Thursday, December 8, 2022

HÂM NÓNG TOÀN CẦU: MỘT TRÒ BỊP BỢM

Từ ngàn xưa, loài người chưa biết đến dầu hoả, khí đốt vẫn ghi lại hình ảnh “thương hải tang điền”, tức “ruộng dâu có thể thành biển xanh”.


Khi quả địa cầu chuyển động hoặc do các trận bão từ Hệ Mặt Trời đều ảnh hưởng tới Trái Đất. Loài người, kể cả động vật cũng tự thay đổi để thích ứng với biến cố của Đất Trời mà chưa có ai thành công trong việc “bắt sông uốn khúc, bắt núi cúi đầu”. Có chăng là sự thống khổ của nhân loại trước những quyết định điên rồ của những kẻ cuồng tín về đức tin và chính trị. Dân tộc Việt Nam từng đói rét tả tơi khi Hồ Chí Minh ca bài “với sức người sỏi đá cũng thành cơm” đến độ dân Việt Nam phải giành thức ăn cho ngựa có tên bo bo hay lúa miến, thậm chí thứ chưa bóc vỏ!

Đông Dương từng là vựa thóc của Châu Á và Hòn Ngọc Á Đông bổng thiếu gạo ăn, nhà nhà thắp đèn dầu lạc khi Đảng Cộng Sản lên cầm quyền.

Venezuela giàu sang bậc nhất ở Nam Mỹ nhờ các giếng dầu hoả. Nhưng, Đảng Cộng sản làm cho ba phần tư dân chúng sống dưới mức nghèo đói cùng cực và 6 triệu người phải tha phương cầu thực. Cho tới nay, giới tiến sĩ, kỹ sư xã hội chủ nghĩa cũng chưa tìm ra cách nào để bơm dầu hoả trong lòng đất lên để làm giàu cho đất nước.

Liên Xô ngày trước và Nga ngày nay quản trị một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên nhất toàn cầu mà lợi tức bình quân đầu người chỉ được 14,000 USD vào năm 2022 so với 75,000 USD của Hoa Kỳ. Trung Quốc 12,000 USD so với Đài Loan 55,000 USD. Bắc Triều Tiên ước tính 618 USD so với Đại Hàn 33,000 USD. Việt Nam 4,000 USD và Venezuela 3,000 USD.

Trung Cộng xây nhiều đập thượng nguồn Sông Mê Kông làm thay đổi hệ sinh thái nên các quốc gia hạ nguồn thiếu nước canh tác hoặc có thể bị ngập lụt bất ngờ. Nguy cơ nước mặn xâm thực vựa lúa Việt Nam ngày càng hiện thực. Các con đập này có thể trở thành vũ khí khủng khiếp của Trung Cộng để huỷ diệt các dân tộc sống ở hạ lưu Sông Mê Kông!!!

Ngày nay, một số học giả, chính trị gia đem chuyện hâm nóng toàn cầu để buộc con người làm trái với quy luật thiên nhiên khiến tai trời và địch họa gia tăng.

Tiên tri của những người đấu tranh chống hâm nóng toàn cầu ngày càng ít được quan tâm trong khi giá dầu hoả bất định.

Sai lầm chết người của Biden và tả phái
(AP Photo/Patrick Semansky) / Joe Biden’s Global Warming Emotion Is Not Supported By Facts – Sự hâm nóng toàn cầu của Joe Biden không được hỗ trợ và khả thi. Joe Biden's Global Warming Emotion Is Not Supported By Facts

Phe cực tả trên thế giới và Chính quyền Joe Biden-Kamala Harris đặt vấn đề “Hâm nóng Toàn cầu” lên hàng đầu nghị trình quốc gia bất chấp những thực tế hiển nhiên ảnh hưởng tới sinh hoạt của nhân loại.

Thứ nhất, nước Đức dưới trào Thủ tướng Angela Merkel đã đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân, lập đường ống dẫn khí đốt từ Nga, ngừng hoạt động nhà máy điện than, từ chối mua khí đốt thiên nhiên của Hoa Kỳ, đẩy mạnh việc sản xuất năng lượng mặt trời và gió. Khi Nga xâm lược Ukraine, đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Châu Âu bị đóng khiến Liên Hiệp Châu Âu (EU) rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng. Tuy chưa công nhận thất bại về năng lượng gió và mặt trời, nhưng, đã xoay 180 độ khi săn lùng năng lượng hóa thạch khắp nơi.

Đức lập tức xây dựng 2 nhà máy tiếp nhận khí đốt từ Bắc Mỹ sẽ hoạt động sau hai năm. Do tầm nhìn thiển cận của EU mà dân chúng có dịp mặc hai áo ấm khi đi ngủ vào mùa Đông như khuyến cáo của chính quyền!!! EU phải đi khắp thế giới để mua nhiên liệu hóa thạch mà vẫn bấp bênh. Các quốc gia trong EU đã tái sử dụng nhà máy điện than, tái khởi động điện hạt nhân. Không thấy các nhân vật cỗ vũ cho Hâm nóng Toàn cầu đề ra giải pháp nào nhằm giải quyết tình trạng rét mướt và nóng chảy mỡ của nhân loại.

Thứ hai, nhiên liệu đóng vai trò quan trọng vì thiếu nó nhân loại khó xây dựng được một xã hội văn minh, và tiến bộ khoa học kỹ thuật như bây giờ. Đốt than, củi phát ra nhiều khí thải hơn dầu hoả, điện hạt nhân. Năng lượng sạch hiện chỉ chiếm 15% nhu cầu năng lượng trong xã hội và 75% còn lại dựa vào đâu?

Thứ ba, Tổng thống Joe Biden đã giật sập mối quan hệ chiến lược giữa Hoa Kỳ và phái Sunni ở Trung Đông trong các lĩnh vực quân sự và năng lượng. Nga và Trung Cộng đang chen vào làm cho các quốc gia chủ chốt đang nghiêng dần về phía Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh.

Thứ tư, Chính quyền Barack Obama-Joe Biden đã dùng “quyền Hành pháp” để thương thảo và ký Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu (PCA) có hiệu lực từ ngày 4 tháng 11 năm 2016. Quốc hội Hoa Kỳ không phê chuẩn. Tổng thống Donald Trump huỷ bỏ tư cách thành viên PCA từ ngày 4/11/2020. PCA cho phép Trung Cộng (có lượng khí phát thải số 1) và Ấn Độ (số 3) cùng các quốc gia đang phát triển và chậm tiến có quyền sử dụng than đá (phát nhiều khí thải nhất so với bất cứ nguyên liệu nào) cho đến hết năm 2030. 

Ngược lại, các quốc gia phát triển, kể cả Hoa Kỳ (số 2 về khí phát thải) không được sử dụng than đá mà còn phải cung cấp 100 tỷ USD cho các nước đang phát triển và thế giới thứ ba. Mỗi thành viên phải viết kế hoạch giảm khí phát thải hàng năm mà không cần kiểm tra. Thực tế, họ chờ tiền và chuyển giao kỹ thuật từ các quốc gia tiên tiến. Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu COP27 (họp năm 2022) bế tắt vì phía chậm tiến đòi tiền, bên tiên tiến chìa ra một miếng bánh nhỏ. Giận quá mà có còn hơn không!!!

Vai trò chiến lược của dầu hoả

1- Nhân loại chỉ phát triển như vũ bão sau khi tìm được dầu hoả. Từ sưởi ấm cho tới canh nông, chế tạo máy móc dụng cụ … chưa từng có. Thiếu dầu hoả một ngày, nền kinh tế thế giới phải ngừng phát triển hoặc giảm năng suất. Năm 2019, có 238 tổ chức cứu đói ước tính 345 triệu người đói khắp thế giới. Phần lớn do hạn chế khắt khe việc sử dụng dầu hoả trong sản xuất, phân phối.

2- Hầu hết các dụng cụ và phương tiện vận chuyển trên thế giới đều dùng dầu hoả, kể cả quốc phòng. Chiến hạm, phi cơ, xe tăng … đóng vai trò quan trọng để bảo vệ lãnh thổ, tài sản quốc gia và công dân. Dự trữ dầu hoả là điều tối cần thiết cho một quốc gia. Kho dầu hoả dự trữ chỉ dùng tới khi xảy ra chiến tranh hoặc thiên tai.

3- Trong phiên họp ngày 19/05/2022, Chương trình Lương Thực Thế Giới cho biết cuộc khủng hoảng về an ninh lương thực hiện nay ở mức độ “chưa từng có”. Nạn đói khoảng 80 triệu người trước Covid-19 đã vọt lên 135 triệu. Trước khi Nga xâm lăng Ukraine có 278 triệu người đói ăn tăng lên 323 triệu người ở ngưỡng cửa chết đói. Đói ăn chiếm 1/3 dân số thế giới. Ukraine là vựa lúa mì cung ứng cho nhu cầu 40 quốc gia. Cơ-giới-hoá nông nghiệp và hệ thống phân phối trên thị trường đều cần dầu hoả. Giá dầu hỏa tăng gây khó khăn cho việc sản xuất và phân phối ngũ cốc.

4- Tổ chức Các nước xuất cảng dầu hoả (OPEC) thành lập từ năm 1960 với 11 quốc gia chính để quyết định giá dầu hỏa trên thế giới. Nó trở thành một thế lực thao túng nền kinh tế toàn cầu nhờ các nước có trữ lượng dầu khí sợ “hâm nóng toàn cầu” nên không khai thác tài nguyên trời cho.

Khi Tổng thống Donald Trump đắc cử lập tức cho phép khai thác dầu hoả trong vùng đất thuộc quyền Chính phủ Liên Bang và khuyến khích, cho phép khai thác dầu hoả theo phương pháp Fracking nên Hoa Kỳ không còn lệ thuộc OPEC mà trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về dầu hoả và khí đốt trong một thời gian ngắn. OPEC phải khoá bớt các giếng dầu để tồn tại.

Tổng thống Trump đích thân viếng thăm Ả rập Saudi (người cầm cân nảy mực của OPEC). Hai bên quyết định tiếp tục và nâng cấp quan hệ năng lượng và an ninh Trung Đông. Trump đã chinh phục được Phái Sunni dẫn tới Hiệp định Hoà bình Israel-Các Tiểu quốc Ả rập Thống nhất năm 2020. Năm 1994 Israel và Jordan ký Hiệp ước Hoà Bình. Một số quốc gia Sunni đã theo chân tạo bối cảnh hòa giải Israel-Hồi giáo Trung Đông.

Kết luận: 

(1) Không đánh mà thắng mới là cao thủ chiến lược. 

(2) Đe dọa mà không dám làm chỉ khuyến khích cho kẻ thù mạnh tay hơn. 

(3) Quốc gia, Dân tộc là trên hết mà chỉ có người bản lãnh mới làm được. 

(4) Hạng giá áo, túi cơm chỉ biết lẻo mép sẽ bị miệng đời chê trách muôn đời.

Đại-Dương

No comments:

Blog Archive