Tuesday, January 19, 2010

VỀ MỘT BÀI VIẾT CỦA NGUYỄN HỮU LIÊM

- Lê Minh Khôi -

Henry Liêm, tức Nguyễn Hữu Liêm, một người lính ngày 30 tháng 4, 1975, đeo đu đưa trên chân đáp của chiếc trực thăng cuối cùng rời phi trường Cần Thơ, trên vai vẫn đeo súng, và vai kia mang túi xách (những chữ in nghiêng là của Nguyễn Hữu Liêm), đã từ Mỹ bay về Hà Nội tham dự Ngày Đại Hội Việt Kiều Thế Giới 2009 do Cộng Sản Hà Nội tổ chức. Sau những ngày ở Hà Nội, Henry Liêm trở lại Mỹ viết một bài có tựa đề “Nơi giữa Đại Hội Việt Kiều: Một nỗi bình an”.

Mở bài, Henry Nguyễn Hữu Liêm hí hửng ghi lại, nguyên văn: được một sĩ quan cấp tá đón tiếp tôi thân mật, tươi vui. Viên sĩ quan đóng dấu ngay lập tức vào tờ khai nhập cảnh và chào tôi nghiêm chỉnh với nụ cười. Tôi được hướng dẫn bới hai nhân viên khác đến một quầy tiếp đón. Xong rồi tôi ra xe đang chờ về khách sạn cùng với một số đại biểu từ Âu Châu. Đến khách sạn chúng tôi cũng được chào đón thân mật. Ở đâu, ở trên khuôn mặt nào, tôi cũng chỉ thấy những nụ cười, những lời chào hỏi trân trọng”.

Tiếp đó, Henry Liêm thích thú thuật lại cảnh bầy đoàn được đi xe bus - có xe cảnh sát hú còi mở đường, được đi du hí tham quan thắng cảnh, và đến hội trường “hồ hỡi phấn khởi” vỗ tay hát bài “Nối Vòng Tay Lớn, Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, và nhất là được học tập lời nói vàng ngọc của Chủ Tịch Nhà Nước Nguyễn Minh Triết, người nổi tiếng khắp thế giới qua những câu nói để đời: “Nên đến đầu tư ở Việt Nam vì con gái Việt Nam rất đẹp” hoặc “Cuba và Việt Nam ỏ hai đầu trái đất, Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Cuba ngủ thì Việt Nam thức để canh chừng nền hòa bình thế giới”

Cuối cùng Henry Liêm bày tỏ “Cái tôi muốn bước tới là cái mà Trần Đức Thảo, từ năm 1955, khi tôi vừa mới ra đời, đã về từ Paris đến Hà Nội cố gắng khơi mào một cách tế nhị và gián tiếp: Một cuộc chuyển hóa về sử tính từ ý thức ôm chặt bởi văn hóa truyền thống và bản địa hạn hẹp sang đến cõi sống thuần tinh hoa lý thuyết và triết học phổ quan. Ảo tưởng trí thức – dĩ nhiên.”.

Xấu hay làm tốt dốt hay nói chữ, đó là đặc tính của những kẻ làm dáng trí thức. Cũng vậy, Nguyễn Hữu Liêm luôn luôn tìm cách nhồi nhét vào các bài viết của mình một mớ từ triết học cùng một mớ tên tuổi triết gia như Hussserl, Hegel, John Stuart Mill, hệt như mấy em học sinh trung học ngày trước khi đi cua đào o gái thường “vô tình” phô ra phía ngoài mấy quyển Đạo Đức Học, Tâm Lý Học của GS Trần Văn Hiến Minh, hoặc tập Triết Học Nhập Môn, Triết Học Đại Cương của Trần Văn Giàu. Có em mắt rất tốt mà vẫn chơi cặp kính cận. Tuổi trẻ ấy mà, nhất quỷ nhì ma, đâu có ai trách, nhưng Nguyễn Hữu Liêm thì khác, ở vào cái tuổi xấp xỉ lục tuần mà cũng vẫn chơi trò làm dáng. ….Tiếc thay so ngay cả với những bài viết khác của chính Nguyễn Hữu Liêm thì bài viết này ngớ ngẫn và tệ hại hơn nhiều. Có điều bài này đã làm một số người bực mình lên tiếng vì cái hèn và cái lố bịch trơ trẽn, được sơn phết qua mớ triết lý vay mượn tập tễnh, cái trò chơi lập lờ yêu nước là yêu đảng, yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa, cái trò chơi tráo bài ba lá hay tráo bạc giả của dân chơi Cầu Ba Cẳng.

Phần Góp Ý Của Bạn Đọc ngay dưới bài viết đã nói lên điều đó. Rất nhiều và rất nhiều. Thường thường dưới mỗi bài viết là những nhận xét, có ý kiến đồng tình, có ý kiến chống đối, có người mềm mỏng, có kẻ cực đoan. Nhưng với bài “Nơi giữa Đại Hội Việt Kiều: Một nỗi bình an” thì dẫu có lấy kính hiển vi ra soi hết trang này tới trang khác cũng không tìm thấy một ý kiến nào chia sẻ quan điểm của Nguyễn Hữu Liêm. Toàn là những lời chê bai và khinh miệt. Ngay cả đến bài viết của Tiêu Dao Bảo Cự, một người đã từng bỏ thành ra bưng năm 1968, một người đã từng bị gọi là kẻ theo Việt Công phản bội đồng bào, và đặc biệt Tiêu Dao Bảo Cự lại có món nợ ân tình với Nguyễn Hữu Liêm. Đó là vào tháng 10-2009, khi Tiêu Dao Bảo Cự sang San Jose Hoa Kỳ thì vợ chồng Nguyễn Hữu Liêm đã o bế đưa đón, cơm bưng nước rót, cúc cung phục vụ. Nghĩa tình là thế, vậy mà qua bài viết “Từ triết lý đến cảm xúc, giải pháp cá nhân và con đường đi lên của dân tộc-Thư ngỏ gởi Nguyễn Hữu Liêm”, sau những rào đón, Tiêu Dao Bảo Cự cũng phải nói thẳng:

Nguyên văn: Ngôn từ anh sử dụng“cao siêu và tối tăm”, ngoài những chỗ khó hiểu “quen thuộc”, anh còn không chú ý phân biệt cho thật chính xác những khái niệm “tổ quốc, quê hương, đất nước, chế độ” dù anh thừa sức làm điều này.

Câu cuối cùng của lá thư Tiêu Dao Bảo Cự viết cho Nguyễn Hữu Liêm: Nếu bị mua chuộc hay vị kỷ, hèn nhát, e rằng đó sẽ chỉ là một thí nghiệm với kết cục bi thảm được thấy trước.
Như một cái tát! Thê thảm và nhục nhã!

Thật ra trình độ Nguyễn Hữu Liêm không đến nỗi tệ đến như vậy. Nguyễn Hữu Liêm chí ít một thời cũng đã là luật sư (dù ế khách) và hiện đang có một số giờ dạy triết tại San Jose City College. Như thế, trước khi về Hà Nội tham dự “Hội Nghị Vịệt Kiều Yêu Nước”, lẽ đâu Nguyễn Hữu Liêm lại không đọc những bài viết về chủ nghĩa Mác và chế độ cộng sản, lẽ đâu Nguyễn Hữu Liêm không biết chuyện vào đầu những năm 1920, Nga Kiều Vladimi Shulgin nguyên Đại Biểu Duma thời Sa Hoàng, được CS Nga Sô tổ chức cho một chuyến du lịch khắp nước Nga, trình diễn cho ông ta thấy rằng những người Cộng Sản Nga nắm giữ chính quyền và đời sống dân Nga như thế nào. Sau khi từ nước Nga trở về, Nga Kiều Vladimi Shulgin viết một cuốn sách nhan đề “Du Lịch Đến Nước Nga Đỏ” để tán thưởng Chính quyền Cộng Sản. Kết cuộc ông ta đã bị lừa gạt và đã chết trong ghẻ lạnh khinh bỉ.

Cùng khoảng thời gian đó,vào khoảng năm 1925, Nga Sô lại mời đón nhà văn xã hội Pháp là André Gide sang Nga bởi André Gide được coi như là cảm tình viên của chủ nghĩa Cộng Sản và từng có nhiều bài viết đả kích giới tư bản trên báo chí Pháp. Cũng sao y bản cũ như với Vladimi Shulgin. Cũng mua chuộc. Cũng đưa đi các nơi đã được dàn cảnh trước. Nhưng khi về lại Pháp, André Gide đã viết quyển Les Faux-Monnayeurs (Những Kẻ Làm Bạc Giả), và Retour de L’U.R.S.S (Trở Về Từ Nga Sô) phơi trần sự bịp bợm của một chủ nghĩa không tưởng.

Như kẻ mắc bệnh quáng gà cộng thêm tính bất thường của một đứa trẻ chậm phát triển, Nguyễn Hữu Liêm “nhìn” được mà không “thấy” được, có bộ óc nhưng không thể vận dụng, nên khi được đi xe- có xe cảnh sát hú còi mở đường- đã cho là vinh dự và sung sướng đến nỗi tối cả mắt lại, vì thế Nguyễn Hữu Liêm chỉ có thể như Vladimi Shulgin, thứ cóc nhái ễnh ương chỉ biết kêu ì ộp, ì ộp, ì ộp!

Nói chuyện Nga chuyện Pháp có thể Nguyễn Hữu Liêm không biết, nhưng chẵng lẽ chuyện gần, chuyện Việt Nam, mà lại là chuyện cùng trong làng Luật, Nguyễn Hữu Liêm cũng không?. Đó là cuộc đời của hai nhà triết, luật học danh tiếng Trần Đức Thảo và Nguyễn Mạnh Tường, mà so với hai vị này, tài nghề và tên tuổi của Nguyễn Hữu Liêm không đáng đứng dưới lưng quần, (mà ở dưới lưng quần là cái gì nhỉ ?). Vậy mà sau khi rời Pháp trở về Hà Nội đem hết tâm lực đóng góp cho chế độ, cả hai đã phải ngàn đời ôm hận.

Hảy đọc một đoạn trong Un Excommunié (Kẻ Bị Rút Phép Thông Công) của Nguyễn Mạnh Tường trong những ngày ông bị vắt chanh bỏ vỏ:

….Việc bán tài sản của tôi hết món này đến món khác đã giúp chúng tôi một ít tiền bạc, cái ít ỏi mà nhờ đó chúng tôi có những bữa ăn đạm bạc hàng ngày. Số chén cơm cho cả ba chúng tôi, bữa trưa và buổi tối, đã được nâng lên con số 12 và phần rau cũng được nâng lên. Thật là một bữa tiệc cho chúng tôi ngày chúa nhật, khi tự cho phép mình mỗi người một trái chuối ! Tình trạng bị cô lập chúng tôi vẫn thế: không ai trong dòng họ dám gõ cửa nhà tôi và không một người bạn nào thoáng qua cửa sổ. Tất cả họ đều đi vòng để tránh phải đi qua con đường chúng tôi ở. Tôi không ra khỏi nhà nữa, cũng không ra khỏi cái bàn làm việc của tôi để loại cho những người quen một cuộc gặp gỡ mà họ sợ còn hơn là sợ ngọn lửa của địa ngục. (Nguồn: Nguyễn Mạnh Tường - Điện Báo Côi Nguồn).

Khi Nguyễn Hữu Liêm đưa ra chuyện “tiếp cận, hợp tác và chuyển hóa”, ta thấy ngay đây là những ngụy biện chống đỡ . Tiếp cận: Đúng! Nhưng Nguyễn Hữu Liêm đến với CS Hà Nội như một kẻ xin việc, còn Hà Nội dùng Nguyễn Hữu Liêm như một con rối. Hợp tác: Phải! Nhưng điều kiện căn bản của hợp tác là phải có “vốn”. Ông đưa của kia, bà chìa của nọ. Nguyễn Hữu Liêm có cái gì đâu để mà hợp tác. Ngay cả nhóm trí thức được thế giới biết đến như GS Nguyễn Huệ Chi, GS Phan Đình Diệu, TS Lê Đăng Doanh là những người có chức tước và từng được chế độ trọng vọng còn bị loại ra rìa thì cái thứ mãi võ sơn đông như Nguyễn Hữu Liêm lấy gì để hợp tác? Còn muốn nói chuyện chuyển hóa đối tác thì mình phải có cái “lực” mạnh hơn đối tác. Nguyễn Hữu Liêm mỗi lần về nước là một lần run như cày sấy như chính Nguyễn Hữu Liêm thú nhận ngay trong bài viết “Nơi giữa Đại Hội Việt Kiều: Một nỗi bình an”của mình: “Trong hai mươi năm qua, tôi đã bao nhiêu lần về lại Việt Nam. Lần nào bước vào phi trường Tân Sơn Nhất, tôi vẫn luôn mang một nỗi sợ hãi thầm kín. Không biết là lần này mình có bị trục xuất hay không? Những ngày còn ở trong nước thì vẫn nghĩ đến chuyện công an “mời lên làm việc.” Tôi đã như là một đứa con ghẻ trên chính quê hương mình”….

Thê thảm như thế! Chưa gặp đối tác mà hai hòn bi đã thụt lên đến tận cần cổ, vậy mà dám nói chuyện “chuyển hóa” với “cải hóa”, nghe sao cứ như nghe chuyện tiếu lâm của một anh hề diễu dở.

Vậy thì con người thực Nguyễn Hữu Liêm như thế nào? Chỉ có một trong hai:

Thứ nhất: Trong những ngày tới, nếu Nguyễn Hữu Liêm đem vợ con về Việt Nam, tiếp nối làm những điều mà Nguyễn Hữu Liêm cổ võ, “tiếp cận, hợp tác và chuyển hóa”, thì với Hà Nội, theo lối nói của Lênin, Nguyễn Hữu Liêm thuộc dạng “thằng khờ có ích”. Còn với đồng bào người Việt thì Nguyễn Hữu Liêm là một kẻ đáng thương, dù có bực mình nhưng chúng ta vẫn còn dành cho chút ít tội nghiệp thương hại.

Thứ hai: Trong những ngày tới nếu Nguyễn Hữu Liêm và vợ con vẫn còn ở lại Hoa Kỳ, dù bị khinh bỉ vẫn gục mặt nói láo viết láo để kiếm ăn, thì Nguyễn Hữu Liêm chỉ là một tên ma đầu bốc phét, xạo sự, hoặc nặng hơn và đúng hơn, thì chỉ là một thứ khoa bảng lưu manh, là một thứ ký sinh trùng nguy hiểm, và hơn hết, là một thằng hèn. Khoa bảng như thế này Mao Trạch Đông nó ví không bằng cục phân, còn người Việt chúng ta xếp hạng loại này là loại trí thức “chồn lùi”. Gặp phân thì phải tránh và gặp tên Nguyễn Hữu Liêm thì phải né. Né như né một cục phân. Rồi đây liệu còn ai muốn dính tới một cục phân?

Riêng với cá nhân Nguyễn Hữu Liêm thì xin cho nhắn một lời: Thà để cho người ta ghét chứ đừng để cho người ta khinh.

Hãy về với Bác và Đảng để tiếp tục vỗ tay hát bài Nối Vòng Tay Lớn! Biết đâu một ngày nào đó lại chẵng được đưa lên xe bus -có xe cảnh sát hú còi mở đường- (niềm hãnh diện của Nguyễn Hữu Liêm), và được cấp cho một căn hộ ở Z30 Hàm Tân, hay ở Trại Cổng Trời Hoàng Liên Sơn.

No comments:

Blog Archive