15 tác hại của Facebook
Facebook là mạng xã hội lớn nhất thế giới, cho phép ta tiếp cận với cuộc sống ảo muôn màu, liên kết mọi người ở khắp nơi với nhau. Thậm chí, Facebook sẽ giúp bạn tìm lại cả những người bạn cũ đã không gặp từ lâu. Tuy nhiên, Facebook cũng làm cho chúng ta cảm nhận nhiều điểm tiêu cực mà có thể ta không nhận ra được. Hãy cùng đọc xem 15 tác hại của Facebook dưới đây nhé!
1. Facebook khiến nhiều người mắc bệnh trầm cảm
Có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra: Dùng Facebook nhiều khiến mọi người có khả năng cao mắc bệnh trầm cảm. Đặc biệt, những người bị trầm cảm từ trước thì sẽ có dấu hiệu ngày một nặng hơn. Nếu dành quá nhiều thời gian cho Facebook, mỗi ngày bạn sẽ thấy bi quan và chán nản hơn.
Trầm cảm vì facebook
2. Facebook làm mất ngủ
Ánh sáng của điện thoại mà bạn tiếp xúc trước khi đi ngủ, làm cho bạn cảm thấy bị ảnh hưởng và khó ngủ hơn. Vì thế, để đảm bảo cho giấc ngủ của mình hãy tránh xa điện thoại hay các thiết bị điện tử khác khỏi khu vực ngủ của bạn.
Mất ngủ vì facebook
3. Facebook làm giảm thị lực
Dành nhiều thời gian cho máy tính hoặc điện thoại làm cho mắt bạn không được nghỉ ngơi. Nếu tình trạng này kéo dài, thị lực của bạn sẽ giảm đi đáng kể. Nguy hiểm hơn là việc dùng nhiều điện thoại về đêm khiến bạn có thể gặp các biến chứng nguy hiểm về mắt.
Facebook làm giảm thị lực
4. Facebook khiến bạn cảm thấy cuộc sống của mình kém cỏi hơn những người khác
Theo nhiều nhà tâm lý học, con người có xu hướng tự nhiên tham gia vào những cuộc so sánh xã hội. Họ cần để trả lời câu hỏi: Tôi có thể làm tốt hơn, kém hơn hay chỉ ở mức trung bình? Bạn dễ dàng lên Facebook xem những người bạn khác và bắt đầu so sánh, chỉ cần nhìn newfeed của những người bạn khác, bạn sẽ thấy học vui vẻ dùng bữa tối tại khách sạn hàng sang hay một vài người đạt được những giải thưởng cao quý. Điều này làm bạn tự so sánh với cuộc sống của mình và tự cảm thấy mình kém cỏi, mất tự tin.
5. Facebook khiến bạn ghen tị với thành công của bạn bè
Facebook một người bạn thông báo họ mới mua ô tô, họ thường xuyên đi du lịch đây đó. Điều đó làm bạn không muốn chia sẻ niềm vui mà lại ghen tị với cuộc sống của họ. Sự thành công của những người khác gây tác động tâm lý tiêu cực tới bạn, việc thụ động theo dõi người khác trên Facebook sẽ điều khiển cảm xúc của bạn, xuất hiện sự ghen tị một cách đáng trách.
6. Facebook dẫn bạn đến những sự đồng thuận sai lầm
Nếu 2 người ngồi cạnh nhau cùng tìm kiếm về một vấn đề chung trên Google, có thể không chắc các bạn sẽ tìm được kết quả giống nhau, khi mà các tìm kiếm trên Internet ngày một cá nhân hoá, và mạng xã hội cũng vậy. Chức năng sắp xếp của Facebook đặt các bài đăng cao hơn trong nguồn tin tức của bạn, nếu bạn và người đó có cùng chí hướng, điều này dễ gây ra sự sai lầm về quan điểm cá nhân của bạn.
7. Facebook làm ảnh hưởng đến học tập
Nhiều bạn chìm đắm trên Facebook mỗi ngày, quên đi gia đình, người thân, không học hành nhiều. Kể cả khi bạn đã ngồi vào bàn học mà vẫn đang nghĩ tới những gì diễn ra trên Facebook làm cho kết quả học tập bị ảnh hưởng nhiều.
Bạn có thể tìm kiếm gia sư riêng, đây là cách hiệu quả để giúp bạn tập trung hơn, lấy lại kiến thức và nâng cao kết quả học tập.
8. Facebook giúp bạn giữ liên lạc với những người mà bạn đã quên
Trường hợp bạn muốn biết người yêu cũ của bạn đang làm gì? Bạn sẽ vào trang cá nhân của họ và đào lại mọi thứ. Đó không phải là cách tốt để quên đi quá khứ. Cô ấy có đau khổ như tôi không? Bài viết mơ hồ này ám chỉ về tôi? Cô ấy bắt đầu hẹn hò với anh chàng này từ khi nào? Những câu hỏi này sẽ quẩn quanh trong trí óc của bạn mà không thể tìm được câu trả lời. Điều này làm bạn để tâm hơn tới những mối quan hệ trong quá khứ mà không thoát ra được.
Có nhiều người dùng Facebook đã báo cáo về việc họ thường bị người yêu cũ truy cập trang cá nhân, theo dõi, rình rập để tìm hiểu về cuộc sống riêng sau chia tay. Đó thực sự là điều khá tệ.
9. Facebook làm bạn ghen tị với người yêu/chồng của người yêu cũ
Việc rình rập trên Facebook không chỉ áp dụng với người yêu cũ, nó còn áp dụng với những trường hợp chồng hoặc người yêu hiện tại của họ. Tìm hiểu trên trang của những người đó thường xuyên dễ phát sinh sự ghen tuông và nghi ngờ không chính đáng. Vì vậy bạn cần vạch ra ranh giới đối với những người cũ để không gây ảnh hưởng tới mình cũng như cuộc sống của họ.
Facebook có thể tiết lộ thông tin mà bạn không muốn chia sẻ với những nhà tuyển dụng tiềm năng
Bạn có thực sự muốn cho nhà tuyển dụng biết về việc bạn đã say như thế nào vào tuần trước, hay có những cuộc tình 1 đêm thú vị với những cô gái nóng bỏng. Theo một số nghiên cứu, 40% người dùng đã nói về việc họ uống rượu trên Facebook và 20% nói về đời sống tình dục. Đó không phải là cách an toàn. 89% người dùng Facebook đi tìm việc thì có 37% người sử dụng lao động tiềm năng cũng vậy. Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm, hãy đảm bảo cài đặt quyền riêng tư và hạn chế bất cứ nội dung nguy hiểm nào chỉ dành cho bạn bè nếu bạn không muốn xoá hoàn toàn.
10. Facebook là tác nhân gây nghiện
Chất gây nghiện bây giờ không chỉ là cafe, thuốc lá hay rượu. Từ lâu, đã có những tranh cãi cho rằng Facebook cũng khiến bạn trở nên nghiện ngập hơn. Một cuộc khảo sát vào năm 2012 bằng hình thức gửi tin nhắn ngẫu nhiên cho nhiều người tham gia trong suốt 1 tuần, hỏi họ mong muốn điều gì vào thời điểm đó. Họ phát hiện ra rằng đa số những người tham gia nói rằng họ mong muốn sử dụng mạng xã hội còn hơn cả rượu hay thuốc lá.
11. Facebook ảnh hưởng tới cảm xúc của bạn
Gần đây, Facebook tiết lộ thông tin họ đã thực hiện một thử nghiệm vào năm 2012 mà không có sự đồng ý của người dùng. Facebook điều chỉnh gần 700.000 nguồn tin tức của những người nói tiếng Anh để tìm hiểu xem nội dung họ xem có ảnh hướng tới tâm trạng của họ không. Nghiên cứu cụ thể đó cho thấy rằng việc tiếp xúc với những nội dung tích cực đã khuyến khích suy nghĩ tích cực, khi tiếp xúc với những nội dung tiêu cực sẽ khuyến khích suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không quan trọng bằng việc Facebook cố tình khiến hàng trăm nghìn người dùng không hài lòng, họ đã vi phạm đức tin và thể hiện ra những mặt trái của mạng xã hội.
12. Facebook là một điều mới mẻ mang đến cả tích cực và tiêu cực
Ngày nay, rất nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi dường như “sống” mỗi ngày với mạng xã hội. Không giống như những môi trường khác, Facebook là nơi dễ dàng nói ra những điều khó chịu và cảm giác không vui. Không chỉ có đánh nhau, hành động vũ lực hay bị cưới tiền mới là bị bắt nạt, công kích bằng ngôn ngữ trên mạng xã hội khiến cho nhiều người bị ảnh hưởng tâm lý. Những nền tảng mạng xã hội như Facebook làm cho nhiều trẻ em bị chế giễu, hành hạ tâm lý. Thực tế, chúng ta biết rất nhiều tình trạng bị báo cáo về lạm dụng tình dục trên mạng xã hội. Những hành động trên Facebook không dẫn đến những trách nhiệm thực tế nên đó là nơi mà những kẻ độc ác dễ dàng xô đến.
13. Facebook gần giống với Internet
Mặc dù danh tiếng của Facebook được nhiều người công nhận, nhưng nó vẫn chứa đầy rẫy những điều không tốt. Những vụ bê bối ảnh khoả thân gần đây của người nổi tiếng là một ví dụ. Facebook ít rào cản xấu hơn những mạng xã hội khác vì nó không khuyến khích ẩn danh, nhưng đó vẫn là 1 phần của Internet. Nhiều điều trên Facebook khiến bạn không hài lòng đơn giản vì nó tồn tại trên web, nơi mà có nhiều kẻ lừa đảo, thách thức. Một sự khác biệt về quan điểm có khả năng dẫn đến một cuộc tranh luận trên Facebook khác hẳn thế giới thực. Chính vì vậy, Facebook cũng như một thế giới mạng thu nhỏ và có nhiều user quen thuộc với nó.
14. Facebook khiến bạn quên đi mục tiêu cá nhân
Bạn dành nhiều thời gian chìm đắm với “thế giới ảo” Facebook mà mất đi động lực phấn đấu cho những mục tiêu của bản thân. Bạn cũng không còn dành thời gian để trau dồi kiến thức và phát triển bản thân mỗi ngày.
15. Facebook làm mất tập trung
Bạn sẽ chẳng thể tập trung được nếu như cứ tập trung tìm kiếm nhiều thứ trên Facebook: Cập nhật trạng thái, đếm lượt thích hay lượt bình luận,… Tâm trí của bạn dường như dồn hết vào những thứ ảo ảnh trên mạng mà quên đi đời sống thực tế.
No comments:
Post a Comment