Tuesday, June 29, 2021

Rồi Tôi Sẽ Hạnh Phúc 

Thích Trí Siêu dịch

Lúc tôi khoảng 14 tuổi, đang học trung học ở Luân Đôn. Cha mẹ và thầy giáo khuyên tôi đừng đi chơi đá banh buổi tối và cuối tuần mà nên ở nhà học bài để lo thi bằng trung học đệ nhất cấp.

Họ nói là khi thi đậu thì tôi sẽ cảm thấy sung sướng, hạnh phúc.

Tôi nghe lời, lo học và thi đậu, nhưng tôi chẳng thấy hạnh phúc gì cả, vì sau đó phải học tiếp hai năm để thi tú tài.

Cha mẹ và các thầy giáo khuyên tôi đừng đi chơi với bạn bè buổi tối hoặc chạy theo con gái cuối tuần mà nên ở nhà lo học bài.

Họ nói bằng tú tài rất quan trọng, nếu thi đậu thì tôi sẽ sung sướng, hạnh phúc.

Một lần nữa, tôi lại vâng lời cha mẹ và các thầy giáo nên tôi thi đậu tú tài.

Nhưng lại một lần nữa, tôi chả thấy sung sướng gì hết, vì sau đó tôi phải tiếp tục vào đại học, học ít nhất ba năm để lấy bằng cử nhân.

Má tôi và các giáo sư (lúc này ba tôi đã mất) khuyên tôi không nên lân la ở các quán cà phê hoặc phòng trà, mà nên ở nhà lo học.

Họ nói bằng cử nhân là một bằng cấp giá trị của đại học, nếu có được thì tôi sẽ hạnh phúc lắm.

Nhưng lần này tôi bắt đầu nghi ngờ. Bởi vì tôi có vài người bạn lớn tuổi hơn, đã học xong và có bằng cấp, nhưng hiện nay họ đang vất vả với những việc làm đầu tiên; có người phải làm thêm giờ để có tiền mua xe.

Những người bạn này nói với tôi: "Khi nào tôi có đủ tiền mua được một chiếc xe hơi thì tôi sẽ sung sướng".

Đến khi họ có đủ tiền mua được chiếc xe hơi rồi, tôi thấy họ cũng chẳng sung sướng gì hơn.

Bây giờ họ phải làm việc cực hơn để sửa soạn mua một cái gì đó, hoặc họ đang tìm kiếm một người bạn đời.

Họ nói: "Khi nào tôi lập gia đình đàng hoàng thì lúc đó tôi sẽ hạnh phúc".

Sau khi lập gia đình, họ cũng chẳng hạnh phúc gì hơn. Tệ hơn nữa, họ phải làm thêm hai, ba công việc, lo để dành tiền mua nhà.

Họ nói: "Khi nào mua được một căn nhà thì tôi hạnh phúc lắm".

Nhưng mua được nhà rồi, hàng tháng vẫn phải trả nợ ngân hàng, như thế thì đâu có hạnh phúc gì.

Ngoài ra họ bắt đầu sinh con đẻ cái. Nửa đêm con khóc phải dậy thay tã hay cho nó bú.

Khi con bệnh hoạn thì bao nhiêu tiền để dành phải trút ra lo thuốc men cho nó.

Và rồi hai mươi năm trôi qua trước khi họ có thể làm những gì mong ước.

Họ nói: "Khi nào con cái tôi học xong, có nghề nghiệp và tự lập được thì chúng tôi sẽ hạnh phúc".

Đến khi tụi nó rời khỏi nhà ra riêng thì lúc đó đa số cha mẹ sắp đến tuổi về hưu.

Do đó họ ráng làm tiếp vài năm để lãnh tiền hưu trí nhiều hơn.

Họ nói: "Khi nào tôi về hưu thì lúc đó mới thật là sung sướng, hạnh phúc".

Nhưng trước khi về hưu, và ngay cả sau khi về hưu, họ bắt đầu biết đạo và đi nhà thờ.

Bạn có để ý đa số những người đi nhà thờ là những người lớn tuổi không? Tôi hỏi tại sao bây giờ họ lại thích đi nhà thờ?

Họ trả lời: "Tại vì sau khi chết, tôi sẽ được hạnh phúc!"

Những ai nghĩ rằng "khi nào tôi có được cái này, cái nọ thì tôi sẽ hạnh phúc", họ không biết rằng hạnh phúc đó chỉ là một giấc mơ trong tương lai.

Giống như người đuổi theo cái bóng của mình, họ sẽ không bao giờ nếm được hạnh phúc trong cuộc đời.

Thích Trí Siêu trích dịch từ sách "Who ordered this truckload of dung?" của Ajahn Brahm.

Một phụ huynh ở New York đấu tranh chống lại hội đồng trường cánh tả.



 

28JUN21: TIN BUỒN CHO NHỮNG AI THÙ GHÉT TT TRUMP!


Devin Nunes: Những tập đoàn ‘hỗ trợ và tiếp tay’ cho ĐCSTQ phải bị truy cứu trách nhiệm

Minh Ngọc•Thứ Ba, 29/06/2021

Trong một tuyên bố với Breitbart News hôm Chủ nhật (27/6), Dân biểu Cộng hòa Devin Nunes (tiểu bang California) kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ và tiếp tay cho những “ảnh hưởng xấu” của Trung Quốc ở Mỹ phải bị điều tra và truy cứu trách nhiệm.

Ông Nunes cho hay, một số dân biểu Đảng Cộng hòa sẽ tham gia cùng ông trong việc mở rộng cuộc điều tra hiện đang diễn ra về đòn bẩy của Trung Quốc đối với các tập đoàn Mỹ.

Thành viên Đảng Cộng hòa hàng đầu trong Ủy ban Tình báo Hạ viện nói với Breitbart News: “Trung Quốc là một quốc gia có ảnh hưởng xấu đối với thế giới nói chung và đối với Mỹ nói riêng. Họ đang nhắm mục tiêu vào các tập đoàn Mỹ, mua chuộc và ép buộc các doanh nghiệp Mỹ thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của Bắc Kinh, bao gồm chuyển giao công nghệ và bí mật thương mại nhạy cảm. Các doanh nghiệp Mỹ cần phải nhận thức được ‘hành động săn mồi’ của Trung Quốc. Những ai hỗ trợ và tiếp tay cho họ cần phải bị truy cứu trách nhiệm.”

Ngoài ra, ông Nunes còn phát biểu trên Sunday Morning Futures của Kênh Fox News, cuộc điều tra sẽ tiến đến “giai đoạn tiếp theo trong cuộc điều tra liên tục của chúng tôi, dự kiến kéo dài khoảng 10 năm”, sẽ không chỉ dừng lại ở “thể thao và giải trí” mà còn bao quát thêm “các lĩnh vực của nền kinh tế như công nghệ, nông nghiệp, dược phẩm”.

“Chúng tôi sẽ bắt đầu với khoảng hơn mười thực thể của Hoa Kỳ mà chúng tôi sẽ tiến hành điều tra,” ông cho biết thêm. “Đến cuối cùng có thể sẽ lên đến con số 40 [thực thể bị điều tra]. Chúng tôi sẽ thông báo cho các công ty đó trong tuần này.”

Trước đó, Dân biểu Nunes cũng nhận định trên Just the News: “Trung Quốc đang điều hành một kế hoạch nhằm gây tổn hại và thao túng doanh nghiệp Mỹ. Doanh nghiệp Mỹ cần hiểu rằng Trung Quốc đang nhắm mục tiêu vào họ, thường sử dụng mồi tiếp cận béo bở vào thị trường Trung Quốc làm cách thức thâu tóm công nghệ và các sáng kiến đổi mới của công ty Mỹ, và thậm chí ép công ty Mỹ phải đàn áp quyền tự do ngôn luận về các vấn đề Trung Quốc của chính các nhân viên của công ty Mỹ.”

Ông Nunes còn nhắc đến cuốn sách “Giải mã tin tức: Phơi bày thỏa thuận ẩn giấu và bí mật hủ bại của truyền thông phe kiến chế”, (Breaking the News: Exposing the Establishment Media‘s Hidden Deals and Secret Corruption) xuất bản ngày 18/5 của ông Alex Marlow – tổng biên tập của Breitbart News,

Dân biểu Cộng hòa cho rằng, ông Marlow đã tiết lộ “tội phạm” và “hủ bại” trong ngành truyền thông, liên quan đến xung đột lợi ích do mối quan hệ tài chính của họ với Trung Quốc thông qua quyền sở hữu tập đoàn của mình. Ông kêu gọi Đảng Cộng hòa ngừng giao thiệp với các phương tiện truyền thông cánh tả mang tính đảng phái và của đảng Dân chủ, những đài tự tung hô mình là khách quan về mặt chính trị và không theo đảng phái nào, trong khi sự thực hoàn toàn trái ngược.

Minh Ngọc (T/h)
nguồn trithucvn.org.
Nhiều gia đình Mỹ đang chuyển từ California đến Texas, khiến giá nhà đất ở đây tăng vọt

Thanh Thủy•Thứ Ba, 29/06/2021

Nhiều người dân California đang rời bỏ tiểu bang của mình để tìm địa điểm sống khác có giá cả phải chăng hơn, trường học tốt hơn và lối sống nông thôn hơn. Một tỷ lệ lớn trong số đó đang chọn Austin, Texas.
Tờ San Francisco Chronicle đã báo cáo rằng sự dịch chuyển này diễn ra ngày càng phổ biến sau đại dịch COVID-19, khi nhiều người muốn chuyển tới các bang do đảng Cộng Hòa lãnh đạo để không phải chịu các biện pháp ngăn cấm hà khắc.

Theo tờ báo, hiện tượng người dân đổ xô đi tìm nơi sống mới đã khiến giá cả nhà đất ở Texas tăng vọt. Nhiều công ty công nghệ lớn cũng đã chuyển đến Texas. Các vị trí tuyển dụng của Apple, Facebook, Google và Tesla ở Austin (Texas) đã khiến lượng lớn người trẻ dịch chuyển đến đây.

Năm ngoái, đã có đến 22.114 vị trí cần tuyển dụng đã được các công ty mới chuyển hoặc mới mở rộng tại Austin đăng tải, bao gồm ít nhất 5.000 việc làm từ Tesla tại khu nhà máy mới khổng lồ của họ ở phía đông Austin, theo Phòng Thương mại Austin.

Người đồng sáng lập Palantir là Joe Lonsdale, người dẫn chương trình podcast Joe Rogan và Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk, tất cả đều chuyển từ California đến Texas trong thời kỳ đại dịch, kéo theo rất nhiều người di chuyển theo.

Tờ San Francisco Chronicle viết:

“Tháng trước, Josh và Jessi Rubbicco cùng hai người con của họ đã gia nhập dòng người, di chuyển ra khỏi khu vực Vịnh Đông (East Bay) sau bảy năm. Họ tìm thấy một khu phố đang phát triển nhanh chóng ở phía tây nam Austin có tên là Belterra, nơi có những ngọn đồi xanh tươi rải rác với những ngôi nhà mới xây. Trẻ em có thể đi xe gôn trên những con đường rộng rãi, ít xe cộ để đến trường tiểu học địa phương mà phụ huynh không bắt buộc phải đi kèm, tùy theo độ tuổi. Ở Bay Area, có thể mất một hoặc hai năm để tìm được người trông trẻ, còn ở Austin thì không phải chờ.”

Anh Rubbicco, người làm việc từ xa cho một công ty phần mềm có văn phòng ở Bay Area cho biết thời tiết tại Austin ấm áp và tương tự như ở East Bay. Chỉ mất 25 phút lái xe là đến trung tâm, nơi có thể dễ dàng đi đến các quán bar và nhà hàng với các ban nhạc sống, đồ uống thả cửa, trong khi phần lớn các khu vực khác của đất nước vẫn đang bị phong tỏa.

Giám đốc điều hành của Toll Brothers, Douglas Yearley, cho biết: “Hiện tượng này thật hấp dẫn. Chúng tôi chưa bao giờ thấy những cuộc di cư như thế này”.

The Chronicle đưa tin giá của một ngôi nhà điển hình ở East Bay là khoảng 1 triệu USD. Và ngay cả khi giá cả ở Austin đã tăng 35% trong tháng Năm so với năm ngoái, người ta vẫn có thể mua được một ngôi nhà lớn hơn, mới hơn, có sân, gần trường học tốt với giá chỉ bằng một nửa.

Thanh Thủy (theo San Francisco Chronicle)

nguồn trithucvn.org.
Nhà có hoa Anh Đào

Thế là tôi xin việc làm thêm, cố gắng dành dụm một số tiền nhỏ đủ để đặt cọc thuê được một căn nhà. Nhà mới tuy bé nhỏ nhưng vẫn có đủ sân trước, vườn sau, nằm ở khu an ninh và toàn người láng giềng da trắng đàng hoàng sạch sẽ. Đã thế, chúng tôi còn có sẵn cả cây chanh và cây hoa anh đào nữa.

Khi mở cửa bước ra sân sau, cả hai bố con tôi đều đứng sững, mở lớn mắt nhìn.

– Có cây hoa đào con ơi! Bố tôi kêu khẽ ngạc nhiên.

– Dạ, hoa đào.

Tôi đáp nhỏ rồi đứng lặng ngắm bầy ong bé tí đang lượn quanh những bông hoa vừa hé nở. Dạo ấy, khoảng cuối tháng Hai, mận đào ở Mỹ đang độ khai hoa. Những cánh hoa hồng thắm, mong manh trong nắng sớm gây trong tôi một niềm xúc cảm êm đềm và nhẹ nhàng nhưng sâu đậm. Lâu lắm, tôi mới lại nhìn thấy hoa đào.

Trí tưởng của tôi bỗng quay nhanh về một thành phố cũ, nơi mà tôi đã lớn lên và đã ướp đẫm tuổi thơ của mình bằng hàng trăm loại hương hoa: hoa hồng, hoa ngũ sắc, hoa rẽ quạt, hoa bìm bìm, hoa dạ lý, hoa mận…; và tất nhiên là phải có hoa đào. Nói một cách hơi quá ướt át, người ta vẫn gọi đó là “xứ hoa đào” mà.

Tôi thấy rõ ràng là mình đang lơn tơn, hớn hở trên đường đến trường vào một buổi sáng tinh mơ. Con đường Thủ Khoa Huân nhỏ hẹp, thoai thoải dốc, cần cận những viên đá bạc đầu dưới mỗi bước chân đi. Hai bên đường, chen lẫn giữa những bụi hoa quỳ man dại, là những cành mai mềm mại ẻo lả vươn cao – lấm tấm điểm những cánh hoa còn ướt đẫm sương đêm.
Cùng lúc, bố tôi (chắc) cũng đang đi lại trên một con đường nào đó của riêng ông. Rất có thể đó là một con đường rừng rực rỡ mai vàng – giữa vùng biên giới Hoa Việt – khi mà ông chưa lập gia đình, và vào lúc mà chuyện đánh đuổi thực dân còn là điều làm say lòng cả một thế hệ người.

Mẹ tôi cũng kêu lên thích thú:
– Có cả cây hoa đào và cây chanh nữa hả con!

– Vâng…

Tôi nói “vâng” lí nhí mà lòng thì sung sướng hãnh diện, như thể chính mình là kẻ đã gieo trồng vun xới hai cây đào và cây chanh đó vậy. Sự thực, trước đó một tuần, khi đi xem nhà vào ban đêm, tôi không hề biết rằng vườn sau có cây trái gì cả. Tìm được một căn nhà ở khu yên tĩnh, giá thuê vừa phải, và người ta không để ý đến sự dị biệt màu da hay màu tóc đã đủ làm tôi mừng quýnh đi rồi.

Bữa cơm đầu tiên nơi căn nhà mới chúng tôi ăn với thịt gà luộc chấm muối tiêu và lá chanh thái chỉ. Mẹ tôi xuýt xoa khen ngon và quên bẵng đi cái tội “mềm nhũn” của những con gà Mỹ.

Như thường lệ, bố tôi vẫn giữ im lặng nhưng chỉ cần nhìn ánh mắt của ông là tôi đã nhận thấy có sự hài lòng. Cả ngày hôm ấy, và nhiều ngày tháng kế tiếp nữa, chúng tôi đều rất bận và vui – sự vui thích mà đã có lúc tôi ngỡ rằng sẽ không bao giờ còn tìm lại được trên nét mặt của bố mẹ già nữa.

Trước đó một năm, cũng đã có lúc gia đình tôi sống rất an vui. Đó là thời gian tôi vừa đón bố mẹ từ quê nhà sang, theo chương trình đoàn tụ gia đình. Nhưng rồi sau đó không lâu là những ngày tháng buồn bã, tẻ nhạt khiến tôi vô cùng bối rối và khổ sở.

Vì không lường trước, và cũng vì sự giới hạn của tiền bạc, tôi đã “nhốt” bố mẹ già gần cả năm dài, sau bốn bức tường, trong một chung cư ở thành phố San Jose, California. Khi niềm vui đoàn tụ đã qua đi, và khi mà cả hai người đều bắt đầu có triệu chứng chết héo giữa đất lạ xứ người thì tôi đâm hoảng.

Việc đầu tiên là tôi vội vàng đưa bố mẹ đi chùa. Trời Phật ơi, chùa ở Mỹ sao mà nhỏ xíu và vắng ngắt vậy nè. Vào ngày lễ lớn chùa có đông người thì bên ngoài không còn chỗ đậu xe, và bên trong thì không đủ chỗ ngồi.

– Sao chùa chiền ở đây giống y như nhà ở thế hả con?

Sự thực thì đó đúng là cái nhà chứ còn “giống như” gì nữa. Tôi không hiểu, và cũng không dám hỏi xem, căn nhà đó thuê hay mua trả góp. Và dù mua hay thuê, bằng cách nào mà vị sư trụ trì trả nổi một số tiền cho căn nhà bốn phòng – đối với riêng tôi – đúng là một điều “mầu nhiệm”.

Sau đó, tôi đưa bố mẹ đi phố Tàu, với lời giải thích ba hoa rằng “vào đây bố mẹ sẽ thấy thoải mái y như thể là mình đang đi trong Chợ Lớn ở Sài Gòn vậy.”

Kể cả vào mùa Hè, thời tiết của thành phố San Francisco dường như vẫn cứ hơi quá lạnh đối với sức khỏe mong manh của bố mẹ tôi. Nhìn hai ông bà già co ro, ngơ ngác giữa những hè phố luôn luôn chen chúc người đi mà không dưng ruột tôi muốn… đứt.

Rõ ràng là bố mẹ tôi không thấy “thoải mái” một tí nào cả. Không bao lâu cả hai người đều than là nhức đầu và chóng mặt. Chính tôi, tôi cũng cảm thấy … y như vậy!

Vì thiếu đất nên Chinatown ở San Francisco chỉ có thể phát triển theo chiều cao. Cùng với cái lối kiến trúc dọc này là cái tính hay bày biện lộn xộn và hay chưng hoa kết đèn của người Trung Hoa khiến cho đôi mắt của du khách lạc vào khu phố của họ phải điều tiết quá nhiều nên ai cũng phải chóng mặt – kể cả những người họ Tưởng!

Nếu bố mẹ tôi biết được rằng trong một phạm vi chỉ có hai mươi bốn lốc đường mà chứa lúc nhúc đến bốn chục ngàn người, mật độ cao nhất thế giới, lúc nào cũng nói năng ồn ào xí xa xí xồ (cứ y như là họ đang cãi nhau vậy) thì hai người còn nhức đầu dữ nữa.

Chúng tôi vội vã chạy ra khỏi khu rừng người vô duyên đó. Loanh quanh một lát, tôi đưa bố mẹ đi khoe cầu treo Golden Gate, nơi mà vẫn theo lời tôi là “to và dài nhất hoàn cầu.”

Bố tôi nhìn cái cầu với đôi mắt lãnh đạm như thể là người ta nhìn thấy cây viết hay cục tẩy trên bàn. Mẹ tôi thì quan sát trầm ngâm một lúc rồi lẩm bẩm:

– Theo mẹ thì mình cứ xây độ một trăm cái cột chống cho nó an toàn, con ạ. Chả tội gì phải để nó chông chênh như thế.

– Vâng, mẹ dạy như thế là phải!

Tôi đáp cho qua chuyện rồi lặng lẽ đưa hai người trở lại xe. Trên đường về tôi câm như hến vì lòng buồn quá. Bố mẹ tôi thì mệt quá nên cũng chả ai nói năng gì.

Trong xe, tôi đã mua sẵn mấy băng nhạc cải lương. Điều đáng tiếc là tuy hai ông bà cũng thích nghe cổ nhạc miền Nam nhưng không thích lắm. Hai người có vẻ ưa nghe ngâm thơ giọng Bắc hơn.

Tôi lại chỉ tìm được mỗi một cuốn băng của Hồ Điệp thôi nên đã có lúc “đành” phải vào phòng, đóng kín cửa lại, vừa dạo đàn, vừa ngâm một số những bài thơ (do chính tôi sáng tác) để “cống hiến” cho bố mẹ già, vào lúc mà không khí gia đình buồn tẻ hay nhạt nhẽo.

Khi còn trẻ, mỗi lần uống rượu say, ở bất cứ nơi đâu, tôi cũng đều bắt mọi người “phải” im lặng nghe tôi ngâm thơ. Dù chưa bao giờ bị ai đánh vì chuyện này, không hiểu sao, từ khi qua tuổi bốn mươi tôi “bỗng” trở nên biết điều hơn. Tôi vẫn say rượu, thỉnh thoảng, nhưng cái vụ ngâm thơ hay ca hát thì bỏ hẳn.

Tuy thế, tôi vẫn không từ bỏ niềm tin vào “làn hơi thiên phú” của mình. Nếu nó không giúp tôi hái ra tiền thì ít nhất nó cũng đủ làm cho bố mẹ tôi vui. Tôi đã tưởng thế, vì cũng như bao nhiêu bà mẹ “điên khùng” khác trên cuộc đời này, mẹ tôi rất thích bất cứ cái gì do con mình làm ra. Bà cụ cứ nghe đi nghe lại mãi cuộn băng này.

Điều may mắn là bố tôi thì khác. Ông tỉnh táo và khách quan hơn. Đợi vào lúc mẹ tôi không có mặt, ông nhỏ nhẹ nói:

– Con ngâm thơ bố thấy cũng hay, nhưng giá con đừng làm như vậy nữa thì …hay hơn nhiều.

Vậy là những cuộn băng “đặc biệt” ấy phải chìm vào quên lãng. Sau vụ đó, tôi chuyển sang băng nhựa video. Không phải là tôi làm hề rồi tự thu băng để chiếu lại cho bố mẹ già giải trí như Lão Lai bên Tàu đã làm hồi xưa đâu. Nói thiệt tình là tôi chơi không tới cỡ đó. Chỉ vì thấy truyện chưởng Kim Dung được quay thành phim video và chuyển âm sang tiếng Việt nên tôi vội vàng đi mua máy, mướn phim về để cả đống ở nhà.

Những tác giả ngoại quốc tôi ít khi để ý, trừ Kim Dung. Nếu không tình cờ gặp ông vào năm mười tuổi, có lẽ tôi (cũng) đã thi đậu vào đệ thất của một trường công lập ngay từ keo đầu rồi.

Tôi hy vọng không khí trong gia đình sẽ đỡ tẻ nhạt hơn nếu bố mẹ tôi chịu ngồi xem phim chưởng suốt ngày. Tối đến, tôi sẽ ba hoa liếng thoắng bàn thêm cảnh Tạ Tốn cướp đao trên Bàn Sơn Đảo. Nếu bố mẹ tôi chưa hiểu rõ về công phu Sư Tử Hống hay về sự khác biệt giữa phe Kiếm Tông và Khí Tông trong phái Hoa Sơn thì đúng là những cơ hội bằng vàng để tôi có dịp khoe khoang về kiến thức (trời biển) của mình.

Tiếc thay, bố mẹ tôi chả hề để mắt đến những cuộn phim thổ tả đó. Theo lời ông cụ thì “chúng nó nói một thứ tiếng Việt không phải của người Việt.” Còn mẹ tôi thì chỉ sau một show ác đấu ngắn ngủi của Kiều Phong, ở Tụ Hiền Trang, bà đã vội vã chạy ngay vào phòng đọc … kinh cầu siêu – từ trưa cho đến tối.

Dù vẫn bị mang tiếng là hơi chậm hiểu, cuối cùng, tôi cũng nhận ra được sự thiếu thốn, mất mát lớn lao trong đời sống của hai người – nơi xứ lạ quê người. Họ cần một miếng đất. Họ phải sống trên đất, gần đất và với đất. Trải thảm, tráng xi măng, lót nhựa đường để che hết đất là giết chết con người – Giời ạ.

Tôi nhớ đến hôm đi San Francisco về, mẹ tôi đã nhìn những đồi cỏ bát ngát và chép miệng:

– Đất bỏ hoang nhiều quá, hoài của thật con nhỉ ?

Tôi vội vàng cải chính:

– Đâu có, mẹ. Nông trại cả đấy chứ. Mẹ không thấy người ta nuôi bò và ngựa trên đó sao?

– Ừ nhỉ! Thế mà mẹ cứ tưởng… Sao người ta lắm đất thế mà mình …

Thế là tôi xin việc làm thêm, cố gắng dành dụm một số tiền nhỏ đủ để đặt cọc thuê được một căn nhà. Nhà mới tuy bé nhỏ nhưng vẫn có đủ sân trước, vườn sau, nằm ở khu an ninh và toàn người láng giềng da trắng đàng hoàng sạch sẽ. Đã thế, chúng tôi còn có sẵn cả cây chanh và cây hoa anh đào nữa.

Thời gian sau đó, gia đình tôi sống rất yên vui và ổn thỏa. Vào mùa Hè, khi tôi từ sở làm về trời vẫn còn nắng chói chang. Mở cửa vào nhà xong là tôi bước ngay ra sau vườn. Bao giờ bố tôi cũng đang ngồi uống trà dưới gốc cây đào. Mẹ tôi thì lui hui bận rộn với những luống rau bé bỏng của bà. Gần như từ sáng sớm cho mãi đến khi chiều tối, lúc nào bố mẹ tôi cũng sống ở ngoài vườn.

Chúng tôi phân định mảnh đất tí teo vừa thuê được ra làm nhiều phần rất là rõ rệt. Bố tôi chăm sóc cây đào, cây chanh và giàn hoa giấy màu xác pháo ở cổng vào. Rẻo đất phía trước cũng là nơi để ông trồng hoa cúc.

Phần tôi, tôi chỉ xin một góc cỏn con, vô cùng khiêm tốn để gieo một ít poppy và trồng mấy cụm pensée thôi. Chả hiểu bố tôi có kỷ niệm gì với loài hoa cúc đại đóa hay không; riêng tôi, hai loài hoa vừa kể đều là những hoài niệm (thê thảm) về hai mối tình te tua và bầm dập của mình. Cho mãi đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu sao, “đường tình duyên” của mình lại ít may mắn thế.

Nguyên cả mảnh vườn sau là giang sơn riêng của mẹ tôi, một giang sơn nhỏ hẹp nhưng vô cùng phong phú. Tôi cuốc một luống đất dài để mẹ trồng đủ loại rau thơm: rau húng quế, húng lủi, húng trắng, tía tô, kinh giới … Tất nhiên phải có hành, ngò với sả nữa.

Người ta không mấy khi có dịp làm được một món ăn với sả ở Hoa Kỳ. Nhưng có hề chi. Đâu ai cố gây và giữ cho được một bụi sả chỉ vì nó cần cho nồi cà ri hay cho món thịt bò kho. Điều cần là thỉnh thoảng, khi buồn, mình có thể ngắt một lá sả vò nhẹ trong tay, rồi đưa lên mũi để hít thở được hương vị của (cả) quê hương thoang thoảng, nhẹ nhàng trong đó.

Mẹ tôi còn thích có một hàng cải bẹ xanh, xanh thật là xanh, để vào những lúc nắng nhạt bà có dịp nhìn thấy vài đôi bướm trắng chờn vờn trên những luống hoa vàng. Luống đất còn lại chúng tôi gieo hạt rau dền, rau cúc, và rau muống – những thứ rau mà tôi biết rằng nếu thiếu đi thì cuộc đời mẹ tôi kể như là… vô nghĩa.

Phần đất sát với bờ rào của nhà bên cạnh thì tôi làm giàn cây để cho khổ qua, bầu, và mướp có chỗ leo. Tôi không ưa hoa bầu và hoa mướp đâu. Coi vô duyên thấy mẹ. Nhưng với giàn khổ qua thâm thấp, lá xanh sắc, nhỏ nhắn, xinh xắn, điểm những hoa vàng nhỏ li ti thì trông xinh và thương lắm.

Tôi “dọa” mẹ rằng:
– Bầu ở Mỹ tốt lắm mẹ nhá. Quả nào cũng dài lê thê đến chấm đất luôn.

– Hay quá, hả con.

– Dạ.

Tôi “dạ” ngọt như đường cát, mát như đường phèn. Thế là bữa cơm tối nào gia đình tôi cũng có chuyện để nói. Và toàn những chuyện vui. Mẹ tôi có lúc xuýt xoa:

– Bắp của Mỹ lạ lắm con nhá. Mẹ mới gieo có hai hôm mà đã lên cao cả gang tay.

– Dạ.

Tôi lại “dạ” dịu dàng rồi vội vã thêm:

– Ở đây nó thế mẹ ạ.

– Hay nhỉ.

Tôi thấy hãnh diện cho giàn bầu và mấy cây bắp con con quá. Sau hơn một năm ở Mỹ, mọi thứ đều bị mẹ tôi coi thường, kể cả “cái cầu treo dài nhất thế giới”; chỉ riêng có hai giống thực vật vừa kể là nhận được hai câu khen tặng “hay quá” và “hay nhỉ” ngắn ngủi hiếm hoi thôi.
Có hôm đang bữa cơm bỗng mẹ tôi buông đũa, hốt hoảng kêu:

– Thôi chết rồi, con ơi!

– Sao hả mẹ?

– Mẹ quên nói với con là mấy cây rau ngò om và rau răm vừa mới nhú lên thì đã bị ốc sên cắn mất mấy cái lá rồi.

Trời, chuyện nhân quyền bị vi phạm ở Tàu, ở Cuba, ở Bắc Hàn, ở Việt Nam hay ở đâu đó thì tôi đành bỏ qua; chứ còn cái thứ ốc sên mà cũng bày đặt hoành hành ngay sân sau nhà tôi thì đâu có được.

Tôi bỏ dở bữa cơm, hùng hổ lái xe ngay đến Kmart vác mấy hộp thuốc trừ sên về rải khắp vườn. Thỉnh thoảng, còn có dịp chứng tỏ cho mẹ thấy là mình chưa hoàn toàn vô dụng khiến tôi thấy … khỏe trong người hết sức.

Bố tôi vẫn thường giữ im lặng như bản tính xưa nay của ông; tuy thế, khi nhìn thấy rau thơm trồng ở ngoài vườn đã được ông cụ chiếu cố làm cho tôi thực sự thấy rất yên lòng.
Tôi nhớ mãi ngày đầu tiên đưa bố mẹ đi ăn phở ở California. Ông cứ cầm cọng rau húng quế mãi trên tay, ngắm nghía thật lâu, vò nát một góc lá, đưa lên mũi ngửi rồi vứt xuống bàn. Tôi đã thấy nhiều người tỏ sự thất vọng và khó chịu vì mùi vị nhạt nhẽo của những cây rau thơm trồng ở Mỹ, nhưng chưa thấy ai biểu lộ một thái độ chán chường đến thế.

Chao ơi, ngay cái giây phút đó sao tôi khổ quá. Tôi chỉ muốn chết cho rồi. Tôi thương bố tôi đến chảy nước mắt và thấy ái ngại cho những cây rau thơm mọc ở xứ người. Lá của chúng cứ mỗi ngày một lớn, và hương thơm thì cứ theo thời gian mà nhạt dần đi. Cứ y như đám Việt kiều vậy, mỗi lúc một thêm béo tốt và … nhạt nhẽo!

Rau thơm trồng sau vườn cũng chả thơm gì mấy, nhưng khi nhìn thấy bố tôi nhẫn nại ngắt từng lá bỏ vào chén khiến tôi thấy vô cùng an ủi.

Tôi đã nghĩ là phải tìm cách mua cho được căn nhà đó, phải mua bằng được một nơi trú thật an ổn cho bố mẹ già. Chỉ cần cố gắng thêm một thời gian nữa, thời gian đủ cho chúng tôi để dành được một số tiền thế chân chừng mười phần trăm là có thể nói chuyện mua bán được rồi.

Tôi cũng đã mường tượng trước là sẽ trồng thêm cho mẹ một cây bơ, và mấy cây anh đào che kín vườn sau cho bố. Rồi ra, căn nhà của chúng tôi sẽ rực rỡ hoa đào – vào mỗi độ xuân về.

Cái mùa xuân rực rỡ đó, tiếc thay, đã không bao giờ đến. Biến cố đến trước mùa hoa đào nở. Có hôm, người quản lý khu phố điện thoại vào tận chỗ tôi làm việc, với giọng gắt gỏng:

– Ê, daddy của mày sao kỳ quá?

– Kỳ làm sao?

– Ổng cứ mặc đồ ngủ đi vòng vòng hoài hà. Hàng xóm họ nghi ông điên. Mà ổng có “bị sao” không vậy?

Tôi ngọng. Sự thực là bố tôi rất hay mặc một bộ quần áo pijama trắng, đội cái nón nỉ, khoác thêm chiếc áo bành, và cầm một cây gậy đi dạo mỗi sáng “cho nó khỏe người”.

Hình ảnh này đối với tôi bình thường và quen mắt quá. Tôi quen với nó ngay từ ngày bố tôi chưa phải cầm gậy, và thay vào đó là ông cầm bàn tay bé bỏng của tôi kìa. Tôi thấy như vậy “có sao” đâu?

Sau đó đến chuyện của mẹ tôi. Bà cụ có hàm răng đen. Và cũng cứ theo lời thằng cha quản lý khu phố thì bà cụ hay cười, và nụ cười của bà “khiến nhiều người sợ hãi.”

Hắn làm tôi nghĩ ngay đến một bà cụ quê mùa, nhỏ bé loắt choắt, lúc nào cũng đội xùm xụp chiếc khăn mỏ quạ, thỉnh thoảng đi lại ngoài đường, gặp ai cũng nở một nụ cười … ngờ nghệch. Hình ảnh này đối với một số người Hoa Kỳ quả là “khó coi,” đó là chưa kể đến hàm răng đen.

Tôi không hề nghĩ đến điều đó vì – trong những năm dài xa cách – mỗi khi nhớ đến mẹ tôi chỉ thấy hình ảnh của bà khi mình còn bé tí, đi đâu cũng nắm chặt chéo áo của mẹ thôi. Thuở ấy, răng của mẹ tôi đen huyền, môi hồng cắn chỉ. Dù có thêm bao nhiêu ngàn năm nữa qua đi thì mẹ tôi vẫn cứ mãi mãi đẹp đẽ và xinh tươi như thế, chứ vĩnh viễn chả bao giờ có gì “khó coi” cả.

Cuối cùng là chuyện mấy con gà. Đàn gà mà mẹ tôi vô cùng hãnh diện vì lúc khởi đầu nuôi chỉ có mấy con thôi mà chả bao lâu nhà tôi đã biến thành “trại gia cầm.”

Hàng xóm than phiền là họ không ngủ được vì tiếng gà gáy sáng. Thế mà cả hai mẹ con tôi vẫn cứ ngỡ là mình đã mang lại cho cả khu phố cái không khí thôn dã, êm đềm nhờ vào tiếng gà gáy (trong trẻo) vào mỗi sáng.

Tôi có thể thuyết phục bố tôi thôi đừng đi dạo với bộ quần áo ngủ, năn nỉ mẹ tôi đừng tiếp tục nuôi gà nhưng tôi không biết làm thế nào ngăn được ác cảm và thành kiến của người dân bản xứ. Và rồi chuyện phải đến, đã đến.

Người quản lý báo cho tôi biết họ cần lấy lại nhà để sửa. Tôi hiểu đó chỉ là một cái cớ nên năn nỉ xin ở lại và đề nghị trả tiền thêm. Tôi cũng cố giải thích cho hắn hiểu là bố mẹ tôi sẽ… chết nếu sống không có đất.

Cuối cùng hắn đành nói thực:

– Từ khi tụi mày dọn tới đây khu phố ngó bộ muốn xuống giá. Chủ nhà, chủ đất nó đâu muốn như vậy. Tao chỉ là thằng làm mướn cho tụi nó thôi. Nó biểu sao là tao làm vậy hà.

Thế là thôi. Thôi giã từ căn nhà có hoa anh đào, có hương hoa chanh thoang thoảng mỗi sáng, có bầy ong nhỏ loanh quanh bên giàn khổ qua xanh lá mỗi trưa, có đôi bướm trắng chờn vờn trên những luống cải lấm tấm điểm bông vàng vào những buổi chiều nhạt nắng. Người ta không thể mượn một mảnh đất để làm quê hương, dù chỉ là mượn tạm để cho bố mẹ già nương náu cho hết những ngày tàn còn lại.


Tưởng Năng Tiến
Source: baomai.blogspot.com

Monday, June 28, 2021

Các Tiệm Ăn Với Những Món Ngon "Thời Thượng" Khó Quên Của Một Sàigòn Xưa.

Sài Gòn xưa có hai tiệm Thanh Bạch, một ở đường Lê Lợi, bên rạp xi-nê Vĩnh Lợi. Tiệm Thanh Bạch thứ hai ở đường Phạm Ngũ Lão, trong dẫy phố trệt dưới tòa soạn nhật báo Sàigòn Mới Ngoài bánh mì ốp-la, ôm-lết, thịt nguội, Thanh Bạch Lê Lợi đặc biệt có bánh mì bò kho.

Nhà hàng Thanh Thế bên Nguyễn Trung Trực có món suông ngon hết sảy. Bún suông dùng xương heo để nấu nước lèo, và đặc biệt ở đây là dùng tôm tươi lột vỏ, bỏ đầu, bằm nhuyễn sau đó vo lại thành sợi dài (như sợi bún). Nước lèo ở đây rất trong, ăn kèm với rau sống…

Nhà hàng Tài Nam trên đường Ohier (Tôn Thất Thiệp) nổi tiếng với món đuông chà là chiên bơ rất ngon nhưng cũng rất mắc tiền. Theo nhà văn Sơn Nam, vua chúa cũng còn thèm “con đuông chà là”, tên chữ là “hồ đa tử”. Hồ đa là cây dừa rừng, tức cây chà là hoang thường mọc miền nước mặn Nam bộ, giống như cây cau kiểng. Cây dừa rừng có “củ hũ”, tức đọt non, đến mùa sau Tết thường xuất hiện con đuông, giống như con nhộng. Ðuông ăn đọt dừa non nên to, mập và thường được bắt trước khi nở thành bướm. Sơn Nam viết : “Ðem đuông nướng trên vỉ sắt, cho héo rồi ăn, chấm với nước mắm nhĩ nguyên chất. Con đuông béo ngậy vì tăng trưởng, ăn ròng củ hũ cây chà là”.

Vùng Thanh Ða (Bình Thạnh) nổi tiếng khắp Sàigòn với món cháo vịt, gỏi vịt. Vào buổi tối người Sàigòn hay ra bán đảo Thanh Ða trước là để đón những luồng gió mát từ sông Sàigòn thổi vào và khi về, ghé mấy quán cháo vịt, gọi thêm đĩa gỏi vịt ăn kèm. Nếu là “bợm nhậu” thì gọi thêm chai bia Con cọp BGI để… đưa cay.

Nếu ngại ra Thanh Ða thì trên đường Hồng Thập Tự cũng có khu bán cháo vịt thuộc loại… “ăn được”. Thịt vịt tại đây khá mềm, nhai kỹ thấy ngọt và đặc biệt không thấy mùi hôi vốn có của thịt vịt. Có thể họ tuyển loại vịt chạy đồng nên không hôi (?).

Ðinh Công Tráng là một con đường nhỏ gần nhà thờ Tân Ðịnh với món bánh xèo. Bí quyết của bánh xèo nằm ở kỹ thuật pha bột, sao cho khi chiên lên, bánh giòn tan khiến người ăn có thể cảm được cái thú nghe miếng bánh đang được nhai dưới hai hàm răng. Lớp bột gạo pha chút nghệ khi đổ vào chảo dầu tạo nên một tiếng “xèo” khiến ta hiểu được tại sao lại gọi là… bánh xèo ! Ngày nay, đường Ðinh Công Tráng trở thành “đường bánh xèo” nhưng người sành ăn thì chọn quán bên tay trái, nếu đi từ đường Hai Bà Trưng vào. Quán không tên nhưng người ăn vẫn nhớ vì nó đã đi vào “bộ nhớ” của người Sàigòn từ bao năm nay. Những quán đối diện bên kia đường trông có vẻ lịch sự hơn, sạch sẽ hơn nhưng vẫn chịu cảnh vắng khách vì là kẻ… hậu sinh.

Khu Ða Kao có tiệm bánh cuốn Tây Hồ (127 Ðinh Tiên Hoàng), gần chợ Ða Kao, quận 1, nổi tiếng. Tại đây, mỗi bàn có để sẵn một thẩu nước mắm và một chồng chén nhỏ để khách tùy nghi sử dụng, thêm nhiều hay ít ớt bằm theo sở thích riêng của từng người. Tuy nhiên, có khách lại thích chan luôn nước mắm vào đĩa để bánh cuốn thấm nước mắm, đậm đà hơn. Chả quế và giò lụa được cắt thành miếng lớn, để riêng trong một đĩa nhỏ. Khách có thể chỉ ăn bánh cuốn nhân thịt mà không đụng tới đĩa giò chả, như vậy người phục vụ nhìn vào đĩa chả còn nguyên mà không tính tiền. Nếu cần, có thể gọi thêm đĩa bánh tôm hoặc bánh cuốn không nhân.

Sàigòn cũng có bánh cuốn Thanh Trì kiểu Bắc, mỏng như tờ giấy, ăn với “ruốc” (chà bông) và nước mắm phải kèm với vài giọt cà cuống mới là “sành điệu”!

Còn bánh ướt là kiểu bánh cuốn bình dân ở Sàigòn, cũng ăn kèm với bánh tôm chiên, giò, chả và rau, giá. Những xe bánh ướt được đẩy đi khắp Sàigòn, có cả nồi hấp nên lúc nào bánh cũng nóng và người bán bao giờ cũng chan nước mắm vào đĩa thay vì chấm kiểu “thanh cảnh” như bánh cuốn Thanh Trì.

Lại nói thêm, đường Albert (vào thời Ðệ Nhất Cộng Hòa đổi tên thành Ðinh Tiên Hoàng) khá dài nên dọc theo con đường này có nhiều địa chỉ ẩm thực nổi tiếng.

Tiệm ăn Chez Albert (lấy tên theo con đường), Cà phê Hân, Mì Cây Nhãn (tên đặt theo cây nhãn hồi đó còn trồng trước sân), Thạch chè Hiển Khánh (nơi sưu tầm rất nhiều thơ ca tụng thạch chè)… Tôi chắc chắn còn bỏ quên khá nhiều điểm ăn uống khác nữa trên con đường này.

Ở góc đường Tôn Thất Ðạm và Hàm Nghi, trước kia vào thập niên 30 có một quán cháo cá nổi tiếng một thời. Buổi chiều cho đến gần khuya, khách đến ăn rất đông, nhất là khi cải lương, hát bội, hát bóng vãn hát.

Theo Vương Hồng Sển trong Sàigòn Tạp Pín Lù, quán cháo cá này của người Tàu, gốc Quảng Ðông, “cha truyền con nối suốt bốn năm thế hệ, trót trăm năm chớ không phải chơi… ”. Cháo tại đây nấu bằng gạo tấm hầm với cá, xương heo và thịt tôm hùm để thành một thứ hồ sền sệt khiến “người đau mới mạnh dùng không sợ trúng thực, người mệt mỏi ăn vào cảm thấy nhẹ bụng, mau tiêu". Tô cháo cá Chợ Cũ quả là một ‘tô thuốc tráng thần’… Cháo nóng hổi bốc hơi nghi ngút. Vừa thổi vừa húp xì xụp mới thấy được cái thú vị của món cháo cá Chợ Cũ. Thịt cá giòn, thơm, lẫn lộn hương vị của hành, tiêu, gừng và có thể ăn với “dầu cháo quẩy”. Thú thật, tôi là người thích thịt hơn cá nhưng thỉnh thoảng được thưởng thức món cháo cá vẫn thấy ngon đến toát mồ hôi !.Tại đây có Tiệm Cơm Tàu bán Cơm Thố nổi tiếng.

Có một tiệm cháo giò heo khá nổi tiếng trong ngõ đường Phan Ðình Phùng (ngày nay là Nguyễn Ðình Chiểu). Tiệm không có tên, chuyên bán cháo từ 6 giờ tối tới một, hai giờ sáng. Khách của tiệm này đa số là khách chơi đêm, khách đi nhảy, khuya về đói bụng đến ăn tô cháo nóng.

Tôi lại nhớ đến món phá lấu ở góc đường Lê Lợi-Pasteur, nơi đây còn có xe bò bía và nước mía Viễn Ðông. Bán phá lấu là một chú Tàu và “cửa hàng” của chú chỉ vỏn vẹn một cái khay tròn, trên đó bày đầy đủ nội tạng heo : lòng, dồi, gan, bao tử, ruột non, ruột già, tim, phèo, phổi…

Trông thật hấp dẫn, ngửi thơm phức và ăn vào thì giòn tan. Phá lấu nói chung có vị hơi ngòn ngọt, gan thì bùi bùi, lòng thì hơi dai dai nhưng khi nhai kỹ mới thấy ngon… thấu trời xanh !

Nghệ thuật làm phá lấu chắc chỉ mấy chú ba mới đáng hàng sư phụ. Phá lấu làm tại nhà cũng ướp húng lìu, ngũ vị hương nhưng không thể nào so sánh với phá lấu góc nước mía Viễn Ðông. Từng miếng phá lấu được ghim sẵn bằng tăm, chấm với tương đỏ trộn tương đen. Khách ăn xong chú Ba chỉ nhìn tăm mà tính tiền nhưng tuyệt không bao giờ sai.

Quá bộ vài bước là xe nước mía tươi mát đang chờ… để kết thúc một chuyến ăn hàng bên lề đường.

Gần nước mía Viễn Ðông có xe thịt bò khô của ông Năm (theo tên gọi của khách quen) và sau 1975 ông dời về đường Tự Ðức (nay đã đổi tên là đường Nguyễn Văn Thủ) thuộc khu Ða Kao. Dân chơi Sàigòn thường xếp hạng : “Ăn quận 5, nằm quận 3, xa hoa quận 1” nên viết về món ngon Sàigòn mà bỏ qua khu vực Chợ Lớn là cả một thiếu sót lớn.

Dọc đường Trần Hưng Ðạo nối với đường Marins (Ðồng Khánh) thuộc địa phận quận 5 có những nhà hàng, tửu lầu nổi tiếng một thời như Arc-en-Ciel, Ðồng Khánh, Á Ðông, Bát Ðạt.

Theo tôi, Chợ Lớn nổi tiếng hơn cả là đường Lacaze mà người Việt hay gọi trại là La Cai, tức đường Nguyễn Tri Phương sau này. Khu La Cai có mì vịt tiềm hầm thuốc bắc, một trong những món “tủ” của người Tàu.

Bên cạnh đó còn có những tiệm hủ tiếu mang tên Mỹ Tiên, Cả Cần và tiệm bánh bao Bà Năm Sa Ðéc. Ðêm đến có các quán sò huyết dọc theo lề đường. Khách bình dân ngồi ăn nhậu thoải mái giữa dòng xe cộ ồn ào bên ánh đèn nê-ông từ các nhà hàng, vũ trường sang trọng của Chợ Lớn “by night” !

KẾT
…Thôi thì đời người có lúc hưng lúc tàn, cũng như vận nước có khi thịnh khi suy. Viết lại món ngon Sàigòn chỉ để thỏa mãn kiểu “ăn hàm thụ” như đã nói ở trên. Giờ có cho ăn thực thụ chắc cũng chẳng thấy ngon như thời còn trai trẻ.

Tất cả bây giờ chỉ còn là… hoài niệm !

Nguyễn Ngọc Chính

 AI THẮNG, AI THUA ?

Tác giả Kiêm ÁiNgày đăng: 2021-06-28
Cuộc bầu cử Tổng Thống, bầu toàn thể Hạ Viện và 1/3 Thượng Viện năm 2020 đã đem lại cho đất nước Hoa Kỳ những điều kỳ lạ nếu không nói là quái đản, mà hậu quả là chỉ có đất nước Hoa Kỳ bị thua đậm nhứt, thua như chưa bao giờ thua, lịch sử Hoa Kỳ sẽ ghi lại những gì cho con cháu biết rằng cha ông chúng trong giai đoạn lịch sử này đã làm gì ?
Trước hết, cái gọi là “kết quả bầu cử đưa ông Biden giữ chức Tổng Thống thứ 46 Hoa Kỳ” là một cú gian lận trắng trợn mà đảng Dân Chủ sau này sẽ bị lịch sử kết án, một cuộc cướp ngày trắng trợn. Đó là điều chắc chắn, vì nếu 6 tiểu bang gọi là “tranh chấp” tiếp tục kiểm lại số phiếu được đếm đêm 3.11.2020 thì ứng cử viên Donald Trump nắm chắc phần thắng trong tay. Ở 6 tiểu bang này, trước khi có sự cố ngưng đếm vào 3 giờ sáng… và sự đột biến gia tăng kinh khủng số phiếu cho Joe Biden sau khi đếm lại vào lúc mặt trời mọc… thì Donald Trump đã giành được trên dưới 80% số phiếu đã được đếm.
Đảng Dân Chủ đã tự mang lấy một vết nhơ muôn đời không rửa sạch. Đây là cái thua không thể chối cải của đảng Dân Chủ, chứ không phải cái thắng.
Đảng Dân Chủ còn một vết dơ không tài nào biện bạch được, đó là đưa một ứng cử viên bị bịnh tâm thần lên làm Tổng Thống Hoa Kỳ, lúc tranh cử chỉ ngồi dưới hầm trú ẩn trong nhà sợ Covid-19, sợ tiếp xúc với đám đông, hoặc khi buộc phải tiếp xúc thì chỉ giới hạn tối đa là 30 người tham dự trong khi đó ứng cử viên Donald Trump hiên ngang xuất hiện, chỗ nào có cử tri là có mặt ông ta, thu hút hàng mấy trăm ngàn mỗi khi vận động. Đảng Dân Chủ tạo nên một sự sỉ nhục cho đất nước: quốc gia được cai trị bởi một người bị bịnh tâm thần bằng cớ là Biden đã bỏ qua mọi yêu cầu “khám sức khỏe”, trong khi bài này được phổ biến thì đang có một số dân cử yêu cầu ông Biden đi khám sức khỏe. Chưa có một “Tổng Thống Hoa Kỳ” nào mỗi khi có cuộc phỏng vấn thì các ký giả phải được chọn lựa trước, câu hỏi phải được nêu trước và câu trả lời phải được viết sẵn. Một tổng thống bù nhìn đúng nghĩa, không thể chối cãi.
Trước khi trình bày tiếp, tôi cũng xin minh định một điều “oan thị kính” cho rất nhiều cử tri Dân Chủ, vì họ đã bỏ phiếu bầu cho ứng cử viên Donald Trump, nhưng bởi gian lận mà phiếu bầu của họ đã chuyển qua cho Joe Biden, và nếu không có sự gian lận bỉ ổi của đảng Dân Chủ thì ông Biden đã bị loại. Gian dối là do một số người chủ chốt trong đảng Dân Chủ làm theo lệnh Tàu Cộng Tập Cận Bình. Thêm vào đó, Tối Cao Pháp Viện (TCPV) đã từ chối “xét xử” tất cả những đơn khiếu kiện của ứng cử viên đảng Cọng Hòa Donald Trump, dù hầu hết có kèm theo nhân chứng, vật chứng. Chưa hết, TCPV còn “hứa” sẽ xem xét sau khi Biden tuyên thệ nhậm chức. Thực quái đản.
Với hành động gian lận “ăn cướp ngày” của đảng Dân Chủ và hành động từ chối xét xử của TCPV, dân chúng Hoa Kỳ đã bị đặt vào tình huống sống trong một quốc gia VÔ LUẬT PHÁP, với 2 lực lượng bạo lực là BLM và Antifa được đảng Dân Chủ hỗ trợ để cho tự do hoành hành cướp của giết người ở những nơi chúng đến.
Hành đông điên cuồng đầu tiên của Joe Biden là “cắt bỏ nhiên liệu của quốc gia khiến giá xăng dầu tăng vọt, giá sinh hoạt lên cao và nhứt là mở cửa biên giới phía Nam cho di dân lậu tự do vào Hoa Kỳ. Đây là hai hành động phản quốc mà chỉ có những kẻ làm tôi mọi cho quốc gia thù địch của Hoa Kỳ là Trung Cọng.
Hậu quả một loạt luật lệ do Biden ban hành cùng phương thức đối ngoại ngược lại chủ trương của TT Trump đã khiến thế giới khinh bỉ, vì mọi người thấy rõ Hoa Kỳ đang được một tên tâm thần cai trị và làm theo lệnh giựt dây của các thế lực phá hoại đất nước do ngoại bang điều khiển.
Gần đây, đảng Dân Chủ nhờ gian lận bầu cử, nắm được đa số tại Thượng và Hạ Viện, đã đưa ra một dự luật bầu cử độc tài để nắm chắc 3 cơ quan dân cử hòng đưa Hoa Kỳ xuống tận đáy của độc tài đảng trị, nhưng hành động này không đủ túc số cần thiết để đưa ra Thượng Viện thảo luận. Ê mặt.
Tuy nhiên, trong cái rủi vẫn còn cái may cho con dân Hoa Kỳ: - bộ mặt thật phản quốc của Biden và những thế lực đứng sau ông ta đã bị phơi bày, dân chúng đã thấy rõ, - chín (9) tiểu bang đang rầm rộ “đếm phiếu lại” và những gian lận bầu cử đã được chứng minh vì phiếu giả, mỗi phiếu được đếm 2 hoặc 3 lần, người chết được cho sống lại để bầu cử bằng thư, máy đếm phiếu chuyển phiếu bầu từ ứng cử viên Donald Trump qua Biden v.v… và tất cả những nơi đã có gian lận bầu cử trắng trợn sẽ có hành động tích cực và dứt khoát để đem lại sự thật và công bằng cho dân chúng Hoa Kỳ để họ thấy rõ bộ mặt “ăn cướp trắng trợn” của đảng Dân Chủ, cấu kết với ngoại bang cũng như các thế lực ngầm trong nước.
Trong 4 năm qua, dù Donald Trump đã một mặt nỗ lực kiến tạo một Hoa Kỳ “great again”, mặt khác đã vạch mặt những thế lực ngầm, những hành động bán nước của đảng Dân Chủ và cá nhân (trong số này có một ít đảng viên Cọng Hòa), nhưng chưa được dân chúng nhận thức rõ ràng, nay chỉ với 6 tháng cầm quyền của Biden, Donald Trump không phải cố gắng gì nữa nhưng dân chúng cũng đã biết được những ai là phản quốc, và ai đã xây xựng quốc gia. Đây là thắng lợi của Donald Trump nói riêng và của dân chúng Hoa Kỳ nói chung.
Một câu hỏi được đặt ra là sau khi chứng thực được cuộc bầu cử ngày 3.11.2020 là gian lận trước mắt dân chúng Hoa Kỳ và và thế giới thì sự chứng thực này sẽ có ảnh hưởng hữu ích thế nào, hay chỉ… để “xem chơi” rồi đảng Dân Chủ cứ “bổn cũ soạn lại”, tiếp tục làm tôi mọi ngoại bang, áp đặt độc tài đảng trị để nhận chìm Hoa Kỳ xuống tận bùn dơ? Nạn nhân trực tiếp của sự gian lận này là Donald Trump sẽ có những hành động nào? Donald Trump đã xác nhận chưa bao giờ “chịu thua” và hứa chắc sẽ lấy lại những gì đã mất sớm hơn, nhưng bằng cách nào?
- Truất phế Biden và bè lũ để thay thế làm Tổng Thống Hoa Kỳ ? Hợp lý thôi, vì một kẻ cướp khi bị bắt với tang vật trong tay thì phải trả lại cho khổ chủ, không thể thoái thác. Tuy nhiên, đây là trường hợp rất khó khi áp dụng hiến pháp, vì chưa có tiền lệ. Nhưng, theo một tác giả vừa nêu ý kiến (Nguyễn Kết?) không có thì phải tạo ra tiền lệ chứ chẳng lẽ để kẻ cướp thủ đắc quyền lợi của kẻ khác dài dài, nhứt là chúng đang phá hoại đất nước.
- Nhờ bộ mặt phản dân hại nước của đảng Dân Chủ, trong cuộc bầu cử năm 2022 Donald Trump có thể sẽ ứng cử vào Hạ Viện và làm chủ Hạ Viện để khi có đa số trong tay,ông sẽ truất phế 2 tên Tổng Thống và Phó Tổng Thống gian lận rồi lên làm Tổng Thống 4 năm hoặc tái ứng cử Tổng Thống năm 2024?
Cựu TT Trump gần như bác bỏ kịch bản này, có lẽ vì “cứu nước như cứu hỏa”.
- Quân đội sẽ đứng ra lập tòa án truất phế các chức vụ dân cử của Biden và Kamala ?
- Một cuộc trưng cầu dân ý để truất phế Biden và Kamala để Donald Trump giành lại chức Tổng Thống ? Có gì trở ngại ? Nhứt là khi cựu TT Trump đã cho biết rằng an nguy của đất nước là do dân chúng Hoa Kỳ quyết định (sic).
Ngoài những kịch bản này, có thể Donald Trump sẽ có phương sách khác, không ai biết được. Điều cần thiết là phải tiếp tục vạch trần gian lận bầu cử tại các tiểu bang “chiến địa” hai là ngăn chận không cho đảng Dân Chủ áp đặt một dự luật bầu cử gian lận khác và phải loại bỏ những kẻ nhờ gian lận mà được đứng trong thượng viện và hạ viện hiện để lấy lại công bằng cho các ứng cử viên Cọng Hòa trong cuộc bầu cử vừa qua hoặc trong năm 2022.
Hiện nay, đại đa số dân chúng Hoa Kỳ tin tưởng chỉ có Donald Trump mới có khả năng cứu Hoa Kỳ thoát khỏi sự khống chế của Trung Cọng bởi tay sai của chúng là bù nhìn Biden và Kamala H. và các thế lực ngầm mà dân chúng đã thấy rõ, và Donald Trump sẽ kiến tạo lại một Hoa Kỳ “great again”.
“Chưa đánh được người mặt đỏ như gấc, Đánh được người rồi mặt vàng như nghệ”. Mặt của đảng Dân Chủ khi chưa chiếm được chính quyền thì dỏ ngầu liều lỉnh thi hành gian lận, nhưng khi gian lận bị lộ liểu thì mặt trở vàng như nghệ vì kẻ cướp đang bị bắt tại trận khi đang cầm tang vật trong tay.
Kiêm Ái
June 27.21
----------

Saturday, June 26, 2021

"Trạm Thu Thuế" 
Những năm 1980. Ai từng xuôi ngược trên con đường trước đó mang tên Quốc lộ số 4 nối liền miền Tây - Sài Gòn thì chắc vẫn còn nhớ rõ những cái "Trạm Thu Thuế" được lập ra để bắt giữ, tịch thu "Hàng lậu". Hàng lậu lúc đó là vài ký thịt heo, dăm ba ký gạo, mấy chục trứng vịt, trứng gà..

Sau khi chiếm miền Nam, Cộng Sản thi hành chính sách ngăn sông cấm chợ triệt để nghiêm ngặt. Sản vật có xuất xứ ở đâu thì chỉ được tiêu thụ tại chỗ, không ai được phép mang bất cứ thứ gì đi nơi khác nếu không có giấy phép do chính quyền địa phương xác nhận.

Mỗi ký gạo ở vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long nếu đưa được lên tới Sài Gòn thì lời gấp 3 lần, thịt heo, trứng và các loại nông sản khác cũng thế.

Thời điểm đó bắt đầu hình thành một tầng lớp dân buôn phụ nữ mà người ta gọi là bạn hàng chuyên đưa "Hàng lậu" theo những chiếc xe đò lên "Thành phố", sáng đi chiều về.

Miền Tây có ba đội xe đò đông đảo và nổi tiếng hơn cả là Cửu Long, Hậu Giang và Minh Hải, mỗi đội có hàng trăm chiếc chạy khứ hồi sáng sớm lên Sài Gòn rồi chiều về, có khi một hai hôm sau mới về.

Khi những chuyến xe chở đầy người và hàng hóa đến cái ngã ba chỗ rẽ vào Bắc Mỹ Thuận phía bờ Nam thuộc địa phận Tỉnh Cửu Long cũ thì giới tài xế, lơ xe và bạn hàng bắt đầu bước vào một trận chiến cam go với các Cán bộ Thuế vụ.

Trạm Mỹ Thuận lúc đó có hơn 10 Cán bộ luân phiên túc trực 24/24 mặc dù đến 22g đêm thì Bắc ngừng chạy đến 5g sáng. Trưởng Trạm là Dũng biệt danh Dũng "Síp rin" do anh ta có chiếc Vespa Sprint mà từng con ốc đều là hàng origin vẫn còn lớp sơn gốc màu xám bóng loáng.

Trước khi xe đò chạy vô phía trong để xếp hàng chờ xuống Bắc qua sông thì phải ngừng lại trước Trạm để kiểm soát. Phụ xế cầm một xấp giấy là chứng từ hóa đơn giấy xác nhận của tất cả hàng hóa trên mui và trong xe vô Trạm trình báo. Một Cán bộ sẽ đi ra, cùng với Phụ xế leo lên xe lật cái bội gà này, ngó cái giỏ thịt heo kia rồi liếc vô xấp giấy cầm trên tay.

Tất cả quy trình đó chỉ làm cho có để qua mắt bàng dân thiên hạ, thật sự thì không có cách nào đối chiếu được từng món hàng có trùng khớp trọng lượng, số lượng, chủng loại với giấy phép hay không.

Sau khi "Kiểm tra", Cán bộ nhảy xuống xe tay cầm xấp giấy đi vô Trạm, Phụ xế đi theo và đây chính là lúc ngã giá, phân bua, nâng lên hạ xuống số tiền phải cống nộp khi xe từ Sài Gòn trở về. Nếu thỏa thuận suôn sẻ, Cán bộ hài lòng thì Phụ xế sẽ trở về xe thông báo mức đóng góp của mỗi bạn hàng tùy theo số lượng và giá trị hàng hóa của từng người.

Hôm nào Cán bộ không vui thì sẽ hành chiếc xe đó đậu ngoài nắng chơi vài tiếng để giải sầu, ra quán ngồi rung đùi uống cà phê mặc cho mấy anh Phụ xế và lơ xe ngồi chồm hổm chung quanh ca bài con cá...

Nếu cảm thấy bực trong lòng, anh Cán bộ sẽ phán một câu mà ai cũng sợ: "Sạt xe" ! Sạt xe có nghĩa là dỡ tất cả hàng hóa trên xe đem hết vô Trạm, giỏ hàng nào có giấy phép thì cho lấy ra, còn bao nhiêu thì tịch thu hết và thông thường thì hơn 90% số hàng trên xe bị mất trắng.

Tôi chứng kiến và nhớ rất rõ vào một buổi sáng năm 1982, một chị bạn hàng đoán chừng là gốc nông thôn khoảng 30 tuổi có gương mặt đẹp và trắng trẻo mặc áo bà ba bông tím với cái quần vải đen đi trên chiếc xe Hậu Giang đem 15 ký thịt heo thì bị Dũng Síp rin bắt, xách giỏ hàng đem vô Trạm.

Chị quỳ gối, hai tay nắm hai ống quần tên Trưởng Trạm vừa khóc vừa năn nỉ: "Anh Dũng ơi, hai đứa con của em bị bệnh đang nằm ở nhà không có ai chăm sóc hết. Anh cho em xin lại giỏ hàng này để em lên thành phố bán kiếm chút tiền lời mua thuốc cho con em rồi sẽ nghỉ, không đi buôn nữa. Thịt này em mua chịu, nếu về mà không có tiền trả cho người ta thì người ta cào nhà em. Em xin hứa từ nay về sau nếu anh còn gặp em một lần nữa thì em không xin anh gì nữa đâu. Nếu anh không tha cho em thì bữa nay em sẽ tự vận chết cho rồi chứ sống làm chi mà khổ quá..."

Mặc những lời than khóc áo não của người đàn bà trẻ, Dũng Síp rin ngồi trơ trơ hút thuốc, mặt nhìn ra chỗ khác. Năn nỉ khóc than tới trưa mà không có kết quả, đầu chị cúi gằm lếch thếch đi xuống bến Bắc.

Gần nửa tiếng sau, một người chạy xe lôi đạp chở khách từ dưới bến Bắc lên ngã ba nói rằng có một người phụ nữ vừa nhảy xuống sông tự vận khi chiếc Bắc vừa ra giữa dòng, không ai kịp nhảy theo để cứu vì quá bất ngờ và nước ròng đang chảy mạnh, nếu mấy ngày sau cái xác mà nổi lên thì phải cách đây vài cây số.

Hai ngày sau người ta vớt được thi thể người bạc mệnh. Do đã chứng kiến sự việc buổi sáng hôm đó, lắng nghe và thương cảm với hoàn cảnh của chị bạn hàng có 15 ký thịt heo nên tôi không bất ngờ khi cùng mấy đứa bạn đến xem cái xác mà người ta chở bằng ghe máy đem vô bờ là một người đàn bà mặc cái áo bông tím với cái quần vải đen...

Ai đã sống ở vùng Mỹ Thuận vào giai đoạn đó thì sẽ nhớ câu chuyện trên đây.

Nghe nói sau khi Trạm Mỹ Thuận bị giải thể, Dũng Síp rin xuống miệt Rạch Giá mua chiếc tàu đánh cá giả dạng Ngư dân để cùng hàng chục đàn em đồng bọn dùng súng cướp những tàu chở hàng lậu từ bên Miên qua Hà Tiên - Rạch Giá gồm thuốc lá, vải vóc, rượu ngoại...

Sau đó hắn bị bắt và bị xử bắn vì đã từng giết người, cướp hàng. Có người lại nói bị lính miên rình bắt được bắn chết.

Chỉ biết chính xác là tên hung thần Dũng Síp rin đã bị bắn chết, còn thật sự ai bắn thì không rõ.

Nhân quả đời người.

Quoc Gia Nguyen.
Nguon internet
Thư về làng & giấc mơ hồi hương của những kẻ tha phương

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến
-13/06/2021
Tôi tình cờ tìm được ấn bản Lá Thư Về Làng của nhạc sĩ Thanh Bình, do nxb Lúa Mới phát hành, năm 1956. Vào thời điểm đó, tuy chưa đủ tuổi để cắp sách đến trường nhưng tôi cũng đã thuộc lời của nhạc phẩm này rồi vì nghe mấy bà chị và radio hay hát:

Từ miền Nam, viết thư về thăm xóm làng
Sắt son gửi trong mấy hàng
Thăm bà con dãi dầu năm tháng
Từ Tiền giang thương qua đèo Cả thương sang
Đêm đêm nhìn vầng trăng sáng
Thương những già khuya sớm lang thang
Em thơ ơi có còn học hành sớm tối
Áo nâu tươi gái làng còn che môi cười
Và đàn bò còn nghe chim hót lưng đồi
Nhớ nhung rồi thương quá lắm bé thơ ơi!

Ruộng đồng yêu ơi!
Thôn làng ruộng đồng yêu ơi!
Đường về làng tôi
Lúa đồng rạt rào đón mời.

Và người yêu quê
Đau sầu từ ngày anh đi
Có sớm anh về
Mừng mừng ướt má hoen mi.

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn bình luận:

Trong sinh hoạt âm nhạc của chúng ta, thỉnh thoảng lại thấy xảy ra hiện tượng: Không vì lý do nào cả, bỗng nhiên một ca khúc hay một tác giả nào đó, bị quên lãng, không thấy ai hát hay nhắc tới nữa. Sự việc có thể kéo dài hay chỉ trong một thời gian ngắn.

Thanh Bình không hẳn ở trong trường hợp ấy.

Nhưng, trong số các băng, đĩa nhạc được thu ở hải ngoại trong mấy chục năm rồi, hình như chỉ thấy có một bài, do Khánh Ly hát, đó là bài “Tình Lỡ”.

Nhớ lại những năm sau 54, bài “Lá Thư Về Làng” của Thanh Bình đã gây xúc động trong lòng bao người vừa rời bỏ miền Bắc trong cuộc di cư vào Nam. Càng cảm nhận ra rằng mình được bao dung, yên ổn, trong vùng đất mới, người ta càng xót xa nhớ thương quê cũ.

Thanh Bình từ trần vào ngày 23/05/2014 tại Sài Gòn. Tháng 5 vừa qua, FB Lâm Ái có ghi lại đôi ba chi tiết (đau lòng) về những tháng ngày cuối cùng và cái chết của ông:

Ở cái tuổi 80, ít ai tin rằng một nghệ sĩ nổi tiếng nhưng không nhà không cửa, lang thang xin ăn ở chợ, bến xe. Các anh công an đưa ông về trại dưỡng lão thì phát hiện ra là nhạc sĩ Thanh Bình và đưa ông về ở với cháu gái (con gái của chị ruột).

Vợ chồng cháu gái làm công nhân, làm thuê đời sống hết sức khó khăn. Đầu năm nay ca sĩ Ánh Tuyết đã tổ chức đêm nhạc cho ông, chị cũng đã làm được 2 sổ tiết kiệm. Nhưng vì ông đột ngột mất, con gái đang đi tù nên không thể rút được tiền làm đám tang.

Ca sĩ Ánh Tuyết lại là người bên ông, lo cho đám tang của ông. Điều đáng buồn, dù ca sĩ Ánh Tuyết có kêu gọi hỗ trợ nhưng dường như số tiền vẫn không đủ để lo cho đám tang, đành xin quan tài lục giác của chùa để an nghỉ.

Sau cuộc hý trường 1975 thì có biết bao nhiêu cảnh đời bầm dập, và biết bao nhiêu mảnh đời tan nát. Nhọc nhằn, đắng cay, tủi nhục (nào có chừa ai) chứ đâu riêng chi nỗi bất hạnh của một người nhạc sĩ. Tuy thế, sao tôi vẫn xót thương cho cái ước vọng nhỏ nhoi của Thanh Bình, vào thuở thanh xuân, khi vừa bước chân vào đến miền Nam: “Có sớm anh về/Mừng mừng ướt má hoen mi.”

Cho mãi đến cuối đời Thanh Bình vẫn chưa bao giờ “có sớm” trở về, giữa “lúa đồng rạt rào đón mời”, bên cạnh cô em “ướt má hoen mi”, như mong đợi cả. Thời cuộc đã biến ông thành một lão ăn mày, sống vất vưởng ngoài bến xe, rồi chết dấm dúi trong một ngôi chùa (nào đó) ở miền Nam.

Đồng nghiệp (và đồng thời) với Thanh Bình, có những người tuy không đến nỗi sa chân đến bước đường cùng nhưng lắm kẻ cũng rơi vào cảnh bẽ bàng tương tự. Lúc rời bỏ “phần đất quê hương tù đầy,” Hoàng Anh Tuấn và Phạm Đình Chương (tác giả của nhạc phẩm Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội) cũng đều thiết tha mong chờ một ngày hồi hương với … mây trắng vui tươi và tự do phơi phới. Giấc Mơ Hồi Hương của Vũ Thành an vui không kém: Tắm nắng hồng của một sớm mai/ Say hương thanh bình khắp nơi.

Chiến tranh tuy đã chấm dứt gần nửa thế kỷ qua nhưng “hương thanh bình” chưa bao giờ thoáng hiện tại bất cứ nơi đâu. Khi ra đi nhạc sĩ Thanh Bình đã để lại những cô “gái làng” (còn che môi cười) và những “em thơ” (còn học hành sớm tối) cùng những “đàn bò” (còn nghe chim hót lưng đồi)…

Nay thì làng quê ở miền Bắc Việt Nam đã hoàn toàn đổi khác, theo như ghi nhận của một nhân chứng thế giá – nhà văn Nguyễn Khải:

“Ai cũng giàu có hơn trước, nấu cơm bằng nồi cơm điện, tối xem tivi mầu, giờ rảnh thì xem phim bộ. Mỗi xóm đều có cửa hàng cho thuê băng vidéo, có gái điếm cho ngủ chịu đến mùa trả bằng thóc, có cờ bạc, có hút thuốc phiện và chích heroin, thành phố có gì ở làng quê đều có…”

Thị thành cũng thế, cũng đã đổi thay ngoài sức tưởng tượng của bất cứ ai. Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường, dường như, không còn nữa. Bây giờ chỉ toàn là những đường phố lạ.

Chả trách mà nhà thơ Cao Tần cảm thán: Với danh thiếp những tên đường đã đổi/Những số nhà chớp mắt bỗng tang thương.

Điều an ủi là Phạm Đình Chương, Vũ Thành, Hoàng Anh Tuấn … đều đã qua đời trước khi “Bún Mắng Cháo Chửi Đang Ngày Càng Phổ Biến Ở Hà Nội” – theo như (nguyên văn) tiêu đề bản tin của báo Dân Trí, số ra ngày 21/01/2016.

Tuy “phát triển” nhưng nước Việt – xem ra – mỗi lúc một thêm khó sống với rất nhiều người. Hai mươi năm trước, sau khi biến động xẩy ra vào tháng 2 năm 2001 tại Cao Nguyên Trung Phần, thanh niên Y Bion cùng 905 người dân bản địa khác đã rời bản làng để ra nước ngoài lánh nạn.

Khi được hỏi về dự tính của mình cho tương lai, Y Bion cho biết: “Khi vùng Tây Nguyên được tự do, tôi sẽ quay về.” (“Người Thượng Sẽ Ði Mỹ Ðịnh Cư Nhưng Trở Về Khi Quê Hương Tự Do.” Nhật báo Người Việt – 02/05/2002).

Y Bion không phải là người Việt tị nạn đầu tiên (hay cuối cùng) đến Mỹ. Anh cũng không phải là người duy nhất (vừa bước chân đi) đã ôm mộng trở về xây dựng lại quê hương. Tâm sự của Y Bion, chắn chắn, đã làm nao lòng rất nhiều người – những người vượt biên vào cuối thập niên 70 (và đầu thập niên 80) khi phong trào vuợt biển tìm tự do lên đến điểm cao nhất, cũng đã cắn răng rời bỏ quê hương, và cũng đều đã nhủ lòng rằng: “Mai này chúng ta cùng về Việt Nam.”

Từ đó đến nay, hàng triệu người đã “cùng về Việt Nam” nhưng phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, đều chỉ về qua (hay về chơi) chút xíu thôi!

Kẻ ly hương mới nhất, B.S Hồ Hải, cũng vừa phát biểu (qua livestream) vào hôm 19 tháng 5 năm 2021 rằng: “Tôi sẽ về và đem đến những gì tốt đẹp đến với quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình trước khi tôi trở về với cát bụi.”

Lời lẽ gan ruột của ông lại khiến tôi nhớ đến “Thư Về Làng” của Thanh Bình và “Giấc Mơ Hồi Hương” của Vũ Thành. Hết thế hệ này đến thế hệ khác, những kẻ đành đoạn quay lưng đều tự xoa dịu nỗi đau bằng những ước vọng rất chân thành.

Với thời gian, mọi ước vọng đều trở nên những niềm hoài vọng xa xăm trong khi cái mảnh đất quê hương khốn khổ (và bao người ở lại) thì vẫn ngóng trông … mỏi cổ!

Blog Archive