Thursday, June 30, 2022

Không cần vũ khí tối tân, Trung Quốc đang hủy hoại người Mỹ bằng thứ 'độc dược' này

Tác giả : Xuân Trường Nguồn: NTD Vn 
ĐCSTQ vẫn có thể “hạ gục” nước Mỹ bằng thịt nhiễm độc và ma túy Fentanyl. (Ảnh: Tổng hợp)

Đảng Cộng sản Trung Quốc rất “thực tế”, bởi có lẽ họ tin rằng họ không đủ khả năng “hạ gục” nước Mỹ thông qua các biện pháp chiến tranh thông thường, nhưng lại có thể dễ dàng hủy hoại từ từ người Mỹ cả về thể chất lẫn tinh thần bằng các loại chất gây nghiện mạnh...

Tử vong cao hơn cả tai nạn giao thông và súng đạn cộng lại
Theo New York Times, mỗi năm có hơn 100.000 người Mỹ tử vong vì sử dụng ma túy quá liều, nhiều hơn cả tai nạn giao thông và tử vong do súng cộng lại.

Ở tuổi 27, Sean Blake ở Vermont đã thiệt mạng vì sử dụng quá liều hỗn hợp rượu và fentanyl , một loại thuốc gây nghiện tổng hợp. Anh đã phải vật lộn tìm cách điều trị hiệu quả chứng nghiện liên tục tái phát của mình, cùng các vấn đề sức khỏe tâm thần tiềm ẩn khác.

Cha mẹ của Sean Blake đã phải tiêu hết các khoản tiền tiết kiệm và hưu trí để chi trả cho việc điều trị của con. Tuy nhiên hầu hết các cơ sở điều trị trên toàn nước Mỹ không cung cấp các loại thuốc điều trị hiệu quả. Những ca tử vong như thế này khiến nền kinh tế Mỹ phải chi trả 1.000 tỷ đô la mỗi năm cho chi phí y tế…

Ngày 19/4 vừa qua, trong cuộc họp về khủng hoảng fentanyl, Đặc vụ Tuần tra Biên giới Mỹ Mark Dunbar ở nam California lưu ý rằng, số lượng thu giữ fentanyl đã tăng vọt trong năm ngoái.

Theo Breitbart, trong Năm tài chính 2022, kể từ ngày 1/10/2021, khoảng 5.300 pound fentanyl đã bị thu giữ tại biên giới Mỹ. Các số liệu chỉ ra rằng các vụ thu giữ fentanyl dưới thời Joe Biden, chỉ tính riêng trong năm 2021, đã tăng gấp 4 lần kể từ Năm tài chính 2019 khi Tổng thống Trump còn đương chức.

Đặc vụ Dunbar cho biết, fentanyl chủ yếu được vận chuyển vào Mexico từ Trung Quốc trước khi các băng đảng ma túy Mexico vận chuyển số lượng lớn qua biên giới phía nam của nước Mỹ. Có thể nói, Trung Quốc là “nguồn cơn” của vấn nạn lạm dụng thuốc gây nghiện tại Mỹ.

Trung Quốc “bảo kê” các “tập đoàn” sản xuất thuốc giả trộn ma túy
ĐCSTQ đã biến Mexico thành nơi trung chuyển, là bàn đạp để khởi đầu cho một “cuộc chiến nha phiến” với Mỹ khi cung cấp các thành phần nguyên liệu cho các tập đoàn ma túy tại Mexico để sản xuất meth, heroin và fentanyl gây nghiện cao, rồi tuồn qua đường biên giới cung ứng “hàng cấm” vào tận các thị trấn nhỏ cho đến các thành phố lớn tại Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Lara Logan của Foxnews, Phó đặc vụ phụ trách Jon DeLena thuộc Cơ quan thực thi ma túy New England cho biết, ĐCSTQ đã thành lập một liên minh với các băng đảng ma túy Mexico để vận chuyển các mặt hàng thuốc gây nghiện, và sau đó rửa tiền thông qua hệ thống tài chính của ĐCSTQ có mặt ở khắp nơi.

Ông Jon DeLena nói: “Chúng tôi biết hiện nay có những tổ chức, các băng đảng Mexico, đang sản xuất những viên thuốc làm giả Adderall (thuốc kích thích làm tăng hoạt động của một số hóa chất não), và thành phần trộn trong thuốc đó không có gì khác ngoài methamphetamine (ma túy đá).

“Chúng tôi biết rằng những người đang lạm dụng Adderall chính là trẻ em, thanh thiếu niên Mỹ. Họ trà trộn các loại thuốc này nhằm mục tiêu vào thế hệ trẻ của chúng ta”.

Chỉ riêng số ca tử vong do Fentanyl đã tăng gấp đôi mỗi năm kể từ năm 2014. Năm 2019, FBI đã bắt giữ các băng đảng bán ma túy ở bang Virginia và thu giữ 30 kg Fentanyl từ Trung Quốc - lượng ma túy đủ để đầu độc giết chết 14 triệu người Mỹ.

Từ lâu, Fentanyl trở thành vấn đề nhức nhối của nước Mỹ. Phía Mỹ cho rằng hơn 95% Fentanyl vận chuyển vào Mỹ đến từ Trung Quốc. Fentanyl thường vào Mỹ bằng đường chuyển phát nhanh qua bưu điện hoặc tuồn qua biên giới Mexico. Loại ma túy kiểu thuốc phiện này ban đầu được sử dụng để trị chứng giảm đau và gây mê.

Fentanyl có thể kích hoạt các thụ thể opioid của cơ thể để tạo ra khoái cảm, nhưng đồng thời khiến người dùng trở nên nghiện thuốc và lệ thuộc vào nó. Những người hít nó cuối cùng sẽ khó thở và tử vong, mà “người hùng” George Floyd là một ví dụ với câu nói nổi tiếng trước khi chết: “Tôi không thể thở được”.

Độc tính của Fentanyl mạnh hơn Heroin từ 50 đến 100 lần, và nó còn nổi tiếng với một tên gọi khác: Thuốc “xác sống”. Fentanyl rẻ hơn và dễ vận chuyển hơn heroin, nên đã giúp nó trở thành loại “vua ma túy” mới.

Các loại ma túy này đều được sản xuất trong phòng thí nghiệm của Trung Quốc, và là nguyên nhân số 1 gây ra các ca tử vong do sử dụng quá liều Opioid ở Mỹ. Các quan chức thực thi pháp luật Mỹ cho biết, các công ty hóa chất lừa đảo ở Trung Quốc hoạt động công khai và nằm ngoài tầm với của chính quyền Mỹ và là nguồn cung cấp ma túy lớn nhất.

Có điều, các tổ chức buôn bán ma túy của Trung Quốc chẳng buồn giữ bí mật. Băng nhóm người Trung Quốc tên là " Zheng" có ảnh hưởng lớn nhất và hiện diện đông nhất ở Mexico chuyên buôn bán ma túy đá và chất gây nghiện sản xuất từ Fentanyl.

“Tập đoàn” ma túy Zheng do hai cha con Fujing Zheng (38 tuổi) và Guanghua Zheng (65 tuổi) điều hành, có trụ sở chính tại Thượng Hải đã bán các chất ma tuý tổng hợp, bao gồm cả Fentanyl và quảng bá công khai trên các trang web bằng 35 ngôn ngữ, từ tiếng Ả Rập, tiếng Anh cho đến tiếng Iceland và tiếng Uzbek.

Cha con nhà Zheng còn khoe khoang rằng, phòng thí nghiệm của họ có thể “tổng hợp gần như bất kỳ loại thuốc nào” và đã sản xuất 16 tấn hóa chất bất hợp pháp mỗi tháng. Tập đoàn ma túy Trung Quóc này còn tiếp thị trắng trợn đến mức, sẽ “cam kết” hoàn tiền cho người mua nếu “hàng cấm” bị hải quan Mỹ tịch thu.

Trong hơn một thập nien qua, “tập đoàn” Zheng đã vận chuyển Fentanyl và các hóa chất gây nghiện bất hợp pháp tới hơn 25 quốc gia và 35 bang nước Mỹ. Các quan chức Mỹ cho biết, với sự vươn xa các chân rết của tập đoàn ma túy Trung Quốc này, phần nào giúp giải thích số người chết tăng vọt tại Mỹ do sử dụng ma túy quá liều.

Năm 2018, cha con nhà Zheng đã bị Mỹ truy tố tội "âm mưu sản xuất và phân phối chất cấm vào Mỹ, điều hành tổ chức tội phạm ma túy, rửa tiền cùng các tội danh khác".

Báo cáo CDC tính đến ngày 8/3/2021 cho thấy, gần 29.000 người đã chết ở Mỹ do sử dụng quá liều liên quan đến Opioid, trong đó Fentanyl và các chất gây nghiện “anh em” của nó đứng đầu danh mục. Riêng năm 2018, đã có khoảng 70.000 người trẻ Mỹ đã chết vì Fentanyl. Tỷ lệ người Mỹ chết vì loại ma túy tổng hợp này đã trở thành con số gây sốc nếu so với năm 2013 chỉ có 3.100 trường hợp tử vong.

Lý giải cho sự gia tăng tỷ lệ tử vong đột biến này ở giới trẻ Mỹ, là vì Fentanyl mạnh đến mức một túi Fentanyl có kích thước như gói đường nhỏ có thể “dư sức” cung cấp 500 liều gây chết người. Đồng nghĩa với việc nó có thể dễ dàng tuồn lậu qua đường bưu điện, mà như các đặc vụ FBI xác định, chúng là những “lô hàng siêu nhỏ khó xác định và khó bắt giữ hơn nhiều so với những lô hàng heroin, cocaine hoặc cần sa”.
Bộ trưởng Tư pháp New York Eric Schneiderman phát biểu trong cuộc họp báo liên quan đến một vụ mua bán ma túy lớn vào năm 2016 ở Thành phố New York. Các nhà chức trách ở bang New York đã thực hiện bắt giữ một vụ mua bán ma túy kỷ lục, thu giữ 33 kg heroin và 2 kg fentanyl.(Ảnh của Drew Angerer / Getty Images)

Các tập đoàn ma túy Trung Quốc chỉ gửi trực tiếp một lượng nhỏ Fentanyl tới các “đại lý” buôn bán ma túy nhỏ ở Mỹ hoặc Canada, nhưng lại vận chuyển số lượng lớn nguyên liệu sản xuất ma túy cho các băng nhóm tội phạm ở Mexico.

Sau đó các băng nhóm ma túy tại Mexico sẽ trộn các chất tổng hợp thành heroin và các hợp chất khác, ép chúng thành những viên thuốc giảm đau giả và lưu hành vào Mỹ.

Mùa hè 2020, các nhà chức trách Mỹ đã phát hiện 20.000 viên thuốc trộn Fentanyl giấu trong chiếc Mini Cooper tại trạm kiểm soát San Ysidro, và một tuần sau tịch thu thêm 11.500 viên nữa.

Fentanyl đã được sử dụng cách đây nhiều thập niên như một loại thuốc giảm đau cực mạnh, mạnh gấp 100 lần so với morphin, và chỉ được các bác sĩ Mỹ kê đơn cho những bệnh nhân đang phải chịu các cơn đau dữ dội trong quá trình điều trị ung thư.

Những kẻ buôn bán ma túy bắt đầu sử dụng Fentanyl vào giữa những năm 2000, và phổ biến hơn vào năm 2014 và 2015 vì dễ kiếm và mang lại lợi nhuận lớn. Theo Cục Quản lý Thực thi Dược phẩm Mỹ, với 1.500 đô la/kg “vốn” nguyên liệu, có thể mang lại 1,5 triệu đô la lợi nhuận sau khi làm giả thành thuốc viên.

Có một nơi duy nhất cung ứng nguyên liệu độc hại vô tận cho băng đảng Mexico. Đó chính là Trung Quốc, nơi ĐCSTQ “thống trị” toàn bộ lĩnh vực hóa chất và dược phẩm của thế giới, không chỉ thuốc thành phẩm, mà còn hoạt chất dược phẩm.

ĐCSTQ “vũ khí hóa” ma túy, âm mưu hủy hoại giới trẻ Mỹ?
Có thể nói các loại độc dược gây nghiện có xuất xứ từ Trung Quốc đã và đang hủy hoại hệ thần kinh của giới trẻ Mỹ. Thực chất, người Mỹ không hẳn đã sợ một cuộc tấn công hạt nhân hay e ngại vũ khí cơ giới “tối tân” của ĐCSTQ, mà họ đang “đau đầu” và lo lắng trước “kế hoạch” tàn phá nước Mỹ bằng virus và ma túy của ĐCSTQ.

Có lẽ giờ đây người dân Mỹ đã nhận ra cuộc “tấn công diệt chủng" có kế hoạch của ĐCSTQ đối với nước Mỹ nếu nhìn vào toàn bộ cuộc khủng hoảng Fentanyl hiện nay.

Năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã chỉ đích danh các loại thuốc giảm đau nhóm Opioid - ngày càng bị công dân Mỹ lạm dụng - đang được sản xuất chủ yếu tại Trung Quốc, và yêu cầu ĐCSTQ công khai lượng Fentanyl bất hợp pháp. Tất nhiên, ĐCSTQ “không dám” phủ nhận, nhưng lại công kích cáo buộc và mô tả bình luận của Tổng thống Trump là "vô trách nhiệm" và "không thể chấp nhận được".

Để hiểu được động lực cuộc “diệt chủng” nhằm vào nước Mỹ, cần phải xem xét đặc điểm “lạ thường” tại Trung Quốc, nơi mà các thương vụ kinh doanh mờ ám giữa quan chức của ĐCSTQ luôn gắn chặt với các băng nhóm tội phạm có tổ chức.

Nổi trội nhất hiện nay chính là mô hình mà ĐCSTQ thường xuyên áp dụng: Đó là sử dụng các nhóm tội phạm có tổ chức để thực hiện các vụ bắt cóc và cấu kết với nhau để mổ cướp nội tạng, mà nạn nhân là các tù nhân lương tâm, các phật tử Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, các học viên Pháp Luân Công và đôi khi cả dân thường.

Dưới sự “phớt lờ” và “bảo kê” của các quan chức ĐCSTQ hủ bại, các nhóm tội phạm có tổ chức đã dễ dàng bỏ qua các biện pháp kiểm soát, bằng cách thay đổi cấu trúc hóa học của Fentanyl, nhằm qua mặt các nhà chức trách Mỹ trong việc buôn bán thuốc giảm đau thuộc nhóm Opioid.
Mỗi ngày có tới 128 người ở Mỹ chết vì sử dụng quá liều Opioid. (Ảnh tổng hợp từ Getty)

Nói cách khác, ĐCSTQ đã “vũ khí hóa” tất cả các loại thuốc và một số dược phẩm ở thị trường chợ đen. Khi ấy, Fentanyl được trộn lẫn với lượng rất nhỏ các loại thuốc khác, nhất là heroin, để tăng hiệu lực, được sản xuất với giá thành thấp, và chuyển đến Mỹ thông qua “đế chế” cartel ở Mexico.

Điều bi thảm nhất chính là giới trẻ Mỹ đang chết mòn mà không hề cố ý dùng ma túy, bởi đơn giản thuốc giả và một số loại thuốc không kê đơn đang được “tẩm thuốc” Fentanyl. Mỗi ngày có tới 128 người Mỹ chết vì sử dụng quá liều Opioid.

Một nguồn tin từ Cục Phòng chống ma túy Mỹ (DEA) cho biết, cuộc tấn công Fentanyl của ĐCSTQ vào Mỹ có thể khiến số người chết lên tới hàng triệu người nếu không được kiểm soát: "Fentanyl có khả năng gây tử vong, thậm chí ở liều rất thấp. Chỉ cần liều nhỏ cỡ 0,25mg là có thể gây chết người".

Liệu đây có phải là chiến lược “mật ngọt” của ĐCSTQ trong việc cố tình giết chết 100.000 người Mỹ mỗi năm mà không cần một “tốn” viên đạn. Mục tiêu quan trọng nhất mà ĐCSTQ nhắm tới chính là giới trẻ Mỹ đang ở độ tuổi gia nhập quân ngũ.

Chính quyền Tổng thống Trump khi ấy đã liệt kê tất cả các sản phẩm liên quan đến Fentanyl vào danh mục "thuốc nguy hiểm nhất", và mô tả đây là cuộc khủng hoảng ma túy "nghiêm trọng nhất" mà nước Mỹ từng đối mặt.

Điều này cho thấy Tổng thống Trump đã nhìn “thấu” âm mưu của ĐCSTQ nhằm hủy diệt sức khỏe thể chất và tinh thần của thanh thiếu niên tại Mỹ, khi nguyên nhân gây tử vong số 1 trong những người trẻ tuổi tại Mỹ là do Fentanyl.

Tuy nhiên, ĐCSTQ không chỉ có Mexico "tiếp tay". Đảng Dân chủ tại Mỹ đã ủng hộ chính sách “Biên giới mở” cũng như ủng hộ dự luật “phi hình sự hóa” việc dùng cần sa, đã "vô tình" trở thành cánh tay đắc lực cho kế hoạch thâm hiểm của ĐCSTQ nhằm vào nước Mỹ.

Đảng Dân chủ ủng hộ các chính sách liên quan tới ma túy, cần sa
Tất cả các loại thuốc giảm đau tổng hợp phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc và Mexico, đang làm trầm trọng thêm tình trạng nghiện ma túy ở Mỹ. Số người trẻ Mỹ chết vì thuốc giảm đau Fentanyl đã khiến Tổng thống Donald Trump vừa mới nhậm chức đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vào năm 2017.

Có điều, tất cả những hệ lụy này đều bắt nguồn chính sách khuyến khích ma tuý từ thời chính quyền Barack Obama.
Tổng thống Barack Obama ký Đạo luật Chữa bệnh Thế kỷ 21 tại Thính phòng Tòa án phía Nam, bên cạnh Nhà Trắng vào ngày 13 tháng 12 năm 2016 tại Washington, DC. Dự luật đẩy nhanh quá trình phê duyệt các loại thuốc và thiết bị y tế mới, đồng thời mở rộng tài trợ cho nghiên cứu y tế, bao gồm cả sáng kiến phát hiện ung thư và hỗ trợ nghiên cứu về lạm dụng opioid. (Ảnh của MANDEL NGAN/AFP qua Getty Images)

Chính sách khuyến khích ma tuý của Obama không chỉ nằm trong Đạo luật Chăm sóc y tế hợp túi tiền (ObamaCare), mà còn nhất quán với hàng loạt chính sách của ông ta trong việc ưu ái tội phạm ma tuý, hay hỗ trợ nhà ở hào phóng cho các con nghiện.

Không chỉ miễn trừ trách nhiệm pháp lý cho các con nghiện, cung cấp thuốc gây nghiện miễn phí qua ObamaCare, Barack Obama còn liên tiếp đề xuất Quốc hội Mỹ thông qua các khoản ngân sách hỗ trợ các con nghiện ma tuý, ví dụ như đề xuất trích ngân sách 550 triệu USD năm 2012 nhằm hỗ trợ nhà ở cho các con nghiện ma tuý, đề xuất ngân sách 1,1 tỷ USD để mở rộng chương trình hỗ trợ các con nghiện lạm dụng Opioid ngay trước khi Barack Obama rời Nhà Trắng không lâu (tháng 6/2016).

4 năm sau, vào ngày 4/12/2020, Hạ viện Mỹ do Đảng Dân chủ kiểm soát đã bỏ phiếu thông qua một dự luật, theo đó sẽ “phi hình sự hóa” (decriminalize) cần sa ở cấp liên bang, nhằm thay đổi một chính sách bị coi là thất bại khi hình sự hóa việc dùng cần sa.

Những dân biểu thuộc Đảng Dân chủ hậu thuẫn dự luật về cần sa cho biết, đạo luật sẽ giúp giải tỏa các ảnh hưởng tệ hại của cuộc chiến chống ma túy, bằng cách đưa cần sa ra khỏi danh sách bị liên bang kiểm soát và để cho tiểu bang tự đặt luật về cần sa.

Dự luật cũng sẽ dùng số tiền có được từ thuế tiêu thụ đặc biệt (excise tax) có từ cần sa, để tài trợ cho cộng đồng dân chúng từng bị ảnh hưởng từ các cuộc chiến chống ma túy trước đây, trang trải chi phí xem xét, hủy bỏ các hồ sơ bắt giữ và các bản án cấp liên bang về sử dụng cần sa.

Đáng buồn thay, đa số các tiểu bang ở Mỹ hiện giờ đều hợp pháp hóa việc dùng cần sa, dưới các hình thức khác nhau. Dưới thời cựu Thống đốc Jerry Brown và Thống đốc đương nhiệm Gavin Newsom, chính quyền tiểu bang California đã mở cửa nhà tù, trả tự do cho hàng ngàn người di cư bất hợp pháp, mà nhiều trong số đó là thành viên cartel Mexico.

Khủng hoảng biên giới Mỹ-Mexico “tiếp tay” cho ĐCSTQ
“Cartel” là tên gọi chung cho một tổ chức tội ác tại Mexico, sống bằng nghề buôn lậu ma tuý và có tôn ti trật tự giống hệt như một doanh nghiệp. Các cartel đều mở các doanh nghiệp bình thường để dùng chúng hợp pháp hoá số tiền bẩn khổng lồ có được nhờ buôn lậu ma tuý.

Các cuộc giao tranh giữa quân đội Mexico và các tập đoàn ma túy (cartel) đã buộc các cartel lớn phải phân thành các cartel nhỏ hơn. Nó phân nhánh thành cartel Sinaloa do ông trùm El Chapo nổi tiếng cầm đầu kiểm soát hầu hết hoạt động buôn bán ma tuý ở phía Bắc Mexico. Cartel Los Zetas do những cựu quân nhân bỏ ngũ thành lập kiểm soát hầu hết phía Đông Mexico.

Trong vòng 16 tháng kể từ khi Joe Biden nhậm chức Tổng thống, biên giới phía nam nước Mỹ đã trở thành một mớ hỗn độn, tới mức chính quyền Biden đã phải lên tiếng cảnh báo nước Mỹ sẽ phải đối mặt với số di dân bất hợp pháp nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong 20 năm qua. Có điều trong 4 năm dưới thời Tổng thống Donald Trump, biên giới Mỹ-Mexico dường như đã được kiểm soát khá tốt.

Biên giới Mỹ-Mexico đã nhiều lần tồi tệ đến mức, Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã phải yêu cầu chính quyền liên bang hỗ trợ thêm các đặc vụ Tuần tra Biên giới Mỹ để đối phó với lượng lớn người bất hợp pháp vượt qua biên giới.
Người di cư quỳ gối cầu nguyện và yêu cầu các chính sách di cư rõ ràng hơn từ Biden, tại bang Baja California, Mexico vào ngày 2 tháng 3 năm 2021. (Ảnh của GUILLERMO ARIAS / AFP qua Getty Images)

Cơ quan Thực thi Nhập cư và Hải quan Mỹ cũng ghi nhận một số lượng kỷ lục 3.500 trẻ vị thành niên không có người lớn đi cùng tự vượt biên đang chầu chực ở các trạm kiểm soát dọc biên giới. Con số này cộng với khoảng 8.500 trẻ vị thành niên đang ở các trại tạm trú do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ quản lý, đã trở thành gánh nặng tài chính cho ngân sách Mỹ.

Vậy ai hưởng lợi từ dòng người di cư bất hợp pháp đông đảo này đổ vào Mỹ? Jaeson Jones, đội trưởng sĩ quan đã nghỉ hưu thuộc Bộ phận Tình báo và Chống Khủng bố của Bộ An toàn Công cộng bang Texas cho biết: Chính là các cartel Mexico.

Jaeson Jones cho biết: “Đó không chỉ là vấn nạn buôn người, mà Fentanyl đã tràn vào đất nước chúng ta như một thứ vũ khí giết người. Có một thực tế là các nhóm cartel đã chuyển đổi vai trò, từ nhóm tội phạm có tổ chức ban đầu thành thực thể thống trị đất nước song song với chính phủ Mexico”.

Các cartel này là các tổ chức buôn bán ma túy xuyên quốc gia có kỷ luật, được quân sự hóa, và đang kiểm soát nhiều chính quyền địa phương ở phía nam biên giới Mỹ-Mexico. Đáng lo ngại hơn, cartel Sinaloa có chân rết ở 54 quốc gia trong khi cartel Jalisco có mặt trên 48 quốc gia.

Hiện tại, cartel Mexico đang kiểm soát toàn bộ khoảng 2.000 dặm của biên giới Mỹ-Mexico, và các tập đoàn ma túy này có quan hệ với ĐCSTQ, nơi cung cấp các nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất ma túy đá và Fentanyl.

Không chỉ vậy, cartel còn cải tiến các quy trình để đưa những người di cư bất hợp pháp vượt biên giới vào Mỹ theo các tuyến đường mà các băng đảng, buôn lậu vạch sẵn. Không chỉ có những người di cư từ Mexico và Trung hoặc Nam Mỹ, mà còn có cả người Trung Quốc trong “đội ngũ” dân nhập cư bất hợp pháp đang lầm lũi tiến về biên giới phía tây nam nước Mỹ...

Xuân Trường

Mấy Cây Bông Súng Sau Vườn



Sáng sớm nhận được cái text của thư viện Newport Beach, nhắc là ba cuốn sách đã đáo hạn mấy hôm. Mới đó mà đã hơn ba tuần rồi. “Ở” đâu, làm gì, sống thế nào trong hơn ba tuần qua? với vốn thời gian mà như một người bạn đã mất thường nói “như dàng mà nhiều người không biết quý”. Ba tuần qua, làm gì để đời mình thêm hương sắc, để sống tỉnh thức hơn, hay cũng chỉ một ngày như mọi ngày (TCS), sống qua ngày để chờ ngày chết (VL)... Có được như những cây bông súng trong hồ ở sau nhà? dù cằn cỗi, nằm lẫn trong đám bùn suốt cả mùa đông tưởng đã chết, thế mà khi nắng ấm tới lại mọc thêm lá mới, ra hoa…

Vào website của thư viện xin gia hạn thêm ba tuần vì chưa đọc hết một phần ba cuốn nào. Chắc phải gia hạn thêm vài ba lần nữa họa may. Chưa kể cuốn sách người bạn giao cho đọc để “báo cáo” lại vì anh bận đi xa. Cuốn Because Our Fathers Lied của ông Craig McNamara, người con trai duy nhất của ông Robert McNamara. Ông nầy quen thân với người bạn, gởi cho người bạn cuốn sách nầy để đọc trước vì tới mấy tháng nữa mới xuất bản. Nói với người bạn là cuốn sách nầy không thể là NY Times Bestseller nhưng có nhiều chi tiết thú vị, qua cái nhìn của một người con từ lúc còn vị thành niên về cha mình. Lẫy lừng, tài ba… nhưng cũng vẫn là con người với đầy dẫy những khiếm khuyết lỗi lầm. Không ba đầu sáu tay, không đi trên mặt nước, đêm ngủ nghiến răng vì quá nhiều lo âu, áp lực, phải để cái nightguard trên đầu giường để mang vào mỗi tối cho bớt mòn răng. Ông McNamara con luôn chất vấn ông McNamara cha tại sao biết chiến tranh Việt Nam không thể thắng mà không có can đảm nhìn nhận, tìm lối thoát, mà vẫn tiếp tục gây bao cảnh tang thương, đạo đức con người để ở đâu… thì ông McNamara cha cứ đánh trống lảng, hỏi vụ mùa nầy có khá không, thu hoạch được bao nhiêu tấn, vì ông không theo cha làm chính trị mà canh tác, làm “vườn” ở miền Bắc California.

*
Năm nay vùng nầy lạnh dai dẳng, nhưng mấy tuần vừa rồi đã có nắng ấm, vì thế mà mấy cây bông súng trong hồ đã ra lá, choán hơn nửa mặt hồ. Cây màu tím đã có một cái bông nở hằng ngày tới lúc xế chiều, nhưng những cây kia, vàng, trắng, hồng… chỉ ra mấy cái búp nhỏ, còn nằm dưới mặt nước, phải nhìn kỹ mới thấy. Có mấy chậu đã già hơn ba mươi năm. Vài năm sau khi mua về đã bắt đầu èo uột, hoa chẳng có mà lá cũng không, chỉ còn cái rễ nằm khuất dưới đáy hồ. Rồi có ai đó bày phải bón phân cho nó hằng năm nên làm theo. Chỉ vài viên fertilizer nhét sâu trong chậu mà những cây bông súng tưởng đã chết bỗng hồi sinh. Lá xanh ngắt phủ mặt hồ, hoa nở mạnh khỏe tươi thắm mỗi năm.

Những cây bông súng trong hồ tưởng có nước, có bùn là đủ dinh dưỡng, sẽ mãi tươi tốt để tiếp tục ra lá ra hoa, mà không, cần thêm những viên fertilizer hằng năm để đâm chồi, nẩy lộc. Những cây bông súng mà còn như thế thì con người có khác chi, cũng cần “phân bón”, vun đắp, bồi dưỡng thân xác và trí tuệ, để cuộc đời tiếp tục đâm chồi, nẩy lộc, ra hoa.

*
Ba tuần trước xin một ngày nghỉ. Sáng sớm ra biển, cũng chỉ chừng đó chuyện. Nhìn trời xanh mây trắng, nghe tiếng sóng biển, thở cái không khí buổi sáng rất sớm có mùi mặn mặn của nước biển. Thăm mấy đàn chim con tranh nhau tìm mồi trên bãi cát mịn đã lâu rồi không gặp. Đi lên pier chào hỏi mấy người quen ra đây câu cá từ lúc chưa hừng sáng rồi tiếp tục đi quanh chờ giờ thư viện mở cửa.

Ở thư viện ra, ghé đón người bạn mới quen đi ăn trưa như đã hẹn, để nghe anh nói thêm về những tấm hình anh chụp ở Việt-Nam và những bài viết đăng trong website của anh mà mấy tuần trước khi gặp anh vừa từ Việt-Nam về không nghe đủ, phần vì đông người, phần vì thì giờ hạn hẹp.

Anh nầy là photographer chuyên nghiệp làm việc nhiều năm ở Việt-Nam nên đi nhiều, thấy nhiều. Trong thời gian Covid, không có công ty du-lịch nào còn hoạt động để mướn anh vì thế mà anh không thể gia hạn visa, phải ra khỏi Việt-Nam sau hai năm dạy Anh-văn cho con cái đại gia kiếm sống.

Không được coi những tấm hình của anh mà Air France dùng để quảng cáo, nhưng những tấm hình anh chụp ở Việt-Nam cho coi sáng nay vô cùng sinh động. Qua cảm xúc và cái nhìn của một người nghệ sĩ, anh thấy cái đẹp của những vật quanh đây không ai để mắt tới, những sinh hoạt đời thường không mấy ai quan tâm. Không có hình chân dài chân ngắn, xe “xịn”, nhà sang mà là hình mấy chiếc đòn nhựa đủ màu ở một quán cà-phê bên vỉa hè, mấy đứa bé chạy đuổi nhau trên đường rầy xe lửa xuyên qua xóm nhà lao động tù túng rách nát, một người bán hàng rong, vài người tụ tập quanh một sạp hàng bán máy ảnh cũ. Và bằng tài năng nhiếp ảnh, anh ghi lại được trên phim, biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật để chia xẻ. Rồi những bài viết kèm theo của anh, không cho người đọc tin tức gì về khách sạn mấy sao, buffet mấy món mà cái nhìn tinh tế, những nhận xét sắc sảo đượm tính văn hoá đặc thù của những nơi anh đi qua và ghi lại trên phim.

Gần ba giờ trong góc một tiệm bánh mì Mỹ vắng vẻ, học không biết bao nhiêu điều quý báu: photography, cameras, lighting, thế nào là một tấm chân dung đẹp, sensitivity nằm ở đâu… nhưng quý báu hơn là “thấy” và thương đất nước mình hơn. Nói với anh hy vọng sẽ có ngày xách máy ảnh theo anh đi cùng khắp Việt-Nam, cố gắng tìm kiếm để, nói như nhà văn Võ Hồng, thấy được cái nhỏ nhất chưa ai thấy, nghe được cái nhẹ nhất chưa ai nghe…Mà có đáng buồn không, một người Việt-Nam đang nhờ một người Mỹ chỉ cho thấy cái đẹp của quê hương mình!

*
COVID-19 nay đã giảm, nhiều người đã trở lại làm việc vì thế mà freeway 55 kẹt cứng, nhiều lúc như một bãi đậu xe. Trước đây ít xe cộ và xe mình là xe điện nên được một cái sticker để chạy trong carpool lane, vì thế chỉ mất hai mươi lăm phút hay nửa giờ là tới sở. Nay thì sticker đã hết hạn, đường lại đông, phải ngồi trên freeway cả giờ mỗi bận. Làm gì để khỏi “phí” hai giờ trong xe trên freeway hai bận mỗi ngày?

Tình cờ thấy cái video “Đọc truyện đêm khuya” của Đài Tiếng Nói Việt Nam trên Youtube. Nghe ghê quá, nhưng đây là truyện ngắn của những nhà văn chuyên nghiệp sau nầy qua những giọng đọc rất hay, vì thế mà tối nào cũng tải xuống điện thoại vài ba chuyện để nghe ngày hôm sau. Có người mình đã nghe tiếng, đọc nhiều truyện ngắn và cả truyện dài của họ. Có người chưa bao giờ nghe tên. Có truyện rất hay, có truyện dù không hay lắm nhưng viết vững vàng. Mỗi truyện là một mảng sống, một số kiếp của những người mình tưởng chừng như có quen biết, thân cận trong một xã hội đầy những giá trị xung đột gay gắt đang nôn nóng đổi thay. Tương quan bà cháu, vợ chồng, anh em, những tấm lòng, những ước mong ham muốn không bao giờ với tới, những mối tình đứt đoạn khi người thanh niên phải lên đường vào “giải phóng” miền Nam… Chuyện nào cũng buồn, cũng oái ăm, đầy bất trắc. Có phải vì một truyện để cho hay thì phải chuyên chở cảm xúc, mà cảm xúc dễ tạo ra từ buồn phiền. Lời vui khó nói điệu buồn dễ nghe. Có ai không cảm thấy xốn xang, buồn bã, khi nghe Thái Thanh hát “chuyện đôi ta buồn ít hơn vui” trong lúc rõ ràng là vui nhiều hơn buồn.

Con người rốt lại vừa là sản phẩm vừa là nạn nhân của xã hội mình sống. Nghe mà cảm thông hơn, bớt phân biệt bên nầy bên kia. Nếu mình sinh ra và lớn lên trong môi trường đó, vào lúc đó, thì chắc mình cũng vậy thôi. Sẽ chửi dằn mặt trước những người trong nhà tập thể để đừng có thắc mắc xầm xì viên gạch mình mới đem về ở đâu ra.

Những ngày ít kẹt xe, đến sở rồi mà nghe truyện chưa xong. Gặp những chuyện quá hay cuốn hút mình theo, phải ngồi lại trong xe, hay vào phòng làm việc đóng cửa lại, đeo headphones lên nghe tiếp cho tới khi xong.

Rồi mất cả tuần nghe ông Vĩnh Lạc nói về nhạc Việt-Nam, giải thích về ngũ cung mà mình chỉ hiểu mù mờ. Ngũ cung Việt-Nam khác với ngũ cung Mông-Cổ và ngũ cung Nhật-Bản thế nào. Một lối đi mới vào cánh rừng đã mở ra nôn nóng khám phá.

Hết “đọc truyện đêm khuya”, ngũ cung, qua nghe Youtube của mấy vị sư Phật giáo giảng về buông bỏ và sống tỉnh thức, rồi Youtube của mấy người minimalist sống tối giản. Nói là “nghe” Youtube không phải chỉ vì lái xe mà còn vì chẳng có gì để coi. Mấy nhà sư thì chỉ có cái áo cà-sa. Nhà của mấy người minimalist thì trống trơn, áo quần chỉ có mấy bộ, lui tới cũng chỉ cái áo T-shirt với cái quần jean…Nhưng nhờ họ mà mình dần dần đổi thay, sống tỉnh thức hơn, nhẹ nhàng hơn…Biết cần phải tu tập nhiều để bớt đi lòng tham muốn sở hữu, vì hiểu được hạnh phúc đích thực không đến từ xe “xịn”, hàng hiệu, thức ăn chất đầy, tủ áo quần không còn có chỗ treo…mà đến từ tâm. Mấy cây bông súng chỉ cần vài viên fertilizer nhét xuống mỗi mùa là ra hoa ra lá. Chôn xuống những viên hột xoàn, sổ đỏ cân từng ký của một bà đại gia nào đó ở Sài Gòn có tội nghiệp cho mấy cây bông súng không?

Sau những chuyến đi Goodwill và Working Wardrobes, tủ áo quần càng ngày càng trống mà không thấy thiếu thốn, còn muốn tiếp tục đi thường xuyên hơn. Nhà sơn lại đã hơn năm nhưng tranh ảnh mình từng trân quý vẫn còn nằm đóng gói trong garage, không còn muốn treo lên mà không thấy những bức tường nay sao trống vắng. Mấy thùng CD nhạc đang nằm chờ tìm chủ mới. Trước đây, thấy ai vào chợ để chỉ mua một trái táo rồi đi ra, rất chướng, nay mình cũng thế.

Tiếc là đã không học và làm những chuyện nầy sớm hơn…

*
Qua New York ở gần nửa tháng. Đã đông đúc người trên đường phố. Những chiếc xe bus hai tầng chở khách du lịch vắng bóng hai năm qua nay đã trở lại. Vẫn còn phải đeo mask trên subway, chợ búa…nhưng không thấy sự lo âu, sợ sệt. Chắc chỉ còn là thói quen thôi. Tiệm ăn, cửa hàng vừa hồi sinh sau nạn dịch nay đối diện với khó khăn mới: không có người làm. Người dọn bàn, tính tiền ở một tiệm ăn gần nhà nói đây không phải là việc của anh nhưng phải làm vì mấy tháng qua anh thuê và huấn luyện cho hơn năm mươi người mà chỉ còn một người ở lại. Vật giá, cùng với nạn lạm phát cả nước, trở nên đắt đỏ. Giá thuê nhà trung bình, chắc apartment một phòng ngủ thôi, đã lên bốn ngàn mỗi tháng…

Sáng sớm Chúa Nhật lấy ferry qua cầu Brooklyn coi Photo Ville Festival mà ngày hôm trước không coi hết. Nguyên tháng sáu nầy ở đây nhiều photographers sẽ kể chuyện của họ, qua ống kính, về những vấn đề tưởng đã cũ nhưng sẽ còn cãi nhau tới chết, giữa bạn bè, cha mẹ với con cái, anh chị em…Chuyện mấy gia đình người da đỏ tranh đấu cho sự công bằng trong lúc cố duy trì truyền thống. Chuyện phong trào sinh viên ở Berkeley. Chuyện người da đen. Chuyện phá thai.

Coi xong những tấm hình và đọc những bài viết kèm theo thì cũng đã gần trưa. Ra bờ sông ngồi xuống bậc thềm, nhìn cầu, nhìn sông. Thả lỏng ý nghĩ mình theo nước chảy mây trôi. An lành và vô cùng tự do. Nhiều khi tưởng mình và đời mình không là một để có thể tách ra, để mình có thể đứng lui mà nhìn lại, rồi bỡn cợt với đời mình.

New York sống động nhưng vội vàng và đắt đỏ. Mà thật ra cũng tuỳ mỗi người muốn sống như thế nào, ưu tiên đặt ở đâu, tìm biết cái gì là quan trọng nhất để đem tới hạnh phúc cho đời mình.

Như sáng nay, lấy chuyến ferry đầu tiên từ Wall Street lúc 7 giờ 19 phút, mình là người đầu tiên và duy nhất trên chuyến tàu nầy, trả 5 đô-la rưỡi cho chuyến đi lẫn về. Và bây giờ, ngồi trên bậc thềm, nhìn bâng quơ qua thành phố New York dưới nắng đẹp bên kia sông, thanh thản nhẹ nhàng, không vướng bận. Caviar, truffle hay uni…làm chi cho tốn kém, rắc rối, bận tâm. Chỉ một khúc bánh mì chả lụa, có mấy lát dưa leo, ít cọng ngò, chai nước trà là có thể ngồi nán lại đây thêm vài ba giờ nữa, cho tới chiều.

Còn có ẩn ý khác cho buổi sáng nầy: ghé coi tiệm cà phê % Arabica vừa mới mở gần chân cầu, mua một ly Kyoto latte coi thử có giống với ly cà-phê của họ ở Kyoto, nơi tiệm nầy thành lập, mà mỗi lần qua thế nào cũng phải ghé lại. Bên cạnh, một tiệm Michellin-starred ramen sẽ mở tháng sau. Ramen có gì ngon hơn bún bò Huế, phở hay hủ tiếu, nhưng đến bao giờ mới có một tiệm bún bò, hủ tiếu hay phở hãnh diện có ngôi sao Michellin bên cạnh!

Có email của người trong sở, chắc lại quên password nữa rồi, nhưng không, email viết “I left the McNamara book on your desk. A good read.”

Ông nầy hay nói chuyện sách vở và lưu tâm tới chuyện Việt-Nam vì đã có thời gian đóng quân ở Đà-Nẵng trong chiến tranh. Mấy tháng trước nói với ông về cuốn “Because Our Fathers Lied” khi gặp nhau làm cà-phê trong nhà bếp, ông nói để ông mua khi sách xuất bản rồi chia nhau cùng đọc. Đã mấy tháng rồi, công việc lại rất bộn bề, thế mà ông cũng còn nhớ, và lại giữ lời.

Khi về sẽ ghé qua office của ông để cảm ơn, nhưng sẽ không nói mình cũng có một cuốn và đã đọc mấy tháng trước rồi. Học cho đã khó mà học nhận còn khó hơn…

– Nguyễn Q.
(Tháng 6, 2022)
BI HÀI ĐỜI BÁC SĨ

Học 12 năm trung học, xong rồi 6 năm đại học, vào nội trú danh giá với một niềm tự hào ngấm ngầm. Một ngày kia niềm tự hào ngấm ngầm bị dập tắt phũ phàng khi biết được số tiền 2 triệu được lãnh mỗi tháng còn thua anh đứng mở cửa cho khách vào khách sạn trên đường Nguyễn Huệ.

Rồi tôi cũng vào cái kiếp trực đầu giờ trong bệnh viện để các bs đàn anh có thời gian ở nhà “câu cá”, tiếng lóng cho việc khám phòng mạch. Từ 4-8/9PM thì được trả 60-90K tuỳ lòng hảo tâm và mức độ thân quen. Có khi tui chơi luôn nguyên đêm cho một chị bs quen với mức giá cao hơn.

Một lần tui trực 3 đêm liên tục ở cấp cứu nhi đồng 1, thức trắng 3 đêm. Sáng ngày thứ tư, tui bò lên cầu thang lên khoa 3CD, xém xỉu mấy lần, leo có 3 tầng lầu mà phải ngồi nghỉ 2 lần, sức vóc của một thanh niên 25 tuổi mà cũng đuối. Hôm đó lái xe về nhà suýt đâm vô gốc cây trên đường Trần Hưng Đạo.

Tôi một ngày nọ cay đắng nhìn thằng bạn cũ cũng là bs mà không có việc làm, vì đói nên đi làm trình dược viên. Nó kêu tôi viết toa Cefixime một viên 16k (hồi 20 năm về trước 16k lớn lắm), tôi được 2k. Tôi nhìn bạn xong rồi gật đầu vì không muốn bạn buồn, nhưng biết là sẽ không viết vì 2 lẽ. Thứ nhất tôi ít cho ks, thứ hai tôi luôn cho mấy thứ rẻ tiền mà trị hết bệnh trước, còn thứ mắc tiền như vậy thì hiếm hoi mới cần tới. Sau đó bạn cũng không gặp tôi nữa. Đừng bảo tôi có tâm, chẳng qua tôi là dân Xìa Gòn từ nhỏ lớn gia đình khá giả, không phải nuôi ai, không đói nên mới có thể từ chối, còn nếu ngược lại thì chưa chắc.

Tôi qua Mỹ, nói lương bs ở VN 200-300 USD một tháng, thằng Mỹ nhìn tôi tưởng tôi kể chuyện xạo, tui cười bảo xạo làm gì, thì tại vậy bây giờ tao mới ngồi đây nà.

Tôi làm việc ở Mỹ đã lập kỷ lục là khám 115 bệnh nhân trong 8 tiếng đồng hồ. BS nhi bên đây khám chừng 40 bệnh là nhảy tưng tưng rồi, nên ai nghe tôi kể cũng trợn trắng. Tôi cười bảo chuyện thường ngày ở VN ấy mà. Mà bên đây chắc cũng không có ai phá kỷ lục này đâu.

Tôi đi nội trú bên Mỹ, không phải nổ cho đã miệng, nội trú ở Mỹ cũng dễ thôi so với VN. Tôi đi thực tập ở khoa sơ sinh, nổi tiếng là chọc dò tuỷ sống không trật. Sao trật được khi mà ở VN ngày nào cũng chọc 4-5 đứa. Còn đặt nội khí quản trong 3 năm nội trú ở Mỹ tôi đặt được 10 lần, không trật lần nào vì ở VN trực cấp cứu gần như ngày nào cũng đặt nội khí quản.

Mấy bạn học bs ở Mỹ có tính rất entitled (cái này không biết gọi sao trong tiếng Việt, đại loại như là lúc nào cũng cho mình cái quyền được đòi hỏi). Mấy bạn đó tối ngày khiếu nại này kia lên bộ môn, lên hội đồng nội trú, phàn nàn đủ thứ từ làm nhiều giờ cho tới các quyền lợi khác. Có lần bạn đó tới hỏi tôi có phàn nàn gì nói luôn để thêm vô cho đủ. Tôi nói không có gì phàn nàn. Bạn trố mắt nhìn tôi, tôi nhún vai nói có gì đâu mà phàn nàn, vì so với nơi tao từng ở và làm việc trước đây, nơi đây là thiên đường rồi. Từ đó tới sau không thấy ai hỏi nữa hết.

Đi làm thấy mấy bạn sinh ra và lớn lên ở Mỹ quá sức entitled, có chút xíu là càm ràm, bệnh nặng về trễ chút là làm mình làm mẩy hay đòi trả thêm tiền này kia. Tôi nói mình làm nghề y, chuyện này là bình thường mà, đâu phải làm ngân hàng đâu mà đúng giờ thì đóng cửa. Mày mà làm ở VN như tao hồi trước thì tự nhiên thấy chuyện này nhỏ như cọng lông. Mà tui chắc bạn đó sẽ không hiểu đâu. Trải nghiệm khác nhau sẽ có tư duy khác nhau.

TIẾP TỤC SERIES BS PHÈO DẬU TRONG THỜI LY LOẠN 

(BS Nguyen Xuan Tuan Anh)

Trong các số trước thì BS nhà ta có nhắc đến căn phòng trực tội lỗi trong bệnh viện, thật ra thì phòng không có tội, mà chỉ có con người có tội.

Tội nặng nhất là cái chế độ trả lương rẻ mạt cho các y bác sĩ, một đêm trực đổ mồ hôi sôi nước mắt mà họ trả không bằng một tô phở thì khốn nạn quá. Hình như các quan chức Vịt Cồ rất ngại thay đổi, cứ bám víu vào một cái nghị định nghị đéo gì từ năm một ngàn chín trăm năm mươi mấy để trả lương.

Vì đồng lương không đủ sống nên mọi người đều phải tính toán để làm thêm, thế là phát sinh ra cái chân phải chân trái, một chân trong BV và một chân ở phòng mạch tư ! Bây giờ cũng vẫn thế ! Vì chân trong chân ngoài như thế nên đến hôm nào trực ở BV thì phải kiếm người trực thuê để chạy về phòng mạch kiếm sống.

Thuở son trẻ mới ra trường BS Dậu Phèo cũng chuyên đi trực thuê cho các đàn anh. Sau 4 giờ chiều, Phèo ta ở lại BV, chễm chệ nằm bắc chân chữ ngũ rung đùi chờ ... gõ cửa phòng. Toc Toc Toc ! Bác Phèo ơi ! Có bệnh trở ! Cô y tá mắt to đen da trắng tóc dài chờ không thấy Phèo trả lời bèn giật tung cửa, cô kêu á thật to rồi bỏ chạy vì Phèo mới tắm xong chưa kịp mặc quần ! Nhịp điệu cứ thế mà tiếp diễn : Bác ơi ! Á ! Chạy ra cấp cứu bệnh nhân, bệnh ổn lại chun vô phòng dưỡng sức. Đến 8 giờ thì đàn anh làm phòng mạch xong lọ mọ vào tới, dúi vào tay cái phong bì cám ơn, coi như em giúp anh có cơm thì anh cho em tí cháo, tình nghĩa huynh đệ chi binh thật thắm thiết chứ chẳng hy vọng gì vào đồng lương chết đói. Chúng nó mới một thằng mà ăn một phát cả triệu đô thì dân phải chết đói thôi.

Trực thuê được hai năm thì Dậu Phèo mở được cái phòng mạch gần khám Chí Hòa ! Bây giờ lại ơn đền oán trả, hắn lại đi thuê các BS đàn em trực. Mà ở nhà làm cũng chả yên tâm, nhiều cái phức tạp lắm ! Bệnh nặng quá, thằng đệ chịu không nổi, hay có yêu cầu đích thân Dậu Phèo phải có mặt vì quan chức XYZ vừa bị ho + tiêu chảy, xưởng đẻ Từ Dũ mời hội chẩn mà chỉ BS cột 1 chính thức mới đủ chuẩn đi ! Chúa ơi có thấu chăng tiền trả ít mà trách nhiệm lại nhiều.

Mấy hôm nay SG mưa bão BS Dậu Phèo lại nhớ lại 1 kỷ niệm. Hôm ấy là phiên hắn trực, tranh thủ chuồn về làm phòng mạch, mới được chừng 1 tiếng thì nhận lệnh hội chẩn ngoại viện gấp, sản phụ bị bệnh tim sắp mổ, xe xưởng đẻ đang ò í e chạy qua đón.

Hăn chạy vội ra nhà sau, ăn vội ăn vàng như nuốt chửng chén cơm chan nước rau muống luộc. Ngoài đường mưa như trút nước, Dậu khoác vội cái áo mưa cánh dơi, nổ máy chiếc cúp 50 rú ga lao vào màn đêm mù mịt. Hắn nhíu mắt chú ý quan sát đường, mưa quất vào mặt lạnh buốt, mắt kiếng bám nước mờ nhòe, mặc kệ hắn vẫn cố chạy nhanh đến BV. Bỗng một cơn đau quặn thắt gò lên chỗ bao tử. Sản phụ đau đẻ, BS đau dạ dày ! Vì ăn quá vội nên những hạt cơm chưa kịp tiêu, thế là hắn nôn thốc nôn tháo. Xe vẫn đi , người vẫn ói. Cơm chưa tiêu, nhớt dãi phun đầy ra cái áo mưa. Kệ mẹ, cứ cố chạy tới BV cái đã. Cuối cùng thì mọi chuyện cũng OK.

Bây giờ mà hình ảnh khốn nạn nôn ọe giữa cơn mưa vẫn còn ám ảnh hắn !
Biết bao lâu rồi ta cứ ăn bánh vẽ, cố lên cố lên, để rồi chúng nó ăn ngập ăn ngụa, thải miếng xương thừa cho ta.

NGU THÌ CHẾT CON Ạ

Đám cưới xong, anh con trai chuyển ra nhà riêng để sống cùng vợ. Sau ngày đầu tiên, anh ấy nhắn tin về cho bố:

“Bố ơi! Có vợ thật tuyệt vời! Chúng con suốt ngày quấn lấy nhau không rời. Cô ấy ngoan ngoãn và dịu dàng như một con mèo, khiến con ngỡ mình như một con mãnh hổ đang dang vòng tay ra che chở. Thích lắm bố ạ!”.

Bố nhắn lại: “Ờ! Mừng cho con!”

Hai hôm sau, anh ấy lại nhắn cho bố: “Bố ơi! Con thấy hơi mệt! Tại mấy hôm nay hoạt động quá sức mà lại toàn phải ăn mì tôm. Vợ hỏi con: “ăn mì tôm có nóng ruột không?’, con đành phải trả lời: “Không! Chỉ cần được ở bên vợ thì ăn gì cũng ngon”.

Bố nhắn lại: “Ờ! Mừng cho con!”

Vài hôm sau, anh ấy lại nhắn cho bố: “Con ăn mì tôm cả tuần rồi bố ơi! Từ hôm cưới đến nay chưa được miếng cơm nào vào mồm. Vợ con nó hiện nguyên hình rồi! Nó bảo nó không biết nấu cơm, ai thích ăn thì đi mà nấu. Giờ những lúc nghỉ giải lao giữa hiệp, con cũng không được ngồi trên giường ngắm bướm, ngắm hoa nữa mà phải đi lau nhà, giặt quần áo, cọ bồn cầu. Nó còn vào danh bạ điện thoại của con, thấy số nào của mấy em trẻ trẻ là nó xóa hết. Nó bảo thà xóa nhầm còn hơn bỏ sót, có vợ rồi, đừng hòng mà đú đởn. Thẻ ngân hàng của con nó cũng cầm. Giờ muốn ăn gì, mua gì thì phải xin ý kiến nó, nó nghe thấy hợp lí thì mới cho tiền. Con giờ như thằng ô-sin rồi! Khổ quá bố ơi!”.

Bố nhắn lại: “Ờ! Mừng cho con!”.

Anh ấy lập tức trách móc: “Bố vô tâm lắm! Con trai bố khổ sở mà bố không động viên được một câu!”.

Bố cũng không kém phần gay gắt: “Động viên à? Thế bao nhiêu năm nay, tao cũng làm ô-sin cho mẹ mày, cũng khổ như mày, mày đã động viên tao được câu nào chưa? Bố mừng cho mày vì cuối cùng cũng đã nhận ra được cái điều mà lẽ ra mày phải nhận ra từ lâu rồi! Mày có một tấm gương lù lù trước mặt là bố mày đây, sao mày không soi vào, sao mày không rút được kinh nghiệm? Đời mày rồi cũng khổ như đời bố mày thôi! Ngu! Ngu thì chết con ạ!”.

Gặp Gỡ Chú Long Hồ

Tôi gặp chú Long Hồ lần đầu tiên trong buổi họp mặt của gia đình Mũ Xanh năm 2018. Năm ấy, chú vừa được bầu làm Tổng Hội Trưởng của Tổng Hội TQLC QLVNCH.

Nhìn ông tân Tổng Hội Trưởng đọc diễn văn trên sân khấu, ý nghĩ đầu tiên của tôi là chú Long Hồ trông rất oai. Dù đã ngoài bảy mươi tuổi, dáng của chú vẫn thẳng tắp như một cây tre, rắn rỏi trong bộ quân phục rằn đen. Với nét mặt xương xương và sống mũi cao, trông chú vừa có nét của văn quan vừa có dáng của võ tướng. Tôi và người bạn nói nhỏ với nhau rằng trông chú cũng phong độ ngang ngửa với những người hùng mặt lạnh do Clint Eastwood thủ vai. Đùa với nhau vậy thôi, chứ chúng tôi thấy ngại, không dám đến hỏi chuyện chú vì trông chú rất nghiêm trang. Những lời phát biểu của chú tuy rất chân thành nhưng vẫn đầy sự cẩn trọng, chừng mực; giọng Huế của chú tuy ấm áp nhưng vẫn gợi nhớ cái xa cách, khép kín của đất cố đô.

Sau đó, tôi có dịp liên lạc với chú Long Hồ qua điện thư về việc giúp đỡ các thương binh, quả phụ của gia đình TQLC. Tôi rất cảm phục khi biết rằng ngay sau khi nhậm chức chú đã hoàn thành các thủ tục để Hội TQLC VNCH trở thành một cơ quan bất vụ lợi (NPO – Non-profit Organization) của Hoa Kỳ. Đây là một tiến trình khá phức tạp; đơn vị đứng xin phải xác định rõ mục đích của hội, đáp ứng được nhiều điều kiện của chính quyền, và cung cấp nhiều tài liệu để chứng minh rằng các việc làm của họ phù hợp với tiêu chí của hội. Từ khi trở thành NPO chính thức của Hoa Kỳ, Hội TQLC VNCH có một số căn cước (identification number) riêng, và mọi đóng góp tài chính cho những hoạt động của hội của đều có biên lai ghi rõ số căn cước để trừ thuế.

Những trao đổi của tôi với chú Long Hồ thường ngắn gọn, đi thẳng vào điều cần nói. Tôi chẳng dám chuyện trò lan man hay hỏi thăm về công việc mà chú đang gánh vác. Tuy vậy, tôi vẫn thấy rõ biết bao công sức của chú âm thầm bỏ ra trong suốt mấy năm làm Tổng Hội Trưởng.

Tổng Hội TQLC đã hoạt động được mấy chục năm, nhưng tôi biết đến hội khá muộn màng nên không có dịp nhìn thấy công lao của những vị đã lèo lái hội trong quá khứ. Tuy vậy, tôi vẫn hiểu được rằng họ thường được trả công bằng… những đêm mất ngủ.

Với chỉ vài người, ban chấp hành phải chu toàn nhiều nhiệm vụ, từ kêu gọi yểm trợ các thương binh, quả phụ đến lo liệu gởi tiền về VN đến nơi đến chốn, và rành mạch sổ sách chi thu. Vị Tổng Hội Trưởng còn phải đại diện hội trong những giao tiếp trong ngoài, hỗ trợ hoạt động của các phân hội, và giữ gìn sự an vui, đoàn kết của một tập thể gồm những Mũ Xanh từng ngang tàng trên chiến trận, những người nhiều nhiệt tình nhưng cũng đầy cá tính. Chỉ có tình yêu binh chủng, yêu đồng đội sâu xa mới giúp cho Ban Chấp Hành có đủ sức để vác cái ngà voi rất nặng này.

Và, chú Long Hồ cũng không ngoại lệ.

Như tôi đã cảm nhận từ lần gặp đầu tiên, chú Long Hồ là một người rất cẩn thận. Sau này, tôi thấy chú còn hơn thế nữa. Mỗi đóng góp của tôi cho thương binh TQLC đều được chú gởi điện thư cám ơn, tiếp theo là thông báo ngay khi chi phiếu vừa đến tay thủ quỹ, rồi đến giấy biên nhận có số NPO và cập nhật trong sổ sách. Trên những bản tin điện tử của Tổng Hội, nơi các thành viên có thể tìm đọc bất cứ lúc nào, có bảng tổng kết ghi rõ từng người đóng góp, và số chi thu rõ ràng từng xu. Đến cuối năm lại có bản tin in giấy gởi đến tận nhà.

Những khi hoàn thành một công việc lớn cho hội, chú Long Hồ đều gởi tin với một sự vui mừng và tự hào kín đáo. Chẳng hạn như khi hội hoàn thành bản tin điện tử rất hiện đại (có cả tiếng trang giấy cọ vào nhau loạt xoạt khi lật trang). Chẳng hạn như khi hội chi một con số kỷ lục là 209,806.35 đô la trong hai năm 2021 và 2022 để giúp đỡ thương binh, quả phụ TQLC tại Việt Nam. Chỉ trong dịp Tết Nhâm Dần 2022, mỗi thương binh được nhận 420 đô la, riêng ba mươi sáu người bị thương tật nặng được nhận đến 520 đô la.

Chú Long Hồ làm việc miệt mài với một sự kỹ lưỡng đến… phát khiếp. Sổ sách không những luôn minh bạch, chú còn giao cho hai, ba người cất giữ ở hai, ba máy khác nhau. Chú lại còn lưu một bản ở trên mạng để “lỡ mất chỗ này còn tìm ở chỗ khác” (*). Nhiều lúc tôi nghĩ phải chi chú bớt kỹ một chút thì sẽ đỡ mệt và có sức để làm việc lâu dài hơn. Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng tôi rất hiểu. Hiểu rằng chú muốn chuyện tiền bạc phải được chính xác và rõ ràng tới mức tuyệt đối để mọi người vững lòng tin tưởng và hăng hái hỗ trợ lâu dài.

Những điện thư gởi đi lúc nửa đêm, những lời nhắn được viết lúc năm giờ sáng… chỉ là điều tôi thấy được. Ở đằng sau còn có những phiền muộn, trằn trọc vì những điều không hay do một vài cá nhân gây ra.

Tôi cảm thấy chú rất bận rộn và luôn nghĩ đến công việc. Vì thế, tuy rất kính mến chú Long Hồ, tôi chẳng dám bàn chuyện phiếm hay dài dòng chuyện văn chương như với chú Cần Thơ. Những trao đổi chỉ gói gọn trong những dòng điện thư gọn và rõ như lời nhắn qua máy truyền tin.
Tháng 5, 2022, chúng tôi có việc sang Houston. Đã có dịp đến nơi này thì chúng tôi hết lòng muốn thăm hai người là Đại Tá Tango, Tư Lệnh Phó TQLC, và chú Long Hồ.

Tôi nhờ chú Cần Thơ hỏi chú Long Hồ trước. Điều ngạc nhiên là chú Long Hồ niềm nở nhận lời và nhanh chóng giúp sắp xếp ngày giờ. Chúng tôi sẽ đến nhà chú Long Hồ và cùng chú sang thăm Đại Bàng Tango vào sáng thứ Ba, ngày 17 tháng Năm, 2022.

Hôm đó, tôi và anh xã đến thật đúng giờ. Trên suốt đường đi, chúng tôi còn băn khoăn không biết sẽ nói gì với chú Long Hồ. Rồi chúng tôi đùa, cùng lắm là tụi mình sẽ hát tặng chú bài Cờ Bay để mở đầu, kiểu như ngày xưa các cụ dùng miếng trầu để mở đầu câu chuyện.

Chúng tôi vừa đến cửa thì chú Long Hồ bước ra. Gọn ghẽ, trẻ trung trong quần jean, áo sơ mi, chú vừa nạt con chó nhỏ vừa mời chúng tôi vào nhà. Chú kể rằng con chó là thú cưng của con gái út, hiện đang làm việc ở nhà. Nét mặt chú tươi vui, cách nói chuyện của chú thật gần gũi và cởi mở. Chỉ trong vài phút, chúng tôi thấy như đã quen biết với chú từ lâu, và chúng tôi trò chuyện rôm rả về những sự việc mới tinh cho tới những chuyện xa xưa thời chú vừa bước chân vào binh nghiệp.

Qua câu chuyện, tôi khám phá rằng chú Long Hồ là niên trưởng của tôi tại Đại Học Dược Khoa Sài Gòn, trước sau khoảng hai mươi năm.

Xuất thân từ một gia đình học thức ở Huế, “chàng tuổi trẻ” LQL cũng đã từng muốn trở thành chuyên viên trong ngành y tế. Dù đạt kết quả tốt dưới khung trời đại học, tiếng sông hồ réo gọi vẫn mạnh hơn tương lai dược sĩ ấm êm nên “chàng” đã rời trường. Chú Long Hồ bỏ Dược Khoa vào Khoá 20 Võ Bị Đà Lạt. Còn tôi, giống như chú, cũng không có duyên với nghề bán thuốc. Sau một năm, tôi bỏ trường đi vượt biên. (Việc chú Long Hồ xém trở thành dược sĩ làm tôi thích thú vì điều đó giải thích cho phong thái văn quan của chú. Thì ra tôi cũng có chút khả năng… xem tướng.)

Nhắc đến đời lính, chú Long Hồ lấy cho chúng tôi xem hai tấm hình quý. Một tấm chụp lúc chú năm chú hai mươi sáu tuổi, đã phục vụ bốn năm trong TQLC. Trong hình, chú tươm tất trong bộ quân phục thẳng nếp, mỉm cười khoe hai đồng tiền trên má. Chúng tôi xuýt xoa, “Úi chà, chú đẹp trai ghê!”

Tấm hình thứ hai có lẽ được in lại từ bản gốc, hơi mờ mờ, trong đó chú Long Hồ cao và gầy, đứng cạnh Đại Tá Đồ Sơn Ngô Văn Định, Trung Tá Thái Dương Đỗ Hữu Tùng, và Đại Uý Nguyễn Phúc Định trước một đống đổ nát cao như một ngọn đồi.

“Tấm hình này chụp ngày16 tháng 9, 1972, ngay bên cạnh Dinh Tỉnh Trưởng Tỉnh Quảng Trị, nơi Cộng Sản Bắc Việt đặt bộ chỉ huy mặt trận của chúng. Đại Đội 4 / Tiểu Đoàn 2 chiếm lại mục tiêu này ngày 15 tháng 9, 1972, và ngay ngày hôm sau, Đại Bàng Đồ Sơn đã đến thăm. Lúc đó, thỉnh thoảng địch vẫn pháo kích bằng đạn 130 ly. Chỉ huy mà ra tận tuyến đầu thăm lính như ông Đồ Sơn là vô cùng hiếm”, chú giải thích.

Nhìn tấm hình tôi nhớ lại lời của Đại Tá Đồ Sơn, một chỉ huy cao cấp đã sát cánh cùng binh sĩ trong suốt chín mươi ngày của chiến dịch tái chiếm Quảng Trị, 

Quảng Trị hàng ngày có mưa bom, mưa pháo không ngừng nghỉ, địa thế lúc nào cũng rung chuyển như là đang có động đất… Cuộc tái chiếm Quảng Trị là một cuộc chiến kinh hoàng nhất và tổn thất nhiều nhất cho cả hai bên trong chiến-tranh VN.” (**)

Những hy sinh xương máu khốc liệt của các chiến hữu có lẽ không bao giờ ngừng đau xót trong lòng mỗi người đã từng tham chiến tại Quảng Trị, dù chiến thắng đó cũng là niềm tự hào và đem lại nhiều vinh dự cho họ. Bên cạnh các sĩ quan của các đơn vị bạn, tám sĩ quan của TQLC đã được đặc cách thăng cấp tại mặt trận ngày 20 tháng 9 năm 1972 trong một buổi lễ trọng thể do Tổng Thống VNCH chủ toạ để tưởng thưởng tất cả các binh chủng đã góp phần vào chiến thắng. Hôm đó, Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH đã gắn lon Thiếu Tá trên ngực áo chú Long Hồ.

Sau đó, chúng tôi quay lại với đề tài giúp đỡ các thương binh. Chú Long Hồ kể rằng chú vẫn thường xuyên điện thoại thăm hỏi các thương binh ở Việt Nam và tìm mọi cách để giúp đỡ họ. Trong số đó có một người cụt một chân và mù cả hai mắt. Giọng chú đầy bùi ngùi, thương cảm, “Chú có hỏi chuyện vợ con, nhưng chú em nói, ‘Em tật nguyền như vầy từ năm mười chín tuổi, ai mà lấy, anh?’ ” Chú ngưng lời, trầm ngâm trong một khoảnh khắc. Chỉ một vài giây thôi, nhưng cũng đủ cho tôi thấy rằng tình cảm của chú với các đồng đội kém may mắn vẫn sâu đậm như những ngày cùng sống chết năm xưa.

Tôi khẩn khoản, “Trong mấy năm nay, chú đạt được rất nhiều thành quả trong việc giúp đỡ các thương binh. Cháu mong chú tiếp tục làm Tổng Hội Trưởng để các chú thương binh tiếp tục được nhờ.”

Chú Long Hồ lắc đầu, “Vì có dịch Covid-19 nên chú đã làm Tổng Hội Trưởng đến bốn năm rồi. Có nhiều người cũng muốn chú làm tiếp, họ gởi tin nhắn rồi gọi điện thuyết phục, nhưng chú cũng thấy vừa đủ rồi. Với lại, chú nghĩ chuyện gì dính đến tiền bạc thì không nên làm quá lâu…”

Tôi còn cố nói thêm vài lời nữa, nhưng chú Long Hồ mỉm cười, “Chú quan niệm việc phục vụ cho Tổng Hội là luân phiên, luân nhiệm. Chú vẫn còn ở đây, sẵn sàng hỗ trợ người kế tiếp, cũng như các vị Tổng Hội Trưởng đi trước đã giúp chú. Mọi công việc về tài chánh đã được sắp vào nề nếp, cho nên cũng nhẹ nhàng hơn. Chỉ cần hết lòng vì TQLC thì ai cũng làm được. Chú tin là với người mới, sáng kiến mới, hội sẽ có nhiều thành tựu mới.”

Rồi để chuyển đề tài, chú Long Hồ mời chúng tôi đi ăn trưa ở tiệm Phở Danh gần nhà chú. Vừa bước vào tiệm, chú nhanh nhẹn đưa tay chỉ chiếc bàn ở trong góc. Chỉ là một hành động nhỏ nhưng dáng vẻ dứt khoát, đầy phong độ của chú làm tôi mường tượng đến ngày xưa ở chiến trường, lúc chú khoát tay ra lệnh cho lính tiến lên. Rồi tôi cười cho sự liên tưởng của mình vì nhớ ra rằng trên chiến trường mọi thứ đều vô cùng căng thẳng và gian khổ, chứ không đơn giản như trong trí tưởng tượng của tôi.

Như để phụ hoạ cho ý nghĩ “chiến trường gian khổ” của tôi, chú Long Hồ kể, “Trên trận mạc, thật ra là đạn tránh người chứ người không thể tránh đạn. Gần cuối tháng 7, 1972, chú đóng quân ở Quận Triệu Phong, phía Bắc Cổ Thành Quảng Trị. Một hôm, chú đang ngồi trên võng thì bị pháo của đơn vị bạn bên kia sông bắn lầm. Ba cái máy truyền tin chung quanh chú vỡ nát, hai bên dây võng đứt, chú ngã lăn xuống đất. Đó là lần đầu tiên chú có cảm giác sợ chết. Chỉ huy của chú tưởng là chú tiêu rồi!”

Lần đó, trong số người bị thiệt mạng có một vị sĩ quan trẻ sắp thành hôn với một cô giáo. Khi chú Long Hồ gặp cô dâu chưa kịp cưới đang vô cùng đau khổ đó, cô ấy đã trách móc chú Long Hồ rất nhiều. Chú Long Hồ lại ngậm ngùi ngừng nói, và nỗi buồn trong mắt chú như ứa ra thành nước mắt.

Rồi tôi hỏi đến câu chuyện mà tôi muốn nghe từ chú Long Hồ nhất, câu chuyện về lần rút lui hỗn loạn vào tháng 3, 1975 trên bãi biển thuộc thôn An Dương, tỉnh Thừa Thiên.

“Thưa chú, cháu nghe nói chú đã lên tàu rồi nhưng quay trở lại?”

“Đúng rồi. Em trai chú đi theo đoàn quân để về Sài Gòn, nhưng bị lạc khi đơn vị của chú chạm địch rồi bị Cộng Sản Bắc Việt bắn chết. Khi tàu vào đón, chú và hai quân nhân TQLC đã cố gắng đưa xác em chú ra đến tàu. Vừa lên tàu thì Việt Cộng lại pháo kích dữ dội. Tàu hối hả đóng bửng lại và de ra. Trong giây phút hỗn loạn đó, chú suy nghĩ thật nhanh, ‘em mình dù sao cũng đã chết, nhưng mình còn sáu, bảy trăm anh em đang ở trên bờ’. Chỉ nghĩ đến đó thôi là chú vội ghì hai tay vào sợi dây xích để treo bửng tàu, đôi chân đạp vào những gờ ngang của bửng để đánh đu người rồi nhảy ùm xuống nước. Anh em Hải Quân thất kinh, thét lớn trong tiếng đạn pháo nổ rền.

Thiếu tá! Thiếu tá làm gì vậy?

Lính của tôi đang chờ trên bờ biển.”

“Chú gan quá! Ai cũng tìm cách chạy về Sài Gòn mà chú dám quay lại!”

“Như chú vừa nói, lúc đó chú chỉ nghĩ rằng em chú đã mất rồi, chú không làm gì hơn được. Nhưng đối với anh em còn kẹt lại trên bãi biển thì khác. Dù chú chỉ tình cờ có mặt ở trên tàu lúc nó chạy đi, nhưng khi binh lính của chú nghe chuyện đó, ai mà tin? Họ sẽ chấn động, thất vọng lắm. Rồi ai sẽ tìm đường cho họ rút? Bao nhiêu năm sống chết có nhau, họ đã bao nhiêu lần nghe lệnh chú mà xung phong dưới mưa đạn, giờ đến lúc ngặt nghèo, chú làm sao có thể bỏ họ mà đi một mình?”

Tôi đã từng đọc câu chuyện chú Long Hồ đã lên đến tàu mà còn quay trở lại qua ngòi bút của chú Cần Thơ. Nhưng khi nghe chính chú Long Hồ nói về hành động của chú trong giây phút bị dồn đến chân tường, tôi vẫn bàng hoàng đến lạnh người. Chú biết rõ địa thế của bãi biển này, phía Đông là Biển Đông, phía Bắc là cửa Thuận An, phía Nam là cửa Tư Hiền, và phía Tây là phá Tam Giang. Nếu không có tàu vào đón thì nơi đây trở thành tử địa, chỉ làm mục tiêu cho địch bắn. Trở lại nghĩa là treo mạng sống trên sợi chỉ. Vậy mà chú vẫn quay lại, như thể đó là chuyện tất nhiên. Đúng như tôi cảm nhận được từ trước tới nay, đối với chú Long Hồ, không có gì quan trọng hơn trách nhiệm và danh dự.

*
Hôm đó, chúng tôi không thể đến thăm Đại Bàng Tango vì Bác bận chuyện gia đình bất ngờ. Tôi rất tiếc vì đã không được gặp tác giả của câu “Một ngày TQLC là một đời TQLC” đã trở thành châm ngôn của các Mũ Xanh. Tôi luôn muốn được thăm để tỏ lòng biết ơn và nghe chuyện từ những cây tùng trước bão, những người hùng thật sự trong lòng chúng tôi.

Nhưng chúng tôi rất vui vì đã gặp được chú Long Hồ, một bằng chứng sống để chúng tôi bồi đắp niềm tự hào về QLVNCH.

Trước đó, chúng tôi đã từng ngưỡng mộ chú qua hào quang của người sĩ quan trẻ, cao ráo, đẹp trai, của buổi lễ hùng tráng để tưởng thưởng và thăng cấp các chiến sĩ ngay tại mặt trận. Khi gặp chú, tôi hiểu rõ hơn về những cay đắng sau ánh hào quang đó, những dòng nước mắt xót thương cho đồng đội và gia đình họ, những lần cái chết lướt qua mang tai, những cuộc hành quân biền biệt gần một năm trời trong rừng thiêng, nước độc, và lần quay trở lại để cùng đồng đội đương đầu với số phận bị bỏ rơi trong vòng vây của biển và mưa pháo. (Sau khi chú vào bờ, không có tàu nào đến nữa. Cả Lữ Đoàn 147 TQLC gồm 2,800 quân nhân đã mở đường máu dọc theo bờ biển để về Nam, nhưng phải lọt vào tay giặc sau khi chiến đấu đến hết tất cả đạn dược.)

Những điều đó quá đau đớn, khổ sở, và uất ức. Càng hiểu biết, tôi càng thấy rằng tất cả những ai đã từng được hưởng cuộc sống tự do ở miền Nam Việt Nam trước 1975 đều mang nợ những người lính tác chiến.

Tuy nhiên, điều làm tôi quý mến chú Long Hồ hơn cả là những việc mà chú đã và đang làm một cách tận tuỵ và lặng lẽ ở tuổi trên bảy mươi. Tôi nghĩ, việc chú sống khoẻ sau mười ba năm tù trong đó có bốn năm bảy tháng hai mươi bốn ngày liên tiếp bị cùm trong ngục biệt giam đã là một điều phi thường, nhưng việc chú vẫn còn nguyên phong độ người quân nhân, còn vững lòng tự hào, còn hăng hái dấn thân làm việc cho tập thể sau thời gian chịu đựng khổ sở, tủi nhục tận cùng đó mới là điều vô cùng đáng kính.

Có lẽ niềm quan tâm đến những người bất hạnh cũng là một phần trong bản tính của chú Long Hồ. Năm 1972, chú đã được thưởng Dân Vụ Bội Tinh vì đã cưu mang, giúp đỡ 1,600 đồng bào ở Quảng Trị trong những ngày chiến tranh tàn khốc. Bây giờ, chú vẫn đau đáu lo chuyện cưu mang những chiến hữu mang thương tật ở quê nhà.

Năm nay là 2022, năm mươi năm sau chiến thắng tái chiếm Quảng Trị. Có những người lập bia để kỷ niệm. Có những người – quên rằng đường vào Cổ Thành được lót bằng xác của các chiến sĩ VNCH thuộc mọi binh chủng – đã lớn tiếng tranh cãi để giành công trạng mà không hiểu được rằng những điều đó chỉ gây buồn phiền cho lớp trẻ.

Vì thế, tôi thấy may mắn đã quen biết chú Long Hồ. Không cần tượng đồng, bia đá, những việc làm đầy nhân ái và tín nghĩa của chú đã bồi đắp niềm kính mến và biết ơn của chúng tôi với những chiến sĩ QLVNCH.

Dù ở đâu cũng có một số “con sâu làm rầu nồi canh”, phần lớn các chiến sĩ QLVNCH là những người đầy tự trọng, không xưng công nhưng thực sự làm người hùng bằng những hành động mà họ chỉ gọi là “hoàn thành trách nhiệm”. Họ xứng đáng cho những thế hệ sau kính mến và tự hào. Tôi tin như vậy vì tôi đã được gặp nhiều người như vậy, trong đó có chú Long Hồ.

– Khôi An

(*) Lời chia sẻ của chú Long Hồ.

(**) Trích bài viết “Tái Chiếm Cổ Thành Quảng-Trị Ngày 16-9-72” của Đại Tá Đồ Sơn.
Madrid du học ký

Giấc Mơ

Năm nọ, khi sang làm việc tại văn phòng Miami, tôi mê tơi không khí Florida. Mơ màng một ngày nào đó, có dịp tha phương cầu thực ở xứ nắng ấm, trời xanh này. Lúc ngồi tán dóc với đồng nghiệp, tôi mới hay mình lạc lõng. Cả đám xí xố với nhau bằng tiếng Tây Ban Nha. Có tôi, họ phải chuyển sang tiếng Anh. Nhưng, mỗi khi kể chuyện gì thích chí, họ đổi giọng qua Espanol. Về Đức, tôi ngẫm nghĩ, nếu muốn “di dân” qua bển, phải biết nói tiếng Ét-pa-nhôn. Đang trong cơn “say” xứ Cờ Hoa, tôi ba chân bốn cẳng phóng ra thư viện thành phố, khuân ngay một lô sách, Học Tiếng Tây Ban Nha Trong 30 Ngày, Tiếng Tây Ban Nha Sơ Cấp, Tiếng Tây Ban Nha Cấp Tốc... Đêm đêm chong đèn i tờ. Học văn phạm, ngữ vựng, luyện giọng... Thay vì nghe nhạc như thường lệ, tôi thâu các mẩu đối thoại vào điện thoại, nghe rỉ rả trên đường đi làm. Tôi dương đông, kích tây. Mấy tuần đầu, rất xôm trò. Khắp nơi trong nhà, tôi dán tờ giấy nho nhỏ để ôn ngữ vựng. Có những chữ chẳng bà con họ hàng gì đến tiếng Anh, tiếng Đức, tôi nghĩ ra mẹo để nhớ. Ví dụ cái món mát lạnh ưa chuộng mùa hè, tiếng Anh là ice cream, tiếng Đức là Eis, hay Eiscreme, tiếng Việt là cà– rem nghe cũng hao hao. Vậy mà, tiếng Tây Ban Nha là helado, đọc ra, nghe hổng giống ai (phát âm đại khái ê-lá- đồ). Tôi bèn đặt thành câu đố để dễ nhớ chữ helado. Hỏi rằng, bán hàng món gì “Ế là đổ”? Xin thưa, đó chính là món cà-rem helado. Tôi tập nghe các đàm thoại đi hỏi đường, vào nhà hàng... Nhưng, đâu tập dợt với ai được! Chỉ mỗi anh bạn đồng nghiệp người Thụy Điển, có cô bồ người Tây Ban Nha, anh biết nói sơ sơ. Gặp anh, chỉ hỏi, “¿Qué tal? Khỏe không? Muy bien. Khỏe lắm”. Vậy là xong vốn liếng tiếng Tây Ban Nha. Không khí tự học của tôi nô nức, rộn ràng kéo dài vài tuần. Sách thư viện đến hạn phải trả. Nhiệt tình học của tôi từ từ nguội xuống. Tình cờ, tôi vướng những cám dỗ, bận rộn khác. Tôi lơ là với sách vở. Nhưng đâu đó trong trí, tôi vẫn mơ ngày học hành ngôn ngữ “Tây Bán Nhà” cho ngay ngắn, đàng hoàng.

Cơ Hội

Mọi người nhốn nháo, khi hãng báo tin sẽ đóng cửa văn phòng ở Munich, Đức Quốc. Ai muốn theo, nhanh chóng nộp đơn tìm việc ở những văn phòng bên Anh, Pháp, Thụy Điển... Nếu không, hãng xin gởi một lời chào và dấm dúi chút tiền bồi thường. Đa số, có lẽ không muốn rời xa thành phố non nước hữu tình Munich, đồng ý chia tay với hãng. Nhiều người, bỗng nhiên nhận ra một vấn đề nho nhỏ, khi quyết định bám trụ ở đây, đó là tiếng Đức. Bao lâu nay, trong hãng nói tiếng Anh. Họ chỉ cần bập bẹ vài chữ tiếng Đức, buổi sáng mua ly cà phê, ổ bánh mì. Đọc, hiểu bảng hiệu giao thông. Vậy là đủ. Ở Đức, mấy khi họ cần tới tiếng Đức tươm tất đâu. Tiếng Anh trong nhà hàng cũng lẹ, trong phòng mạch bác sĩ cũng xong. Bây giờ, với mảnh bằng MBA đó, biểu họ viết tờ đơn tiếng Đức, chỉ có cách phải chạy vào Google translate, chứ biết làm sao. Bởi vậy, hãng làm một cử chỉ đẹp, chi cho mỗi nhân viên ở Đức một số tiền để học... nội ngữ. Thế là, dân chúng thi nhau ghi danh ở Goethe Institut, Linguarama, các trường dạy tiếng Đức cao cấp... Phần tôi, tủm tỉm cười khoái chí. Sau nhiều năm bị tiếng Đức “quay” nhừ tử ở trung học và đại học, vốn tiếng Đức của tôi xem như “dừa đủ xoài”. Tôi nhớ ngay giấc mơ học tiếng Tây Ban Nha. Món quà học chữ của hãng sẽ giúp tôi thực hiện điều ước của mình. Phải rồi, không thầy đố mầy làm nên!

Tôi xin cuộc hẹn ở trường Linguarama. Ông hiệu trưởng vồn vã tiếp đón. Trường ông trúng mối “sộp”. Ông cắt nghĩa, “Một trong những cách học ngoại ngữ hiệu quả nhất là học thứ tiếng trên ngay đất nước đó. Cô thích học español? Vậy, hãy đến España. Cô có thể chọn Madrid hoặc Barcelona. Cô sẽ ở lại với một gia đình, host family. Ngoài giờ học ở trường, cô sẽ cùng sinh hoạt với họ. Tất nhiên, chỉ nói tiếng español mà thôi.” Tôi đã đến Barcelona cách đây nhiều năm. Lần này tôi chọn thủ đô Madrid. Nghe ông hiệu trưởng hoạch định chương trình, tôi mơ màng trên mây. Ăn, chơi, học… gì cũng Ét-pa-nhôn “tất tần tật”. Học cấp tốc, tập trung như vậy, sau ba tuần chắc sẽ có chút vốn liếng Tây Ban Nha, đặng đi lòe con cháu nữa chứ.

Nhà trường sắp xếp xong xuôi. Tôi sẽ ở ba tuần với gia đình bà Hermosilla. Trước khi bay qua Madrid, tôi gọi điện thoại đến bà, hỏi thăm sơ sơ, báo tin cho bà biết ngày giờ tôi đến. Tôi “thủ” sẵn mấy câu tiếng Tây Ban Nha. Tôi vừa nói xong, bà trả lời bằng một tràng liên thanh. Tôi tắt tiếng, bèn chậm từng chữ tiếng Anh. Rằng ngày mai tôi đến nhà bà, lúc mấy giờ... Chỉ nghe bà nói, “Sí sí, ya sé... Biết rồi, biết rồi.”

Ngôn Ngữ

Kể ra, tiếng Tây Ban Nha có điểm giống tiếng Việt. Giống chỗ ít dùng chủ từ. Tưởng tượng đôi trẻ đứng ở nhà ga xe lửa Madrid tiễn nhau. Cậu hỏi, “¿Piensas de este lugar?” Cô không trả lời trực tiếp, chỉ nói, “Te extraño”. Tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp phải có chủ từ you, du, tu đầy đủ. Tiếng Tây Ban Nha nói trống không như vậy, chẳng có chủ từ, chỉ chia động từ cho ngôi thứ hai mà thôi. Nếu không gian là bến xe ở Sài Gòn, mẩu đối thoại cũng tương tự. Chàng nói bâng quơ, “Đi xa, có nhớ chốn này không?” Nàng chỉ thì thầm, “Nhớ anh.” Thì rõ, nàng nhớ chàng, chứ ai trồng khoai đất này. Không có chủ từ, đôi khi lại thành ra rất tình, rất dễ thương. Theo như so sánh rất chi là phi khoa học của tôi, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt giông giống nhau, kiểu lửng lơ con cá vàng khi dùng chủ từ. Chỉ chừng đó thôi. Ngoài ra, hai ngôn ngữ cách nhau một trời, một vực. Văn phạm tiếng Việt dung dị. Thì quá khứ thêm chữ “đã”. Thì tương lai thêm chữ “sẽ”. Đơn giản như đang giỡn. Đại khái, nói sơ sơ, cũng lờ mờ hiểu được nhau. Văn phạm của tiếng Tây Bán Nhà bày đặt nhiều thì, nhiều cách. Các động từ thay đổi tứ tung. Đã vậy, lủ khủ bao nhiêu động từ bất quy tắc. Hồi giờ, tôi đinh ninh, Đức ngữ khó nuốt nhất. Tưởng mình nói được tiếng Đức, coi như ngon cơm, muốn học tiếng gì thì học. Giờ mới hay là bé cái nhầm, nhầm to.

Buổi sáng đầu tiên, bà chủ nhà chuẩn bị điểm tâm cho tôi. Bà dọn cho tôi một tô (loại xe lửa) hột yến mạch ngâm trong sữa, một khúc bánh mì ăn với jamón serrano (một loại thịt sống sấy khô). Thêm một ly cối cà phê. Bằng vốn liếng tiếng Tây Ban Nha sơ cấp, tôi cắt nghĩa cho bà hiểu, tôi cần ít nhất ba tiếng đồng hồ mới “hoàn tất” bữa ăn của bà. Tôi hoa tay, múa chân, trộn thêm vài chữ tiếng Anh diễn tả rằng, bà làm đồ ăn rất ngon, nhưng bao tử tôi bé tí, không xơi được nhiều. Chớ thiệt ra, tôi muốn nói, đã nhiều, mà không hợp khẩu vị. Tôi ngao ngán nhìn mâm đồ ăn sáng. Ngày hôm sau, tôi thay đổi chiến thuật. Tôi dậy sớm hơn, ra làm phụ với bà, chủ động giảm lượng đồ ăn ngay từ ban đầu. Nghe bà lục đục trong bếp, tôi phóng ra, tươi tắn chào bà:

– Buenos días. ¿Qué tal?

Bà vui vẻ trả lời:

– Tốt tốt, cô ngủ ngon không?

Bà vừa nói, tay nhanh nhẹn chuẩn bị đồ ăn. Tôi mau mắn:

– Dạ, được lắm. Cám ơn chị. Tôi được phép giúp chị chứ?

Vì lẽ gì đó, tôi lẫn lộn động từ ayudar (giúp đỡ) với động từ desayunar (ăn sáng, điểm tâm). Bởi vậy, câu hỏi của tôi trở thành, “Tôi được phép “xơi” chị cho bữa điểm tâm chứ?” Tôi phát âm có lẽ khá rõ. Bà nghe câu hỏi, chẳng biết tại sao bữa nay tôi lại đòi… “xực phàn” bả. Bà trợn tròn con mắt, lắc lắc đầu:

– Ăn sáng tôi, ăn sáng tôi. No te entiendo. Tôi chẳng hiểu gì cả.

Tôi biết ngay là mình đã nhất ngôn (kỳ quái) ký xuất, vội vàng ngoác miệng cười giả lả:

– Ồ, ồ, tôi nói lộn. Ý tôi là muốn giúp chị đó mà.

Chiều tối, tôi đang ngồi hóng gió ngoài sân thượng. Bà ra kéo ghế, gạ chuyện. Bà nói lăng răng, líu ríu. Tôi chỉ bắt kịp vài chữ, nghe như “mô-kí-tồ”. Nghĩ ngay đến chữ con muỗi trong tiếng Đức Moskito. Làm ra vẻ hiểu biết, tôi nhéo da tay mình, rồi làm dấu, như con muỗi trong bài hát thuở bé... đêm khuya con muỗi vo ve, cắn tay, cắn đùi, còn bay lên khoe... Bà chăm chú ngó tôi múa máy chân tay. Hiểu ra, bà cười ngặt nghẽo:

– No mosquito. Có con muỗi gì đâu. Tôi chỉ nói un poquito de frío (đọc đại khái là un pồ-kí-tồ đề phờ-rí-ồ). Buổi tối hơi mát mát một chút đó thôi.

Tôi cười, hơi quê quê. Thầm nghĩ, “Chờ đó nghen bà! Hồi nào bà phải học tiếng Việt, chắc chắn bà sẽ cống hiến cho tui nhiều trận cười còn ác liệt hơn nữa nghe bà”.

Trường Lớp

Nhìn tôi nhỏ thó, ông hiệu trưởng tưởng tôi hãy còn ít tuổi. Bởi thế, ông giới thiệu, chủ nhà là một người hơi nhiều tuổi but very nice lady. Hỏi ra, old lady đó 50 tuổi… Ô là la, vậy là “bà già” đó già bằng... con em kế tôi. Bà “cụ” lo cho ăn sáng và tối trong suốt thời gian tôi ở đây. Ngày đầu, bà “dắt” tôi đi học. Bà chỉ dẫn cách mua vé xe. Bà nói líu lo, rằng đi đứng phải cẩn thận, vì những nơi đông người hay có ăn cắp. Bà phăng phăng đi trước, tôi chạy lúp xúp theo sau. Đây nhé, đây là trạm gần nhà Diego de León. Đi xe số 10, xuống trạm Cuzco. Bà đưa tôi đến tận trường, xí xa xí xồ, giao tôi cho ông thầy, rồi mới vẫy tay chào ra về. Ngày đầu đến trường, dù đã “già đầu”, tôi vẫn cảm nhận những rộn ràng của học trò. Làm học trò bao giờ cũng vui. Cho dù đã xa lăng lắc thuở: Làm học trò không sách vở cầm tay/ Có tâm sự đi nói cùng cây cỏ.

Đi học, thấy mình trẻ ra một chút. Vui là đầu óc không đến nỗi như đêm ba mươi. Sáng học với thầy. Chiều ngồi cặm cụi làm bài tập. Hai thầy giáo đặc trách dạy dỗ tôi trong thời gian này. “Ông” thầy già, tuổi vừa ngũ tuần, độc thân vui tính, “xí trai” mà không đẹp lão. “Ông” thầy trẻ, ngoại tam tuần, mặt mày bảnh bao, có điều ổng là dân “ghê”. Ổng chỉ mê trai, chớ không mê gái. Ổng đi đứng coi bộ còn yểu điệu hơn các cô. Thôi, vậy là tôi chẳng có cơ hội mộng ngoài cửa lớp. Chỉ chí thú học hành. Thì cũng tiện, khỏi bị phân tâm. Có những chữ, những câu, tôi biết chắc chắn đã học rồi. Biết ghi ở đâu trong vở, nhưng lại quên nghĩa. Cho nên phải mằn mò, lật lui tới cuốn tập chi chít chữ của mình để tìm. Tan trường, về đến nhà khoảng 5 giờ chiều. Đến 6 giờ, hai con mắt nặng trĩu. Nếu không cố gắng hết sức, tôi lăn đùng ra, làm một giấc đến chạng vạng. Mãi chín giờ rưỡi mới có cơm tối. Sang đây, chưa biết học español tới đâu. Mà đã học ngay cái thói quen (xấu) siesta, ngủ trưa.

Sau mấy tuần học cấp tốc, nhiều ngày miệt mài đèn sách, tôi rút ra một chân lý cực kỳ ba phải. Rằng 30 năm trước, khi đến nước Đức, hồi đó mình trẻ hơn, lanh hơn, nhạy bén hơn, học chi cũng nhanh, cũng gọn. Chừ thì rù rờ, đủng đà, đủng đỉnh bước, mà vẫn cứ vấp váp, trật trìa tùm lum.

Chủ nhà

Bà chủ nhà của tôi thuộc loại ái quốc cực đoan. Bà chê, bếp Ý có gì, ba cái xốt cà chua, dở òm. Tụi Tây à, cứ nghe tiếng rượu Bordeaux, ôi, xưa lắc xưa lơ rồi. Rượu Tây Ban Nha mới nhất thiên hạ.

Bà chủ lo lắng cho tôi rất chu đáo. Bà đãi tôi những món ăn rất tâm đắc của bà. Nhưng, cao lương mỹ vị của bà không hạp khẩu vị của tôi. Nhiều bữa, bà chủ nấu ăn dở thầy chạy. Món nào cũng lạt lạt, nguội ngắt, không tiêu, không ớt. Tối nọ, bà chủ đãi món paella, cơm hải sản thập cẩm, món quốc hồn, quốc túy của xứ Tây Ban Nha. Tôi cố gắng đóng tuồng, chớ thiệt ra, trong héo ngoài tươi. Đau khổ nuốt, mà tôi phải vờ gật gù, muy bien, muy bien, quá chiến, quá chiến. Hột cơm, có màu vàng ệch của hóa chất tartrazin, nhai sừn sựt như cơm sống, cơm sượng. Cơm trộn muối và vài gia vị khác tôi không nhận ra, kèm theo vài con tôm heo héo. Đang cố gắng nhằn nhằn những hột cơm dôn dốt, tôi nghe cái rột. May, chỉ là hạt cát be bé, chưa làm sứt mẻ cái răng nào. Nhưng tôi khựng, kín đáo vô nhà bếp, tìm chỗ nhổ nhúm cơm trộn cát nhuyễn trong miệng. Bà chủ “âu yếm” nhìn tôi ăn, luôn miệng hỏi ngon không? Tôi vờ ra vẻ tự nhiên, “muy delicioso, ngon ghê”. Trong bụng than thầm, không biết làm sao giải quyết hết dĩa cơm chù ụ của bà. Bà hớn hở kể, nhiều người mê món này của bà lắm. Họ cứ khen bà hoài, mong được bà nấu cho ăn. Tôi nghĩ, mấy người khách của bà mấy ai lịch sự, tế nhị, chịu khổ như tôi mà bưng bít sự thật. Ờ, biết đâu! Họ nói thật lòng. Vì ăn những món bà nấu, họ sẽ hết thèm ăn. Nhờ vậy, họ sẽ mau chóng xuống cân, có được thân hình thon thả. “Đai-ợt” như vậy hiệu quả quá trời. Bà chủ mời thêm mấy con tôm. Bà gắp mấy cái thủ cấp tôm dứ dứ, hỏi tôi thích ăn không? Tôi lắc đầu. Bà tiếc cho tôi. Bà tấm tắc:

– Đầu tôm phenomenal, phantastico... Nói chung là ngon kinh khủng!

Trong lúc lan man nghe bà ríu rà, ríu rít, tôi có cảm tưởng như răng tôi đang được xe tơ, kết tóc. Lại ngừng nhai, lừa lừa miếng cơm trong miệng, kéo ra sợi tóc hoe hoe. Không phải tóc tôi. Vì tóc tôi chỉ hoặc màu tiêu đen, hoặc màu muối trắng, chớ không có màu hạt dẻ nâu đỏ. Bà chủ hơi ngường ngượng, nói:

– Có lẽ là tóc của tôi. Hồi nãy tôi nấu ăn, lật đật, quên kẹp tóc.

Tôi nghẹn ngào trả lời:

– Không sao, no importa.

Tôi không thể nào ăn tiếp được nữa. Tôi đành giả lả:

– Nhiều quá chị ơi. Mai tôi ăn tiếp nghe.

Chỉ là hoãn binh, chớ chắc tôi không bao giờ rớ tới paella nữa. Hay đúng hơn món cơm hải sản thập cẩm của bà chủ nấu.

Có hôm bà chơi sang, cho tôi ăn cá chẻm chiên dòn. Con cá chiên vàng tươm, nằm chỏng chơ trên dĩa, chỉ có mỗi lát chanh mỏng te làm bạn. Chà, phải chi có chút nước mắm gừng chấm cá thì tuyệt cú mèo. Tuy thiếu nước chấm, con cá chiên vẫn ngon miệng. Tôi ăn một loáng là xong. Chứ không nhơi nhơi như mấy hôm khác. Bà chủ rất hài lòng, “đắm đuối” nhìn tôi, nhìn cái dĩa, nhận xét:

– Cô ăn cái dĩa sạch trơn, giống y chang con chó của tôi, como mi perro.

Chèn đét ơi, phải chi vốn tiếng Ét-pa-nhôn của tôi kha khá một chút, tôi “giũa” cho bả một trận te tua. Dám đem tôi so sánh linh tinh, lang tang. Mà bây giờ, chữ nghĩa hãy còn lem nhem. Đành cười trừ, chớ biết sao. Buổi chiều đi học về, tôi thả bộ dạo loanh quanh gần nhà, tìm thùng thư. Tình cờ thấy tiệm trái cây, bày biện trông mát mắt, hấp dẫn. Vào tiệm, ngay quầy rau, phía trên ghi cilantro, nhìn giống ngò. Tôi mừng rỡ lại sát quầy, len lén nhéo một lá, đưa lên mũi. Thơm phức. Đúng mùi ngò. Thò tay mà ngắt ngọn ngò/ Thương ai đứt ruột giả đò ngó lơ. Tôi rinh ngay bó ngò to như bó rau muống bên quê nhà, phom phom lại quầy trả tiền. Tôi hí hửng khoe bà chủ món rau mới mua. Hôm đó bà làm mì xào tôm. Tôi tưởng tượng dĩa mì chắc sẽ ngon nhức răng, nếu bỏ ngò vào. Tôi ngỏ ý với bà chủ. Bà vùng vằng:

– Không được, không được. Món này của tôi là tuyệt hảo. Không bỏ gì khác vào, làm hư đi.

Thấy tôi có vẻ thất vọng. Bà đấu dịu:

– Đưa cilantro đây. Tôi làm cho cô dĩa xà lách nhé.

Bà thêm vài lát cà chua, dưa leo, xịt dấm, dầu, dọn kèm dĩa xà lách ngò cho tôi. Ăn là lạ. Thôi thì, cũng chút hương vị quê nhà. Bó ngò to quá. Liên tiếp ba ngày, bữa nào bà cũng làm cho tôi một dĩa xà lách ngò trộn dầu dấm. Tôi hết cả hào hứng. Hơi lo lo trong bụng. Không biết bà có làm lanh, đi sắm thêm bó khác, để đãi tiếp món xà lách ngò không.

Ra Phố

Theo lịch trình định sẵn của trường, tôi đến Madrid một ngày trước khi nhập học. Trưa Chủ Nhật, tôi có mặt ở nhà trọ. Bà chủ nhà đón tiếp niềm nở. Ba giờ chiều, căn phòng của tôi nóng hầm hập, dù bà đã mở quạt máy chạy vù vù. Bà cho biết cơm tối sẽ vào khoảng 9 giờ rưỡi tối. Thấy còn thong thả thì giờ mới được ăn, tôi ướm ý bà, nói muốn đi dạo một vòng phố cho vui. Bà đồng ý ngay. Bà bươn bả đi trước, tôi lạch bạch cố chạy cho kịp bà, dỏng tai nghe bà cắt nghĩa, lâu lâu nghe có chữ gì từa tựa tiếng Đức, tiếng Anh, tôi mừng rỡ nói to lên yes, yes, sí sí. Đi khoảng hai chục phút, chúng tôi đến Plaza de Toros. Đến coi cho biết, chứ tôi chẳng mặn mà với môn đấu bò. Tôi đứng cạnh bức tường, cơ man là bò, nào là bò mộng, bò húc... Chụp một tấm hình, coi như xong nghĩa vụ. Biết đâu, khi đem tấm hình khoe bạn bè, sẽ có đứa buột miệng, ủa, sao có con sư tử đứng cạnh đàn bò vậy ta?

Cuối tuần, tôi mua vé trọn ngày đi ngoạn cảnh Madrid. Ngồi trong xe, cầm theo bản đồ, đến đâu phong cảnh hữu tình, xuống xe, thăm thú xong xuôi, chờ chuyến tiếp, leo lên. Museo del Prado là một trong những bảo tàng viện nghệ thuật lớn nhất và quan trọng nhất thế giới, với hơn ba triệu khách vào thăm mỗi năm. Đến bảo tàng viện Prado, tôi tấp vào, tính xếp hàng mua vé vào cửa. Rồi nghĩ, trời đẹp quá, hôm nay đi chơi ngoài trời. Hôm nào thời tiết không đẹp, sẽ mua vé vào xem. Dọc bên hông của bảo tàng viện có những lề đường thoai thoải. Du khách lẫn dân bản xứ đứng ngồi khắp nơi. Có nhạc công ngồi bên lề cỏ, đang chơi đàn tây ban cầm. Nắng chiều đã dịu. Hít thở không khí của Tây Ban Nha, lắng nghe tiếng đàn tây ban cầm, độc tấu tác phẩm Recuerdos de la Alhambra (Memories of the Alhambra). Tuyệt vời!

Trong vai du khách, tôi có dịp gặp gỡ nhiều tuýp người dọc đường. Thường là những trao đổi ngắn gọn mà lý thú. Nhưng cũng có khi gặp người tưng tửng. Cặp vợ chồng Đức khó chịu, vì tôi tình cờ đứng gần bức tượng, mà bà vợ muốn chụp hình. Thay vì nói tôi tránh ra. Bà vợ lầu bầu bằng tiếng Đức, “Cái con nhỏ Tàu này đứng đây làm choán chỗ”. Tôi định trả lời bằng tiếng Đức cho bả hết hồn chơi. Gần trạm Sevilla, thấy ở băng ghế có cặp đang ngồi, tôi hỏi bằng tiếng Tây Ban Nha, cho tôi ngồi chung được không, ông bà vui vẻ trả lời “oui”. À ha, ông tây, bà đầm, sẵn dịp, tôi xổ vài câu tiếng Pháp. Thế là tôi vừa đổi đôi giày thể thao để lội bộ tiếp, vừa “đánh vần” hỏi chuyện. Ông bà đã du lịch ở Việt Nam, rất thích, có nhiều ấn tượng tốt. Đứng trước nhà hát lớn, tôi nhờ cặp tre trẻ chụp hình. Tán chuyện, đó là những người Ý tươi tắn, đầy sức sống. Cậu là ca sĩ tỉnh lẻ. Cô hãnh diện viết link có nhạc của cậu, rủ tôi nghe thử.

Xuống trạm Temple of Debod, tôi đứng ngó trái, ngó phải để định hướng. Tình cờ, (không biết có thật tình cờ chăng?) có cô du khách, dáng vẻ như người xứ Trung Đông đến hỏi đường đi. Tôi nói, tôi cũng là du khách mới đến. Cô đề nghị, “Vậy chúng mình cùng đi chung vào tìm hiểu”. Đền thờ Templo de Debod là đền thờ cổ Ai Cập, thờ thánh nữ Ai Cập Isis. Ngày xưa đền nằm dọc bờ sông Nil. Để đáp lại thiện chí của Tây Ban Nha trong chương trình gìn giữ bảo tồn đền Abu Simbel, chính phủ Ai Cập đã tặng đền Debod cho Tây Ban Nha vào năm 1968. Đền được tháo gỡ ra thành nhiều phần, được chuyên chở bằng tàu thủy đến Madrid vào năm 1970. Sau đó, được xây dựng phục chế ở một trong những khu đẹp nhất Madrid. Ngày nay, du khách có thể thưởng ngoạn một di tích của kiến trúc Ai Cập cổ ở thủ đô Tây Ban Nha. Cô du khách kể, cô là người Kuwait, khi dự định đến Madrid, cô nhất định phải đến xem cho bằng được đền thờ này. Tôi vui, bất ngờ có người đồng hành. Khi hai đứa lò mò đến cổng, mới biết, đã hết giờ mở cửa cho vào xem. Hơi thất vọng, hai đứa đi lòng vòng chung quanh khuôn viên đền. Sẵn dịp, tôi chụp hình cho cô, cô chụp hình cho tôi. Lúc đó, (lại) tình cờ, có một ông trung niên mặc bộ vét màu sáng đi ngang qua. Chúng tôi nhờ ông chụp cho tấm hình chung hai đứa. Bỗng nhiên, tôi nghe hai người nói với nhau bằng thứ tiếng khác. Tôi hỏi cô:

– Ông này là đồng hương của chị hả?

Cô nói:

– Không. Ông người Ả Rập. Nhưng tụi tôi nói cùng một thứ tiếng. Ổng ấy nói gần đây có giếng nước uống.

Đang khát nước, nghe vậy, tôi liền theo hai người đến giếng nước. Hứng đầy chai, uống ừng ực. Cô khách lại thông dịch:

– Ông này biết coi chỉ tay. Mình lại ghế công viên ngồi nghỉ chân đi.

Thế là ngồi đó, ông coi chỉ tay cho cô trước. Ông xì xà, xì xồ gì với cô ta. Tôi tò mò hỏi. Cô gục gặc:

– Ừ, ổng nói tôi là người đa đoan, lo ôm đồm nhiều việc, đang có vấn đề trong tình cảm.

– Chị thấy có đúng không?

Cô ta tin lắm:

– Trúng phóc hà. Em có muốn ổng coi chỉ tay không?

Tôi nghĩ vui vui. Kệ cứ đưa tay thử. Ổng coi bàn tay tôi, rồi rì rầm gì với cô Kuwait:

– Cô này may mắn lắm! Cổ mơ gì, được đó.

Nghe thông dịch như vậy, tôi mát mẻ trong ruột. Ông bảo cô ta nói tôi nhắm mắt, mở lòng thì ông mới “đọc” tiếp được. Tôi lật đật rụt tay lại:

– Thôi cám ơn ông. Ông coi cho như vậy là đủ rồi.

Tôi cáo từ, rảo bước về trạm xe. Cô Kuwait cũng đi cùng chuyến xe bus. Nhưng khi tôi xuống trạm Royal Palace, cô không xuống theo, mà vẫy tay bye bye. Về nhà tôi kể cho mấy chị em nghe. Em tôi phán:

– Ổng nói chị may mắn là quá đúng. Chị hên lắm, mới không bị trấn lột đó. Chớ mấy màn gạt gẫm trá hình qua bói toán, chỉ tay, đầy dẫy ở những thành phố du khách. Madrid đứng đầu bảng đó.

Lúc đó tôi mới giật mình. Hú hồn. Đến Plaza Mayor, ngắm những quầy hàng bán các loại y phục để nhảy flamenco. Một dọc những họa sĩ vẽ tranh cho khách. Thấy vui vui, tôi chậm chân ngắm một họa sĩ có dáng vẻ Á Châu, đang vẽ chân dung cho một phụ nữ Âu Châu. Không hiểu sao, tôi chắc chắn đó là người Việt. Ông chăm chú vẽ, ngước lên nhìn người, rồi lại cúi xuống với nét vẽ. Dù trời nóng, ông mặc áo sơ mi, quần tây nghiêm chỉnh, khác với các họa sĩ quanh đó, đa số trẻ hơn ông, mặc quần jeans, áo thun sặc sỡ. Người họa sĩ Việt giữa quảng trường Mayor sao lạc lõng, cô đơn lạ. Ông đang tập trung vào bức họa của ông, nhưng ánh mắt của ông như trĩu nặng u buồn, bất an. Nửa muốn đứng lại xem ông vẽ, đợi lúc thuận tiện chào ông một câu tiếng Việt. Nửa lại băn khoăn, e làm ông ta bối rối, khi gặp đồng hương trong một tình huống không mấy thuận tiện. Dợm chân bước đi, ông họa sĩ quầy bên cạnh lôi kéo ngay:

– Tôi vẽ cho cô một bức hí họa thật đặc biệt nhé.

– Thôi, tôi không còn nhiều thì giờ ông ạ.

Ông khoát tay:

– Nhanh lắm cô à. Tôi chỉ cần 15 phút thôi.

Tôi nhìn những tranh mẫu ông trưng bày. Trông rất vui, đa số là các ca sĩ, diễn viên, với những nét hí họa xuất sắc. Tôi xiêu lòng, ngồi xuống ghế đẩu ông chỉ. Ông vờn tay, vẽ nhanh. Ông vẽ mặt mũi, đầu tóc. Tôi nhìn, nghĩ, ông đang vẽ ai. Tôi lúc lắc đầu:

– Có giống gì tôi đâu?

Ông cười lỏn lẻn:

– Tôi sẽ cố gắng. Nhưng không sao. Tôi sẽ vẽ vóc dáng thiệt đẹp.

Ông quẹt quẹt nhanh nhiều nét. Trời đất, đây là thân hình của... Jennifer Lopez. Vòng một, vòng ba gấp đôi của tôi, còn vòng hai chỉ bằng phân nửa. Ổng hớn hở đưa tôi:

– Đẹp chưa! Xin cô cho 15 EUR.

Tôi trao tiền cho ông, phì cười:

– Ông ghi giùm tôi trên tranh, “Đây là Thúy”, để về nhà tui có bằng chứng nữa chứ.

Cũng vui vui. Tôi cuộn bức tranh, nhàn tản, lang thang quanh phố. Phố xá đông đúc, du khách tấp nập. Trời trong, nắng ấm. Trong không gian tươi sáng, ai nấy mở lòng, vui vẻ với nhau. Thích chụp hình ở đâu, cứ chọn chỗ, điệu rơi, điệu rụng, xìa máy hình cho người đứng gần, nhờ nháy là xong. Tôi lững thững dạo. Một cô bé người Á Châu chạy lại, nhờ tôi chụp hình. Cô kể nhanh, cô ở Mỹ, đón mẹ từ Hongkong qua đi chơi cùng. Tôi chụp nhiều hình cho hai mẹ con cô. Thật dễ thương, lúc ôm vai mẹ, choàng tay qua eo mẹ... Tôi bỗng nghe mũi mình nong nóng. Tôi thôi không bao giờ có diễm phúc như cô bé. Mạ tôi qua đời đã mấy năm, mà niềm thương nhớ khôn vơi.

Rời quảng trường Mayor, tôi thả bộ đến khu chợ nhà lồng Mercado de San Miguel. Đây là khu chợ sống động, nhộn nhịp nhất nằm ngay trung tâm của Madrid, rất được du khách ưa chuộng. Chợ được xây xong từ năm 1916. Chợ có nhiều quầy hàng bán những mặt hàng với phẩm chất thượng hạng, giới thiệu du khách văn hóa ẩm thực của Tây Ban Nha. Chợ nhà lồng, với kiến trúc thích hợp cho nhiều sinh hoạt. Từ buôn bán, đến trưng bày các mặt hàng, món ăn mới. Tôi liên tưởng đến khu ăn uống của các chợ Việt Nam, đầy đủ sơn hào hải vị. Đến hàng bán nước sinh tố, những trái dâu mọng đỏ, trái mận tím, đào lông vàng tươm... trông thật hấp dẫn. Chen giữa những trái cây màu sắc tươi mát, tôi thấy mấy lóng mía. Tôi mừng tí tởn. Mơ được, ước thấy. Xăng xái tiến đến quầy hàng, tay chỉ, miệng dõng dạc gọi một ly sugarcane juice. Thời gian ở Madrid tôi luôn tập nói tiếng Tây Ban Nha. Nhưng chuyện này quan trọng lắm. Phải tránh hiểu lầm, tôi nói tiếng Anh cho chắc ăn. Vả lại, tôi chưa học chữ mía trong tiếng Tây Ban Nha. Ông bán hàng cười lắc đầu, “Không có nước mía cô ạ. Cô muốn món trái cây nào trong tủ to tướng này, tôi cũng ép, xay, làm nước cho cô. Nhưng mía chỉ để trưng bày thôi.” Tôi tiu nghỉu, tà tà dọc theo các hàng bán thức ăn. Thấy quầy đồ biển, người ta bày sò móng tay trông ngon lành. Xào nấu hành tiêu ớt tỏi thơm phức. Tôi tính kéo ghế, nhậu chơi. Sực nhớ, nghêu sò ốc hến thuộc dạng hàn. Ăn vào dễ lạnh bụng. Tào Tháo rượt, chạy sút dép. Thôi, để sức còn đi chơi tiếp nữa. Tấp qua hàng bên cạnh, thấy món râu bạch tuộc lăn bột chiên. Ngó bộ, chân đi không rời. Tôi đặt mua một phần ăn. Thấy bảng giá ghi một phần (portion) là 8 EUR. Cô bán hàng trao cho tôi gói giấy be bé xinh xinh, trong có 5 khúc râu mực cỡ ngón tay... út của con nít. Chà, vầy thì phải làm bộ khảnh ăn để được tiếng thực như miêu. Ngon thiệt, mà ít quá. Hay tại ít, nên ngon.

Vậy đó, tự nhiên tôi có được cơ hội học thêm một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới. Có được dịp “cỡi ngựa, xem hoa” nơi thủ đô đất nước của nhạc flamenco, quê hương của những cây cọ Picasso, Goya, Dalí…, của những ngòi bút Cervantes, Hernández..., của những ngón đàn Tárrega, Sor, Segovia...

Đôi khi tôi làm “đày” với mình, gạt ngang những ước mơ có vẻ giả tưởng, bất chợt lởn vởn trong trí, “Hứ! Đừng mơ với mộng”. Nhưng ngoái nhìn lại con đường mình đã đi qua, hình như, hễ tôi chịu khó lì lợm mơ, chẳng chóng, thì chầy, tôi cũng được thỏa ước.

Vậy là thêm một giấc mơ thành hiện thực. Tôi nghiệm ra rằng, thỉnh thoảng cao hứng, mình cứ vẽ ra vài giấc mơ trong trí. Cứ tiếp tục ấp ủ, nâng niu giấc mơ. Rồi ra, sẽ có lúc mình reo lên rằng, “Ôi, đời đẹp như mơ!”

– Hoàng Quân

Source: vietbao.com

Blog Archive