Monday, November 22, 2021

Hoa Phù Dung "sm n tối tàn"

Từ sáng tới trưa, chiều và tối, hoa chuyển sắc rõ rệt, có thể quan sát bằng mắt thường.

Những tưởng chỉ có trong truyền thuyết, phim thần thoại, ấy vậy mà thực sự tồn tại những sinh vật có khả năng đổi màu ngoài đời thực, hoa Phù Dung chính là một loài thực vật điển hình. Hoa Phù Dung còn được gọi bằng nhiều tên khác như: sương giáng hoa, túy tửu phù dung, đại diệp phù dung, mộc liên…
Hoa Phù Dung - loài hoa có thể chuyển màu trong ngày

Được xếp vào hàng ngũ những loài sinh vật kỳ diệu nhất thế giới, hoa Phù Dung có thể chuyển màu trong vòng 1 ngày, với 3 sắc thái màu có thể nhận ra khác biệt rõ nét ứng với 3 thời điểm: sáng - chiều - tối.
Ban sáng, hoa Phù Dung có màu trắng ngần

Đến đầu giờ chiều, bông hoa đã chuyển sang màu hồng phấn diễm lệ

Tới tối, hoa Phù Dung có màu hồng tím hoặc đỏ thẫm (tuỳ bông)

Sang sáng hôm sau là hoa tàn, nhưng lại mang màu sắc đậm nhất, dù héo úa nhưng vẫn rực rỡ

Một bức ảnh tóm tắt chu kỳ đổi màu của hoa Phù Dung. (Ảnh: hoala.vn)

Sở dĩ hoa Phù Dung có thể đổi màu nhanh chóng như vậy là nhờ chất anthoxyan có trong cánh hoa. Quá trình oxy hoá sẽ làm chất này biến đổi và chuyển màu cánh hoa.

Hoa Phù Dung tên khoa học là Hibiscus mutabilis L, thuộc họ Cẩm Quỳ. Cái tên “Phù Dung” được ra đời từ truyền thuyết về nàng tiên nữ cùng tên. Sau này, chúng mang ý nghĩa cho sự trắc trở, lận đận. Hoa Phù Dung như một cô gái bạc phận, sáng nở, trưa thắm, tối tàn…

Ngoài đặc tính chuyển màu, chúng còn được biết đến với vẻ đẹp mong manh, nữ tính. Mỗi bông hoa nở xoè to có thể lên tới 15cm, cánh hoa mỏng xốp như giấy, độ rũ tự nhiên tạo nên nét kiều diễm cho hoa Phù Dung.

Ngoài Việt Nam, hoa Phù Dung có thể tìm thấy nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản, Mỹ… Chúng có thể tự mọc dại mà không cần chăm bón. Sau khi hoa tàn, Phù Dung có thể kết thành quả hình cầu, có lông phủ trên lớp vỏ màu vàng nhạt. Quả của chúng không có nhiều giá trị dinh dưỡng.--

No comments:

Blog Archive