Người Hồng Kông lại làm nên kỳ tích: Thanh niên không sợ chết, trung niên không vụ lợi
Jimmy Lai đã vì ân nghĩa của mảnh đất Hồng Kông mà quên cả bản thân mình, vậy nên người Hương Cảng cũng vì ông mà đứng ra bảo vệ tờ báo dám nói lời chính nghĩa.
Ngày 10/8, người sáng lập Next Digital, Lê Trí Anh (Jimmy Lai) đã bị cảnh sát Hồng Kông bắt giữ vì vi phạm “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, gây chấn động thế giới. Sau đó, cảnh sát phong tỏa tòa nhà Next Digital và tạm giữ thêm 6 người, trong đó có hai con trai của Lê Trí Anh và một thành viên cấp cao của Next Digital, đồng thời lục soát kênh truyền thông này để tìm bằng chứng. Đây là tổ chức truyền thông đầu tiên bị bắt vì vi phạm “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”. Nhiều công dân Hương Cảng đã khởi xướng việc mua cổ phiếu và báo in của Apple Daily để ủng hộ tờ báo này và ông Lê. Ngày hôm sau, giá cổ phiếu của Next Digital tăng trở lại sau khi giảm vì biến cố, đã tăng hơn ba lần, trở thành cổ phiếu Hồng Kông tăng mạnh nhất trong ngày hôm đó. Người Hương Cảng một lần nữa tạo nên kỳ tích .
Vào lúc 7 giờ ngày 10/8, cảnh sát áp giải Lê Trí Anh vì nghi ngờ vi phạm 3 điều của “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”. Ba tội danh bao gồm: “thông đồng với nước ngoài hoặc lực lượng nước ngoài”, “âm mưu lừa đảo” và tội “kích động”. Ba giờ sau khi ông Lê bị bắt, cảnh sát đã phong tỏa và khám xét Tòa nhà Next Digital bằng một lực lượng tới 200 người, bắt thêm 6 người nữa.
Người dân mua báo, cổ phiếu và quyên góp tiền ủng hộ Apple Daily
Chiều cùng ngày, một số người dân phát động chiến dịch ủng hộ Apple Daily và nhắn tin “Cả Hồng Kông hôm nay hãy làm một việc, mỗi người mua một tờ báo Apple Daily trên phố, bà ta (bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, giám đốc đặc khu) càng kìm nén, chúng ta càng muốn mua. Ngày mai, ngay cả khi Apple Daily của Hồng Kông chỉ xuất bản một tập báo trắng, chúng ta vẫn phải mua tất cả các chỗ báo đó về”.
“Sinh ra ở Hồng Kông, không ai là một hòn đảo biệt lập. Không nên hỏi chuông báo tang vì ai mà gõ, chuông báo tang vì cả bạn và tôi mà gõ. Hãy dùng tất cả các phương pháp, nói cho người bên cạnh của bạn #bảo vệ Apple Daily #mỗi người một bản”.
Nhà bình luận nổi tiếng về các vấn đề thời sự Vu Phi đã quyên góp năm nghìn nhân dân tệ cho Quỹ từ thiện Apple, và đăng trên trang mạng xã hội của mình: “KOL Đại J (Jason) (KOL là chuyên gia có tiếng nói trong cộng đồng) nổi tiếng ở Hông Kông cũng quyên góp 10.000 nhân dân tệ để ủng hộ Apple Daily, tác gia Lương Chỉ San cũng quyên góp 10.000 nhân dân tệ, bà cho biết mình từng viết cho chuyên mục của Apple Daily và kiếm được nhiều nhuận bút từ đó, giờ đã đến lúc về trấn hưng, bảo vệ Apple Daily rồi”.
Một ngày sau khi Lê Trí Anh bị bắt, giá cổ phiếu của Next Digital đã tăng hơn 3 lần, trong đó có lúc lên tới 344%. Tờ báo in Apple Daily ngày 11/10 còn mới chỉ in 70.000 bản, tới hôm ông Lê bị bắt đã in được tới 550.000 bản, vã đã bán hết sạch trước buổi chiều. Người Hồng Kông đã cho thế giới chứng kiến những điều kỳ diệu.
“Trưng cầu dân ý trên thị trường chứng khoán, mỗi cổ phiếu là một phiếu bầu”
Văn Chiêu, một nhà bình luận nổi tiếng về các vấn đề thời sự ở Bắc Mỹ, đã chỉ ra trong chương trình của mình, “đây là một cuộc trưng cầu dân ý trên thị trường chứng khoán, trong đó người dân Hồng Kông lấy cổ phiếu làm phiếu bầu”. Ông nói rằng trong một xã hội thương mại hóa như Hồng Kông, chỉ những gia đình trung lưu trở lên mới mua cổ phiếu. Nhưng “trong xã hội Hồng Kông, thanh niên không sợ chết, trung niên không vụ lợi. Chẳng lẽ cuộc chiến sẽ không thành công sao?” Ông tán thưởng dũng khí của Lê Trí Anh, và cho rằng dũng khí đó sẽ càng kêu gọi được nhiều dũng khí hơn.
Văn Chiêu tin rằng việc bắt giữ Lê Trí Anh là hành động trả đũa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ lên 11 quan chức ở Hồng Kông. “Lê Trí Anh đã tạo được địa vị vững chắc của mình trong lịch sử, vì Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông mà bị bắt giữ, lần sau tập thể nên đưa ông ấy vào danh sách đề cử nhận giải Nobel Hòa bình”.
Nhân sĩ kỳ cựu trong giới truyền thông Thẩm Tứ Hải đã nói: “Có ba quả táo vĩ đại trong lịch sử, một quả rơi xuống đầu Newton, một quả nằm trong tay Steve Jobs của Apple, và một nằm trong tay người Hồng Kông là Apple Daily. Không còn nghi ngờ gì nữa, Lê Trí Anh đã tạo nên lịch sử và những điều kỳ diệu của Hồng Kông”.
Ông Thẩm tiết lộ rằng từ những năm 1960, chức vụ tổng biên tập và phó tổng biên tập của các tổ chức truyền thông Hồng Kông phải được sự đồng ý của chính quyền Hồng Kông. Mặc dù trước năm 1997 vẫn cho phép một số tiếng nói phản đối trong xã hội nhưng các phương tiện truyền thông chính thống ở Hồng Kông đã bị ĐCSTQ kiểm soát.
Dù vậy các tờ báo cực tả như “Đại Công” và “Văn Hối” vẫn bị nhân dân hắt hủi và các phương tiện truyền thông đỏ dù đầu tư rất nhiều tiền vào nhưng không thực sự hiệu quả, như Đài Phượng Hoàng được đầu tư rất lớn cũng không thể vào được nhà của người dân Hồng Kông. Nên tờ “Đông Phương” bắt đầu hành động như một “kẻ hai mặt”, trông giống Apple Daily nhưng trong lòng lại nhuốm đỏ.
Trong vài năm qua, ĐCSTQ đã tiếp thu, hợp nhất và thâm nhập vào các phương tiện truyền thông chính thống của Hồng Kông. Tuy nhiên, sự bùng nổ của phong trào chống truyền bá nhanh chóng khiến dư luận bất đồng chính kiến của ĐCSTQ ở Hồng Kông không hề dễ trở nên im lặng. Bất kể việc trấn áp Apple Daily hay đổi vị trí tổng biên tập không nghe lời… đều là để tiêu diệt mạng lưới thông tin tự do của Hồng Kông.
Apple Daily đã trở thành “cái đinh trong mắt” ĐCSTQ. Trong nhiều năm, Lê Trí Anh đã sẵn sàng bỏ tiền để tiếp tục hoạt động và từ chối việc ĐCSTQ mua lại để được tiếp tục đấu tranh cho dân chủ.
ĐCTQ: “Lừa không được thì dùng hình”
Luật sư Hà Tuấn Nhân chỉ ra rằng ĐCSTQ đã sử dụng nhiều chiến thuật để kiểm soát các phương tiện truyền thông Hồng Kông. “ĐCSTQ không thể kiểm soát được Apple Daily, nhiều tập đoàn đã trả giá cao cho tờ báo nhưng Lê Trí Anh không phải người như vậy, người mời rượu không uống nên phải ép uống rượu phạt, nó liền muốn dùng phương pháp mạnh bạo hơn, không nghe lời liền bị trừng phạt”.
Tuy nhiên, ông dự đoán rằng ngoài việc gây áp lực lên Apple Daily và muốn hạ bệ nó, ĐCSTQ cũng sẽ dọn dẹp và đàn áp các phương tiện truyền thông trực tuyến trong lần tiếp theo. Nhưng ông tin vào bản lĩnh của người Hồng Kông, dù trong hoàn cảnh nào cũng có người vùng lên chiến đấu. Các phóng viên công dân, ai cũng có điện thoại di động và đều có thể quay phim làm chứng cứ.
Gia sản để lại cho hai con trai
Tác giả Tề Gia Trinh hiện đang sống ở Úc, nhớ lại một kỷ niệm khi đến Hồng Kông tham dự Hội nghị vào năm 2007. Tại cuộc gặp, cuộc trò chuyện giữa Mai Yến Đình, khi đó là Chủ tịch Hiệp hội Nhà báo và ông chủ Apple Lê Trí Anh khiến bà nhớ mãi.
Khi đó, Mai Yến Đình đã hỏi Lê Trí Anh: “Tại sao anh đang làm kinh doanh lại đi làm truyền thông?” Lê Trí Anh đề cập rằng hai con trai của ông đang ở tuổi vị thành niên. Ông nói: “Tôi nghĩ kiếm tiền là không đủ. Tôi nên để lại cho con trai tôi và thế hệ của nó những tư tưởng dân chủ”.
Tề Gia Trinh cho rằng đây là triết lý điều hành một tờ báo của ông Lê, ông muốn cho thế hệ trẻ biết rằng nền dân chủ của họ có giá trị và quan trọng như thế nào, nhưng nó không phải tự nhiên tồn tại được mà cần được bảo vệ. Ông chính là sử dụng tờ báo này để bảo vệ và đền đáp nền dân chủ của Hồng Kông.
Tác giả Tề cho biết: “Khi nhắc đến hai con trai, giọng ông (Lê) nghẹn lại và nước mắt tuôn rơi. Có thể thấy ông vừa là một người cha nghiêm khắc, vừa là một người cha yêu thương con cái. Ông ấy chính là vì đời sau mà làm nên tờ báo Apple Daily.
Đền đáp ân tình
Tác giả Tề cho biết, ông Lê đã từng nói: “Tôi đến Hồng Kông mà không có gì cả. Sự tự do của Hồng Kông đã cho tôi sự giàu có, nhưng chúng ta làm người không phải chỉ vì của cải, chúng ta cũng cần tự do”.
Bà phân tích rằng sự tự do của Hồng Kông đã mang lại cho Lê Trí Anh sự giàu có, đã đến lúc ông cho rằng mình phải cống hiến cho tự do. Ông ấy có sự chuẩn bị tinh thần như vậy, ông ấy cũng đã thể hiện được lập trường và thần thái của một người đàn ông thực thụ, một anh hùng thực sự.
Giải nghĩa ý nghĩa của cái tên ông Lê đặt cho hai người con trai, bà Tề cho biết: Cái tên mà ông đặt cho con trai là kỳ vọng của ông ấy. “Kiến” có nghĩa là nhìn thấy. “Ân” có nghĩa là ân nghĩa từ sự tự do mang lại cho bạn sự tử tế, mọi thứ bạn có bây giờ không phải từ trên trời rơi xuống, chính vì môi trường tự do như Hồng Kông cho phép bạn phát huy tối đa tài năng của mình mà không cần ai có được.
Theo Li Qing, Secretchina
Phụng Minh biên dịch
No comments:
Post a Comment