm này sẵn sàng nhận làm "má nuôi" của chú để đi hỏi cưới con Sáu cho. Chỉ cần thấy chú mầy đừng buồn nữa là bà Năm này mát ruột rồi. Chắc con vợ của chú không trách chú và con Sáu đâu. Nó còn vui hơn khi thấy chú rồi cũng có một mái gia đình yên ấm và sẽ thấy đỡ nặng lòng hơn". Em chào bà Năm, lầm lủi trở về căn chòi nhỏ, đầu óc rỗng tuếch. Biết được "nỗi lòng" cô chủ quầy thịt, em thấy tự nhiên hơn và siêng năng hơn trong việc dọn hàng. Thỉnh thoảng em lại còn "xung phong" đến mấy lò thịt mổ chui để lấy thêm thịt về cho cô bán. Rồi thêm bà Năm nói ra nói vào như thế nào đó em cũng không rõ, mà đến Tết năm sau đó em và cô ta thành vợ chồng.

Người chủ hôn cho tụi em chính là bà Năm tốt bụng. chính Sáu đã nói với em phải mời phường khóm (có nghĩa là "phải" mời tên công an phường và vợ anh ta -là vợ cũ của em- nữa.) Mấy anh có thấy đàn bà "kinh hồn"chưa? Vì bà Năm và Sáu lo đám cưới từ đầu đến đuôi nên em đành phải "Ai đặt đâu tôi ngồi đó" thôi. Vài năm sau Sáu sinh cho em được một đứa con trai, và bắt em phải đặt tên là Thông (anh nó tên Minh thì nó tên Thông là đúng rồi, anh thấy không đó là lý luận của vợ em!) rồi bỗng dưng có chương trình H.O. dành cho những "ngụy quân ngụy quyền" bị tù trên 3 năm như em. Bà Năm và Sáu thì mừng rỡ, riêng em dửng dưng như không. Sáu đề nghị với và Năm ghép hộ để đi chung với tư cách là mẹ nuôi của em, nhưng bà không chịu, nói rằng già cả rồi, qua Mỹ làm gì? Mẹ của Sáu cũng không chịu đi và cũng lý luận như bà Năm. Lại phải tổ chức tiệc mừng để vợ chồng tụi em chia tay bà con lối xóm xưa nay vẫn đùm bọc em. Lúc mỗi người lên nói lời chia tay, cô vợ cũ của em cũng đứng lên nói một câu ngắn gọn: "Chúc vợ chồng anh Quang và cô Sáu cùng cháu Thông qua Mỹ bình an, sớm có công ăn việc làm ổn định và nhớ là đừng bao giờ quên hàng xóm láng giềng tụi em" câu "nhớ là đừng bao giờ quên hàng xóm láng giềng tụi em" hình như cô ta hơi lên giọng! Anh chàng công an thì cứ ngồi nốc bia liên tục. Cho đến giờ này em cũng không biết là hắn có biết em là chồng cũ của vợ hắn hay không nữa?

Qua Mỹ gia đình tụi em được các anh em H.O qua trước đưa đi làm thủ tục giấy tờ, xin trợ cấp và đi mướn nhà. Mấy tháng sau vợ em đi học Nail. Vì mới qua, chưa có đủ tiền mua xe nên vợ em phải nhờ người đưa đón và gửi lại tiền xăng cho họ. Học xong, Sáu đem chứng chỉ tốt nghiệp về khoe với cha con em và cho biết là có nhờ người quen xin việc làm. Vài tuần sau có một người đàn ông mập mập lùn lùn đến xưng tên, đưa business card nói là chủ một tiệm Nail vùng Rosemead, đang cần người và sẽ đưa đón vợ em đi làm nếu chưa biết lái xe. "thật ra tôi cũng nghe cô bạn của bà xã tôi giới thiệu anh chị mới qua, chị vừa học xong và đang cần công ăn việc làm để phụ với anh trả tiền nhà nên bà xã tôi bảo tôi giúp.

Tụi này ăn ở hiền lành đạo đức lắm, chuyên đi làm việc thiện giúp đỡ người khác không à! Anh chị đừng lo!" Tử vi của em chắc là cung Phu Thê không ra gì, nên chưa đầy sáu tháng sau, "ông chủ tiệm Nail chuyên đi làm việc thiện giúp đỡ người khác" đưa đón vợ em ra khỏi nhà luôn, và bỏ hai cha con em ở lại một mình. Không có tiền trả tiền nhà, em đành phải nhờ một cô bạn làm Nail gọi Sáu về gửi nuôi hộ thằng Thông. Trong những ngày tháng tù tội ở Việt Nam em là con bà phước, qua Mỹ em cũng lại trở thành con bà phước như xưa. Bây giờ em đi lung tung khắp nơi, chỗ nào đặt lưng được qua đêm chỗ đó là nhà của em. Còn ăn uống thì em ăn rất ít, chỉ thỉnh thoảng mấy anh cho ly cà phê và một điếu thuốc, thế là đủ no cho một ngày.

Em cũng hiểu tại sao em vẫn chưa điên, chớ nếu điên được thì em sẽ quên hết, sẽ bớt buồn hơn bây giờ, phải không mấy anh? Em cũng không thể nào tự tử được, vì gia đình ba má em ngày xưa theo đạo, và em cũng đã được rửa tội, mặc dù em chẳng đi nhà thờ bao giờ. Em xin lỗi vì đã kể cho các anh nghe một câu chuyện chẳng ra làm sao, làm hỏng hết cả buổi sáng của mấy anh. Thôi xin chào mấy anh, em đi đây. Một lần nữa xin cám ơn mấy anh về ly cà phê và chút thì giờ quý báu ngồi nghe em kể chuyện. Nói rồi anh chàng lại lửng thửng đứng dậy và quay lưng đi sau cái gật đầu chào anh em chúng tôi. Tụi tôi bỗng dưng thấy cay cay ở mắt. Chắc là tại người ta hút nhiều quá ngoài hiên quán?

PNT
Thằng Ngụy Con

Ngô Viết Trọng

Khi bị chuyển về khám đường Bà Rịa, tôi bị nhốt vào một căn phòng rất nhỏ. Trong phòng ấy đã có sẵn một người: ông Đoàn. Cửa phòng là một bửng sắt khá dày, bị sét rỉ toàn bộ, chứng tỏ nó đã khá lâu đời. Sét rĩ đã xoi tấm cửa này thủng nhiều lỗ cỡ đầu ngón tay. Đặc biệt có một lỗ dưới cùng rộng có thể thò lọt cả bàn tay. Những lỗ đó đã cho chúng tôi chút ánh sáng trong căn phòng ít khi được mở này.

Một hôm tôi đang rầu rĩ bỗng nghe nhiều giọng nữ xôn xao bên ngoài. Tôi chạy lại cửa dán mắt vào mấy lỗ thủng. Thì ra phòng tù nữ ở gần phòng tôi được cho ra tắm giặt. Thật là một cảnh sinh hoạt rộn ràng. Tiếng gàu thau chạm nhau rổn rảng, tiếng người thúc giục nhau, chen lấn cãi cọ nhau ỏm tỏi. Họ giặt đồ, tắm rửa, chải tóc, phơi quần áo....trông ai cũng làm việc với vẻ gấp rút. Người quá đông mà chỉ có hai cái giếng, thì giờ cho phép lại giới hạn, nên họ sợ hết phần....

Tôi bỗng giật mình khi thấy một thằng nhỏ từ trong hiên nhảy ra. Nó chạy vụt lại phía hai con vịt xiêm đang rỉa lông cho nhau trước cửa phòng tôi làm chúng hoảng hốt bay xa một đoạn. Một người đàn bà gọi với: "Không được nghịch, mẹ đánh đấy!" Thằng nhỏ đứng lại. Qua giây phút hoảng hốt, đôi vịt lại tiếp tục rỉa lông cho nhau. Thăng nhỏ khoảng chừng hai, ba tuổi, trắng trẻo, khaú khỉnh làm sao! Tại sao nó lại lọt vào chốn tù ngục này? Nó làm sao chịu được cảnh thiếu ăn, thiếu bạn bè, thèm khát đủ thứ, ngaỳ ngày ru rú trong một căn phòng chật hẹp với không khí ngột ngạt, hôi hám ấy? Tâm tính nó sẽ ra sao về sau? Thằng nhỏ có vẻ khoái đôi vịt xiêm lắm. Nó đang say sưa ngắm chúng thì mẹ nó gọi trở về phòng. Nó vưà đi vừa ngoái cổ nhìn lui, mẹ nó phải giục mấy lần.

Tôi quay lại hỏi ông Đoàn:-Bên phòng nữ có một thằng nhỏ dễ thương quá! Vì sao nó phải vô trong này ông biết không? Ông Đoàn nói:-Nghe đâu cha nó là một viên thiếu tá đã đi Mỹ còn mẹ nó là một nhân viên Thiên Nga. Khi tôi vô đây đã thấy có nó rồi! Lúc đó nó mới biết đi lẫm đẫm. Tôi tức cười:-Sau này có thể nó phải ghi vào lý lịch: Mới một tuổi tôi đã phải sống trong khám đường....

Mấy hôm nay tôi chỉ được phát mỗi ngày hai vắt nhỏ bột sắn xay chia làm hai bữa với một ít canh cải bẹ xanh mặn chát. Không hiểu thằng nhỏ có được phát tiêu chuẩn khẩu phần không hay phải ăn vào phần của mẹ nó? Tôi nói:
-Thằng nhỏ mặc sức mà thèm đường thèm sữa! Ông Đoàn cười:-Ông khỏi lo! Mấy ngày thăm nuôi nó được cán bộ thả đi lung tung, người ta cho nhiều quà lắm. Ngay taị phòng nó lại có rất nhiều người đã từng làm mẹ, làm chị, chẳng ai nỡ để một đứa nhỏ dễ thương như thế đói đâu! Tôi đã từng thấy một con chó mẹ nằm cho mấy con mèo con bị mất mẹ bú.

Thiên tính thương trẻ của các bà làm mẹ hẳn còn cao hơn nhiều! Tôi cảm thán:-Vậy sao? Hoá ra nó lại sướng hơn lũ con tôi! Tôi có ba thằng con, thằng út có lẽ cũng cỡ tuổi nó. Khi tôi đi tù nó mới vừa đúng một tuổi, chưa biết đứng. Trước kia mình đâu biết dành dụm lo xa, khi vào tù tôi chẳng có chút gì để lại cho vợ con cả. Nghĩ đến cảnh một người đàn bà chân yếu tay mền phải chạy vạy để nuôi sống ba đứa con giữa lúc này tôi đau ruột lắm Nhưng ăn năn cũng muộn mất rồi!

Mấy hôm sau phòng tù nữ lại được mở cho ra tắm giặt. Thằng nhỏ sau khi tắm rửa xong lại chạy sang trước phòng tôi. Không thấy đôi vịt, nó ngồi vào bậc thềm lưng dựa vào cửa phòng. Tôi nhẹ thò ngón tay ra lỗ thủng chọt vào lưng nó một cái. Nó giật mình nhỏm dậy quay lại:
-Hết hồn! Tôi lấy làm thú vị khi nghe một thằng tí hon lại dùng cái tiếng "hết hồn" có vẻ người lớn đó. Biết tôi đùa, thằng nhỏ lại ngồi xuống chỗ cũ. Tôi hỏi:
-Chaú tên gỉ?
-"Nguỵ con"
Tôi ngạc nhiên hỏi lại:-Chú hỏi cháu tên là gì?
-"Nguỵ con"!
-Ai đặt tên ấy cho chaú?
-Mấy chú cán bộ!
-Thế mẹ cháu không đặt tên cho chaú à?
-Có, mẹ chaú đặt tên "con", mấy chú cán bộ thì kêu "nguỵ con" rồi các cô dì trong phòng cũng kêu cháu là " nguỵ con"!

Trời đất ơi! Cái tên này có thể tạo một ấn tượng khó đoán khi thằng nhỏ khôn lớn! Tôi định hỏi vài câu nữa nhưng nó đã bị gọi về phòng.

Rồi ngày thăm nuôi đến-ngày đó coi như ngày Tết của khám đường. Các phòng giam đông người đều được mở cửa suốt thời gian cho thăm để người ta tiện đưa đồ thăm cũng như dẫn dắt những người được gặp người thân ra vào. Những người được ra gặp người thân phải mặc đồ lành sạch. Ai không có phải đi mượn đồ của người khác. Vì vậy, ngày thăm nuôi tù vẫn ăn mặc sáng sủa khác hẳn ngày thường. Các cán bộ cũng dẹp bớt cái vẻ nghiêm khắc hàng ngày để hồ hởi thưởng thức những hơi khói thơm....

Những người không được thăm cũng vui hơn vì ít nhất cửa phòng mở họ cũng hưởng được chút ánh sáng và không khí dễ thở. Họ cũng có thể ké được chút quà tươi hoặc sớt được phần ăn tiêu chuẩn của người được thăm không dùng tới. Những phòng ít người phần nhiều bị kỷ luật, ít được thăm, cưả đóng im ỉm, nhưng ít nhất ngaỳ đó họ cũng yên trí không bị cán bộ quấy rầy. Nói chung, trong ngày thăm nuôi, bất cứ ai đang sống tại khám đường cũng chia được ít nhiều niềm vui, dù chỉ là niềm vui tạm bợ giữa một hoàn cảnh bất hạnh. Kẻ hưởng được hạnh phúc thật sự hoạ chăng chỉ có một người: "thằng nguỵ con"!

Trong lúc cán bộ và tù trật tự bận rộn mang đồ thăm hoặc dẫn tù đi gặp người thân thì thằng nhỏ tung tăng chạy hết phòng này đến phòng khác. Nó rất khôn, cứ gặp cán bộ lại cất giọng lảnh lót "chào cán bộ" thật dễ thương. Vì thế không ai la rầy, cản trở nó cả. Tôi nghĩ chính thằng nhỏ là một nhân tố làm giảm bớt vẻ ngăn cách giữa cán bộ và tù. Đến đâu nó cũng được tiếp đón nồng hậu, quà cứ nườm nượp vào tay nó. Bao nhiêu lần nó sung sướng ôm đầy quà trên tay: bánh tráng, cốm bắp, kẹo...về giao cho mẹ nó.

Trông nét mặt hớn hở của nó vào những lúc ấy ai mà chẳng vui lây! Rồi một tháng trôi qua, lại đến kỳ thăm nuôi. Hôm ấy trời mưa lâm râm và có gió hiu hắt. Tôi lại dán mắt trước cửa hưởng ké niềm vui của mọi người. Thằng nhỏ lại thả sức tung tăng đi nhận quà. Thấy trời hơi lạnh, lại sợ con bị ướt nên mẹ nó đã cẩn thận bận thêm cho nó một cái aó mưa bằng nylon khá gọn. Lần ấy, có lẽ vì quà tặng hơi nhiều, thằng nhỏ lại không biết sợ lạnh, nó cởi cái aó mưa làm đồ đựng. Khi nó đang ôm bọc quà hí hửng chạy về phòng thì gặp Sơn, một cán bộ nghiêm khắt nhất khám đường. Gã tươi cười đón nó lại:
-"Nguỵ con" có nhiều quà quá, chia cho chú vơí nào!Thằng nhỏ lính quýnh giẫm vào chỗ đất trơn, té oạch một cái làm quà văng lung tung. Sơn cúi xuống lượm giùm. Xong, gã vờ bốc lấy một goí giấy, bảo:
-Gói này cho chú xin nghe!Thằng nhỏ tưởng thật hoảng hốt:
-Không được đâu! Gói này không được đưa cho cán bộ coi! Nghe thằng nhỏ nói hơi lạ tai, Sơn nghi ngờ mở cái gói ra xem. Gã bỗng trừng mắt đạp vào ngực thằng nhỏ một cái ngã ngửa. Thằng nhỏ nằm lặng một hồi mới khóc ra tiếng. Ai nấy chới với chưa hiểu chuyện gì thì nghe tiếng Sơn nạt:
- Đ.M. đồ cái giống nguỵ ra khác, chưa ráo máu đầu đã học phản động! Quay lại phiá anh tù trật tự, Sơn hét:
-Bắt nó quỳ dưới cột lưới bóng rổ! Lập tức thằng nhỏ bị lôi dậy, keó đi. Liền đó Sơn dẫn một anh tù trật tự khác đến phòng B5. Gã đứng trước cửa hoạnh hoẹ hỏi chuyện. Lát sau một anh tù vưà mới được thăm nuôi hồi sáng bước ra khỏi phòng. Sơn bắt anh tù đứng nghiêm rồi tha hồ đấm đá. Anh tù nhiều lần bị ngã nhưng Sơn lại bắt đứng lên để đấm đá tiếp. Trong chốc lát anh tù đã xác xơ, rục rã. Nhưng Sơn vẫn chưa tha, gã còng cắp cánh tay anh ta lại rồi sai người đưa vào phòng kỷ luật.

Trời vẫn mưa lâm râm, gió vẫn hiu hắt. Thằng nhỏ vẫn quỳ dước chân cột lươí bóng rổ. Sơn vẫn tiếp tục ra vào kiểm soát việc thăm nuôi. Quá nóng ruột, người mẹ phải liều vói mặt ra khỏi phòng van xin chéo véo. Nhưng Sơn cứ phớt lờ, cả giờ sau gã mới chịu cho thằng nhỏ về phòng. Người nó lạnh như cục nước đá, run lập cập, nói không thành tiếng....Buổi tối, khi đưa cơm vào phòng tôi, Sơn cảnh cáo:
-Các anh coi chừng, chớ lợi dụng "thằng nguỵ con" để thông tin tức với nhau! Dù là chỉ hỏi thăm sức khoẻ tôi cũng trị trắng máu ra! Tôi hiểu ngay anh tù đã phạm nội quy của khám đường. Về sau tôi được biết rỏ hơn là anh tù đã gởi quà với mấy lời nhắn cho một người quen ở phòng tù nữ. Vụ trừng phạt ấy cứ lởn vởn ở trong đầu tôi suốt đêm. Tội nghiệp thằng nhỏ đã bị đòn lại phải chiụ ướt lạnh suốt mấy giờ.

Hôm sau, khoảng nửa đêm tôi phải thức giấc bởi tiếng kêu cứu từ phòng tù nữ:
-Báo cáo cán bộ, phòng A5 có người bệnh nặng! Tôi giật mình: biết đâu lại là thằng nhỏ? Tiếng từ phòng trực hỏi lại:
-Nặng bao nhiêu ký? Tiếng kêu cứu từ phòng nữ có vẻ khẩn thiết hơn:
-Báo cáo cán bộ, phòng A5 có người sắp chết!
-Nghe rồi, đợi đó giải quyết!Chừng nữa giờ sau tôi nghe có người nói chuyện ồn ào trước sân. Có lẽ cán bộ y tế đã đến. Rồi cả khám đường yên ắng trở lại. Gần sáng tôi lại bị ông Đoàn đánh thức:
-Ông nghe gì không? Trời ơi, rõ là tiếng kêu khóc thảm thiết của một người đàn bà:
-Con ơi con, sao nỡ bỏ mẹ mà đi như thế con ơi! Con tôi chưa đầy ba tuổi đã biết gì đâu mà phản động, đau đớn lắm trời ơi!......Tôi giật mình thở dài:
Trời ơi! thằng nguỵ con! Liền đó tôi nghe tiếng nạt nộ:
-Con bị sưng phổi không chiụ lo báo cáo sớm, bây giờ không để người ta chôn cất còn khóc gào đổ thừa cho ai? Tiếp đó tôi lại nghe tiếp nhiều tiếng nấc nghẹn ngào....
Cậu Sáu

Vũ Trí
Bắc California, 16.6.2009

Sau ngày 30-4-1975, chúng tôi phải đi trình diện học tập cải tạo (ở tù hay lao cải), theo lệnh Ủy ban quân quản (UBQQ); tôi được đưa lên trại Long Thành (trại nuôi trẻ mồ cội của Tư Sự). Trại nầy tiếp nhận một số nhân viên chính quyền cũ, được chia làm 4 khối: Khối thứ nhất, thành phần cao cấp của chính quyền cũ; Khối thứ hai, cán bộ Trung Ương tình báo; Khối thứ ba, thành phần cao cấp các Đảng phái và Khối thứ tư, sĩ quan Cảnh Sát Quốc Gia. Qua 2 tháng giam lỏng chúng tôi ở trại Long Thành, sau đó Cộng Sản chọn lọc ra mỗi khối một số người mà chúng cho là có nợ máu với nhân dân rồi chúng di chuyển chúng tôi về giam ở trại Thủ Đức.

Tháng 2/1976, số tù giam ở trại Thủ Đức lại được chọn ra một số là 360 người, chuyển ra trại Ba Sao (Nam Hà, Phủ Lý) bằng 2 đợt máy bay C130 (mỗi lần đi 2 chiếc); chúng tôi đến Nam Hà, trại mới xây được 2 nhà gồm 4 buồng giam bằng đá.Trong mỗi buồng giam, Cán bộ/CS (CB) tổ chức gài người làm anten (báo cáo các tù viên khác cho CB), vì thế, chúng tôi phải cẩn thận khi nói năng với nhau.

Tâm Tình
Chúng tôi có một nhóm thân nhau nên mỗi lần có người bị gọi đi làm việc với CB/ Bộ Nội Vụ (BNV), khi về tôi hay hỏi: Sao, CB/BNV hỏi anh về chuyện gì?” Anh TVC trả lời:
“Về Cậu Sáu (1) quân sư của tướng Nguyễn Chánh Thi đó mà”

Tôi hỏi:
“Cậu Sáu như thế nào mà dữ dội đến thế.” Chuyện hơi dài dòng (chỉ nói về người mạnh thường quân, quân sư của tướng Thi, còn nhóm tướng Thi-19 người có 3 người đi theo VC và lý do đảo chính, ai cầm đầu…, nhiều người đã viết rồi, trong bài nầy chúng tôi chhỉ đặt nặng phần điệp viên CS đã cố vấn Tướng Thi như thế nào mà thôi) anh TVC kể tiếp:

“Sau khi Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Thiếu tá Phạm văn Liễu với một số anh em làm đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm bất thành: nhóm Thi, Liễu…lên xe chạy ra phi trường TSN rồi nhảy lên một chiếc C47 (do đại úy Phan Phụng Tiên lái) đang chờ sẳn để đi Phnom Penh.

Nhóm Thi, Liễu… được nhà vua Norodom Shianouk của Campuchia (Campuchea trung lập nhưng thân Hà Nội) chấp nhận cho tỵ nạn chính trị; còn máy bay và những ai không muốn ở lại thì được trao trả cho Việt Nam Cộng Hòa, Trung Tướng Thái Quang Hoàng bị nhóm đảo chính bắt làm con tin được trả về VN. Nhóm Thi, Liễu có một số ngoại tệ, họ mua một biệt thự để ở. Ngày ngày, mấy ông la cà từ nhà hàng nầy đến quán nọ, chiều tối đến vũ trường… Họ vui chơi, không chú ý “bóng câu qua cửa sổ”-thời gian, cho đến một ngày trong túi họ không còn tiếng rỏn rẻn: họ mới nghĩ đến cuộc sống lâu dài trên đất khách.

Lao động
Tối nay cơm nước xong, trước khi mọi người tụ họp lắng nghe đài BBC để biết tin thế giới và quê nhà; anh em mở cuộc họp nhỏ, tìm lối sống: mở đầu thiếu tá Liễu có ý kiến là mọi người phải đi lao động kiếm sống và đề nghị anh Hai (Thi) ở nhà (quản gia). Mọi người, ai có khả năng gì thì làm việc ấy: người đi khuân vác ở bến xe, người đi đạp xe ba gát, kẻ đi hớt tóc dạo…

Đại tá Thi quản gia, anh biết mình như một bà nội trợ (hay con sen), ngày ngày đi chợ, nấu ăn và lo vệ sinh trong nhà…Đôi khi rảnh rổi, ngồi nghĩ lại “anh hùng sa cơ lỡ vận” đâu khác gì bà nội trợ! Tâm trạng mong mõi có gì đó thay đổi lớn ở quê nhà còn ở campuchia cuộc sống bình an, trầm lặng, thời gian như ngừng lại….
Mạnh thường quân xuất hiện

Hôm nay thứ sáu, như thường lệ người nội trợ phải tính toán mọi nhu cầu như ăn, uống, vui chơi của mấy chú em trong các ngày cuối tuần: phải mua gì ăn, uống, bồi dưỡng, vui chơi…Chợ búa xong, Thi đang còn nghĩ mệt thì nghe tiếng gõ cửa, Thi phân vân: chả biết ai đến nhà mình làm gì? Mấy thằng em đi làm có sao không, có chú nào bị tai nạn hay bị chính quyền làm khó dễ gì không, trong lòng nôn nóng. Thi vội đứng dậy ra mở cửa, Thi thấy một ông già: râu cằm hơi dài, tay xách hai con vịt, tay chống gậy, chậm rải hỏi:

“Xin lỗi ông, đây có phải nhà của Đại tá Thi không à”

“Tôi là Thi đây, thưa ông có việc gì không”, Đại tá Thi trả lời, ông già tự giới thiệu và nói:

“Tôi là người tha phương cầu thực, tôi qua làm ăn ở đây lâu rồi; nghe các anh là những người yêu nước, thương dân, đã can đảm chống lại gia đình trị Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, áp bức dân lành… Không may, các anh phải lánh nạng xứ người, vì tình đồng hương tôi thương các anh lắm, ghé thăm và biếu các anh món quà nhỏ để vui cuối tuần.”

Đại tá Thi lễ phép:
“Xin mời bác vào nhà”;

Thi vội đem nước trà mời khách. Ông già nói:
“Anh cứ tự nhiên, đừng bận rộn nước non gì phiền phức; một lần ghé thăm làm phiền anh, chắc lần sau tôi không dám ghé nữa,” Thi trả lời:

“Không có gì xin bác đừng ngại, chúng tôi qua đây, không thân nhân, không bạn bè, được đồng hương ghé thăm là mừng lắm…”

“Anh nói như vậy, khi nào tôi rãnh rỗi, tôi ghé thăm các anh và tâm tình cho vui, Tôi đây cũng chẳn có bà con gì nhiều, chúng ta cùng hoàn cảnh, thật tình với nhau là quý,” ông già nói tiếp: “Tôi lớn tuổi hơn mấy chú, tôi là người con thứ năm trong gia đình, tôi đề nghị: mấy chú gọi tôi là Cậu Sáu (1) -cậu là em hay anh của mẹ, chúng ta đều tha phương, xem nhau như anh em, bà con giúp nhau được gì thì cứ làm, tùy theo khả năng”.

Thi nghe Cậu nói như vậy, nghĩ cũng ấm lòng: không có mẹ, có cậu bao bọc tình cảm ấm êm ở xứ người, tốt thôi. Đại tá Thi mạnh dạn hỏi:
“Xin Cậu cho biết địa chỉ khi nào chúng tôi rãnh đến thăm cậu và gia đình hoặc cậu có số điện thoại, xin cậu số máy…”

Cậu Sáu nói:
“Mấy chú đừng quan tâm, Cậu tha phương cầu thực, nay ở chỗ nầy, mai ở chỗ khác; nghề nghiệp cũng thay đổi theo nhu cầu của xã hội: ai kêu dạy học, cậu cũng làm, không thì đi buôn chuyến, cứ chạy kiếm cơm, nhà cửa thay đổi liên miên….Cậu rãnh rỗi Cậu đến thăm mấy chú là được; các anh có thường nghe các đài BBC, VOA không? Mấy đài nầy có nhiều tin thế giới và tin Việt Nam đáng tin cậy và có những bài bình luận hay.

Thi trả lời:
“Chúng tôi nghe đài BBC hàng đêm đấy: chúng tôi cũng muốn biết tình hình quê nhà lắm.”

Cậu Sáu xen vào: “Đêm qua đài BBC có bình luận, bà Ngô Đình Nhu qua Âu Châu giải độc…, rồi cậu Sáu thuyết trình một lúc qua tình hình trong tuần: tin tức thế giới, tin tức Việt Nam, ngắn gọn và rành mạch. Cậu gợi ý theo bình luận nước ngoài: báo Mỹ cho rằng ‘Ấp Chiến Lược’ là sản phẩm của người Anh, làm mất tự do của người dân quê, báo Anh viết về tình hình Phật Giáo như các cuộc tự thiêu của các thầy ở Miền Trung và Saigòn, các cuộc biểu tình, còn báo Le Monde của Pháp kết luận: tình hình Miền Nam VN ‘mỏng như lá lúa’, có thể có chính biến nữa, không biết khi nào, có vẻ chính phủ Ngô Đình Diệm không được lòng người Mỹ lắm”, Cậu Sáu hỏi tiếp:
“Anh có liên lạc bạn bè ở Saigòn không, phải nắm vững tình hình kẻo…” Đại tá

Thi nói:
“Chúng tôi nhận thấy chính phủ Ngô Đình Diệm đối đầu với Phật Giáo mỗi lúc mỗi trầm trọng thêm, bà cố vấn Ngô Đình Nhu, mỗi ngày mỗi lộng quyền và xem thường người dân…”

Cậu Sáu tán thưởng:
“Anh nhận định hay lắm! Tôi phải đến học hỏi mấy anh thêm để biết tình hình ở quê nhà,” Cậu suy nghĩ một lúc rồi nói tiếp:

“Cậu nhận thấy chính phủ Ngô Đình Diệm không được lòng người Mỹ lắm; ông Ngô Đình Nhu muốn đẩy mạnh học thuyết ‘Nhân Vị’ và ông Ngô Đình Thục muốn đẩy mạnh truyền bá đạo ‘Thiên Chúa’; trong nước, dân theo đạo Phật nhiều, vì vậy mâu thuẫn giữa chính quyền và dân chúng không thể giảm được…Cậu bận việc, thôi cho cậu về khi nào Cậu rãnh Cậu đến thăm các chú.”

Thi nói:
“Ngày mai cuối tuần, các em nghĩ làm, ở nhà, mời Cậu đến chơi để con có dịp giới thiệu cậu với các em: cậu có thể phân tích, giải thích, ước đoán tình hình trong thời gian tới cho mấy chú em lên tinh thần…, mong cậu đến”.

Chiều thứ sáu các chú về hơi trễ: thôi việc, các chú còn đi mua chút gì để vui cuối tuần. Cơm nước xong, mọi người ngồi quanh ở phòng khách, uống trà và nghe đài BBC, VOA, Đại tá Thi lên tiếng: “Ngày mai có khách lớn, một chính khách đến thăm anh em mình. Tôi tình cờ gặp ông cậu, tôi nghe ông ấy luận bàn tình hình thế giới, Việt Nam và cậu đưa ra những quan điểm, kể lại các bài phỏng vấn các tướng lãnh QĐVNCH và Mỹ về tình hình: VN phải thay đổi thể chế; cậu nói chuyện vui vẻ, bình dân, nhưng đầy hiểu biết của một chính khách chuyên nghiệp.

Cậu Sáu như chinh phục được nhóm Thi, Liễu và cứ mỗi sáng thứ sáu, Cậu đến thăm khi thì cặp gà, khi thì cặp vịt, khi thì 5kg thịt heo hay thịt bò. Sau khi nói chuyện thời sự xong; cậu đưa ra vài ba câu hỏi để anh em trả lời, vừa là thăm dò vừa hướng đẫn theo ý của cậu.

Hôm nay, thứ sáu, Thi đi tới đi lui hoài, chốc chốc lại xem đồng hồ, bây giờ hơn 11 giờ rồi, sao không thấy cậu Sáu tới. Chả biết địa chỉ cậu ở đâu mà đi thăm: cậu bệnh hay là có chuyện gì rồi? Thi nóng lòng lắm, bao nhiêu lần hỏi cậu địa chỉ, số điện thoại, cậu không cho biết, mong sao cậu tai qua nạn khỏi, đừng đau ốm là tốt. Đại tá Thi tự kiểm: không biết mình có làm gì cậu phiền không? Cậu có phiền hà gì thì cậu nói lên chứ!

Lại một thứ sáu nữa, không thấy cậu Sáu tới: Thi trông cậu như lúc còn nhỏ, trông mẹ đi chợ về để có kẹo bánh. Thi cứ nghĩ miên man, không biết anh em Thi có ai làm gì cậu buồn không, hay là cậu chán mấy thằng bất tài nầy rồi.

Bóng hồng xuất hiện (dựa theo lời khai của cô Tâm)
Thi đi chợ về, lo cơm nước cho mấy chú em và các thức ăn bồi dưỡng cuối tuần, cậu Sáu kể như là từ giả, không ngày trở lại. Mấy chú em làm ăn mỗi ngày một khá hơn, ít than thở, không đau ốm, thôi cũng mừng đi. Đang nghĩ viễn vông thì nghe tiếng gõ cửa; Thi hồi hộp mừng thầm, chắc Cậu Sáu đến, ta phải hỏi cho ra nguyên do nếu, ta có sai gì thì phải sửa chữa; Thi vội mở cửa, thấy một cô gái đang ấp a, ấp úng nói:
“Xin lỗi đây có phải nhà Đại tá Thi không”
“Vâng, Cô…cô cần gì tôi, tôi là Thi đây?” Thi hỏi

Cô gái chớp mắt lia lịa và e lệ nói:
“Dạ, em là Tâm (2), cháu câu Sáu, cậu em mấy tuần nay bệnh, không đến thăm các anh được, cậu sợ các anh trông; cậu em bắt em nghĩ học hôm nay để đem năm kg thịt heo để mấy anh dùng cuối tuần và khi nào cậu em lành bệnh sẽ đến thăm các anh.” Thi vội vàng mời khách vào nhà, ngồi đối diện với người đẹp, mà đầu Thi quay cuồng đủ thứ: gần năm rồi, xa vợ, xa con, tự nhiên bóng hồng xuất hiện…Thi ấp úng mãi mới nói:
“Em vẫn đi học…” Cô Tâm dạ và nói:
“Em đi học một buổi, một buổi phụ giúp cậu em làm ăn: khi thì đi giao hàng khi thì xem nhà cho cậu đi dạy học…”

Chuyện trò giữa trai tài gái sắc như vô tận: khi thì hỏi chuyện học hành khi thì bàn về công việc làm ăn; cô Tâm cứ e lệ và đá lông nheo, làm cho Đại tá Thi khó suy nghĩ và đôi khi Thi nói điều gì đó cũng khó diễn tả. Tâm vội đứng dậy và nói:
“Cho em về, cậu em bệnh, em không thể đi lâu được, xin phép Đại tá cho Tâm gởi lời thăm tất cả các anh, em về…”

Thi tiễn khách và đề nghị:
“Chúng mình gọi nhau bằng anh em đi, người trong nhà hết…” Tâm đi rồi, Thi vẫn đứng và nhìn theo một hồi lâu, tự trách mình sao không mạnh dạn mời người đẹp đi nhà hàng hay đi vũ trường… và nhủ thầm: Ư! Cậu Sáu bệnh: không phải cậu bỏ tụi nầy, mình phải báo cho mấy chú em biết. Cậu đã cho tụi nầy hai món ăn: vật chất và tinh thần, nhưng tinh thần quan trọng hơn. Cậu phân tich và ước đoán tình hình quê nhà rõ rang khoa học: gia đình trị Ngô Đình Diệm vẫn mâu thuẫn, mỗi ngày thêm trầm trọng với Phật Giáo, người Mỹ muốn thay đổi chính phủ Diệm…. Cậu Sáu thường dẫn chứng cho anh em Thi: Khi hạ tầng cơ sở của đối phương ăn không yên, ngủ cũng không yên; trung tầng cơ sở ăn không yên, ngủ cũng không yên và thượng tầng cơ sở ăn cũng không yên, ngủ cũng không yên; chắc chắn phải có…Thi tự khen: Cậu Sáu có lý, ta đã gặp chính khách: mở mắt cho…

Vừa đi chợ về, mua đầy đủ thực phẩm ăn cuối tuần, Thi mới ngồi xuống sofa thì nghe tiếng gõ cửa, Thi chạy ra la lớn:
“Chào người đẹp, Tâm lại nghỉ học sáng hôm nay nữa à. Cậu Sáu còn bệnh không, mời vào nhà.”

Cô Tâm vừa đi vừa trả lời:
“Cậu em còn bệnh, cậu em bảo: đem 5 cân thịt bò cho mấy anh dùng cuối tuần.”

Thi mời khách vào nhà, chạy lấy nước ngọt và ngõ lời cám ơn cô Tâm đã đến thăm, Thi thấy cô Tâm vui vẻ hơn, chàng mời nước và tỏ tình lã lơi. Tâm thì cứ đá lông nheo, tủm tỉm cười một cách e lệ…Thi cầm tay nàng và bưng ly nước lên đưa vào miệng nàng và tay kia vuốt tóc âu yếm, tỏ tình thân mật đặc biệt mà cả tuần nay, chàng cứ tiếc rẽ mãi, Thi thốt ra những lời hứa hẹn…, bốn mắt đang thôi miên nhau…(theo y thị tường thuật lại khi bị CSĐB hỏi cung sau khi cơ sở bị phá vỡ)

Cậu Sáu chống gậy, lững thững bước vào và quở: “Tôi tin chú, tôi mới cho em, nó đem quà đến cho các anh; em nó đang còn đi học, chưa lập gia đình, anh vuốt ve, âu yếm như thế; người ta thấy, đồn lên, em nó làm sao lấy chồng.”

Thi ấp úng nói:
“Xin lỗi Cậu”
“Không ngờ cậu theo dõi mình kỷ thế!” cô Tâm tự nghĩ: Rồi cô vội vã xin phép về trước để lo việc nhà.

Còn lại Thi và cậu Sáu: họ thảo luận tình hình Việt Nam một cách sôi nỗi, đôi lúc cậu Sáu vui lên khi thì buồn; nói đến tình hình Việt Nam—chính phủ Ngô Đình Diệm rối rắm thì cậu buồn buồn. Thi mạnh dạn hỏi:
“Thấy cậu không được khẻo: cậu buồn, tụi con giúp được gì cho sức khỏe của cậu?”

Cậu Sáu cười và nói:
“Cậu và mấy anh quen biết đã lâu, bây giờ tình cảm sâu đậm; ngày nào đó mấy anh về VN: Tôi ở lại đây cũng buồn lắm chứ, mấy anh thì lo nhiệm vụ, không có thì giờ để nghĩ đến gia đình cậu.”

Công, tội, vinh, nhục
Sau cuộc đảo chính ngày 1-11-1963, Trung tướng Dương Văn Minh và hội đồng tướng lãnh VNCH chấp thuận cho những ai trước đây vì bất đồng với chính phủ Ngô Đình Diệm mà đi lánh nạng ở ngoại quốc, được trở về VN. Nhóm anh em Đại tá Nguyễn Chánh Thi và thiếu tá Phạm văn Liễu…, hồ hỡi hồi cố hương và được các chiến hữu tiếp đón trọng thể, họ trình diện Bộ Tổng Tham Mưu và Đại tá Thi được thăng lên Chuẩn tướng được bổ nhiệm: Tư lệnh Sư đoàn I/BB kiêm tư lệnh khu11/CT ngày 19.02.1964 và thiếu tá Phạm Văn Liễu đặc cách lên Đại tá được cử giữ chức Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG); các sĩ quan khác trong nhóm của Thi đều được thăng cấp và giữ chức vụ tốt.

Chuẩn tướng Nguyễn Chánh Thi được chính phủ cấp một biệt thự số 90 đường Gia Long, quận Nhất Saigòn, đây là trụ sở mới của anh em trong nhóm Tướng Thi họp mặt mỗi cuối tuần. Họ vui chơi, ăn nhậu, bù lại những ngày gian khổ ở xứ người: rượu ngoại như Whisky, Martel, Napoleon…, thức ăn, có ông Tổng giám đốc/CSQG chỉ thị em út lo liệu; cuối tuần, Tướng Thi có phi cơ C47 về Saigòn, họp với hội đồng tướng lãnh,…

Ơn đền nghĩa trả
Một hôm, sau bữa tiệc ngày chủ nhật, Tướng Thi vui vẻ nói:
“Ngày mà anh em mình sa cơ lỡ vận, tỵ nạn ở Phnom Penh, có cậu Sáu giúp đỡ; nay anh em mình ai cũng có chức, có quyền, cơ ngơi thênh thang. Bây giờ chúng mình mời cậu Sáu về Saigòn, trước: đãi đằng cậu, đền ơn đáp nghĩa, sau: để cậu thấy cơ ngơi anh em, cậu mừng; tôi ở địa đầu giới tuyến, tình hình Miền Trung chưa ổn định, có đại tá Liễu ở đây (Saigòn), toa liên lạc cậu Sáu, mời cậu qua Saigòn chơi.”

Đại tá Liễu liên lạc được với cậu Sáu ở Nam Vang, mời cậu xuống Saigòn tham quan, đổi không khí; cậu Sáu vui vẻ nhận lời, Liễu cho biết: giờ, ngày nào có xe du lịch đón, số xe chờ sẵn ở cửa khẩu Nội Bài (Gò Dầu, Tây Ninh); Đại tá Liễu ký một sự vụ lệnh đặc biệt, giao cho tài xế lái chiếc Peugeot mang số ẩn tế đến cửa khẩu, đón cậu và đưa thẳng về dinh của tư lệnh Sư Đoàn luôn (Số 90 Đường Gia Long Q1 Saigòn)

Quân sư của Tướng Thi
Chiều thứ bảy nầy (vào khoảng tháng 5/1964) thật vui vẻ và trang trọng, nhà hàng Đồng Khánh (Chợ Lớn) đem đến 2 bàn ăn đủ món cao lương mỹ vị, rượu Tây, rượu Tàu đủ thứ và người phục dịch sẵn sàng chờ đợi dọn tiệc. Mọi người đến sớm, chờ đón, chào mừng cậu Sáu: Cậu Sáu rất chu đáo đem theo quà cáp đầy đủ để tặng mỗi người một món quà có giá trị làm kỷ niệm. Cậu tâm tình: “Được anh em mời, cậu vội vã lên đường, việc nhà cũng chưa sắp xếp được, quà cáp mấy chú, cậu cũng mua đơn sơ thôi, cốt là cái tình, gặp các anh cậu mừng lắm…” Mọi người đang mong đợi anh ‘Hai’, thường anh ‘Hai’ về Saigòn phải đi họp và nhận lệnh cấp trên xong, mới về tư dinh…

Bữa tiệc hôm nay khác thường, trước tiên, Tướng Thi ngỏ lời: chúc mừng sức khỏe và cám ơn cậu Sáu vì tình anh em gắn bó, không quản ngại xa xôi cậu vẫn đến với anh em. Chúng tôi không bao giờ quên ơn cậu đã: giúp đỡ, chỉ bảo, phân tích, hướng đẫn mọi việc…, xin anh em nâng ly chúc mừng sức khỏe cậy Sáu. Mọi người nâng ly và la: “Chúc mừng sức khỏe cậu Sáu”. Trong bữa tiệc, Tướng Thi nhiều lần ngỏ ý mong muốn: cậu ở lại Saigòn làm quản gia cho Tướng Thi, nhưng cậu không trả lời. Các anh lần lượt cụng ly chúc mừng, cậu Sáu nâng ly, khi thì 30%, khi thì 50%, khi thì 100% với anh em.

Sau cơm chiều ngày chủ nhật, Tướng Thi than phiền với cậu Sáu: Tình hình Miền Trung qua nhiều tháng rồi vẫn chưa ổn định, có một số văn thư giấy tờ của chính phủ, không thể thi hành được. Phật Giáo muốn đả phá bất cứ cái gì họ cho là “Cần lao, Nhân vị, nhà Ngô…” Thi hỏi ý cậu, mình phải làm thế nào, không đụng chạm đôi bên…

Cậu Sáu suy nghĩ và nói:
“Cách Mạng là đổi mới”, rồi cậu ẩn ý:
“Ngày mai anh ra Miền Trung, cho cậu xin phép trước, ngày mai cậu cũng về Phnom Penh luôn, cậu xuống đây bỏ bao nhiêu công việc trên đấy, em Tâm không lo nỗi, khi nào cậu sắp xếp mọi việc ổn thỏa, cậu sẽ ở chơi lâu với mấy chú”

Tướng Thi năn nỉ:
“Trước đây tụi con sa cơ lỡ vận, cậu giúp đỡ, tụi con quý cậu như người nhà; bây giờ tụi con đứa nào cũng có công danh, sự nghiệp, nhà cửa, con muốn cậu ở luôn với tụi con cho vui. Dinh của con có một trung đội: lo an ninh, phục dịch; cậu ở đây, cần gì cứ sai bảo chúng, con bảo ông trung úy, trung đội trưởng, nghe lời chỉ bảo của cậu.” Thi nói cạn lời nhưng cậu vẫn đòi về; Thi thổ lộ: tình hình Miền Trung cũng cần giải quyết tế nhị, anh em nhà binh phần nhiều giải quyết theo lối võ biền hay đụng cham…, có cậu giúp bàn bạc, dễ tìm ra đường lối khả thi….

Cậu Sáu suy nghĩ và nói:
“Anh đã nói vậy; tôi sẽ gọi em Tâm xuống đây: tôi sắp xếp mọi công việc trên đó (Nam Vang) cho cô ấy lo điều hành. À! Em nó xuống, nhờ Tướng Quân nói với Đại tá Liễu giúp đỡ để em lên, về đừng có trở ngại, cũng nhờ Tướng Quân một lời luôn, nếu thuận tiện, Đại tá Liễu làm cho cậu một căn cước để đi loanh quanh Saigòn khi cần.”

Thi vui mừng nói: “Cám ơn cậu, nhờ cậu sắp xếp mọi việc trong nhà, đôi khi có khách, nhờ cậu tiếp; mấy việc cậu nhờ, con nói Đại tá Liễu lo liệu, chả có gì trở ngại.”

Thi nói tiếp: “Có mấy văn thư chỉ thị của chính phủ, con định thi hành như thế nầy, thế nầy có được không?”

Cậu Sáu phát biểu: “Mới có mấy tháng, đã có mấy cuộc đảo chánh, chỉnh lý rồi, Tướng Quân biết tại sao không?” Cậu thấy Tướng Thi suy nghĩ lâu, cậu phát biểu tiếp: “Lý do không có ông Tướng nào có hạ tầng cơ sở vững mạnh cả. Ở Miền trung, Phật Giáo mạnh, anh phải nghe lời mấy thầy: đánh phá ‘Cần Lao’ trước, ủng hộ các thầy bên Phật Giáo thì các thầy ủng hộ anh. Anh có nghe thượng tọa Thích Trí Quang nói về Cộng Sản không: ông cho “Cộng Sản như lá mùa thu”; có thể lay một cái là lá rớt hết, tại sao mình không dựa vào ông?” C

ậu Sáu nói tiếp:
“Còn mấy giấy nầy, anh có thể cho tôi có thì giờ suy nghĩ nên làm như thế nào cho anh có lợi, tình hìmh bây giờ khó lắm: bên Phật Giáo, bên Công giáo, phần thì lo chống Cộng Sản, mọi việc phải có thời gian suy nghĩ….”

Thị Tâm (2) ở Nam Vang nhận được điện thoại của cậu Sáu: “Anh Thi cần cậu ở lại làm quản gia, cậu không về được, con sắp xếp công việc trên nhà, thứ bảy nầy xuống Saigòn để cậu sắp đặc công việc nhà. Con biết anh em của anh Thi rồi, nhớ mua quà cho mấy anh, đem áo quần của cậu và các đồ dùng hàng ngày của cậu (3), lấy xe du lịch mà đi, có người của anh Liễu đón con ở cửa khẩu Nội Bài (Gò Dầu-Tây Ninh)

Vấn đề
Chiều thứ bảy nhóm anh em Thi đang nâng ly, vui vẻ mời gọi 100% thì có người vào báo: có xe ở Phnom Penh đến! Cô Tâm vào và chào mừng các anh, cô đem quà vào: tặng mỗi người một món, ai nấy đều vui vẻ. Tâm chạy vội ra xe, đem va-ly đồ ngũ của cậu Sáu (3) vào phòng cho cậu và trở lại bàn tiệc. Mọi người mời cô ngồi vào bàn ăn, Tâm nói: đi thì hơi mệt nhưng xe chạy vào Saigòn, cảm thấy vui vì, sắp được gặp lại các anh. Em xin nâng ly: chúc mừng các anh thành công trên mọi mặt, chúc sức khỏe…

Bửa tiệc xong, cậu Sáu gặp riêng Đại tá Liễu trình bày:
“Nguyên do ở lại giúp Tướng Thi, cậu cần đi đây đi đó, Đại tá giúp cho tôi tấm căn cước (CC) được không?”

Đại tá Liễu nói:
“Cậu làm đơn và thứ hai tới, đến văn phòng Tổng nha/CSQG gặp nhân viên, rồi tôi cho họ dẫn cậu đến sở căn cước”. Đại tá Liễu viết một mãnh giấy, giới thiệu và cho nhân viên dẫn đến sở căn cước.

Sau khi xem hồ sơ, ông quận trưởng, chánh sở/CC thấy thiếu một vài điểm: sổ gia đình và địa chỉ; ông suy nghĩ và nhấc máy điện thoai: tôi chánh sở/CC, xin gặp Đại tá TGĐ; chánh V/P trình Đại tá có điện thoại.
“Đại tá TGĐ, tôi nghe đây” Ông chánh sở CC trình bày:
“Thưa ĐT/TGĐ, hồ sơ xin/CC của ông Bùi Văn Sắc thiếu mấy yếu tố như sổ gia đình, địa chỉ” Đại tá/TGĐ nói:
“Ông Sắc là quản gia của Thiếu tướng Thi, anh ghi địa chỉ tư gia của Thiếu tướng: 90 đường Gia Long, Quận Nhất, Saigòn.”
“Nhận lệnh Đại tá,” chánh sở trả lời

Quản gia năng nổ
Cậu Sáu ở tại tư thất của Thiếu tướng (T/T) Thi, luôn luôn bận rộn: nhiều bạn bè đàn em của T/T Thi, thích nghe cậu Sáu phân tích tình hình quốc tế, quốc nội…; đôi lúc rãnh rỗi, cậu thường tâm tình với anh trung úy (Tr/u) H chỉ huy trung đội phòng vệ tư dinh T/T. Cậu dẫn H đi quanh biệt thự và đề nghị sửa chữa một vài nơi. Trung úy H luôn luôn tán thành những đề nghị của cậu; cậu dẫn H đến phòng nhà cầu tiêu (4) và chỉ tầng nhà, cậu nói:
“Thấp lắm, phải nâng cao tầng nhà (4) lên và lắp máy thổi hơi ra ngoài…”

Trung úy H nói:
“Lính của trung đội nầy chỉ phụ hồ thôi, cần thợ đổ bê tông, tôi trình T/T, xin Sư Đoàn dù đưa qua, nhờ họ tính nhu cầu vật liệu luôn…”

Cậu Sáu bảo:
“Vật liệu cậu tính được, cậu có quen anh thợ hồ giỏi ở Saigòn: cậu gọi họ đến làm vài ngày là xong (4). Làm thế nào cuối tuần T/T dùng là tốt, Ồ! Cậu có bệnh trĩ: đôi lúc đi cầu hơi lâu khi cậu bận vệ sinh, có khách trung úy cứ tiếp họ giúp cậu”.

Sau thời gian Cách Mạng 1-11-1963 là thời gian biến động không ngừng: đảo chánh của Trung tướng Dương Văn Đức, T/T Lâm Văn Phát, chỉnh lý của Đại tướng Nguyễn Khánh rồi đến Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu…, cậu Sáu như được mùa gọi là chính khách được nhiều người viếng thăm, bàn luận, đưa ra giải pháp nầy giải pháp khác. Chính phủ non trẻ của Bác Sĩ Phan Huy Quát không tài nào ổn định nỗi xã hội: ngày 01.3.1965, Thủ tướng Phan Huy Quát cho thanh lọc và cách chức trên 50 công chức và sĩ quan trong Quân đội; khoảng 30 người bị bắt giữ. Tướng Thi nhiều lúc cáu lên, đòi bắn bỏ như bọn: Tôn thất Dương Kỵ, Tôn Thất Dương Tiềm, Bác sĩ Lê Khắc Quyến….

Cậu Sáu an ủi và nhắc Thi:
“Các anh làm Cách Mạng khác với Ngô Đình Diệm, Diệm lê máy chém và thiết lập nhà tù khắp nước; tôi có nghe ai nói ‘Bọn khoa bảng không bằng một cục phân…’, bọn chúng quậy quá, tống cổ qua bên kia sông Bến Hải (5) là xong; bắn chúng mang tiếng với thế giới, bỏ tù tốn cơm….” Tướng Thi được quân sư chỉ bảo vì vậy, khi Thủ Tướng Phan Huy Quát đòi tống cổ bọn Cao Minh Chiến, Tôn Thất Dương Kỵ và BS thú Y Phạm văn Huyến qua bên kia vĩ tuyến 17, tướng Thi đòi cho bọn chúng nhảy dù; làm BS Thủ Tướng sợ chúng nó sức tay gãy cọng, có dịp cho báo chí thế giới la lối.

Ngày 06/6/1965, Tướng Thi tổ chức một buổi lễ ngay tại bên nầy cầu Hiền Lương (phần đất của VNCH), sau bài diễn văn của Tướng Thi, các tên: Cao Minh Chiến, Tôn Thất Dương Kỵ, BS thú y Phạm văn Huyến được dẫn từ bên nầy cầu, ra đến giữa cầu, giao cho bọn lính canh CS/HN.

Tướng Thi đãm nhiệm tư lệnh SĐ1/BB được 8 tháng thì lên Thiếu tướng và được chỉ định đãm nhiệm tư lệnh Quân đoàn 1 vá Vùng 1/CT ngày 21-10 1964. Tướng Thi cảm nhận biết ơn cậu Sáu cố vấn: phải có hạ tầng cỏ sở vì vậy, Thi ngấm ngầm bật đèn xanh: tổ chức chi bộ Phật Giáo ở mọi cơ sở dân sự cũng như QS kể cả trong Quân Đội VNCH ở Quân đoàn I.

Chính quyền của Luật Sư Phan Huy Quát không tài nào ổn đinh xã hội được, ông quyết định giao chính quyền lại cho Hội đồng Quân Lực: quân đội tìm người cương quyết chống Cộng để thành lập chánh phủ, đáp ứng với tình hình mới.

Qua các buổi thuyết trình tình hình ở BTTM Saigòn: ANQĐ, P2/TTM, CTCT… đã chỉ ra chi bộ Phật Giáo xâm nhập vào QĐ/VNCH ở Vùng 1, trái với chủ trương của TTM, vì vậy có những mâu thuẫn giữa QĐ1và TTM. Tướng Thi hỏi ý kiến cậu Sáu; cậu Sáu nói: phải có hạ tầng cơ sở (nhưng thâm tâm cậu đã biết mâu thuẫn giữa Tướng Thi và BTTM đã đi đến tột cùng; Hà Nội phải cho hệ thống VC nằm vùng mà chúng cố vấn cho các Sư sãi, thúc giục các Sư phải dùng lá bài cuối cùng: đưa bàn thờ Phật xuống đường)

Chính Khách của Tướng Kỳ
Tình hình Saigòn nóng lên, có nhiều vị tướng tá nghe tiếng cậu Sáu là quân sư của tướng Thi, nên cũng muốn tham vấn thời cuộc: Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ được hội đồng tướng lãnh ủy nhiệm thành lập chính phủ; Thiếu tướng Thi dẫn Kỳ vào tham vấn chính khách. Cậu Sáu hiểu rõ tâm lý các ‘anh hùng:’ võ biền’, cậu thuộc nằm lòng câu “Khích Tướng hơn sai Tướng”.

Cậu nghe nói thành lập chính phủ, cậu nhỏ nhẹ bàn:
“Các anh là người trẻ, yêu nước, ra gánh vác trách nhiệm, ổn định đất nước: các anh là thành phần trẻ, các anh phải làm khác với lối cũ mà người ta thường làm, các anh mới thu hút được đám thanh niên, sinh viên: Những chính khách trước trình diện chính phủ, họ mặt veste (Tây Phương), tôi đề nghị các anh trình diện chính phủ, các anh mặc áo lãnh tụ Phương Đông của mình đi, còn họ gọi chính phủ thì các anh đổi lại: nói là ‘Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương’; đúng nghĩa Cách Mạng là đổi mới phải không?”

Trong thời gian tranh tối tranh sáng chuẩn bị thành lập chính phủ, có vài dân biểu Mỹ (Anh TVC quên tên) qua Việt Nam tìm hiểu tình hình và ‘Quốc sách ấp chiến lược’, Nguyễn Cao Kỳ giới thiệu đến tham vấn chính khách (Cậu Sáu) ở Dinh của Tướng Thi.

Khối Cảnh Sát Băc Biệt
Cảnh sát đặc biệt (CSĐB) đánh hơi được có một số người ra vào Việt Nam, không qua thủ tục an ninh, họ lập kế hoạch theo dõi (Nhiệm vụ của CSĐB có 2 hệ thống: theo hàng dọc trình báo qua TGĐ /CSQG và hệ thống đi thẳng, trình báo hoặc nhận chỉ thị trực tiếp VP/ thủ tướng hay Tổng Thống). Nhân viên CSĐB cũng gặp phải trở ngại khi bám sát con mồi: các anh an ninh tư dinh T/T Thi (không thể nói rõ nhiệm vụ: CSĐB đang theo dõi người của cậu Sáu được) nên các anh CSĐB nhiều lúc bị các anh mũ đỏ la mắng, đuổi tránh xa tư dinh…, nhưng rồi CSĐB đổi phương pháp bám sát bằng cách theo dõi từ xa và mở hồ sơ: nhật tu sự việc, chụp ảnh các nhân sự xuất hiện…Nhiệm vụ CSĐB cũng giống như nhiệm vụ các cơ quan tình báo khác: tìm hiểu tình hình địch, xâm nhập, thu lượm tin tức, tổ chức cơ sở địch để đánh phá… Đối với cá nhân bạn đáng nghi ngờ: mở hồ sơ trắng và hồ sơ đen…xử dụng, trình báo khi cần.

Làn sóng lạ
Cuối năm 1964, nha kỹ thuật Bộ Tổng Tham Mưu (BTTM) kiểm thính, phát hiện một làn sóng lạ xuất hiện ở giữa thành phố Saigòn: cứ 9:00G sáng là phát tin tức trong khoảng 30 phút; các xe rà sóng: có việc làm thương xuyên. Thế là các xe tìm sóng lạ chạy theo làn sóng phát, định vị, sau đó, họ xác định bằng phương pháp tam giác định vị và định được tâm điểm. Phòng kỹ thuật trình nội vụ lên Đại tướng/TTMT; hồ sơ nội vụ được nhật tu: theo dõi mỗi ngày một dày thêm.

Lão ông giữ đám anh hùng
Gần cuối năm 1965, Sư Đoàn 101 nhảy dù Hoa Kỳ, mở cuộc hành quân: nhảy vào Cục R của MTGP/MN (con đẻ của Hà Nội), ở giữa biên giới Tây Ninh và Campuchea. Khi toán đầu límh dù nhảy xuống, có 3-4 người (VC) chạy thoát, bỏ lại mấy cái ba-lô; lính SĐ/101 dù, đem chiến lợi phẩm về khai thác: đặc biệt có tấm ảnh với 13 anh hùng mang đầy huy chương, cấp bậc, ai cũng biết tên tuổi; chỉ trừ ông già râu dài, lạ hoắc, ngồi giữa bàn tiệc mà mọi người nể trọng, ai cũng muốn cụng ly, chúc sức khỏe cụ.

Lật con bài tẩy
Khi Hà Nội đã chỉ thị hệ thống nằm vùng bên cạnh các tổ chức Phật Giáo Miền Trung như Thích Trí Quang rút con bài tẩy cuối cùng: đem bàn thờ Phật xuống đường thì chính phủ Saigòn cũng lật con bài tẩy của Tướng Thi lên (Tướng Thi thấy ván bài bị Oát: 5 Tướng Vùng I được trở về bộ TTM nhận lệnh mới):

Nội vụ được ba bên (CSĐB, TTM/QLNCH và Mỹ) trình báo: ‘Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương’ của tướng Kỳ (tháng 6-1966), vội vàng đưa Đại tá Nguyễn Ngọc Loan thay thế Đại tá Phạm Văn Liễu trong chức vụ Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, và Đại tá Loan mạnh tay hốt trọn ổ gián điệp nằm trong nhà Thiếu tướng Thi; ngày 09/6/1966, Thủ Tướng cách chức: Tướng Thi không giữ chức TL/QĐ I và chuẫn tướng Phan Xuân Nhuận không giữ TL/SĐ I, các đường giây VC ở các tĩnh, nằm trong các tổ chức tôn giáo cũng như quân đội ở Quân Đòan 1 bị quét sạch.

Tướng Kỳ tìm cách cho Thiếu tướng Thi đi nước ngoài vì lý do lỗ mũi không đánh hơi được (đi chữa mũi). Nếu đưa tướng Thi ra quân pháp, chắc chắn có màng chia động từ với nhiều người khác nữa: Đại tá Loan vừa dẹp loạn vừa hạng chế tin tức loan truyền trong báo chí, vừa tổ chức lại ngành/CSQG.
Lương tâm

Tướng Thi biết lỗi mà im hơi lặng tiếng, lo tu thân: người đời còn rộng lượng tha thứ. Trái lại, kẻ khác vẫn đòi: “Trả Ta Sông Núi” để cho người người mỉa mai. Loại người khác thiếu đạo đức: miệng la, tay múa, chứng tỏ ta đây là ‘anh hùng’ nhưng trước mặt kẻ thù thì khom lưng, quì gối, xin chút bổng lộc dư thừa, tâm hồn vắn bóng liêm sĩ để cho bạn bè nguyên rủa…

Cước chú: câu chuyện cậu Sáu có thật: kẻ khen, người chê cũng quá nhiều, tác giả muốn ghi lại, không ngoài mục đích cảnh tĩnh, cảnh giác những người có tâm huyết với Quốc Gia Dân Tộc trước thủ đoạn của kẻ thù, chứ không chê bai ai hết. Chuyện gián điệp, người đời thường nhắc nhở, nhưng con người lại hay quên, dễ tha thứ, tham (tình, tiền, danh….), vì vậy cứ vấp, cứ ngã mà vẫn quên, vẫn vấp…

Độc giã có thể tìm hiểu thêm ở tài liệu “Biến Động Miền Trung” của tác giả Liên Thành

(1) Cậu Sáu: tên là Bùi Văn Sắc, thiếu tá quân báo của VC, đặt màng lưới ở Nam Vang, y mở quán càphê Paris để chiêu dụ những người bất đồng với chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm,tỵ nạng ở Phnom Penh.

(2) Thị Tâm, thị Tuyết, thị Sang là nhân viên nữ của tên Sắc đưa ra câu các ‘Anh hùng’.

(3) Trong vali có máy quay vi phim: các văn thư của chính phủ mà Tướng Thi nhờ quân sư cho ý kiến, bị vô vi phim rồi mấy cô gái nầy đem về Nam Vang.

(4) Bùi Văn Sắc đề nghị làm tầng nhà cầu tiêu là y có ý đồ: đặt một máy truyền tin AN/GRC9 của Trung Quốc mà các nữ QB/CS của y từ Nam Vang chở xuống Saigòn, anten nối vào anten dù của tư dinh T/T Thi

(5) Quân sư đề nghị T/T Thi thả một số VC nằm vùng, qua sông Bến Hải (1965), Tết Mậu Thân, số người nầy trở về Huế, chỉ điểm người dân, giết hại hơn 5000 người và 1300 quân cán chính khác mất tích. Khi quân sư có tin tức QĐ I (T/T Thi) sắp truy lùng bọn nằm vùng thì y báo cho chúng (VC) chạy trước.

Blog Archive